1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

13 814 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 213,06 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Đề tài CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Cho đến giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Bên cạnh vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, người nông dân Việt Nam đang phải đứng trước những thách thức khó khăn rất lớn nhằm cạnh tranh với các hành hóa, nông sản của thị trường nước ngoài.

Trang 1

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

MÔN : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Đề tài

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS ĐINH PHI HỔ

HỌC VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ LIÊN LỚP : KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐÊM K21

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013

Trang 2

1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Cho đến giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách mạnh mẽ Bên cạnh vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, người nông dân Việt Nam đang phải đứng trước những thách thức khó khăn rất lớn nhằm cạnh tranh với các hành hóa, nông sản của thị trường nước ngoài Vì vậy, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa nông sản là biện pháp sống còn

để hội nhập, trong đó, không thể thiếu vai trò của công nghệ

Theođánh giá của các nhà khoa học,trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp của nước ở nước ta Trên cơ sở xây dựng mối liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân, các cơ quan nghiên cứu đã nắm bắt được những đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội, nhờ đó có những định hướng nghiên cứu phù hợp và thu được những thành tựu nổi bật

Tuy nhiên việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đó vào thực tế, đến với đồng ruộng người nông dân lại là một vấn đề khác Trong khi đó, nhu cầu của người nông dân về kiến thức và kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ là vô cùng lớn, đòi hỏi các nhà khoa học – cán bộ kỹ thuật phải không ngừng nghiên cứu, phổ biến và khuyến nông nhằm giúp người nông dân nâng cao kiến thức và kỹ năng áp dụng những công nghệ mới, biện pháp mới nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả nông nghiệp Thế nhưng, chuyển giao công nghệ bằng cách nào và làm thế nào để nông dân đón nhận công nghệ không phải là vấn đề đơn giản Khi chuyển giao cho nông dân phải có phương thức phù hợp, có mục tiêu sản xuất rõ ràng, phải phù hợp với trình độ

và khả năng của nông dân Phải chuyển giao công nghệ bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng trên mô hình và máy móc, thiết bị cụ thể là chính

Trang 3

2

Trong quá trình chuyển giao , có năm yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chuyển giao từ công nghệ đến đồng ruộng của nông dân, đó là : cơ sở hạ tầng, thị trường, hình thức khuyến nông và phương pháp khuyến nông Trong đó, kiến thức nhà nông

và phương pháp khuyến nông đóng vai trò quan trọng

Trong tất cả các phương pháp chuyển giao khoa học – công nghệ thì việc xây dựng các mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng, thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào các tiến bộ khoa học – công nghệ được giới thiệu

Với những lý do trên, đề tài nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, mong muốn khắc phục được phần nào thực trạng nền kinh tế Việt Nam và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp Việt Nam vươn tới một tầm cao mới

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Kinh tế nông nghiệp ở các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao sản lượng, chất lượng, năng suất nông nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình tăng trưởng Nói về tăng trưởng kinh tế, theo lý thuyết Kaldor (1968) cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển tiến bộ kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ

Theo Feder G và Slade R (1993), có hai cách tiếp cận chủ yếu : khuyến nông – nông thôn và viếng thăm – huấn luyện Bằng cách khuyến nông – nông thôn cán bộ khuyến nông có thể phổ biến kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, quản lý cung các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tín dụng, và tham gia các chương trình cải thiện trình độ văn hóa, dinh dưỡng và sức khỏe cho nông dân, tuy vậy, phương pháp này cũng gây khó khăn trong việc quản lý và giám sát các hoạt động của cán bộ khuyến nông, và cán bộ khuyến nông không có điều kiện để nâng cao trình độ và không theo dõi được các tình

Trang 4

3

huống về kỹ thuật từ thực tế phát sinh, cũng như không có thời gian để phổ biến những

kỹ thuật mới

Phương thức thứ hai là viếng thăm – huấn luyện, bằng cách này cán bộ khuyến nông có thể thực hiện được chức năng truyền bá kỹ thuật đến nông dân, đi sâu đi sát và lan truyền kiến thức kỹ thuật sang các hộ láng giềng, ưu điểm của chương trình này, công tác giám sát hoạt động và đánh giá thành quả của cán bộ khuyến nông trở nên dễ dàng Hay theo Feder và Slade, và Van den Ban (1996) cho rằng tổ chức khuyến nông làm cầu nối giữa nơi tạo ra công nghệ mới và người ứng dụng nó

III HIỆN TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Nền nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp như : Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều

về chất lượng sản phẩm cũng thấp, khả năng hợp tác liên kết của người nông dân chưa cao, dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn không theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội

Mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực vượt bậc trong năm 2012, ngành nông nghiệp đã giành được những kết quả khá toàn diện Sản xuất lúa tiếp tục được mùa, đạt mức sản lượng kỷ lục (43,7 triệu tấn), xuất khẩu tăng cao góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của cả

trường pháp lý đầu tư kinh doanh cũng còn nhiều bất cập, thị trường đất, lao động, vốn, công nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi Trong khi đó, nền nông nghiệp thế giới đang phát triển mạnh mẽ với trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như : công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ nano để tạo ra nông sản có năng suất, sản lượng cao

Trang 5

4

và giá thành hạ Ngoài ra, ở các nước tiên tiến còn ứng dụng công nghệ gen để tạo ra được các giống cây trồng có năng suất cao, công nghệ chọn lọc, lai tạo giống vật nuôi

để rút ngắn thời gian nuôi, phát triển nhanh về số lượng nhờ công nghệ nhân bản vô tính Nền nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã xác lập được vị thế đáng ghi nhận trên thế giới thông qua một số loại nông sản như : hồ tiêu, cà phê, gạo, điều…

Do tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, đưa nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, các loại nông sản như : rau quả, cà phê, cao

su, chè, điều, hồ tiêu cũng đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Hiện nay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đang được triển khai ở nhiều địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt… Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở trong nước chỉ mới xuất hiện, quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao Trong thời gian qua, một số nông sản của Việt nam đã phải đối mặt với cạnh tranh

của các sản phẩm nước ngoài và kết quả cho thấy sự hạn chế về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm.Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp năm 2012 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn là điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm nay Dù giá nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới liên tục giảm, đặc biệt là đối với những nông sản chủ lực của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su… nhưng nhờ có những giải pháp tháo gỡ kịp thời nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng mạnh về khối lượng

Trang 6

5

Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước

Ba mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là: gạo, cà phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn Những mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với năm ngoái là cà phê (tăng 36%), sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng hơn 40%), đồ gỗ và lâm sản (tăng 17,6%) Bên cạnh các mặt hàng trên thì xuất khẩu rau quả cũng đem tới lợi nhuận khá cao và là một bất ngờ đối với ngành nông nghiệp khi kim ngạch xuất khẩu cũng sắp vươn tới con số 1 tỷ USD

Cùng với xuất khẩu, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn Sản lượng lúa cả năm đạt mức kỷ lục với 43,7 triệu tấn Công tác thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất Nhiều phong trào, mô hình tốt như

“Cánh đồng mẫu lớn”, “Cơ giới hóa trong nông nghiệp” cũng được các địa phương tích cực triển khai đạt hiệu quả cao

Mặc dù vậy, đánh giá về kết quả thực hiện trong năm 2012 của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thừa nhận còn nhiều hạn chế cần khắc phục, tốc độ tăng trưởng ngành còn thấp hơn so với năm 2011 Bên cạnh những ngành phát triển mạnh như lương thực, cao su thì cũng có những chỉ tiêu không đạt được như độ che phủ rừng, trồng rừng mới tập trung Tình trạng dịch bệnh nhiều trên cây trồng, vật nuôi đặc biệt là thủy sản gây thiệt hại lớn cho người dân

Nguồn vốn hạn chế cũng là khó khăn mà ngành nông nghiệp phải đối mặt Huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng giảm sút trong khi nguồn vốn ngân sách mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu mà hiệu quả sử dụng lại chưa cao

Trang 7

6

"Xây dựng nông thôn mới" là chương trình lớn nhất từ trước đến nay trong ngành nông nghiệp, nhiều kế hoạch cơ chế chính sách đã được ban hành nhưng mới dừng lại ở quy hoạch, đề án Dù có nhiều mô hình tốt nhưng nhìn tổng thể trên cả nước thì còn chậm

IV GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Để hoàn thiện và đi vào thực hiện hệ thống giải pháp chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất cần có sự hỗ trợ quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, cũng như sự quyết tâm cao và sự nỗ lực của tất cả các tổ chức khoa học & công nghệ làm nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, sự nỗ lực của bản thân cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng cũng như trong thực hiện hệ thống chính sách này, trong đó, sự hỗ trợ quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ là yếu tố quan trọng

Về phía chính phủ :

- Tiếp tục ban hành các văn bản pháp quy cụ thể hóa các Luật liên quan nhiều đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như Luật khoa học & công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ

- Tiếp tục ban hành các Quyết định, Chỉ thị quyết liệt hơn trong thực hiện xắp xếp và đổi mới tổ chức quản lý các tổ chức khoa học & công nghệ công lập theo hướng tự chủ và hiệu quả

- Chuẩn bị nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu trong quá trình thực hiện xắp xếp và đổi mới tổ chức quản lý các tổ chức khoa học & công nghệ công lập, triển khai các

Trang 8

7

nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng như hỗ trợ các điều kiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng tự chủ và hiệu quả

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và các Bộ liên quan khác

- Tiếp tục ban hành các văn bản pháp quy cụ thể hóa các Nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường công nghệ, bao gồm chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và các loại hình khác

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

đề trình Chính phủ phê duyệt

- Chỉ đạo quyết liệt, đồng thời tích cực cùng các tổ chức Khoa học & công nghệ công lập, tổ chức thuộc hệ thống khuyến nông nhà nước xây dựng các đề xuất chính sách đệ trình Chính phủ để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới tổ chức quản lý theo hướng tự chủ và hiệu quả

Bên cạnh đó, dựa trên các cơ sở lý thuyết, một số chính sách có thể mang lại hiệu quả cho việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ :

- Đối với một nước đang phát triển và nguồn lao dộng dồi dào nhưng đất đai khan hiếm như Việt Nam thì việc tập trung đầu tư phát triển kỹ thuật là vô cùng cần thiết nhằm tìm kiếm công nghệ mới để thúc đẩy tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích, cần chú trọng đúng mức vai trò của phát triển khoa học và công nghệ trong chính sách phát triển kinh tế

Trang 9

8

- Quan tâm tới phát triển công nghệ ngay từ đầu, đầu tư cho R&D trong nông nghiệp là chính sách vô cùng quan trọng, hợp tác tổ chức hoạt động chương trình khuyến nông, chuyển giao các công nghệ mới cho nông dân

- Công bố, phổ biến, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ trong nước và nước ngoài

- Tăng cường đầu tư phát triển dịch vụ công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, khuyến nông, phổ biến kỹ thuật, kiến thức nông nghiệp cho nông dân

V KẾT LUẬN

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển sang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế, hệ thống các chính sách này cần tiếp tục được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sản xuất cũng như quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả và tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh và bổ sung hệ thống chính sách liên quan đến nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến

bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết quả nghiên cứu đã đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Về cơ sở lý luận, đề tài đã đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến khoa tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, những đặc điểm cơ bản của nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu và

Trang 10

9

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổng quan chính sách hiện hành khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đã làm rõ cơ sở lý luận và khung pháp lý cho việc xây dựng và ban hành chính sách cho nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp

Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã phân tích các kinh nghiệm quốc tế về chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở một số nước và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đề tài đã thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp ở Việt Nam ở hai khía cạnh: hệ thống nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp

và các kết quả đạt được trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây Đề tài cũng đã thực hiện đánh giá thực trạng hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật những năm gần đây ở các khía cạnh: thực trạng hệ thống chính sách, các thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Trong phần Đánh giá thực trạng hệ thống chính sách, đề tài đã tập trung đánh giá các thành công và tồn tại theo 5 nhóm chính sách: tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí hoạt động, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường khoa học công nghệ, hỗ trợ đối tượng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Trong phần phân tích nguyên nhân, đề tài đã tiến hành phân tích các nguyên nhân phi chính sách và các nguyên nhân liên quan đến chính sách để làm rõ cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách

Về đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, đề tài đã đưa ra các quan điểm hoàn thiện hệ thống chính sách và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách theo 6 nhóm: chính sách về hệ thống tổ chức hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật , chính sách về quản lý hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật , chính sách

Ngày đăng: 30/08/2014, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w