Việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm hiện nay ở việt Nam là một việc rất cần thiết và cấp bách. Để giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cần có quyết tâm cao của chính phủ nhằm thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó các các giải pháp cấp bách và các giải pháp dài hạn. các giải pháp cấp bách có thể tiến hành bao gồm việc khuyến khích phát triển và sử dụng PMNM, quy định sử dụng phần mềm có bản quyền trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp. Các giải pháp dài hạn bao gồm việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho vấn đề SHTT phần mềm, nâng cao năng lực và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức bằng việc tuyên truyền giáo dục thường xuyên kết hợp với việc xử lý mạnh một số vụ điển hình, đề ra một lộ trình giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền và kiên quyết thực hiện kế hoạch đó.
• Sử dụng các phần mềm có bản quyền trong khu vực nhà nước và các doanh nghiệp
Giải pháp cấp bách trước hết cần quyết tâm thực hiện là việc đề ra quy định và khuyến khích việc sử dụng các phần mềm có bản quyền trong khu vực nhà nước và các doanh nghiệp. Nhà nước cần có các văn bản quy định rõ ràng về việc bắt buộc các cơ quan đơn vị phải dùng phần mềm có bản quyền, đồng thời khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp dùng PMNM do Việt nam sản xuất.
Hiện Việt Nam đã có một số sản phẩm PMNM có thể đáp ứng tốt cho các nhu cầu công việc văn phòng, kế toán, truy cập Internet.
Đối với một số cơ quan nhà nước cần các phần mềm đặc thù chưa có sản phẩm PMNM thay thế, chính phủ có thể dành một nguồn ngân sách hỗ trợ để các đơn vị này có thể mua bản quyền các sản phẩm phần mềm thương mại.
Tuy nhiên cũng cần có chiến dịch vận động các hãng phần mềm lớn thế giới như Microsoft, Oracle v.v. có cơ chế giá hợp lý với điều kiện Việt Nam, đặc biệt cho các cơ quan hành chính, cơ quan phúc lợi xã hội, các trường học, sinh viên, học sinh.
Vì thế, Chính Phủ nên nhanh chóng nắm bắt tình hình, tổ chức thương thảo với Microsoft và các công ty cung cấp PM với tư cách một khách hàng lớn đại diện cho VN để có thể đạt được những mức giá ưu đãi. Được biết, VAIP đã kiến nghị Chính Phủ giao cho bộ BCVT làm đầu mối quốc gia để đàm phán về bản quyền với Microsoft.
• Mua máy tính và nhắc cửa hàng cài đặt phần mềm có bản quyền. Thêm vào chi phí lắp máy khoảng 100$, thay vì bỏ ra khoảng 300$ nếu tự mua và cài.
• Sử dụng máy tính và phương tiện của nhà trường.
• Nhóm SV với nhu cầu công việc. Ví dụ nhóm 3 SV Kiến Trúc, phân ra mua 3 chương trình có bản quyền, người chuyên cad, người photoshop… Giống kiểu đi xe đạp, ô tô, máy bay. Ai cũng trang bị đủ bộ phương tiện nhưng có đôi khi chỉ cần đi xe đạp là đủ.
• Đầu tư đúng với nhu cầu: Nếu dùng các phiên bản mới nhất: Window XP pro 150$, LacViệt 20$, Office pro 200$, bộ gõ miễn phí, tổng là 360 $/máy tính.
• Nhưng nếu chỉ dùng các phiên bản đời thấp, liệt kê rõ nhu cầu: Internet, email, văn bản, bảng tính, nghe nhạc, game, phim… Tuỳ theo nhu cầu ấy, mất bao tiền là nghiêm túc, sẽ chỉ mất khoảng 90$ mà vẫn tốt.
• Dùng phần mềm nguồn mở (PMNM)
Đây là giải pháp giảm nhẹ chi phí tạm thời để tránh né vấn đề bản quyền phần mềm. Tuy nhiên cũng có nhiều người phân vân về quyết định sử dụng PMNM. PMNM thực tế không dễ sử dụng và cũng rất khó khăn do những chi phí rất lớn nguồn lực, công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành bảo trì…
Ở Việt Nam:
- Mới chỉ có một số dự án về phát triển PMNM và một vài sản phẩm phần mềm việt hoá còn khá nghèo nàn, nói chung chúng ta vẫn chưa có đủ các sản phẩm có chất lượng cũng như chưa chuẩn bị đủ nhân lực để có thể sẵn sàng áp dụng rộng rãi.
- Việt Nam chưa hề có một công ty nào chuyên tập trung phát triển về lĩnh vực này để khả dĩ có thể đảm bảo việc cung cấp sản phẩm, tài liệu, hỗ trợ bảo hành bảo trì cho người dùng.
- Hầu hết các dự án phát triển PMNM của chúng ta hiện nay chủ yếu do nhà nước tài trợ, nếu nhà nước không tài trợ nữa liệu các sản phẩm này có còn được tiếp tục phát triển (nếu một sản phẩm phần mềm không còn được hỗ trợ phát triển, sản phẩm ấy sẽ sớm bị đào thải).
Hơn nữa, dù chúng ta có quyết tâm sử dụng PMNM trong một số lĩnh vực nào đó thì chắc chắn là chúng ta vẫn phải sử dụng song song với phần mềm thương mại, PMNM không phải là để triệt tiêu mà là để hỗ trợ PM thương mại, và do vậy chúng ta vẫn phải đối mặt với vấn đền bản quyền phần mềm.
Phát triển PMNM cũng không thể vội vàng, cần có thời gian và quan trọng là nó phải nhận được sự lựa chọn của người sử dụng.
• Hoàn thiện môi trường pháp lý
Các giải pháp dài hạn bao gồm việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho vấn đề SHTT phần mềm, hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn rất sơ sài, các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các văn bản, quy trình, quy định phối hợp v.v...
Nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao năng lực và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về SHTT, nhất là đối với SHTT trong lĩnh vực phần mềm.
Cần phân định rõ phạm vi, trách nhiệm và nhiệm vụ phối hợp của tất cả các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực thi bảo hộ SHTT phần mềm. Bộ Bưu chính Viễn thông với tư cách là Bộ quản lý nhà nước về CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng, cần đóng vai trò rõ ràng và quan trọng trong việc thực thi chống vi phạm bản quyền phần mềm.
Cần có các chế tài mạnh cho phép các cơ quan chức năng xử phạt nặng các trường hợp vi phạm, nhất là các vụ điển hình. Đối với các trường hợp in sao đĩa lậu, phá khoá phần mềm v.v. cần phải bị truy tố trách nhiệm hình sự, xử phạt tù.
• Quy định cài đặt phần mềm có bản quyền cho các máy tính thương hiệu lớn
Một biện pháp cấp bách nữa cũng cần phải thực hiện ngay là việc quy định cài đặt phần mềm có bản quyền cho các máy tính thương hiệu lớn, đặc biệt khuyến khích cài đặt PMNM kết hợp với việc đào tạo người sử dụng.
Hiện tại các máy tính thương hiệu chiếm khoảng 17% thị phần, và hầu hết các dự án CNTT của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đều dùng loại máy này. Nếu tất cả các máy tính thương hiệu đều cài phần mềm nguồn mở và có quy định các cơ quan nhà nước phải dùng các phần mềm này thì tỷ lệ vi phạm bản quyền sẽ giảm đáng kể.
Tuy nhiên khó khăn không phải là việc các nhà lắp ráp máy tính thương hiệu có cài đặt phần mềm nguồn mở hay không, mà là ở chỗ làm sao để người dùng sẽ thực sự dùng các phần mềm nguồn mở này (thực tế cho thấy đã có người bỏ phần mềm nguồn mở sẵn có trên máy để cài đặt phần mềm thương mại). Do vậy cần có các biện pháp khuyến khích sử dụng phần mềm nguồn mở, kết hợp với việc đào tạo người sử dụng.
• Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về SHTT phần mềm
Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về SHTTphần mềm của tất cả các thành phần xã hội. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và mọi người dân đều phải ý thức được rằng sử dùng phần mềm không có bản quyền là trái pháp luật.
doanh nghiệp phần mềm cũng phải là người tiên phong tuân thủ ngiêm túc bản quyền SHTTcác phần mềm nói chung.
• Các công ty, tổ chức tin học phải tự trang bị cho mình khả năng chống vi phạm SHTT
Khuyến khích các công ty, tổ chức tin học phát triển và tự trang bị cho mình khả năng chống vi phạm SHTT, nhằm đảm bảo lợi ích và thúc đẩy phát triển CNTT
Từ 1998, Một số công ty PM (Dolsoft, Hài Hoà, CIC) đã thử nghiệm giải pháp dùng khóa cứng - một thiết bị kích thước nhỏ, gắn vào cổng LPT hoặc USB. Thiết bị này cung cấp kèm với PM có tác dụng mã hoá các file .exe, .dll, .arx... của PM cần được bảo vệ theo thuật toán do người sử dụng tự định nghĩa. Các công ty PM sẽ bán đĩa CD có chứa bộ cài đặt PM của
mình kèm theo khóa cứng. Sau khi cài đặt, PM sẽ chỉ vận hành với đúng khóa cứng mà PM đã được mã hoá. Với việc sử dụng khóa cứng, các nhà sản xuất và cung cấp PM sẽ đạt được những mục đích sau:
- Ngăn chặn thất thoát về doanh thu do việc sao chép PM bất hợp pháp.
- Bảo vệ PM chạy trên các máy tính đơn lẻ và máy tính có nối mạng (PM và khóa cứng được cài trên máy chủ có tác dụng quản lý số lượng máy tính mạng truy cập vào phần mềm ứng dụng tại cùng một thời điểm.
- Bảo vệ một hoặc nhiều PM trên cùng một máy tính.
- Đơn giản hoá việc cài đặt và bảo trì PM như việc cung cấp khóa mềm, hay khi ổ cứng hoặc hệ điều hành có cài PM của khách hàng bị hỏng...
- Tiện dụng và linh hoạt cho khách hàng sử dụng PM có bản quyền trên nhiều máy tính khác nhau.
Tuy nhiên, dù là khóa cứng hay khóa mềm, vẫn chỉ là biện pháp phòng ngừa. Muốn giải quyết tận gốc nạn vi phạm bản quyền PM cần một hành lang pháp lý đủ mạnh và ý thức tôn trọng SHTTcủa toàn cộng đồng.
• Xây dựng một lộ trình giảm tỷ lệ vi phạm với các chỉ tiêu cụ thể
Cuối cùng, để việc bảo hộ quyền SHTT phần mềm được thực hiện một cách hiệu quả, cần xây dựng một lộ trình giảm tỷ lệ vi phạm với các chỉ tiêu cụ thể. Chính phủ cần có quyết tâm cao để thực hiện bằng được kế hoạch đó.
Theo kinh nghiệm Ấn Độ, nếu nhà nước có quyết tâm cao, mỗi năm có thể giảm được khoảng 5% tỷ lệ vi phạm bản quyền. Mục tiêu đưa công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp đáng kể cho nên kinh tế của chỉ thị 58 là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.