Với quy trình chăm sóc và bảo quản rau mầm sau đây sẽ giúp các bạn có được một loại rau sạch độ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gia đình. Xem thêm các thông tin về Quy trình chăm sóc và bảo quản rau mầm tại đây
Quy trình chăm sóc và bảo quản rau mầm I. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm 1. Giống: xà lách soong, cải củ, rau mầm cải bông xanh, alfalfa, carrot… 2. Giá thể xơ dừa (hình 1): Tham khảo tờ bướm rau mầm Châu Âu và Châu Á. 3. Khay gieo rau mầm: Có thể sử dụng các loại khay nhựa, khay xốp, khay tre, chậu… Nhằm tận dụng diện tích mặt bằng để làm rau mầm, có thể sử dụng thêm các loại kệ nhiều tầng (kệ gỗ hoặc sắt). 4. Dụng cụ và cách tưới: Tưới vừa đủ ẩm, nên dùng bình xịt với áp lực vừa phải, tránh làm cho cây bị gãy đổ và bị úng. 5. Hộp đựng rau mầm. + Đối với các giống rau mầm thân nhuyễn như alfalfa, xà lách soong… nên đựng trong hộp 200g – 300g. + Đối với các giống rau mầm thân to như: cải củ, hoa hướng dương, đậu Hà Lan… có thể đựng trong hộp 500 g – 1 kg. + Ngoài ra có thể dùng khăn giấy lót vào hộp đựng rau thành phẩm, để hút ẩm không gây úng cây. II. Chuẩn bị vật liệu trồng, chăm sóc và thu hoạch: 1. Chuẩn bị vật liệu trồng: a. Khay gieo : Cho một lớp xơ dừa dày 1,5 – 2 cm vào khay, trộn đều xơ dừa với lượng nước vừa đủ ẩm phả nhẹ cho bằng phẳng. b. Giống: Giống rau mầm được chia làm 2 loại: – Loại hạt giống cần phải ngâm, ủ trước khi gieo như: hành, hẹ, đậu, cải củ… ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh), sau khi ngâm phải rửa hạt giống bằng nước sạch 2 – 3 lần, để ráo 15 – 20 phút. Đối với hạt giống có vỏ cứng như: đậu Hà Lan, hướng dương, củ dền, ngò, rau muống, cải củ… nên ủ từ 10 – 12 giờ, sau đó rải đều hạt giống vào khay đã có sẳn xơ dừa . – Loại hạt giống không cần ngâm: xà lách soong, carrot, alfalfa… cắt bao hạt giống rải trực tiếp vào khay đã có sẳn xơ dừa . Tùy theo từng loại giống mà lượng hạt cần dùng trên khay khác nhau . 2. Chăm sóc: - Hai ngày đầu: Tưới phun sương nhẹ, đặt khay trong tối, đậy kín khay bằng giấy carton, hoặc chồng các khay lên nhau, hoặc dùng bao nilon đậy khay gieo nhằm giữ ẩm, giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn. – Ngày thứ 3: Giở bỏ những tấm đậy, đưa khay ra những nơi có ánh sáng yếu (tốt nhất là ánh sáng được ngăn bởi cửa kính), nhiệt độ từ 26 – 31 oC, phun nước 1 – 2 lần/ngày để giữ ẩm cho giá thể, cứ tiếp tục như thế cho đến ngày thu hoạch. – Rau mầm sinh trưởng và phát triển chủ yếu trong môi trường có độ ẩm cao, nên rất dễ phát sinh bệnh hoặc úng. Một số cách phòng bệnh khi trồng rau mầm: + Khay trồng phải rửa sạch, phơi nắng từ 1 – 2 giờ (cho ráo khay). + Nên tưới nước vào buổi sáng, điều chỉnh lượng nước cho hợp lý để tạo độ ẩm đồng nhất trong giá thể. + Khi cây cao khoảng 3 – 5 cm thì không nên tưới nước trên bề mặt lá mà nên dùng bình xịt nhỏ tưới nhẹ vào gốc hoặc điều chỉnh vòi phun thành một tia để tưới lên thành khay, xoay đều và nghiên khay 1 góc 30 – 45 độ cho nước lan đều cả khay. + Khi phát hiện rau mầm phát sinh bệnh, phải cách ly những khay bệnh ra khỏi khu vực sản xuất để tránh lây lan . 3. Thu hoạch: Tùy từng loại giống mà có ngày thu hoạch khác nhau, dùng kéo hoặc dao được sát trùng cắt sát bề mặt giá thể, không rửa, xếp ngay ngắn vào hộp nhựa, đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh (ngăn bảo quản rau quả), rửa sạch 2 – 3 nước trước khi ăn. Lưu ý: - Rau mầm được dùng để ăn sống cần chú ý đến vệ sinh và độ tươi, không nên cho trẻ em và người già ăn quá nhiều rau mầm tươi, đặt biệt trong trường hợp tiêu hóa yếu nên dùng rau mầm nấu chín là tốt nhất. - Không nên sử dụng rau hư (bệnh, úng …) để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. – Cân đối lượng rau sử dụng hằng ngày. – Nếu dùng không hết giống, nên bảo quản bao hạt giống nơi thoáng mát, ép không khí ra, buộc kín lại, cần sử dụng hết gói hạt giống đã mở miệng trong vòng một tháng. – Sau khi thu hoạch rau mầm, giá thể đã sử dụng có thể được tái trồng lại lần 2 (đối với giá thể không bị nấm) bằng cách nhặt sạch phần thân rễ, phơi khô giá thể khoảng 3 ngày nắng tốt và không nên tái sử dụng lần 3. Giá thể sau khi trồng rau mầm có thể bỏ vào gốc cây kiểng và các loại cây trồng khác cho xốp đất. Một số cách sử dụng rau mầm: Trộn rau sống, dùng kèm với các món chiên, món xào hoặc nướng, các loại chả (giò, lụa, quế…), nem, xúc xích, sandwiches, bì cuốn, bò bía, gỏi cuốn, bánh xèo, phở, bún, mì ăn liền, thịt quay, tôm ram, các loại mắm, cá kho tộ, đậu hũ chiên, trứng chiên, canh hải sản, lẩu Thái Lan, các món chay, làm gia vị và trang trí các món ăn…