Ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và là yêu tố sống còn đối với các ngành đòi hỏi hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngữ cảnh xã hội của
thời đại CNTT
Giáo viên giảng dạy: Trần Doãn Vinh
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim LiênCao Thị Việt Hoà
Phùng Thị NguyệtNguyễn Thị Hồng Xiêm
Lớp: K54B
Trang 2Lịch sử hình thành và phát triển
ngành CNTT
Từ những thập kỉ cuối thế kỷ XX, công nghệ thông tin
và truyền thông đã có những bước phát triển vũ bão và đã đem lại những thay đổi lớn lao cho cuộc sống, đưa nhân loại vào một thời đại mới - thời đại công nghệ thông tin
Trang 3Toàn cảnh CNTT
1 Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới
Trong 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế xếp hạng các quốc gia hàng năm về các tiêu chí liên quan đến CNTT Các bảng xếp hạng quan trọng thuộc
về ITU, Ngân hàng Thế giới, Diễn dàn Kinh tế Thế giới - WEF, các tổ chức của Liên hiệp quốc (United Nation) như UNDP, UNCTAD, UNPAN và các tổ chức tư vấn như IDC, BSA…Nói chung các thứ hạng của VN không có các thay đổi lớn
Trang 4Chỉ số Nền kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index – KEI và Knowledge Index - KI): Innovation + Education + ICT, tăng 14 bậc.
Trong số 132 quốc gia được xếp hạng công bố tháng 4/2007, Việt Nam được xếp thứ 99/132 về KEI, thứ 95/132 về KI – đều tăng 14 hạng so với năm trước đó
Chỉ số Cơ hội CNTT – ICT Opportunity Index (ICT-OI): tăng 5 bậc
Trang 5Chỉ số cơ hội số – Digital Opportunity Index (DOI): tụt 3 bậc và chưa đạt điểm trung bình
Chỉ số này do ITU công bố tháng 5/2007 Chỉ tiêu này được xếp cho 181 nước, Việt nam xếp hạng thứ 126/181 với điểm số là 0.29 - chưa đạt được điểm số trung bình thế giới là 0.40
Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI 2006-2007): tụt hạng thêm 7 bậc
Trang 6Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử Readiness – EIU Index 2007): tăng 1 bậc
(E-Năm 2007, chỉ số của các nước đều tăng và khoảng cách số (digital divide) giữa các quốc gia đã thu hẹp lại hơn
Trong báo cáo công bố tháng 4/2007, Việt nam xếp hạng thứ 65 trong tổng số 69 nước – tăng 1 bậc so với năm trước (3.73 điểm – tăng so với điểm 3.12 của năm 2006)
Trang 7Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm: giảm 2%, tăng 1 bậc nhưng không còn đứng cuối bảng.
Đây cũng là năm đầu tiên Việt nam không còn đứng ở cuối danh sách với tỷ lệ vi phạm cao nhất thế giới nữa
Dù giảm về % nhưng giá trị vi phạm của Việt nam tăng khá cao, từ 38 triệu USD lên 96 triệu USD
Trang 92 Tình hình ứng dụng và phát triển
CNTT
Với tốc độ tăng trưởng cao và hàng hàng loạt chuyến viếng thăm, làm việc, mở các trung tâm sản xuất, dịch vụ tại Việt Nam của các đại gia CNTT trên thế giới như Microsoft, Intel, IBM và mới đây nhất là Google, Ebay
đã khẳng định phần nào bức tranh sáng sủa của ngành CNTT Việt Nam
Một sự kiện cũng rất quan trọng là việc Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường CNTT
Trang 10A Tình hình CNTT
- Tình hình xuất/nhập khẩu CNTT: đều tăng, nhưng nhịp
điệu chậm lại, riêng phần mềm xuất nhập khẩu vẫn tăng tốt
- Thị trường CNTT Việt Nam: vượt ngưỡng 1 tỷ USD, tăng 22.6%, trong đó phần mềm/dịch vụ tăng 43.9%
Trang 11- Công nghiệp CNTT: tăng trưởng 22.1%, trong đó công nghiệp phần mềm tăng 32%.
* Công nghiệp phần mềm/dịch vụ CNTT: doanh số vượt ngưỡng 350 triệu USD
* Công nghiệp phần cứng: Canon vươn lên vị trí số 1
Trang 12- Phát triển Internet: tăng 25%, đứng thứ 17 thế giới về số lượng người dùng, nhưng thứ 93 thế giới về tỷ lệ người dùng.
Trang 13- Đào tạo nguồn nhân lực CNTT – tiếp tục chuyển biến
về chủ trương, vấn đề là tốc độ thực hiện chủ trương
Một chủ trương quan trọng là cam kết của Việt nam khi tham gia WTO mở cửa cho giáo dục quốc tế và chấp nhận
cơ chế thị trường trong đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ
Trang 14- An toàn thông tin cần được chú trọng
Khi cơ sở hạ tầng và các công nghệ mạng đã đáp ứng tốt các yêu cầu về băng thông, chất lượng dịch vụ, đồng thời thực trạng tấn công trên mạng đang ngày một gia tăng thì vấn đề bảo mật càng được chú trọng hơn
Gần đây Chính phủ đã có một số quyết định thể hiện sự nhìn xa và quyết tâm trong việc tôn trọng và bảo về bản quyền phần mềm
- Chính sách CNTT – các tiền đề phát triển
Trang 15B Ứng dụng của ngành CNTT
Ứng dụng rộng rãi CNTT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, CPĐT, DN điện tử, giao dịch và TMĐT để Việt Nam đạt trình độ trung bình trong ASEAN Để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
1 Hệ thống tổ chức chỉ đạo và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT được đổi mới và tăng cường
Trang 162 Môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT được cải thiện
3 Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có bước phát triển mới, góp phần đổi mới lề lối làm việc, hiện đại hóa nền hành chính, tạo tiền đề cho việc phát triển chính phủ điện tử
4 Ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và là yêu tố sống còn đối với các ngành đòi hỏi hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không,
Trang 175 Các ứng dụng CNTT phục vụ giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá, xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn bước đầu phục vụ nhu cầu thiết thực của cộng đồng.
6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
7 Mạng thông tin quốc gia phát triển nhanh với nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng ngày một tốt hơn, giá cước giảm mạnh trên cơ sở xóa bỏ độc quyền DN
Trang 18C Hợp tác quốc tế, thu hút đầu từ nước ngoài
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có bước phát triển
cả về lượng và về chất Nhờ môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện phù hợp với các cam kết quốc tế, nên các doanh nghiệp nước ngoài, đại diện một số tổ chức quốc tế đã có những đánh giá tích cực về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Môi trường đầu tư của Việt Nam đã trở nên thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 19- Intel tiếp tục đầu tư lớn vào VN
- Các công ty CNTT Đan Mạch tìm cơ hội đầu tư vào VN
- Tập đoàn công nghệ Daou Tech (Hàn Quốc) chuẩn bị đầu
tư vào Việt Nam
Theo đánh giá Việt Nam là một thị trường CNTT đầy triển vọng, đang được coi là một thị trường CNTT non trẻ
và năng động tại khu vực Đông Nam Á Đây sẽ là thời cơ lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 20D Xu hướng phát triển
Trong những năm tới vai trò và vị trí của giới
CNTT-TT Việt Nam nói chung và nguồn lực trẻ CNCNTT-TT-CNTT-TT nói riêng sẽ được khẳng định và được xã hội nhìn nhận đánh giá đúng, được tôn vinh
- Đội ngũ giới CNTT đặc biệt giới trẻ sẽ tăng nhanh về
số lượng, cải thiện về chất lượng, phạm vi hoạt động được
mở rộng ra thị trường quốc tế, sự liên kết và hợp tác giữa các hội viên và các khối hội viên với nhau là xu thế khách quan phát triển CNTT-TT Việt Nam
Trang 21- CNTT Việt Nam có cơ hội nhanh chóng nâng cao trình
độ, năng lực sánh ngang cùng các nước trong khu vực
và thế giới, sẽ có nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới, mở rộng tầm hoạt động và qui mô hoạt động
- Theo Hiệp định công nghệ, khi gia nhập WTO, VN sẽ
mở cửa hoàn toàn thị trường CNTT Đây sẽ là thời cơ lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng đặt các DN CNTT VN trước những thách thức không nhỏ cho việc hội nhập
Trang 22Xu hướng CNTT
1 Đầu tư nước ngoài lĩnh vực CNTT –TT tăng trưởng mạnh mẽ
2 Thương Mại Điện Tử bùng nổ
3 Viễn thông di động tăng trưởng về chất, công nghệ 3G được ứng dụng mạnh
4 CNTT được quan tâm đặc biệt trên thị trường chứng
khoán
5 Gia tăng sử dụng sản phẩm phần mềm có bản quyền và phần mềm nguồn mở
Trang 236 Phát triển Wimax tại TP.HCM và Hà Nội
7 An toàn thông tin được chú trọng
8 Đối thoại trực tuyến diễn ra thường xuyên
9 Thiếu nhân lực CNTT
Trang 243 Một số vấn đề xã hội
Môi trường cho phát triển CNTT đã và đang tiếp tục được hoàn thiện nhưng so với các nước tiên tiến thì môi trường pháp lý cho hoạt động CNTT-TT vẫn cần được hoàn thiện nhiều hơn
Việt Nam cần phải khắc phục 3 điểm: Một là phải đầu
tư cho giáo dục và cải thiện một cách tương xứng với tầm quan trọng của nó; thứ 2 là nên xây dựng một nền tảng CNTT tiên tiến nhằm tạo điều kiện cho rất cả các ngành kinh tế phát triển và cuối cùng là người Việt Nam nên nâng cao trình độ tiếng Anh để có thể hòa nhập cộng đồng quốc tế
Trang 25Cạnh tranh CNTT ở Việt Nam kém
Theo Bộ Thông tin &Truyền thông, chỉ số cạnh tranh trong công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam ở mức rất kém
Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp CNTT của 64 quốc gia, nền kinh tế dựa trên sáu 6 nhóm tiêu chí (Theo EIU-Tổ chức Thông tin Kinh tế )
Việt Nam được 19,9/100 điểm, xếp thứ 61/64 nước
Trang 26- Môi trường kinh doanh, Việt Nam được 48/100 trong nhóm tiêu chí này.
- Hạ tầng CNTT, Việt Nam chỉ đạt được 0,6/100 trong nhóm tiêu chí này
- Nguồn nhân lực, Việt Nam được 19,4/100 trong nhóm tiêu chí này
- Môi trường pháp lý, Việt Nam được 39,5/100 trong nhóm tiêu chí này
- Môi trường nghiên cứu và phát triển, Việt Nam chỉ được 0,4/100
- Hỗ trợ cho công nghiệp CNTT, Việt Nam được 43,3/100 trong nhóm tiêu chí này
Trang 27Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn yếu và thiếu
Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong nước vẫn tồn tại thiếu sót Theo kết quả giám định kỹ năng kỹ sư CNTT cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của Nhật Bản tại Trung tâm sát hạch và hỗ trợ đào tạo VITEC thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, từ năm 2001 đến 2005, trong 2.285
kỹ sư tham gia thi chỉ có 367 người được cấp chứng chỉ (tỷ
lệ 16,06%)
Trang 28Tăng cường phát triển CNTT-truyền thông vùng
nông thôn
Hiện nay, cơ sở hạ tầng CNTT&TT đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ an ninh-quốc phòng, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu văn hóa của nhân dân trên mọi miền đất nước
Tuy nhiên, mức độ phổ cập đối với các dịch vụ CNTT&TT còn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị Việc phát triển các dịch vụ này ở vùng nông thôn, nơi chiếm tới hơn 70% dân số, còn thấp và còn nghèo nàn về thông tin
Trang 29Mạng xã hội ở Việt Nam
Cách đây 2 năm Yahoo 360o đổ bộ vào VN như một cơn bão và tạo nên làn sóng không chỉ trong giới trẻ Từ chỗ là một thuật ngữ xa lạ, blog đã nhanh chóng trở thành phổ biến và thông dụng không chỉ trong cộng đồng sử dụng Yahoo 3600 mà còn ở các phương tiện truyền thông
Với 140 triệu người dùng, MySpace được coi là MXH thành công nhất thế giới hiện nay Năm ngoái, MySpace còn đạt số lượt truy cập cao hơn cả Google
Trang 30Cuối năm 2007, bước sang năm 2008, tình hình các MXH ở VN hứa hẹn sẽ rất sôi nổi khi Yahoo sẽ đầu tư thêm cho dịch vụ Yahoo 3600, người khổng lồ Myspace
có thể sẽ đặt chân đến Việt Nam và các MXH trong nước cùng đưa ra những hình thức để lôi kéo người dùng mới
Trang 314 Đánh giá tổng kết
Với những nỗ lực không ngừng, thị trường CNTT –
TT Việt Nam có những bước tiến nhảy vọt với nhiều thứ hạng được cải thiện trên bản đồ CNTT thế giới
Trong lĩnh vực CNTT, công nghiệp phần cứng phát triển ổn định với tốc độ khá Công nghiệp phần mềm trên
đà phát triển tốt theo xu hướng xuất khẩu phần mềm Ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, và là yếu tố sống còn đối với các ngành đòi hỏi hội nhập quốc tế cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không…
Trang 32Theo báo cáo nghiên cứu của nhiều Tập đoàn trên thế giới, tốc độ phát triển CNTT Việt Nam nhanh và ổn định bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Nếu như thị trường Internet được đánh giá là có những định hướng phát triển khá tốt thì vai trò quản lý Nhà nước đối với sự phát triển chung của CNTT lại được nhìn nhận
là khá mờ nhạt mặc dù đã có những bước thay đổi
Việc ứng dụng và phát triển CNTT VT ở Việt Nam đã
có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp bước đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 33* Tồn tại
Công tác quản lý nhà nước vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển, môi trường pháp lý chưa đáp ứng các nhu cầu bức thiết về ứng dụng và phát triển CNTT Công tác chỉ đạo và điều phối còn một số hạn chế
Hiệu quả ứng dụng CNTT đạt mức trung bình của các nước trong khu vực Trình độ ứng dụng CNTT của ta vẫn còn tụt hậu xa so với một số nước ASEAN và mức trung bình của thế giới
Trang 34Nhiều kế hoạch đề ra còn chậm trong việc triển khai Tiến độ xây dựng, xem xét và phê duyệt các chiến lược, kế hoạch, chương trình và các chính sách thực hiện rất chậm
so với đòi hỏi của tình hình
Chất lượng nguồn nhân lực CNTT còn hạn chế, cơ cấu còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng
và phát triển CNTT
Trang 36Lực lượng doanh nghiệp chưa ổn định, đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu cao của sản xuất, kinh doanh
Môi trường pháp lý chưa bảo đảm sự phối hợp công bằng giữa các DN viễn thông và chất lượng các dịch vụ
Chưa khai thác tốt các kinh nghiệm quốc tế để rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức, chi phí và tránh các thiếu sót
Trang 37* Mục tiêu phát triển
Việt Nam đặt việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử là đích giúp chúng ta đạt trình
độ trung bình trong ASEAN
CNTT-TT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh
cơ cấu kinh tế - xã hội, cơ bản trở thành một nước công nghiệp
Trang 38Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tộc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng Đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010
Đào tạo ở các khoa CNTT trọng điểm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN
Trang 39* Các giải pháp
l Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT và
nâng cao năng lực sử dụng CNTT-TT cho toàn dân
2 Nhà nước hỗ trợ, nâng cao năng lực kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực thực hiện
3 Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về CNTT-TT
4 Thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công
ty đa quốc gia kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
Trang 405 Phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho CNTT-TT.
6 Phát triển hệ thống nghiên cứu triển khai
7 Từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong nước
8 Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế
9 Phát triển thị trường CNTT-TT