III. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
3. Li-xăng nhãn hiệu
3.1 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và việc sử dụng nhãn hiệu (logo hình ngọn lửa và dòng chữ Petrovietnam) ngọn lửa và dòng chữ Petrovietnam)
Các đơn vị thành viên phải ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) để sử dụng nhãn hiệu (logo hình ngọn lửa và dòng chữ Petrovietnam).
Các đơn vị trực thuộc tập đoàn, các công ty con của tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối trên 50% vốn điều lệ, các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo 100% vốn tập đoàn phải sử dụng đúng quy định, đúng mục đích và hiệu quả nhãn hiệu tập đoàn nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh và tăng giá trị thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, các đơn vị này chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu tập đoàn nhưng không có quyền cho các công ty con sử dụng nhãn hiệu tập đoàn (nếu không được tập đoàn ký hợp đồng) và không có quyền góp vốn bằng giá trị nhãn hiệu tập đoàn.Đại diện Ban Luật và Hợp tác quốc tế cũng cho biết mặc dù Quy chế sử dụng nhãn hiệu đã được áp dụng từ tháng 6/2009 nhưng kết quả kiểm tra nội bộ mới nhất cho thấy hiện mới chỉ có 70/148 công ty, đơn vị đã ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; trong khi có nhiều đơn vị không ký kết hoặc trì hoãn việc ký kết hợp đồng.
Nguyên nhân là do các đơn vị này không thể chi trả phí sử dụng nhãn hiệu tập đoàn do khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận hạn chế.
(http://www.baomoi.com/Su-dung-nhan-hieu-PVN-moi-nam-phai-tra-1-ty- dong/127/6073270.epi)
3.2 Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Licence), tình huống PCWORLD thuộc tập đoàn IDG
Theo quy định tại điều 141.1 Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT)Việt Nam thì chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Chúng ta xem xét một thí dụ: đông đảo người làm việc với máy vi tính ở Việt Nam rất quen thuộc với tạp chí “Thế Giới Vi Tính - PCWORLD VN”. Dòng PCWORLD có mặt trên khoảng 40 quốc gia trên thế giới, từ Mỹ tới Nga, Đức, Indonesia, Phippines, Hongkong, Việt Nam,… Nhãn hiệu PCWORLD là tài sản vô hình do Tập đoàn Dữ Liệu Quốc Tế (International Data Group – IDG) sở hữu. Tại mỗi quốc gia, IDG có thể cho phép một ấn phẩm nào đó về công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng nhãn hiệu PCWORLD với những chính sách rất khác nhau. Chẳng hạn PCWORLD ở Nga hàng năm sẽ trả cho IDG một số phần trăm nào đó từ tổng doanh thu (thường là từ 8% trở xuống), PCWORLD ở Đức thì trả cho IDG phần trăm thu nhập theo tỷ lệ đầu tư. PCWORLD Việt Nam thì theo TS. Nguyễn Trọng nguyên Tổng Biên tập PCWORLD Việt Nam (1992-2004), IDG hoàn toàn không ràng buộc bằng bất cứ quyền lợi gì. Đây là một trường hợp đặc biệt, có thể xem đó là một hỗ trợ vô giá không hoàn lại mà Tập đoàn IDG đã giành cho CNTT Việt Nam nói chung và Tạp chí Thế Giới Vi Tính nói riêng.
Tên tuổi của Kodak đã được xây dựng và phát triển từ năm 1888 và đã từng là 1 trong 10 nhãn hiệu tên tuổi nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, hoạt động kinh doanh của nhãn hiệu này có phần sa sút đáng kể.
Trong khi nhãn hiệu Kodak vẫn nổi tiếng trên thế giới, công ty này cần sản phẩm mới để tăng cường hình ảnh của công ty và đáp ứng được nhu cầu mới của khách hàng.
Khi đó, LMCA đã đàm phán với Kodak về chương trình chuyển giao nhãn hiệu của một số ngành sản phẩm mà Kodak có thế mạnh. Những sản phẩm được chuyển giao này sẽ không chỉ nâng cấp chất lượng của sản phẩm, uy tín và tạo sự đột phá, mà còn tăng thêm giá trị cho nhãn hiệu của Kodak.
Signet Armorlite là một công ty tư nhân sản xuất sản phẩm quang học có trụ sở ở California và cơ sở sản xuất và phòng thí nghiệm ở cả Châu Âu, chuyên về dòng ống kính nhựa thủy tinh. Trong khi công ty có uy tín về chất lượng công nghệ tiên tiến nhưng thiếu tên tuổi trên thị trường.
Hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu đã được ký kết và Signet Armorlite đã tung ra một loạt sản phẩm ống kính Kodak, bao gồm Single Vision Lenses, Kodak Precise Lenses and Unique Progressives.
Do đó hiện này có xấp xỉ 550 cửa hàng kinh doanh sản phẩm Kodak ở Anh, Nga, Ấn độ và Tây ban nha, Đức và các nước ở Nam Mỹ. Năm 2009, doanh thu từ ống kính Kodak tăng 20% trong khi doanh thu chung của thị trường thế giới giảm 20%.