1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học sở hữu trí tuệ một số vấn đề về chuyển giao công nghệ

42 2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 168,08 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Môn: Sở hữu trí tuệ Đề tài: Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ Nhóm học viên 4: Trần Văn Thắng Trần Thị Mai Anh Trần Tuấn Nhã Nguyễn Kim Hải Nguyễn Thị Thuận Trần Thị Hồng Nhung Ngô Đặng Mai Trang Lớp cao học: Thương mại 6A GV hướng dẫn: PGS. TS Vũ Chí Lộc Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ MỤC LỤC 2 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ LỜI NÓI ĐẦU Phát triển kinh tế ở mỗi nước là kết quả của việc sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý các nguồn nhân tài - vật lực và tài nguyên thiên nhiên. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế xã hội đưa nhiệm vụ CNH-HĐH là nhiệm vụ hàng đầu, đó là một phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết nhiệm vụ này không thể thiếu vai trò của công nghệ như là một phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành hàng hoá tiêu dùng và các yếu tố sản xuất có giá trị. Trước đây, với tâm lý và quản lý của nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và lạc hậu chúng ta đón nhận công nghệ một cách máy móc thụ động. Nhiều công nghệ nước ta nhận được mà thiếu sự tìm hiểu và điều tra, thiếu tính toán phân tích, thiếu cân nhắc chọn lọc, thiếu chú ý tới mục tiêu và hiệu quả. Hậu quả để lại là tồn tại một nền sản xuất với công nghệ đa dạng nhưng không đồng bộ, có tính chất chắp vá mà không có tính chiến lược, mặt khác đa số công nghệ nhập là lạc hậu, sản xuất ra hàng hoá không có tính cạnh tranh, sản phẩm làm ra ngày càng khó tiêu thụ. Thời gian gần đây do chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, mặt khác đòi hỏi thị trường về thị hiếu, sở thích, chất lượng, chủng loại, giá cả luôn biến động trong bối cảnh hàng nhập theo con đường chính tắc và nhập lậu tràn lan nên càng đòi hỏi sự đổi mới về công nghệ phải phù hợp với tình hình thực tế của nước ta cũng như bắt kịp cùng thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chuyển giao công nghệ đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, nhóm chúng em chọn đề tài “Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ”. Do thời gian có hạn, Nhóm 4 chủ yếu tập trung vào các lý thuyết và một số hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến hiện nay. Nhóm em xin cảm ơn PGS, TS Vũ Chí Lộc đã giúp đỡ nhóm hoàn thành tiểu luận này. 3 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ I. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ: 1. Khái niệm chuyển giao công nghệ: - Tổng quát: chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó. - Theo quan điểm quản lý công nghệ: chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ, trong khi sử dụng công nghệ đó vào một mục đích đã định. - Theo Nghị định của Chính phủ số 45/1998/ NĐ - CP: “Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ”. - Theo luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006: + “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.” + “Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.” + “Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.” + “Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.” 2. Nội dung chuyển giao công nghệ: 2.1. Nhượng quyền: Bên giao, thông qua hợp đồng, chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp gắn liền với công nghệ. Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các đối tượng sau: - Sáng chế (invention): là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. 4 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ - Giải pháp hữu ích: là các giải pháp kĩ thuật mới và có khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh. - Kiểu dáng công nghiệp (industrial design): là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu đó, có tính mới so với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hay thủ công nghiệp và để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại. - Nhãn hiệu hàng hoá (trade mark): Nhãn hiệu hàng hoá có thể là dấu hiệu, biểu tượng, tên gọi, màu sắc, từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các yếu tố đó để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. - Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Origin): là tên gọi của một loại hàng hoá gắn liền với một địa danh nổi tiếng mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra với các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lí độc đáo và ưu điểm bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Quyền sử dụng công nghệ thường đi kèm với những điều kiện hạn chế nhất đinh, chẳng hạn như - Phạm vi của quyền : độc quyền hay không độc quyền - Phạm vi tác động : cho một sản phẩm, cho một số sản phẩm nhât định hay không giới hạn số sản phẩm; - Phạm vi thị trường : giới hạn lãnh thổ bán hàng (vùng, quốc gia, miền, tỉnh/ thành phố), hoặc không giới hạn; - Phạm vi ứng dụng : chỉ tại hãng chính hay được mở rộng ra các chi nhánh, hoặc mở rộng ra các liên doanh – liên kết, hoặc không giới hạn. - Nhượng quyền cho người thứ 3 : không cho phép, chỉ cho phép sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc không hạn chế…. 2.2. Cung cấp thông tin: Chuyển giao qua việc mua bán, cung cấp các đối tượng sau (có thể có hoặc không có thiết bị kèm theo) - Bí quyết kỹ thuật - Phương án công nghệ, quy trình công nghệ - Tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật - Công nghệ, bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu, danh mục vật tư - Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng; - Thông số kỹ thuật hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn khác; - Các thông tin tiếp thị, nhu cầu của khách hàng, tình hình cạnh tranh… 5 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ 2.3. Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo tư vấn công nghệ: - Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao. - Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao. - Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ. - Thực hiện dịch vụ về thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường công nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường. Các hoạt động thuần tuý nhập khẩu máy móc, thiết bị, thông thường không được coi là CGCN. 3. Năng lực công nghệ: Mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ của bên nhận công nghệ là mục tiêu của mọi công việc chuyển giao công nghệ. Năng lực công nghệ có những bước sau: 3.1. Năng lực vận hành: - Năng lực khai thác, sử dụng và kiểm soát các yếu tố phần cứng - Năng lực lập kế hoạch thực kể cả kế hoạch kinh doanh và chương trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và kiểm soát hàng tồn kho, - Năng lực liên kết và cung cấp các thông tin hỗ trợ cho các hoạt động doanh nghiệp; - Năng lực sử lý các vấn đề nảy sinh, tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa hỏng hóc. 3.2. Năng lực tiếp nhận: - Năng lực tiến hành nghiên cứu kỹ thuật chi tiết, chuyển hoá các thông số cơ bản của qúa trình công nghệ thành những bản vẽ, sơ đồ và yêu cầu thiết bị. - Năng lực xác định một cách độc lập các nguồn lực khả dụng - Năng lực đánh giá các công nghệ thông qua các thông số của quá trình chế biến, các chỉ tiêu kỹ thuật có liên quan, lợi ích kinh tế-xã hội, sự phù hợp với chính sách của chính phủ. - Năng lực xác định phương thức thích hợp nhất khi thực hiện mua sắm và CGCN. 6 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ - Năng lực đàm phám về các điều khoản, điều kiện của thoả thuận CGCN như giá cả, bảo đảm, bảo hành, lịch trình chuyển giao… 3.3. Năng lực hỗ trợ (nuôi dưỡng công nghệ): - Năng lực triển khai dự án - Năng lực phát triển nguồn nhân lực - Năng lực thu hút vồn nhằm phát triển kinh doanh - Năng lực tiếp thị các sản phẩm đầu ra đáp ứung nhu cầu của người tiêu ding, tìm kiếm và mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết. - Năng lực nắm bắt sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thực hiện các hành động điều chỉnh thích hợp. 3.4. Năng lực sáng tạo gồm : - Năng lực thích nghi hóa công nghệ nhập khẩu - Năng lực bắt chước công nghệ nhập khẩu - Năng lực cải tiến công nghệ. - Năng lực đổi mới công nghệ hiện có và sáng tạo công nghệ mới 4. Các hình thức chuyển giao công nghệ: 4.1. Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ: Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ, hình thức chuyển giao công nghệ được phân loại dựa vào hai kênh đó là: - Kênh trực tiếp (chuyển giao công nghệ theo nghĩa hẹp – kênh chính thức): + Liên doanh. + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền (bí quyết, các đối tượng sở hữu công nghiệp). + Hình thức “chìa khoá trao tay” trong giao thầu. + Hợp tác nghiên cứu và cùng triển khai công nghệ. +Viện trợ phát triển chính thức ODA. - Kênh gián tiếp (chuyển giao công nghệ theo nghĩa rộng – kênh không chính thức): + Mua máy móc thiết bị và linh kiện về tự nghiên cứu. + Thuê chuyên gia nước ngoài. + Đào tạo nhân viên kỹ thuật ở nước ngoài. + Tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại 7 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ Trong số các hình thức kể trên, những hình thức được dùng phổ biến là: Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài): Đây là hình thức đang được thực hiện ồ ạt nhất hiện nay và quy mô ngày càng tăng dần do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là vào các nước ASEAN, đang tăng rõ rệt. Các trường hợp chuyển giao công nghệ thuộc hình thức này có đặc điểm chung là: - Công nghệ được đưa vào cùng với hợp đồng đầu tư trực tiếp từ nước chuyển giao. - Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là người nắm công nghệ và sử dụng công nghệ. - Công nghệ được sử dụng để thực hiện dự án mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn dưới một hình thức và mức độ nào đó. - Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền (license) Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền thực chất là hình thức mua bán loại hàng hoá đặc biệt - đó là công nghệ. Tham gia vào quá trình này là hai bên hoàn toàn độc lập nhau, không bị ràng buộc về tài chính. Đây chỉ là hình thức chuyển giao công nghệ điển hình và phổ biến nhất. - Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ là hình thức chuyển giao công nghệ mà hai bên cùng xây dựng một dự án công nghệ trên cơ sở thế mạnh vốn có của mỗi bên, các bên cùng tiến hành nghiên cứu phát triển dự án công nghệ đó theo nguyên tắc cùng đầu tư cùng chịu rủi ro để tạo ra một giải pháp công nghệ mới. Đây là hình thức các công ty nước sở tại, các chính phủ rất kỳ vọng và tạo mọi điều kiện ưu đãi, vì nó thể hiện đầy đủ tính tích cực của một cuộc chuyển giao công nghệ theo đúng nghĩa: - Thực hiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư, cùng chịu rủi ro. - Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, tạo ra thế mạnh chung mà trước đó mỗi bên không hề có. - Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quá trình tạo ra công nghệ, học hỏi lẫn nhau. 4.2. Theo nguồn cung cấp công nghệ: - Chuyển giao dọc:Chuyển giao dọc là việc chuyển giao công nghệ trực tiếp từ các cơ sở nghiên cứu (viện, trung tâm nghiên cứu ) tới các cơ sở sản xuất (các xí nghiệp, nhà máy, các doanh nghiệp). Hình thức chuyển giao công nghệ này thường diễn ra chủ yếu giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau, hoặc là bên chuyển giao là một nước đang 8 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ phát triển còn bên tiếp nhận lại là một nước công nghiệp phát triển. Hình thức chuyển giao dọc có những ưu, nhược điểm sau: + Ưu điểm: - Công nghệ thuộc thế hệ mới chưa từng được áp dụng ở đâu. - Bên tiếp nhận công nghệ có khả năng độc quyền sản xuất một loại sản phẩm do công nghệ mới tạo ra. - Bên giao công nghệ nếu không có khả năng áp dụng vẫn có thể thu được lợi nhuận thường xuyên do người mua trả, đồng thời có thể biến các cơ sở sản xuất của người mua công nghệ thành nơi thí nghiệm công nghệ mới của mình. + Nhược điểm: - Đối với người mua công nghệ khả năng rủi ro rất lớn trong quá trình áp dụng công nghệ vì bản thân bên chuyển giao công nghệ cũng chưa có kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ mới. - Bên nhận công nghệ có nguy cơ tự biến mình thành “phòng thí nghiệm” các công nghệ mới của các cơ sở nghiên cứu khoa học. - Chuyển giao ngang: Chuyển giao ngang là chuyển giao công nghệ từ cơ sở sản xuất đến cơ sở sản xuất. Đây là hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến hiện nay, bởi vì cạnh tranh gay gắt buộc các nhà sản xuất phải không ngừng đổi mới công nghệ, kèm theo quá trình đó là việc chuyển giao những công nghệ “lỗi mốt” sang các cơ sở sản xuất ở các nước khác. Đối với bên tiếp nhận công nghệ thì chuyển giao ngang có những ưu, nhược điểm sau: + Ưu điểm: ít bị rủi ro vì người chuyển giao công nghệ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng công nghệ đó trong sản xuất, giá công nghệ loại này thường rẻ. + Nhược điểm: phải chấp nhận công nghệ lạc hậu, có nguy cơ biến mình thành bãi rác thải các công nghệ lạc hậu, lỗi thời. 4.3. Theo nội dung công nghệ chuyển giao : - Chuyển giao trọn gói: chuyển giao công nghệ bao gồm toàn bộ quá trình, từ khảo sát, thiết kế tới trao thiết bị toàn bộ, xây dựng và đưa công trình vào sản xuất. Hàng hóa công nghiệp ở đây bao gồm sử dụng một loại công nghệ, thiết bị, máy móc, kiến thức, và một loạt chi phí kèm theo như dịch vụ, nguyên vật liệu, đặc biệt là phụ tùng thay thế đưa vào sử dụng, nên còn gọi là hình thức “chìa khóa trao tay”, bí quyết kỹ thuật, tiền thuê chuyên gia và công nhân kỹ thuật… - Chuyển giao toàn bộ phận:Quá trình từ một phát minh sáng chế đến sản xuất theo qui mô công nghiệp thường phải trải qua nhiều giai đoạn : nghiên cứu cơ bản – 9 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ nghiên cứu ứng dụng (triển khai) sản xuất thử nghiệm – sản xuất công nghiệp. Mỗi một giai đoạn lại gồm nhiều khâu nhỏ, chẳng hạn: cải tiến, hoàn thiện, hiệu chỉnh, đào tạo kỹ năng quản lý và sản xuất, sở hữu công nghiệp, tìm hiểu thị trường v.v… Do vậy, sự chuyển dịch bộ phận hay “từng bó” ở đây được hiểu là sự chuyển giao công nghệ – kỹ thuật diễn ra ở một số khâu nào đó. Nó có thể gồm các loại cơ bản là: + Mua bán licences + Mua bán trang thiết bị kỹ thuật + Mua bán Know how (bí quyết kỹ thuật công nghệ) + Mua bán quyền sở hữu công nghệ. 4.4. Theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán: - Chuyển giao giản đơn: là hình thức người chủ công nghệ trao cho người mua nó quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và phạm vi hạn chế. Đặc điểm của hình thức chuyển giao này là: + Người chủ công nghệ có thể bán cho một hoặc nhiều người muốn mua nó trên cùng một địa phương. + Người mua công nghệ không có quyền bán lại công nghệ đã được chuyển giao. + Giá cả công nghệ thấp. - Chuyển giao công nghệ không độc quyền (chuyển giao đặc quyền): Đặc điểm của hình thức này là: + Người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người mua giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ. + Người bán công nghệ không được bán cho các đối tượng sử dụng khác trong phạm vi địa lý quy định của hợp đồng. + Người mua công nghệ không có quyền chuyển nhượng nó cho người thứ ba dưới bất kỳ hình thức nào. + Giá cả công nghệ khá cao. - Chuyển giao công nghệ giữ độc quyền: là hình thức người bán trao toàn bộ quyền sở hữu công nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Đặc điểm của hình thức này là : + Người mua trở thành người chủ thực sự công nghệ trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. + Người mua có thể bán lại công nghệ đã mua. 10 [...]... quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng Sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ Trong chuyển giao công nghệ, hợp đồng li-xăng sở hữu công nghiệp là một dạng đặc thù của của hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó đối tượng của hợp đồng là các đối tượng sở hữu công nghiệp ( chỉ bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công 24 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển. .. TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ + Người chủ sở hữu thứ nhất của công nghệ có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng nếu bên mua công nghệ không chịu thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng + Giá cả của công nghệ thường rất cao 4.5 Theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ: Có 4 mức độ đánh giá chiều sâu của chuyển giao công nghệ: - Trao kiến thức: Việc chuyển giao công nghệ. .. thuế, hoặc trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ đến 10% tổng số vốn đầu tư với công nghệ hội đủ các yêu cầu sau: 19 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ + Công nghệ được chuyển giao thuộc lĩnh vực công nghệ cao (theo danh mục của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố trong từng thời kỳ); + Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh... mua) công nghệ - Pháp nhân Việt Nam (tổ chức kinh tế, khoa học, công ty, tư nhân, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội) - Xí nghiệp, công ty có vốn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam 15 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ - Cá nhân Việt Nam 4 Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ Theo Luật chuyển giao công nghệ, các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. .. của công nghệ; + Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm; + Các chỉ tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường 21 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ + Các quy định về hình dáng sản phẩm; + Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; - Độ tin cậy của công nghệ - Bảo hành và thời hạn bảo hành + Bên chuyển giao công nghệ có nghĩa vụ bảo hành công nghệ được chuyển giao theo đúng chất lượng công nghệ. .. bán nhãn hiệu hàng hóa mà không kèm theo việc chuyển giao các quyền sở hữu công nghiệp khác thì không được coi là chuyển giao công nghệ 14 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ - Những đối tượng sở hữu công nghệ chỉ là đối tượng mua bán khi được nhà nước bảo hộ Những đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và đạo đức xã hội... học, công nghệ của nước mình Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch về trình độ khoa học, công nghệ giữa các quốc gia bởi quy luật phát triển không đều tạo ra Vì vậy dù là nước tư bản chủ nghĩa phát triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu công nghệ của nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắn 11 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ. .. nghệ tương tự và số người muốn mua ** Phương thức xác định giá cả Vấn đề quan trọng trong chuyển giao công nghệ là việc tính giá trị công nghệ Việc xác định giá cả cho một hợp đồng chuyển giao công nghệ là phức tạp, đòi hỏi cần có đủ các thông tin và kỹ năng cần thiết và phải được xem xét và tiếp cận một cách hệ thống và hết 17 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ sức chi tiết,... vẫn tiếp tục sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm công nghệ, mà chỉ cho phép người nhận li-xăng được sử dụng một hoặc nhiều quyền sở hữu trí tuệ 2 Trong hoạt động chuyển nhượng (bán) quyền, các quyền sở hữu trí tuệ được chuyển từ người nhượng quyền (người bán) sang người tiếp nhận quyền (người mua) Đây là hình thức giao dịch một lần với mức giá thỏa thuận Việc phân biệt giữa chuyển giao quyền... thẩm quyền trong một số trường hợp nhất định khi hai bên không đạt được thỏa thuận 1.7 Các loại hợp đồng li xăngvà ví dụ thực tế Pháp luật không cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ Một số đối tượng như chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được phép chuyển giao quyền sử dụng 28 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ Một số đối tượng khác, . hoàn thành tiểu luận này. 3 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ I. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ: 1. Khái niệm chuyển giao công nghệ: - Tổng quát: chuyển giao công nghệ là việc. việc chuyển giao các quyền sở hữu công nghiệp khác thì không được coi là chuyển giao công nghệ. 14 Bài tập nhóm 4 - TM6A- Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ - Những đối tượng sở hữu công nghệ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Môn: Sở hữu trí tuệ Đề tài: Một số vấn đề về chuyển giao công nghệ Nhóm học viên 4: Trần Văn Thắng Trần Thị

Ngày đăng: 25/02/2015, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ttp://www.vietlaw.biz/bldisplay/db1/document_listing.php Khác
3. Nghị định 49-HĐBT ngày 04/03/1991 Hướng dẫn Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành Khác
4. Nghị định của Chính phủ số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 qui định chi tiết về chuyển giao công nghệ Khác
5. Luật chuyển giao công nghệ 6. Bộ luật dân sự 2005 Khác
8. Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w