1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của Việt nam

36 3.2K 23
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Khoa Kế toán và Kiểm toán

CHUYÊN ĐỀ

Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán

tại các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập

với các thơng lệ kế tốn quốc tế của Việt nam

Trang 2

Lời mở đầu

Phần 1 : Các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia

1 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 1.1 Nguồn cung cấp tài chính

1.2 Lạm phát 1.3 Lao động

2 Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý 2.1 Các hệ thống pháp lý

2.2 Vai trò của Nhà nước và Hội nghề nghiệp 2.3 Ảnh hưởng của Thuế

3 Các nhân tố thuộc về mơi trường văn hóa

Quan điểm của Geert Hofstede Quan điểm lịch sử

4 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố môi trường và sự phân loại các hệ thống kế

tốn

Phần 2 : Mơi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa Việt nam và những đặc

điểm của hệ thống kế toán Việt Nam

1 Các nhân tố môi trường tác động đến hệ thống kế toán Việt Nam

1.1 Môi trường kinh doanh 1.2 Môi trường pháp lý 1.3 Mơi trường văn hóa

2 Những đặc điểm chính của hệ thống kế toán Việt Nam

Phần 3 : Phương hướng để Việt Nam hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc

tế

1 Đặc điểm của q trình hịa hợp về kế toán

Trang 3

vực kế toán, Bộ Tài chính đang hết sức khẩn trương tiến hành chương trình của

mình để nhanh chóng giúp hệ thống kế toán Việt Nam hòa nhập với các thơng lệ

kế tốn quốc tế, phục vụ cho quá trình hội nhập của đất nước Các chương trình này được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như huy động các chuyên gia kế

toán Việt Nam trong nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và

các công ty kiểm tốn

Các thơng lệ kế toán quốc tế, được tiêu chuẩn hóa dưới dạng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán, đang được thừa nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới Q trình hịa hợp kế toán là một quá trình tất yếu khơng thể né tránh, nhất là đối với các nước đang phát triển Tuy nhiên, các chuẩn mực quốc tể được hình thành và phục vụ cho các nền kinh tế thị trường phát triển của một số quốc gia với nhiều đặc điểm kinh tế - xã hội còn xa lạ với nền kinh tế và xã hội Việt Nam Trong lĩnh vực kế toán, trong nhiều năm qua hệ thống kế toán Việt Nam đã ra đời và đóng vai trị khơng nhỏ trong hệ thống quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam Dù còn nhiều hạn chế, nhưng đó là một hệ thống đang tôn tại gắn với

những đặc điểm mội trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của Việt Nam

Do đó, quá trình hội nhập khơng chỉ đơn giản là quá trình nhập khẩu các thông lệ

kế toán quốc tế, bất chấp yêu cầu và khả năng của nền kinh tế Việt Nam Chúng

ta cần ý thức sâu sắc những gì mình đang có, những gì mình cần có và vạch ra

một lộ trình thích hợp để đạt được mục đích Để làm được công việc gạn lọc đó, cần nghiên cứu phân tích các cơ sở kinh tế-xã hội đã đưa đến sự hình thành các hệ thống kế toán khác nhau tại các quốc gia Từ đó, nhận thức được bản chất sự

khác biệt giữa các hệ thống kế toán và con đường nào thích hợp để có thể hịa

nhập với các thơng lệ kế toán quốc tế vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý của Nhà

nước và các doanh nghiệp tại Việt nam Đó chính là lý do và mục đích nghiên

Trang 4

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG KẾ TOÁN

TẠI CÁC QUỐC GIA

Kế toán, xét theo một góc độ nào đó, là một quá trình xử lý thông tin để phục

vụ cho những người sử dụng với những mục đích nhất định Quá trình xử lý này

không thể tách rời khỏi môi trường xã hội chung quanh nó như các phương pháp và tập quán thu thập, xử lý và trình bày thơng tin, mục đích và yêu cầu của người

sử dụng thông tin, các định chế xã hội như Nhà nước, tổ chức nghề nghiệp Do

đó, kế tốn trong q trình phát triển của mình cũng khơng thể thốt khỏi sự ảnh

hưởng rất lớn của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội Nói như

Adhikari và Tondkar : " Các thông lệ và chuẩn mực về khai báo và báo cáo kế

tốn khơng phát triển một cách đơn độc mà phản ảnh môi trường đặc thù mà nó

phát triển trong đó." !

Vì vậy, từ lâu các nhà nghiên cứu về kế toán quốc tế đã nhận thấy sự khác biệt về hệ thống kế toán tại các quốc gia xuất phát từ những đặc thù của quốc gia đó Có nhiều cách phân loại về các nhân tố này, nhưng tựu trung có thể chia thành ba nhóm nhân tố chính :

()_ Các nhân tố thuộc về môi trường văn hóa

(ii) Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý và chính trị (ii) Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ xem xét lần lượt các nhóm nhân tố trên và sau đó nhận xét chung về ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố

1 Các nhôn tố thuộc về môi trường kinh doanh:

Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán tại các quốc gia bởi vì, như người ta

thường gọi, kế tốn là ngơn ngữ của kinh doanh Một trong những nhiệm vụ quan * A,Adhikari and R.H.Tondkar, " Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến các yêu câu khai báo kế toán của Thị

Trang 5

trọng của kế toán là phải thể hiện được các thông tin phục vụ cho quá trình ra

quyết định về kinh tế Do đó, hệ thống kế tốn của một quốc gia trước hết phản ảnh những đặc thù trong môi trường kinh doanh của quốc gia đó, bao gồm một số

nội dung lớn sau đây :

1.1 Nguôn cung cấp tài chính

Nguồn cung cấp tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính và do đó, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính được cung cấp Có hai xu hướng lớn trên thế giới về vấn đề này:

Thứ nhất, các quốc gia có nguồn cung cấp tài chính chủ yếu là thị trường vốn ( thí dụ Mỹ, Anh ) Tại các quốc gia này, các công ty cổ phần công cộng chiếm vị trí chủ yếu trong nên kinh tế, thị trường chứng khoán là nơi cung cấp vốn chủ yếu

cho các doanh nghiệp Người sử dụng thơng tin tài chính là các nhà đầu tư Đặc

điểm của các thông tin cần cho các đối tượng này là :

Tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính Khơng có một định nghĩa chính thức về yêu cầu này nhưng nó thường được hiểu là báo cáo tài chính

khơng chỉ phản ảnh đúng mà cịn phải hữu ích cho người đọc trong việc hiểu

được về tình trạng tài chính của doanh nghiệp Yêu cầu này dẫn đến các

khái niệm nội dung quan trọng hơn hình thức và sự xét đoán nghề nghiệp

Để bảo đảm phản ảnh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, việc

trình bày báo cáo tài chính có thể phải vượt qua các quy định về pháp lý để

thể hiện trung thực bản chất của các sự kiện và nghiệp vụ Để thực hiện yêu

cầu này, thường phải sử dụng sự xét đoán nghề nghiệp trong từng trường

hợp cụ thể hơn là chỉ tuân thủ các quy định Chính điều này đã dẫn đến kết

quả là vai trị của các kiểm tốn viên độc lập trở nên hết sức quan trọng tại

các quốc gia này

Sự đây đủ của thông tin tài chính Nhà đầu tư hồn toàn dựa vào các báo cáo tài chính để đưa ra quyết định kinh tế của mình và khơng có điều kiện để tiếp xúc, thu thập thêm thông tin về các báo cáo tài chính Sự khai báo thiếu các thông tin sẽ dẫn đến các quyết định sai và thiệt hại cho các nhà đầu tư Yêu cầu này được nhấn mạnh trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các quốc gia mà nhà đầu tư đóng vai trị chủ yếu trong việc cung

cấp tài chính cho các doanh nghiệp

Ngược lại, các quốc gia có nguồn cung cấp tài chính chủ yếu là Nhà nước ( thí dụ

các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Pháp ), Ngân hàng ( thí dụ Đức, Nhật ) hoặc các dòng họ ( thí dụ Ý) Các đối tượng này hồn tồn có khả năng tiếp cận để thu thập hoặc kiểm tra thông tin tài chính tại doanh nghiệp Do đó họ

thường khơng địi hỏi cao về sự đầy đủ cũng như tính trung thực và hợp lý của

Trang 6

Để thấy rõ ảnh hưởng của các nhân tố trên, chúng ta sẽ xem xét một số dữ liệu về thị trường chứng khoán và tỷ số nợ của một số quốc gia Hình 1 cho thấy những thị trường chứng khoán chủ yếu trên thế giới Dễ thấy rằng các nước có thị

trường chứng khốn phát triển là Mỹ, Anh Ngược lại, Pháp và Đức có sự phát

triển của thị trường chứng khốn khơng tương xứng với vị trí của chúng trong nên

kinh tế thế giới Hình 2 cho thấy tỷ số nợ bình quân của các doanh nghiệp tại một số quốc gia châu Âu Qua đó, có thể thấy Anh có tỷ số nợ thấp hơn nhiều so với

Đức, Pháp hay Ý

Một bằng chứng khác cho sự ảnh hưởng của nguồn cung cấp tài chính đến hệ thống kế tốn là khi có sự biến đổi trong nguồn cung cấp tài chính, hệ thống kế

tốn sẽ có những thay đổi phù hợp Một thí dụ điển hình là trường hợp của Nhật,

sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán và sự giảm dẫn vai trò của

Ngân hàng tại Nhật đã làm cho hệ thống kế tốn của Nhật có những thay đổi nhất

định trong việc xích lại gần với việc trình bày trung thực và hợp lý cũng như cung

cấp thông tin đầy đủ ?

Hình 1: Các thị trường chứng khoán chủ yếu (tính đến 31.12.1992)

Số lượng các | Lượng vốn trên thị | Lượng vốn trên Quốc gia Thị trường chứng doanh trường của các thị trường so

khoán nghiệp trong | doanh nghiệp trong | sánh với nước nước nuéc (£m) Anh (%)

Chau Au

Pháp Paris 515 216.947 35

Đức Liên thị trường 425 217.935 35 Hà Lan Amsterdam 251 113.108 18 Tây banNha | Madrid 401 76.880 12 Anh London 1.878 624.393 100 Bắc Mỹ Canada Toronto 1.049 159.759 26 My NASDAQ 3.850 410.723 66 New York 1.969 2.508.334 402 Chau A

Hong Kong Hong Kong 386 113.595 18

Ấn Độ Delhi 2.114 108.469 17

Nhật Tokyo 1.651 1.583.463 254

Chau Uc

Uc Australian 1.038 88.213 14 Chau Phi

Nam Phi Johanesburg 642 98.200 16

Trang 7

Nguồn dữ liệu : Dựa trên Stock Exchange Quarterly (London Stock Exchange) Muà Thu 1993, Bảng F1 và F2 Trích lại theo Christopher Nobes và Robert Parker, Comparative International Accounting, Prentice Hall, 1995, trang 9

Hình 2 : Tỷ số nợ của các công ty tại một số quốc gia châu Âu

Thứ hạng Quốc gia Tỷ số nợ 1 Thụy Sĩ 0,55 2 Bỉ 0,51 3 ý 0,45 4 Ireland 0,40 5 Dan Mach 0,34 6 Pháp 0,34 7 Đức 0,30 § Thụy Điển 0,27 9 Hà lan 0,26

10 Tây Ban Nha 0,25

11 Anh 0,20

Nguồn dữ liệu : J.Tucker, "Capital Structure: an econometric perspective on Europe" trong J Pointon (ed.), Issue in Business Taxion, Avebury,1994 Trich lai theo Christopher Nobes va Robert Parker,

Comparative International Accounting, Prentice Hall, 1995, trang 13

1.2 Lam phat

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố trong môi trường kinh doanh tác động

đến hệ thống kế toán các quốc gia Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát, khái niệm bảo toán vốn trở nên quan trọng và một số biện pháp kế toán cân được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng sai lạc của các biến đổi giá cả đến báo

cáo tài chính Thí dụ, tại Brazil, nơi lạm phát đã hoành hành trong 40 năm qua (người ta tính rằng kể từ năm 1960 đến 1994, giá cả tại Brazil đã tăng lên 22 tỷ

lần”, báo cáo tài chính của các công ty phải được điều chỉnh để phản ảnh đúng

về giá trị tài sản và thu nhập công ty 1.3 Lao động

Lao động là một nhân tố mới xuất hiện trong môi trường kinh doanh có khả năng tác động đến hệ thống kế toán, mặc dù ảnh hưởng còn khiêm tốn Đó là yêu cầu phải khai báo trên báo cáo tài chính những vấn để liên quan đến thu nhập của các nhà quản lý, số lượng lao động và các vấn để xã hội khác như khả năng tạo ra

phúc lợi chung của doanh nghiệp và sự phân phối chúng Thí dụ, tại Thụy Điển,

báo cáo tài chính phải khai báo về số lượng bình qn cơng nhân viên, tiền lương

bình quân hàng năm của các nhà quản lý và các nhân viên khác

3T Kamn, "Why Does Brazil Face Such Woes? Some See a Basic Ethical Lapse", The Wall Streeet Journal,

Trang 8

Môi trường pháp lý có những ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến hệ thống kế toán của các quốc gia xuất phát từ mối quan hệ mật thiết của nó với hệ thống kế toán Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu trong môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán :

2.1 Các hệ thống pháp lý :

Các quốc gia thường có hai cách khác nhau để hình thành hệ thống pháp lý của mình, đó là dựa trên Thông luật và dựa trên Luật La Mã

Các hệ thống dựa trên thông luật là các hệ thống pháp lý trong đó chỉ dựa trên một số giới hạn các đạo luật, chúng được giải thích bởi Tịa án và tập hợp thành một số lượng lớn các án lệ để bổ sung cho các đạo luật Phương pháp này được

hình thành ở Anh và lan rộng đến nhiều quốc gia khác chịu ảnh hưởng của Anh

như Mỹ, Ireland, Ấn độ, Úc với những phạm vi khác nhau Ảnh hưởng của hệ

thống pháp lý dựa trên Thông luật đến hệ thống kế toán là Luật công ty (hay các luật tương tự) thường không đưa ra những quy tắc cụ thể và chỉ tiết về việc lập và

trình bày Báo cáo tài chính Thí dụ trước năm 1981, Luật Công ty của Anh không

hề để cập đến kế toán

Các hệ thống dựa trên Luật La mã là các hệ thống pháp lý chịu ảnh hưởng của

Luật cổ của người La mã hình thành từ thế kỷ VI Đặc điểm của các quốc gia có

hệ thống pháp lý này là việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính được quy

định khá tỉ mỉ và chỉ tiết trong các đạo luật, thường là Luật Công ty hay Luật

Thương mại

Hình 3 mô tả một sự phân chia một số quốc gia trên thế giới theo hai hệ thống pháp lý nói trên Lưu ý rằng trong mỗi nhóm cịn bao gồm những nhánh khác nhau, thể hiện các dạng biến thể khi áp dụng vào từng quốc gia

2.2 Vai trò của Nhà nước và Hội nghề nghiệp:

Các hệ thống pháp lý khác nhau giữa các quốc gia dẫn đến sự khác biệt lớn về vai trò của Nhà nước trong vấn đề về kế toán

Tại một số quốc gia, Nhà nước có một vai trị không đáng kể trong những vấn để về kế toán, họ rất ít đưa ra các quy định cụ thể về kế tốn Thay vào đó chức

năng này do các Hội nghề nghiệp đẩm nhận Các hội nghề nghiệp trong những

quốc gia này thường hình thành từ rất lâu và có một lực lượng đáng kể về số lượng và chất lượng Các hội nghề nghiệp thường ban hành các chuẩn mực nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán và được sự chấp nhận rộng rãi của xã hội và Nhà

nước Điển hình cho các quốc gia này là Anh, Mỹ,

Trang 9

hành các chuẩn mực nghề nghiệp Điển hình cho các quốc gia này là Đức, Pháp,

Nhật

Hình 4 trình bày về tình hình Hội nghề nghiệp tại một số quốc gia So sánh giữa

Anh và Đức chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt Trong khi Hiệp hội kế tốn

Hình 3 : Sơ đô phân loại các hệ thống pháp lý

NHĨM THƠNG LUẬT NHÓM LUẬT LA MÃ - ĐỨC

ANH TT MỸ CHÂU ÂU TT — CHÂU Á

Úc ANH-MỸ Canada Bỉ XS Hàn quốc

Bermuda Liberia Mỹ Đan Mạch HỘI GIÁO Đài Loan

Hong Kong Pháp Ai cập Thái lan

Treland ý Saudi Arabia

i a United Arab

Jamaica MỸ-TÂY Luxembourg "

Malaysia mở BAN NHA Hà lan Emirates

Namibia Phillipines Antilles —

New Zealand map Na Uy CHÂU MỸ

Nigeria Bồ Đào Nha LATINH

Papua New Guinea Tay Ban Nha ——

Si ingapore Argentina

Trinidad & tobago Brazil

Anh Chi Lé -

Columbia

2 4 Costa Rica THUY DIEN- DUC Mexico

HA LAN-ANH PHAP-ANH PHAN LAN Đức Panama

Botswana Israel Thụy Điển

Nam Phi Phần lan Sri lanka

Zambia Zimbabwe

Nguồn dữ liệu : S.B.Salter và T.S Doupnik, "The Relationship between Legal Systems and Accounting Practices: A Classification Exercise," Advances in International Accounting 5 (1992), pp 3-22 Trich lai theo Mark E Haskins, Kenneth R Ferris va Thomas I Selling, " International Financial Reporting and

Analysis", Irwin, 1996, p.19

viên công chứng của Anh và xứ Wales được thành lập từ năm 1880 với số lượng hội viên năm 1992 là 97.000 người thì Hiệp hội kiểm tốn viên của Đức mới thành lập năm 1932 với số lượng 6.000 hội viên cho đến năm 1992

2.3 Ảnh hưởng của thuế:

Một nhân tố trong mơi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hệ thống kế toán các quốc gia là Thuế Tại một số quốc gia như Mỹ, thuế có ảnh hưởng khơng

đáng kể đến việc tính toán lợi nhuận của kế toán: các doanh nghiệp lập báo cáo

Trang 10

pháp kế toán phù hợp với Chuẩn mực kế toán để có thể phản ảnh trung thực và

hợp lý tình hình tài chính hay kết quả hoạt động của đơn vị mình Khi lập tờ khai

thuế, những chi phí hay thu nhập ghi nhận không phù hợp với Luật thuế sẽ được

điều chỉnh lại

Hình 4 : Tình hình Hội nghề nghiệp tại một số quốc gia

Public Accountants

Quốc gia Hội nghề nghiệp Ngày thành | Số lượng hội viên

lập? (tính đến 2.1991)*%

Úc Australian Society of Certified 1952 (1887) 62.000 Practising Accountants

Institute of Chartered 1928 (1886) 23.000 Accountants in Australia

Canada Canadian Institute of Chartered 1902 (1880) 53.000 Accountants

Pháp Ordre des Experts Comptables 1942 12.000 et des Comptables Agréés

Đức Institut der Wirtschaftsprufer 1932 6.000 Ý Consiglio Nazional dei Dottori 1924 22.000

Commercialisti

Collegio dei Ragionieri e Periti 1906 24.000 Commerciali

Nhat Japanese Institute of Certified 1948 (1927) 11.000 Public Accountants

Ha lan Nederlands Instituut van 1895 8.000 Registeraccountants

New Zealand New Zealand Society of 1909 (1894) 19.000 Accountants

Vuong quéc Institute of Chartered 1880 (1870) 97.000 Anh va Ireland Accountants in England and

Wales 13.000 Institute of Chartered 1951 (1854) Accountants of Scotland 38.000 Chartered Association of 1939 (1891) Certified Accountants 8.000 Institute of Chartered 1888 Accountants in Ireland 301.000 My American Institute of Certified 1887

Ghi chú : * Năm ghi trong ngoặc là năm thành lập tổ chức tiền thân của Hội nghề nghiệp ** Đã làm tròn số

Trang 11

Ngược lại, ở nhiễu quốc gia việc ghi chép trên sổ sách kế toán phải tuân thủ các quy định của thuế, thí dụ về khấu hao hay các khoản dự phòng Điều này khiến cho các kế tốn viên sẽ ít quan tâm đến việc trình bày trung thực và hợp lý mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc tuân thủ các quy định thuế Thí dụ tại Đức, luật thuế quy định tỷ lệ khấu hao tối đa cho các loại tài sản cố định Tỷ lệ này được

xây dựng dựa trên thời gian hữu dụng dự kiến của tài sẳn Tuy nhiên, trên thực tế,

thời gian hữu dụng có thể khơng phù hợp quy định do những đặc điểm trong sử

dụng tài sản của đơn vị Khi đó, báo cáo tài chính được lập theo tỷ lệ khấu hao của thuế sẽ không phản ảnh trung thực tình hình lợi nhuận và tài sản của đơn vị

mặc dù chúng được ghi chép và tính tốn chính xác và hợp lệ

3 Cac nhôn tố thuộc môi truéng van héa:

"Kế tốn khơng thể thốt ly văn hóa" Ý, bởi vi nếu nói "kế tốn là ngôn ngữ kinh

doanh" thì "ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp trong một nền văn hóa cụ thể" l Thật vậy, việc ghi chép, tính tốn và trình bày thông tin chịu ảnh hưởng sâu xa của nền văn hóa dân tộc Thí dụ, các nước thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon

thường thích sự mềm dẻo, xét đoán trong kế toán trong khi nhiều quốc gia Phương Đơng khó chấp nhận điều này mà phải dựa vào các quy định chặt chẽ Tuy nhiên , việc nghiên cứu về những ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến kế tốn rất khó khăn do văn hóa thường được cảm nhận hơn là thể hiện qua số liệu như những vấn để kinh tế Chúng ta sẽ nghiên cứu một số yếu tố thuộc mơi

trường văn hóa theo một số cái nhìn khác nhau : Quan điểm của Geert Hofstede:

Phần dưới đây sẽ xem xét quan điểm của Geert Hofstede, Giám đốc Viện nghiên cứu Hợp tác Văn hóa, Đại học Limburg, Maastricht, Hà Lan Những quan điểm

này còn nhiễu tranh cãi nhưng đã được nhiễu nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích sự phát triển kinh tế, q trình hịa hợp kế tốn tài chính trên toàn thế giới Hofstede đưa ra năm yếu tố văn hóa quan trọng là khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, định hướng dài hạn, sự tránh né những vấn để chưa rõ và nam

tính Theo ơng, những yếu tố văn hóa có thể hình thành các thang điểm để giải

thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới Dưới

đây, chúng ta sẽ điểm qua những nội dung chính và ảnh hưởng của các yếu tố

trên đến kế toán”

*M.H.B.Perera, "Toward a Framework to Analyze the Impact of Culture in Accounting", The International

Journal of Accounting 24, số 1 (1989), trang 43

5 V.Terpstra va K.David, The Cultural Environment of International Business (Cincinnati:South-Western, 1985), trang 18

Trang 12

Hình 5 : Bảng điểm của Hofstede

Quốc gia Chỉ số IDV Chỉ số PD Chi sé UAV Chỉ số LTO

Mỹ 91 40 46 29 Úc 90 36 51 31 Anh 89 35 35 25 Canada 80 39 48 23 Ha Lan 80 38 53 44 New Zealand 79 22 49 30 ý 76 50 75 - Bi T5 65 94 - Dan mach 74 18 23 - Thuy dién 71 31 29 33 Pháp 71 68 86 - Ireland 70 28 35 - Na Uy 69 31 50 - Thuy Si 68 34 58 - Đức 67 35 65 31 Nam Phi 65 49 49 - Phan lan 63 33 59 - Ko 55 11 70 - Israel 54 13 81 -

Tay Ban Nha 51 57 86 -

Ấn Độ 48 T1 40 61 Nhat 46 54 92 80 Argentina 46 49 86 - Tran 41 58 59 - Jamaica 39 45 13 - Brazil 38 69 76 65

Các quéc gia A rap 38 80 68 -

Trang 13

Hình 6 : Vị trí tương đối của một số quốc gia trong mối quan hệ giữa IDV và PD Chủ nghĩa cá nhân (IDV) 32 48 56 72 80 88 96 Khoảng cách quyền lực thấp

Chủ nghĩa tập thể Khoảng cách quyền lực lớn Chủ nghĩa tập thể Đức Thụy Điển Khoảng cách quyền < © Oo My lực thấp Chủ nghĩa cá nhân

10 20 30 40 Khoảng cách quyền lực cao Chủ nghĩa cá nhân

| | | | | | 4

50 60 70 80 90 100 110

Khoảng cách quyén luc (PD)

Hình 7 : Vị trí tương đối của một số quốc gia trong mối quan hệ giữa IDV và

UAV Chủ nghĩa cá nhân (IDV) 80 88 96 Chấp nhận những điều chưa rõ ràng

Trang 14

Khoảng cách quyển lực (viết tắt PD) liên quan đến mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng bên trong và giữa các định chế và tổ chức Định chế được định nghĩa là các yếu tố cơ bản của xã hội như gia đình, trường học, cộng đồng

Tổ chức được định nghĩa là nơi con người làm việc Trong những xã hội có PD cao, con người dễ chấp nhận các thứ bậc và các thứ bậc này được giải thích bằng

quyền lực và truyền thống PD có ảnh hưởng đến kế toán ở hai điểm :

đ) Các quốc gia có PD cao thường hướng về một sự kiểm soát bằng luật định đối với kế toán để đi đến một sự thống nhất Ngược lại, các quốc gia có PD thấp kết quả này đạt tới thông qua quá trình tranh luận và biểu quyết trong các hội nghề nghiệp

đi) Các quốc gia có PD cao thường có khuynh hướng hạn chế cung cấp thông tin (thông tin về một phương diện nào đó, thể hiện quyền lực) Vì vậy, báo

cáo tài chính tại các quốc gia này thường nội dung khai báo không rộng rãi

Chủ nghĩa cá nhân (viết tắt IDV) liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với

nhau trong một xã hội Trong những xã hội có IDV cao, mối liên hệ giữa các cá

nhân khá lỏng lẻo Ngược lại, trong những xã hội có IDV thấp, con người thường

liên kết thành những nhóm quan hệ chặt chẽ, trong đó họ thường được bảo vệ

suốt đời để đổi lấy lòng trung thành tuyệt đối

Chủ nghĩa cá nhân có ảnh hưởng đến kế toán ở những điểm sau :

(i) 6 những quốc gia có IDV cao, việc báo cáo tài chính thường có xu hướng

linh hoạt theo thực tế hơn những quốc gia có IDV thấp - ở các quốc gia này tính thống nhất theo luật định được đề cao hơn

(ii) O những quốc gia có IDV cao, báo cáo tài chính thường ít bảo thủ hơn các

quốc gia có IDV thấp (thí dụ, trong việc đánh giá tài sản, các quốc gia có IDV thấp thường dùng giá gốc nhiều hơn giá thị trường)

Sư tránh né những vấn đề chưa rõ (viết tắt UAV) liên quan đến mức độ mà xã hội cảm thấy bị đe dọa bởi những tình huống khơng rõ ràng, thể hiện qua nhu câu cần

phải có những dự đốn trước mọi tình huống trong luật lệ, quy định Các nền văn hóa có UAV cao thường xây dựng, phát triển và duy trì các luật lệ rõ ràng về

niềm tin và ứng xử ; đồng thời có xu hướng chống lại các các hành vi, thái độ hay tư tưởng đối kháng với các chuẩn mực chung Các luật lệ này nhiều khi trở nên

mù quáng hoặc vơ ích Một đặc điểm nữa của các xã hội có UAV cao là các cá

nhân thường không tin tưởng vào tác động của mình đến nhà nước Khi có một ít

người khơng đồng ý với các quyết định của nhà nước, họ lại có khuynh hướng dựa

vào sự giúp đỡ của sự giám định của chính các cơ quan nhà nước (!) Ảnh hưởng

của đặc điểm này đến hệ thống kế toán thể hiện ở những điểm sau :

(i) CAc xã hội có UAV cao do khơng chấp nhận sự linh hoạt mềm dẻo nên

Trang 15

(đi) Các xã hội có UAV cao thường giới hạn trong việc khai báo thông tin hơn

(ii) Các xã hội có UAV cao thường hướng về các quy định thống nhất trong kế

toán hơn là cho phép sự lựa chọn linh hoạt

Định hướng dài hạn (viết tắt LTO) là đặc điểm của các nền văn hóa coi trọng sự kiên trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắp xếp này, có ý thức tiết kiệm Ngược lại, các nền văn hóa định hướng ngắn hạn coi trọng bản lĩnh cá nhân, giữ gìn thể diện bể ngoài và tôn trọng truyền thống Dễ thấy rằng các xã hội định hướng dài hạn có xu hướng nghiêng về sự bảo thủ và thống nhất

trong kế toán hơn là các xã hội định hướng ngắn hạn

Tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ dẫn đến những nền văn hóa khác nhau và cách ứng xử của chúng với các vấn để kế toán Hình 5 cho thấy một bẳng điểm của các yếu tố trên do Hofstede thiết lập cho một số quốc gia trên thế giới Hình 6 và 7 minh họa mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của 7 quốc gia

Quan điểm lịch sử

Quá trình hình thành các quốc gia, sự pha trộn và tương tác giữa các nền văn hóa

cũng có một ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm của hệ thống kế toán Điều này có thể thấy rõ qua một số thí dụ sau :

() Các thuộc địa cũ chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn hóa của quốc gia đã từng thống trị nó cũng như những thiết chế chính trị, xã hội để lại Kết quả là hệ thống kế toán chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống kế toán của quốc gia đã từng thống trị Thí dụ trong bốn con rồng châu Á, Singapore và Hongkong là thuộc địa cũ của Anh, hệ thống kế toán chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống kế toán Anh Ngược lại, Đài Loan và Hàn quốc có hệ thống kế

toán khác hẳn do không chịu sự thống trị của Anh mà chịu ảnh hưởng của

các yếu tố văn hóa Phương Đơng.”

(ii) Q trình hịa nhập khu vực và quốc tế cũng tác động rất lớn đến các kế toán các quốc gia trong những thập kỷ gần đây Điển hình nhất là sự hình thành Liên minh châu Âu, đã dẫn đến sự chấp nhận yêu câu "trung thực và

hợp lý" của các nước Pháp, Đức Ngược lại nước Anh cũng phải chấp nhận

các biểu mẫu báo cáo tài chính thống nhất xuất phát từ nước Đức Sự ra đời của Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống kế toán của nhiều quốc gia

4 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhơn tố mơi trường vị sự

phôn loại các hệ thống kế toán

Như vậy, sự hình thành và phát triển hệ thống kế toán của một quốc gia chịu ảnh

hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của quốc gia đó

Trang 16

Các nhân tố môi trường này kết hợp với nhau đã tạo nên sự phong phú, đa dạng

của các hệ thống kế toán trên thế giới Tuy nhiên, có thể thấy rõ là có hai trường

phái lớn đối nghịch nhau là trường phái Anglo-Saxon và trường phái Châu Âu lục địa

Một điển hình cho trường phái Anglo-Saxon là nước Anh Những đặc điểm trong

môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của Anh và ảnh hưởng của chúng đến

hệ thống kế toán như sau :

e Nguồn cung cấp tài chính chủ yếu là thị trường vốn Thị trường chứng

khoán London từ lâu là thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu Do đó,

khái niệm trung thực và hợp lý xuất phát đầu tiên từ nước Anh §

e _ Hệ thống pháp lý thuộc nhóm Thơng luật, Luật Công ty không đề cập đến những vấn để về kế toán Đến năm 1985, do ảnh hưởng của việc hình

thành Liên minh châu Âu, Luật Công ty 1985 đã đưa vào những yêu cầu về việc lập và trình bày báo cáo tài chính

e _ Hiệp hội nghề nghiệp của Anh và Scotland hình thành từ những năm 1870

và 1854 là những hiệp hội nghề nghiệp về kế toán đầu tiên trên thế giới e_ Luật thuế thu nhập công ty không ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Báo

cáo tài chính được lập theo những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng

rãi Để phục vụ cho mục đích thuế, một tờ khai thuế được lập với những điều chỉnh trên lợi nhuận Các điều chỉnh này chỉ nhằm tính ra thu nhập chịu thuế mà không ảnh hưởng đến sổ sách kế toán nên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không bị tác động bởi những vấn để thuế mà chỉ nhằm trình bày trung thực và hợp lý

e Nền văn hóa Anglo-Saxon nổi bật với chỉ số PD thấp (35), IDV cao (89), UAV thấp (35) và LTO thấp (25) là nguồn gốc của một hệ thống kế toán

nhấn mạnh sự linh hoạt, công khai thơng tin và ít bảo thủ

Để hình dung trường phái Châu Âu lục địa, chúng ta xem xét trường hợp của nước Đức Những đặc điểm trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa đã

ảnh hưởng rất sâu sắc đến hệ thống kế toán của Đức:

e Nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho các doanh nghiệp Đức là Ngân

hàng Các ngân hàng Đức cung cấp vốn cho các doanh nghiệp không chỉ bằng con đường tín dụng mà cịn thơng qua việc mua cổ phần của doanh

nghiệp Kết quả của điều này là trong ban kiểm sốt của các cơng ty cổ

phần lớn của Đức thường có ít nhất đại diện của một ngân hàng Thí dụ,

trong một báo cáo tài chính hàng năm của công ty Daimler-Benz tiết lộ

rằng có đến bốn đại diện của ba ngân hàng trong tổng số 21 thành viên của

ban kiểm soát Trái lại, thị trường vốn của Đức không phát triển mạnh

Trang 17

tương xứng với nền kinh tế của nước này, như một nhà phân tích đã nhận

xét "thị trường vốn (của Đức) thuộc loại kém phát triển so với tiêu chuẩn

quốc tế" Tổng vốn của Thị trường chứng khoán Đức chỉ chiếm 27% GDP

so với 61% của Mỹ, 62% ở Nhật và 143% ở Anh Với một môi trường kinh

doanh mà Ngân hàng có quyển lực quá lớn như vậy, hệ thống kế toán của

Đức không quan tâm lắm về việc trình bày trung thực và hợp lý và các khai báo trên báo cáo tài chính thường khá đơn giản

e _ Là một quốc gia thuộc nhóm "Luật La Mã", hệ thống pháp lý của Đức thể hiện một vai trò rất quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán qua

các đạo luật như Luật thương mại, Luật quy định kế toán, Luật quy định kế

toán Ngân hàng, Luật khai báo Trái lại, Hội nghề nghiệp phát triển thấp so với các nước khác Các quy định khắt khe đối với tiêu chuẩn đã giới hạn

số lượng thành viên khá thấp so với dân số (7.000 trên 80 triệu) Hội nghề nghiệp của Đức khơng giữ vai trị lập quy và có một ảnh hưởng yếu ớt đến các chuẩn mực kế toán so với Hội nghề nghiệp tại Anh hay Mỹ

e_ Luật thuế Công ty của Đức có ảnh hưởng rất mạnh đến hệ thống kế toán

tại Đức Trừ một ít ngoại lệ cho phép, lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận trên

sổ sách kế toán về cơ bản phải thống nhất với nhau

e_ Môi trường văn hóa của Đức có nhiễu điểm trái ngược với Anh Mặc dù chỉ số PD tương đương với Anh (25) và LTO không cao lắm so với Anh (31 so với 25), nhưng IDV thấp hơn nhiều (67 so với 89) và UAV cao hơn

nhiều (65 so với 35) Các nhà phân tích cho rằng điều này cho thấy một nền văn hóa coi trọng sự an toàn, khả năng trù liệu trước đồng thời tuân thủ các hệ thống các quy định thuần lý đôi khi hơi bảo thủ.” Kết quả là hệ thống kế tốn Đức mang tính chất tĩnh tại và cứng nhắc hơn nhiều so với các hệ thống kế toán Anglo-Saxon Hệ thống này cũng xem nhẹ sự xét

đoán nghề nghiệp, một khái niệm mà trong bản chất bao hàm sự sáng tạo

cá nhân, tính chủ quan và không thể trù liệu trước Có thể thấy rõ điều này

qua sự khó khăn của Đức trong việc chấp nhận khái niệm trung thực và

hợp lý Báo cáo kiểm toán của Đức, từ xưa đến nay vẫn yêu cầu kiểm toán

viên phải diễn đạt rằng báo cáo tài chính có tn thủ các quy định pháp lý

của Luật công ty và Luật thuế không Khi buộc phải chấp nhận Chỉ thị số 4 của EU, kiểm toán viên phải đưa vào ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính nhưng vẫn giữ lại quan điểm cần phải xác định tính tuân

thủ luật pháp của báo cáo tài chính Cũng chính những khác biệt văn hóa

này dẫn đến cho đến nay, hệ thống kế toán Đức còn khác biệt rất lớn so

với các nước Anh, Mỹ

Trang 18

Sự phân loại các hệ thống kế toán thành 2 trường phái giúp chúng ta thấy tổng quát ảnh hưởng của tất cả các nhân tố môi trường đến các hệ thống kế tốn, tuy nhiên cịn khá đơn sơ Trên thực tế, hàng trăm quốc gia trên thế giới với những

đặc thù kinh tế, xã hội và văn hóa của mình sẽ tạo ra hàng trăm dạng khác nhau

của hệ thống kế toán nằm giữa hai cực Anglo-Saxon và Châu Âu lục địa Có nhiều cơng trình khác nhau nghiên cứu về việc thiết lập một sự phân loại các hệ thống kế toán trên thế giới Hình 8 trình bày cách phân loại của Christopher Nobes đối với hệ thống kế toán tại một số quốc gia phát triển

Nobes cũng thừa nhận hai cực của các hệ thống kế toán trên thế giới và nghiên

cứu sâu hơn về sự phân hóa trong từng cực Thí dụ, trong nhóm châu Âu lục địa, Pháp và Đức thuộc về hai phân nhóm riêng mặc dù cùng những đặc điểm như vai

trò rất lớn của nhà nước hay Luật thuế, hệ thống kế toán mang tính thống nhất

cao thông qua các quuy định chặt chẽ Hệ thống kế toán của Pháp (tương tự là

Bỉ và Tây Ban Nha) dựa trên tổng hoạch đồ kế toán trong khi hệ thống của Đức

dựa trên các đạo luật Tuy nhiên, cách phân loại trên chỉ tiến hành trên hệ thống

Trang 19

Các hệ thống kế toán

Vi mô - Hợp lý - Xét đốn Vĩ mơ - Thống nhất

Chịu ảnh hưởng của hoạt động Chịu ảnh hưởng của Nhà nước

thương mại Thuế chỉ phối

Phương pháp tiếp Phương pháp tiếp cận kinh tế học cận thực tiễn TỐ

` Các nguyên tắc Xét đoán nghề tA a, nghề nghiệp a 3ã nghiệp rất cao Nguồn gốc Anh

Ảnh hưởng Ảnh hưởng | | |

của Anh của Mỹ Dựa trên Dựa trên Dựa trên Kiểm soát Sự quy định Quy định của đạo luật hoạch đồ đạo luật kinh tế

của nghề Ủy ban Ảnh hưởng ế- tế kế toán so

nghiệp chứng khoán quốc tế |

Hoà Lan Ức Mỹ Ý Pháp Đức Thuy

New y Bỉ Nhật Điển

Zealand Canada Tây ban Nha

Anh Ireland

Trang 20

MOI TRUGNG KINH DOANH, PHAP LY VA VAN HOA VIET

NAM VA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CUA HE THONG KE TOÁN

VIET NAM

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với một lịch sử nhiều biến động trong thế kỷ 20 Từ một đất nước phong kiến Phương Đông dưới sự thống trị của

thực dân Pháp, chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh dai dẳng để giành lại

độc lập của mình Sự chuyển hướng từ nền kinh tế tập trung sang nên kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại những đổi mới sâu sắc trên đất nước Việt Nam, nhưng đó cũng là một con đường mới mà chúng ta phải tự tìm tịi hướng đi thích hợp với dân tộc mình Tất cả những điều đó tạo nên một môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hoá hết sức đặc thù của Việt nam Chính mơi

trường này đã dẫn đến sự hình thành của hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay Do đó, việc phát triển hệ thống kế toán Việt Nam cho phù hợp với nên kinh tế thị

trường Việt nam và hòa nhập với thông lệ quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có một sự

kiểm điểm lại mình một cách tồn diện

Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích các nhân tố thuộc về môi trường kinh

doanh, pháp lý và văn hóa của Việt Nam qua đó hình dung lại toàn bộ hệ thống

kế toán Việt Nam với những đặc điểm của nó Điễểu này sẽ giúp chúng ta xác định được vị trí của mình hiện tại, sẽ là cơ sở để xác định mục đích cân đi đến và lộ trình nào là thích hợp nhất cho kế toánViệt Nam

1 Các nhân tố môi trường tác động đến hệ thống kế toán

Việt Nam

1.1 Môi trường kinh doanh

Nguồn cung cấp tài chính

Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường từ một nên kinh tế tập trung mà

Nhà nước giữ vai trò chủ yếu Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phát triển

Trang 21

động Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ chiếm một tỷ trọng rất cao

trong tổng nguôn vốn và doanh thu của nền kinh tế Đặc điểm của các doanh

nghiệp này là vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của đơn vị Vì vậy, thực chất hai nguồn hình thành vốn chủ yếu trong các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là từ Nhà nước và nợ vay Hình 9 trình bày về cơ cấu các doanh nghiệp Việt Nam theo thành phần kinh tế và một số chỉ tiêu chủ yếu của

chúng

Cũng qua hình 9, chúng ta thấy rất rõ là công ty cổ phần chiếm một tỷ trọng hết sức nhỏ bé trong nên kinh tế Đến thời điểm 31.12.1994, cả nước có 118 cơng ty cổ phần (chiếm 0,5% tổng số doanh nghiệp), có nguồn vốn là 3.727 tỷ (chiếm 2,05% tổng số nguồn vốn của các doanh nghiệp) Trong đó, chủ yếu là thuộc ngành tài chính tin dụng (chiếm tỷ trọng 40% các công ty cổ phần) '°

Hình 9 : Các doanh nghiệp Việt nam phân tích theo thành phân kinh tế

(Tính đến thời điểm 31.12.1994)

Loại hình doanh nghiệp |_ Số doanh nghiệp Nguồn vốn Nợ vay Số lượng % Số tiên % Số tiền Nợ

(ty) (ty) vay/NVốn Doanh nghiệp trong nước | 23.016 97,1 | 134.460 74,0 | 60.469 45,0%

DN nhà nước 5.873 24,8 | 118.933 65,5 | 55.153 46,4% DN tap thé 1.867 7,9 1.363 0,8 247 18,1% DN tư nhân 10.916 46,0 3.280 1,8 514 15,7% Công ty cổ phần 118 05| 3727 2,0| 1.655 44,4% Công ty TNHH 4.242 17,9 7.157 3,9 2.900 40,5% Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 692 29| 47.281 26,0 5.889 12,5%

Tổng cộng 23.708 100 | 181.741 100 | 66.358 36,5%

Nguồn dữ liệu : Tổng cục Thống kê, Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở

SXKD trên lãnh thổ Việt Nam, NXB Thống kê 1977

Trong bốn năm qua, Chính phủ Việt Nam cố gắng đẩy mạnh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên tiến độ còn rất chậm Mặt khác, do đặc

điểm của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam là tăng hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước và nâng cao động lực người lao động hơn là một

giải pháp về vốn, cổ phần chủ yếu được giữ lại trong tay nhà nước và bán cho người lao động Cộng thêm đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước là tỷ số nợ rất cao, nên cuối cùng số vốn được chuyển thành vốn cổ phần còn hết sức khiêm tốn

!° Tổng cục Thống kê, Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở SXKD trên lãnh thổ

Trang 22

Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường chứng khoán Việt Nam

vẫn chưa thực sự hoạt động mặc dù những bước chuẩn bị đã được thực hiện từ hai năm nay

Những phân tích trên cho thấy cho đến giai đoạn hiện tại và một số năm trước mắt, công ty cổ phần sẽ vẫn chiếm một tỷ trọng không lớn trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam Nguồn hình thành vốn của các doanh nghiệp vẫn là Nhà

nước và các Ngân hàng Đặc điểm nổi bật này của Việt Nam sẽ khiến cho những

nhu cầu trình bày trung thực và hợp lý cũng như những vấn để khai báo đầy đủ vẫn là một yêu cầu chưa thật sự cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay Lạm phát

Lạm phát cũng từng là một vấn để lớn của Việt Nam vào cuối thập niên 80 và đã

từng có ảnh hưởng quan trọng trong kế toán Việt Nam Trong vòng 8 năm qua,

Việt nam đã thành công trong việc kiểm chế được tỷ lệ lạm phát và do đó, những vấn đề liên quan đến bảo toàn vốn cũng như đánh gía lại tài sản khơng cịn chiếm

vị trí quan trọng trong kế toán Việt Nam Lao động

Ảnh hưởng của các van dé lao động chưa được đặt ra trong kế tốn Việt Nam

12 Mơi trường pháp lý

Vai trò nhà nước và hiệp hôi nghề nghiệp

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã xác lập từ rất sớm các quy định pháp lý về các vấn đề kế toán Từ những năm 1957, Nhà nước đã ban hành chế độ kế tốn cho

các ngành cơng nghiệp và xây dựng cơ bản Năm 1961, Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước xác lập các nguyên tắc trong việc ghi chép sổ sách,

chứng từ và lập báo cáo kế toán Năm 1988, Pháp lệnh kế toán thống kê ra đời là văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực kế toán Trong suốt những năm qua, hệ thống kế toán Việt Nam, mà trong đó thành phần quan trọng là hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo đã được Nhà nước nhiều lần điều chỉnh hoặc đổi mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế

Hội kế toán Việt Nam được thành lập năm 1994, gia nhập Liên đồn kế tốn

quốc tế (IEAC) và Hiệp hội kế toán các nước ASEAN (AFA) nim 1998 Mac dù

có số lượng hội viên khá đông (trên 6.000 người) nhưng Hội kế tốn Việt Nam

vẫn cịn mang tính chất một hội quần chúng hơn là một hội nghề nghiệp Chính vì vậy, Hội kế toán Việt Nam chưa thể hiện được vai trị của mình trong việc thiết lập các quy định nghề nghiệp

Nhìn chung, Nhà nuớc giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành và chỉ đạo hệ

thống kế toán tại Việt Nam, Hội Kế tốn Việt Nam có vai trò rất nhỏ trong lĩnh

Trang 23

Ảnh hưởng của thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp ( mà tiền thân là thuế lợi tức ) có một ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Ánh hưởng này không thể hiện

trên luật mà nằm trong các quy định của Bộ tài chính về doanh thu, chi phi (thường gọi là cơ chế tài chính) Các quy định này khi xây dựng luôn tính đến

việc bảo vệ khả năng thu thuế Kết quả là mặc dù có một số khác biệt cho phép, nói chung lợi nhuận trên sổ sách kế toán thống nhất với lợi nhuận chịu thuế Một số thí dụ điển hình cho ảnh hưởng quan trọng của thuế đến hệ thống kế toán như

sau:

e Chế độ khấu hao tài sản cố định: Doanh nghiệp chỉ được lựa chọn một tỷ lệ khấu hao trong khuôn khổ quy định theo Chế độ quản lý và khấu hao tài sản cố định do Bộ tài chính ban hành Tỷ lệ này được cơ quan thuế thừa

nhận

e Chi phí dự phịng: Doanh nghiệp nhà nước chỉ được lập dự phòng giảm giá

tài sản theo Quy định của Bộ tài chính, chế độ dự phòng này được cơ quan

thuế thừa nhận

1.3 Mơi trường văn hóa

Chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những đặc điểm của mơi trường văn

hóa Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán như thế nào Dưới đây chúng ta thử xem xét vấn để này dưới một số quan điểm

Quan điểm của Geert Hofstede

Căn cứ trên các bảng đặc điểm của Hofstede (hinh 10,11,12 và 13) , dé thấy rằng

nền văn hóa Việt Nam có khoảng cách quyên lực trung bình, chủ nghĩa tập thể, né tránh các vấn để chưa rõ ràng và định hướng dài hạn Ảnh hưởng của mơi trường văn hóa này tất yếu là một hệ thống kế toán hướng về các quy định chặt chẽ và thống nhất của nhà nước về kế toán, các thơng tin ít được công khai và báo cáo kế toán thường bảo thủ hơn

Quan điểm lịch sử

Các đặc điểm lịch sử sau đây sẽ ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Việt Nam:

e Ảnh hưởng của Khổng giáo trong nền văn hóa Việt Nam khá lớn dù không sâu

sắc bằng Trung quốc hay Nhật bản Hệ thống này nhấn mạnh đến vai trò của

tập thể hơn là cá nhân, sự tôn trọng những quan điểm chính thức hơn là những

thỏa ước tự phát

e Ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp khá sâu do hơn 100 năm thực dân Pháp

thống trị Việt Nam Bằng chứng là khi chuyển đổi sang nên kinh tế thị trường,

hệ thống kế toán đầu tiên Việt nam hướng tới là kế toán Pháp

e Hệ thống kế tốn Việt nam hình thành từ trong nền kinh tế tập trung, những dấu ấn của nên kinh tế này còn khá lớn trong cung cách quản lý và điều hành

Trang 24

Hình 10 : Những nhân tố phân biệt giữa các xã hội có khoảng cách quyển lực

cao và khoảng cách quyền lực thấp

Khoảng cách quyền lực thấp Khoảng cách quyên lực lớn

Sự bất bình đẳng giữa con người cần được giảm

thiểu

Cần có và thực sự có một số khoảng cách, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người có ít quyển lực và người nhiều quyền lực

Hệ thống cấp bậc trong tổ chức là một sự bất bình đẳng về vai trò, được hình thành vì sự tiện

lợi

Sự phân quyên thì phổ biến

Khoảng cách về tiền lương giữa người đứng đầu

và người dưới cùng của tổ chức không lớn

Cấp dưới mong được cấp trên tham khảo ý kiến

Cấp trên lý tưởng là một người dân chủ thông

minh

Các biểu hiện của đặc quyển và địa vị khơng được ưa thích

Tất cả mọi người đều có quyên bình đẳng Người có qun lực cố tỏ ra ít quyển lực hơn Quyên lực hình thành trên cơ sở chức vụ chính

thức, trình độ chuyên môn và khả năng ban

thưởng

Hệ thống chính trị được thay bằng sự thay đơi luật lệ (sự tiến hóa)

Ít sử dụng bạo lực trong chính trị trong nước Những khác biệt không lớn trong thu nhập xã

hội càng được giảm thiểu bởi hệ thống thuế Hệ thống triết học và tôn giáo thống trị nhấn mạnh đến sự bình đẳng

Các lý thuyết quản trị trong nước tập trung vào vai trò người nhân viên

Sự bất bình đẳng giữa con người được mong đợi tôn tại và mong muốn đạt được

Người ít quyền lực nên phụ thuộc vào người

nhiều quyên lực; trong thực tế, những người ít

quyền lực phân cực thành người phụ thuộc và

người chống lại sự phụ thuộc

Hệ thống cấp bậc trong tổ chức phản ảnh sự bất bình đẳng sống còn giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới

Sự tập quyền thì phổ biến

Khoảng cách về tiền lương giữa người đứng

đầu và người dưới cùng của tổ chức khá lớn

Cấp dưới mong được cấp trên chỉ cho phải

làm gì

Cấp trên lý tưởng là một người chuyên quyền rộng lượng hoặc một người cha tốt

Các biểu hiện của đặc quyển và địa vị của cấp trên được mong đợi và rất phổ biến Quyên lực đi đôi với đặc quyền

Người có quyền lực cố tỏ ra càng oai vệ càng tốt

Quyền lực hình thành từ gia đình hay bạn bè,

uy tín cá nhân hay khả năng sử dụng sức

mạnh

Hệ thống chính trị được thay bằng cách thay

đổi tầng lớp lãnh đạo (cách mạng)

Mâu thuẫn chính trị trong nước thường dẫn đến bạo lực

Những khác biệt lớn trong thu nhập xã hội

càng tăng lên do hệ thống thuế

Hệ thống triết học và tôn giáo thống trị nhấn mạnh đến sự phân chia cấp bậc và địa vị

Các lý thuyết quản trị trong nước tập trung

vào vai trò người quản lý

Trang 25

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể

Mọi người trưởng thành để tự chăm sóc cho mình và gia đình trực hệ của mình

Sự đồng nhất dựa trên từng cá nhân

Ẩn ta¡m

Trẻ em được học suy nghĩ theo kiểu "tơi"

Trình bày thẳng ý kiến mình được xem là tính chất của người trung thực

Mục đích của giáo dục là dạy cách học

Mối quan hệ chủ-thợ là một hợp đồng được giả thiết dựa trên lợi ích chung

Quyết định tuyển dụng hay nâng cấp được giả thiết là chỉ dựa trên kỹ năng và quy định Quản trị là quản lý những nhóm người

Công việc vượt lên trên các mối quan hệ Lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích tập thể

Mọi người có quyền có đời sống riêng của

mình

Mọi người có quyển có ý kiến riêng

Luật pháp và quyền lợi thì giống nhau cho tất cả mọi người

Vai trò hạn chế của nhà nước trong hệ thống

kinh tế

Nền kinh tế dựa trên lợi ích của các cá nhân Quyên lực chính trị được quyết định bởi cử tri Các lý thuyết kinh tế trong nước dựa trên sự mưu câu lợi ích cá nhân

Ý thức về tự do cá nhân cao hơn ý thức về bình đẳng

Phát triển toàn diện các cá nhân là mục tiêu

cuối cùng của xã hội

Con người sinh ra trong một đại gia đình hoặc

một cộng đồng khác và tiếp tục được bảo vệ để đổi lấy sự trung thành

Sự đồng nhất dựa trên quan hệ xã hội mà họ

tùy thuộc vào

Trẻ em được học suy nghĩ theo kiểu "chúng

ta"

Sự hòa hợp cần ln được giữ gìn và tránh né

sự đối đầu trực tiếp

Mục đích của giáo dục là học cách làm Mối quan hệ chủ-thợ được nhìn dưới khía

cạnh đạo đức, gần giống quan hệ gia đình Quyết định tuyển dụng và nâng cấp dựa trên nhóm của người nhân viên

Quản trị là quản lý những cá nhân

Các mối quan hệ vượt lên trên công việc Lợi ích tập thể cao hơn lợi ích cá nhân Đời sống cá nhân thì chan hòa trong tập thể

Ý kiến được định trước bởi toàn thể thành

viên

Luật pháp và quyển lợi khác nhau giữa các nhóm

Vai trị thống trị của Nhà nước trong hệ thống kinh tế

Nên kinh tế dựa trên lợi ích tập thể

Quyên lợi chính trị được quyết định bởi những nhóm người có cùng quyền lợi

Các lý thuyết kinh tế "nhập khẩu" thường

không thích hợp vì khơng thể đối phó với lợi

ích tập thể và lợi ích cục bộ

Ý thức về bình đẳng cao hơn ý thức về tự do

cá nhân

Hòa hợp và liên kết là mục tiêu cuối cùng của

xã hội

Trang 26

Hình 12 : Những nhân tố khác biệt giữa nền văn hóa né tránh những vấn dé chưa rõ và nên văn hóa chấp nhận những van dé chưa rõ

Né tránh những vấn đề chưa rõ Chấp nhận những vấn đề chưa rõ

Xem những điều không rõ ràng trong cuộc sống là những đe dọa thường xuyên cần phải đối phó Sự căng thẳng cao và một cảm giác lo âu là điều

phổ biến

Chấp nhận những rủi ro quen thuộc và ngại

những tình huống mơ hồ và các rủi ro không quen

thuộc

Bất kỳ cái gì khác lạ đều nguy hiểm

Sinh viên cảm thấy thoải mái trong những tình huống học tập theo nề nếp cũ và tập trung vào việc tìm câu trả lời đúng

Một tính cách đặc thù là cảm giác cần có những luật lệ ngay cả khi các quy định này chẳng bao

giờ cần đến

Thời giờ là vàng bạc

Xã hội cảm thấy có nhu cầu phải bận rộn và có thơi thúc bên trong phải làm việc chăm chỉ

Sự chính xác và đúng giờ là điều tự nhiên Các ý tưởng và thái độ lệch lạc chống lại sự cách

tân thì bị ngăn cần

Có rất nhiều các quy định và luật lệ và chúng rất tỉ mỉ ; nếu các quy định này không được tôn trong, các thành viên cẩm thấy mình có lỗi và hối

hận

Chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa cực đoan, luật pháp và trật tự rất phổ biến

Chủ nghĩa quốc gia, tinh thần bài ngoại, sự trấn áp các bộ phận thiểu số là phổ biến

Tin tưởng vào các chuyên gia và sự chun mơn hóa

Chỉ có một sự thực duy nhất, sự thực của chúng

ta

Các hệ tư tưởng, chính trị và tơn giáo chính thống cũng như sự không bao dung là đặc trưng của xã

hội

Trong triết học và khoa học, có khuynh hướng

nghiêng về những lý thuyết lớn lao

Không rõ ràng là một điều bình thường trong

cuộc sống, mỗi một ngày được chấp nhận khi nó đến

Căng thẳng thấp và một cảm giác khoẻ mạnh là điều phổ biến

Xã hội cảm thấy thoải mái trong những tình huống mơ hồ và các rủi ro không quen thuộc Những gì khác lạ thu hút sự hiếu kỳ

Sinh viên cảm thấy thoải mái trong những

tình huống học tập mở và tập trung vào việc

thảo luận tốt

Luật lệ chỉ vừa đủ cho những vấn để thật sự cần thiết

Thời giờ là một cơ sở cho sự thích ứng Xã hội cảm thấy thoải mái khi rảnh rỗi và chỉ làm việc chăm chỉ khi cần thiết

Sự chính xác và đúng giờ cần phải học

Chấp nhận các ý tưởng và thái độ cách tân và lệch lạc

Khơng có nhiều các quy định và luật lệ và chúng rất tổng quát; nếu các quy định này

không được tôn trọng chúng cần được thay đổi

Sự khoan dung và ơn hịa thì phổ biến Chủ nghĩa khu vực, chủ nghĩa quốc tế và những nỗ lực để hòa hợp các bộ phận thiểu số thì phổ biến

Tin tưởng vào những người hiểu rộng và các nguyên lý chung

Sự thực của một nhóm người này không nên áp đặt lên một nhóm người khác

Quyển con người được tôn trọng (không cá nhân bị ngược đãi do khác biệt lòng tin ) Trong triết học và khoa học, xu hướng chỉ

phối là thuyết tương đối và chủ nghĩa thực

nghiệm

Trang 27

Hình 13 : Những điểm khác biệt cơ bản giữa định hướng dài hạn và định

hướng ngắn hạn

Định hướng dài hạn Định hướng ngắn hạn

Điều chỉnh truyền thống cho phù hợp với tình hình hiện tại

Tơn trọng các nghĩa vụ pháp lý và xã hội trong một chừng mực nào đó

Tiết kiệm và dự trữ các nguồn lực

Có những ngân quỹ tiết kiệm lớn dành cho đầu tư

Kiên trì với những kết quả chậm

Tự nguyện hạ mình trước một người nào đó cho một mục đích nhất định

Quan tâm đến sự tôn trọng các yêu cầu của

Tôn trọng truyền thống

Tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý và xã hội bất chấp chỉ phí

Ấp lực xã hội về việc chạy theo tiêu dùng dù rằng quá sức mình

Tiết kiệm ít, dành ít tiền cho đâu tư Mong muốn kết quả nhanh chóng Chú ý đến thể diện

Quan tâm đến việc nắm được sự thật đạo đức

Nguôn dữ liệu : G Hofstede, Cultures and Organisations: Software of the Mind, McGraw-Hill, 1991

Những đặc điểm lịch sử đó dẫn đến một kết quả là hệ thống kế toán Việt Nam là

một hệ thống do Nhà nước thiết lập, không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà cịn

(thậm chí chủ yếu) phục vụ cho nhu cầu quản lý của nhà nước Vì vậy, hệ thống kế toán Việt Nam đặt nặng trên sự tuân thủ hơn là sự xét đoán nghề nghiệp

2 Những đặc điểm chủ yếu của hệ thống kế toón Việt Nam

hiện nay

Do ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố trên, hệ thống kế toán Việt Nam mang

những đặc điểm sau đây :

1 Là hệ thống quy định chỉ tiết và thống nhất về chứng từ, sổ sách, tài khoản

và báo cáo tài chính do nhà nước ban hành dưới dạng luật và văn bản dưới

luật Hình 14 trình bày hệ thống quy định pháp lý về kế toán Việt Nam

2 Hội nghề nghiệp khơng có vai trị lập quy

Trang 28

4 Nhấn mạnh đến sự tuân thủ quy định hơn là sự trung thực và hợp lý, sự xét đoán bị hạn chế ở mức độ thấp

5 Mức độ khai báo thông tin trên báo cáo tài chính cịn khá thấp

6 Báo cáo tài chính mang tính bảo thủ cao, thể hiện qua việc giá gốc được sử

dụng phổ biến trong đánh giá tài sản

Hình 14 : Hệ thống luật và văn bản dưới luật về kế toán tại Việt Nam

Các Bộ, Sở Tài

chính > Các văn bản Hướng dẫn

Bộ Tài

chính > Hệ thống kế toán doanh nghiệp

Các luật và văn

bản có liên quan : a x

Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước -_ Luật Thuế Điều lệ Kế toán trưởng - Luật đầu tư

nước ngồi

Chính phủ >

Quốc hội > Pháp lệnh kế toán thống kê

Trang 29

PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ VIỆT NAM HÒA NHẬP VỚI THƠNG

LỆ KẾ TỐN QUỐC TẾ

Một trong những đặc điểm của kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ 20 là xu hướng tồn cầu hóa Các quốc gia muốn phát triển không thể đứng ngồi q trình hội nhập vào nên kinh tế thế giới Một trong những vấn đề đặt ra trong quá trình này là sự hịa hợp về kế tốn trên phạm vi toàn thế giới, để "ngôn ngữ kinh doanh" của các quốc gia ngày càng gần nhau Nhưng như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia có hệ thống kế tốn của mình, phù hợp với những đặc điểm trong môi

trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của mình Vậy phải lựa chọn con đường

nào thích hợp nhất cho mình?

Đó cũng chính là câu hỏi đang đặt ra cho Việt Nam hiện nay Trong phần này,

chúng ta sẽ xem xét về đặc điểm của quá trình hịa hợp về kế tốn; từ đó để ra những phương hướng hội nhập của Việt Nam với thông lệ kế toán quốc tế

1 Đặc điểm của q trình hịa hợp về kế toán

Quá trình hịa hợp về kế tốn là "q trình tăng dần khả năng so sánh được của

hoạt động kế toán của các nước bằng cách thiết lập các giới hạn của mức độ đa

"1` Đó chính là q trình bao gồm sự hình thành các

chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán cũng như sự tự nguyện điểu chỉnh hệ

dạng của các hoạt động này

thống kế toán của các quốc gia cho gần với các chuẩn mực quốc tế

Quá trình này diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 3 thập niên qua với những sự kiện

chính sau :

e_ Sự hình thành Uy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế năm 1973, một tổ chức phi chính phủ bao gôm các tổ chức nghề nghiệp kế toán tại 9 nước (Úc, Canada,

Pháp, Nhật, Mexico, Hà Lan, Anh và Ireland, Mỹ và Đức) Tổ chức này soạn

thảo và ban hành các chuẩn mực quốc tế về kế toán

Trang 30

e Sy hinh thành của Liên đoàn kế toán quốc tế năm 1977, một tổ chức phi chính phủ nhằm phát triển sự phối hợp quốc tế của các tổ chức nghề nghiệp Năm

1983, một sự kết hợp chặt chế đã được thiết lập giữa IASC va IFAC Thành

viên của IFAC đồng thời là thành viên của IASC IASC có trách nhiệm ban

hành các chuẩn mực kế tốn, cịn IFAC tập trung vào các vấn để kiểm toán, kế toán quản trị, đạo đức nghề nghiệp, vấn để đào tạo và việc tổ chức Hội nghị kế toán quốc tế Năm 1994, hai tổ chức này bao gồm trên 100 hội nghề nghiệp tại hơn 80 quốc gia

e _ Sự hình thành Thị trường chung châu Âu vào cuối thập niên 60 ( nay trở thành Liên minh châu Âu) và việc đưa ra các Chỉ thị liên quan đến kế toán (Chỉ thị

số 4 năm 1978 va Chỉ thị số 7 năm 1983) Các chỉ thị này đã dẫn đến sự hòa hợp kế toán tại các quốc gia châu Âu, nơi có sự khác biệt rất lớn giữa hai

trường phái Anglo-Saxon và Châu Âu lục địa

Tuy nhiên, nhiễu câu hỏi được đặt ra là làm sao thực hiện được sự hòa hợp này

khi tồn tại những khác biệt rất lớn giữa hệ thống kế toán các quốc gia Những khác biệt này không phải chỉ là vấn để thói quen mà còn gắn liền với những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của mỗi quốc gia Chúng ta

sẽ xem xét đặc điểm của hai q trình hịa hợp : Hòa hợp trong Liên minh châu

Âu và hòa hợp quốc tế

Sự hòa hợp kế toán trong Liên minh châu Âu chủ yếu liên quan đến Chỉ thị số 4, để cập đến các nguyên tắc đánh giá, biểu mẫu báo cáo tài chính và các yêu cầu khai báo Kết quả chủ yếu là các quốc gia thuộc nhóm Anglo-Saxon chấp nhận các biểu mẫu báo cáo tài chính bắt buộc và các yêu câu đánh giá chỉ tiết; ngược lại các quốc gia thuộc nhóm châu Âu lục địa đã chấp nhận yêu cầu "trung

thực và hợp lý" của báo cáo tài chính và các yêu cầu mở rộng việc khai báo Tuy

nhiên, còn nhiều vấn để chưa đạt tới một sự thỏa thuận như vấn để điều chỉnh

ảnh hưởng sự thay đổi giá cả

Sự hòa hợp quốc tế được thực hiện trên một bình diện rộng hơn nhiễu với các quốc gia có những điều kiện kinh tế xã hội hết sức khác biệt Điều này tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn rất lớn trong việc đạt đến một thỏa thuận về các chuẩn mực kế toán Quá trình tranh luận để đi đến sự thỏa thuận đã dẫn đến hai kết quả

sau đây :

e Thứ nhất, đó là các chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép quá nhiều sự lựa

chọn giữa các phương pháp kế toán Việc đưa vào nhiều lựa chọn sẽ giúp cho chuẩn mực dễ thông qua hơn nhưng đồng thời làm cho chuẩn mực không còn

thực sự là chuẩn mực nữa Điều này đã được Tổ chức quốc tế các Ủy ban

chứng khoán và các tổ chức tương tự (IOSCO) lưu ý và khuyến cáo IASC phải

Trang 31

e_ Thứ hai, đó là các chuẩn mực quốc tế về kế toán chủ yếu dựa trên thông lệ kế toán của Anh và Mỹ'”, nghĩa là các chuẩn mực này hết sức gần gũi với các hệ thống kế toán thuộc nhóm Anglo-Saxon Điều này đương nhiên sẽ dẫn đến sự khó khăn cho các quốc gia có hệ thống kế tốn thuộc nhóm Châu Âu lục địa Lý do của sự thiên lệch này xuất phát từ sự yếu thế của hội nghề nghiệp tại các quốc gia có hệ thống kế tốn thuộc nhóm châu Âu lục địa Tuy nhiên, các

chuẩn mực của IASC ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia này vì

những nhân tố sau:

- _ Sự hiện diện khá nhiều của các quốc gia khơng thuộc nhóm Anglo-Saxon

trong các Ủy ban và nhóm làm việc của IASC

- _ Thành viên của đại biểu của các quốc gia này được đào tạo từ những cơng

ty kiểm tốn quốc tế hoặc các công ty đa quốc gia

- Su mong muốn của một số quốc gia thành viên trong việc phát triển thị trường vốn của mình và hiện đại hóa hệ thống kế toán

- _ Sự quốc tế hóa ngày càng tăng của tài chính thế giới

- _ Sự mong muốn tránh né sự thống trị của Mỹ về mặt kế toán

Ảnh hưởng ngày càng tăng của các Chuẩn mực kế toán quốc tế còn xuất phát từ những nhân tố sau :

- Ấp lực của sự tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới Trở lại trường hợp của IOSCO Năm 1994, sau những nỗ lực của IASC, tổ chức này đã chấp nhận 14 trong số 31 chuẩn mực kế toán quốc tế Điều này mở ra một khả năng rất lớn là khi IOSCO công nhận toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế, các thành

viên của nó (các Ủy ban chứng khốn) có thể chấp nhận báo cáo tài chính của

các doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế Triển vọng này mở ra khả năng các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ trên thị trường chứng khoán trên thế giới

-_ Các quốc gia đang phát triển chưa có điều kiện xây dựng hệ thống kế toán của mình có thể tìm thấy ở chuẩn mực quốc tế một cơ sở vững chắc cho việc hình thành hệ thống của riêng mình Điễểu này sẽ giúp tiết kiệm chỉ phí và tránh được ảnh hưởng của bất kỳ một quốc gia cụ thể nào

Tóm lại, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và những hoài nghi do khoảng

cách khá rộng giữa hệ thống kế toán của các quốc gia trên thế giới, q trình hịa hợp kế toán quốc tế và khu vực đã diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trong những thập niên qua Sự hình thành các tổ chức kế toán quốc tế và các chuẩn mực quốc tế về kế toán, cũng như việc các chuẩn mực này được thừa nhận rộng rãi là những thành quả lớn mà loài người đã đạt được trong lĩnh vực kế toán Vấn để còn lại là

'? Stephen A Zeff và Bala G Dharan, Readings and Notes on Financial Accounting: Issues and Controversies,

Trang 32

các quốc gia cần phải lựa chọn con đường nào để thành cơng trong q trình hịa

hợp này, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống kế toán thuộc về hay gần với nhóm

châu Âu lục địa? Câu hỏi này cũng là một câu hỏi lớn đặt ra cho Việt Nam trong

quá trình hội nhập với nên kinh tế thế giới

2.Phương hướng hòa nhộp với thơng lệ kế tốn quốc tế của Việt Nam

Xu thế hịa nhập với thơng lệ kế toán quốc tế - mà trong đó ảnh hưởng của kế toán Anglo-Saxon rất mạnh - là tất yếu và không thể né tránh Là một quốc gia có hệ thống kế toán rất gần với nhóm Châu Âu lục địa, Việt Nam cần phải làm gì

để thực hiện quá trình hội nhập này mà vẫn tôn trọng những đặc điểm trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của mình?

Dựa trên q trình phân tích trên, trong phạm vi hạn hẹp của một chuyên để, tác

giả cố gắng đưa ra một số nguyên tắc cần tơn trọng trong q trình Việt Nam hòa nhập với thông lệ quốc tế

Nguyên tắc thứ nhất : Không thể nhập khẩu lập tức và toàn bộ chuẩn mực

quốc tế về kế toán Điễểu này xuất phát từ những lý do sau:

- _ Với một nên kinh tế thị trường chưa phát triển với đặc điểm là thị trường vốn chứng khoán mới bước đầu hình thành, nguồn cung cấp tài chính chủ yếu từ

phía Nhà nước và Ngân hàng, việc áp dụng toàn bộ hệ thống các chuẩn mực

quốc tế về kế tốn để bảo đảm tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là chưa thực sự cần thiết

- Với đặc điểm là một đất nước có hệ thống pháp lý mà Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành và quản lý hệ thống kế toán, mặt khác hội

nghê nghiệp còn quá nhỏ bé, việc thiết lập một hệ thống chuẩn mực đặt nền

tẳng trên sự năng động và địa vị xã hội của hội nghề nghiệp là chưa thích hợp

trong giai đoạn này

- Với những đặc điểm của mơi trường văn hóa trong đó sự xét đốn nghề

nghiệp không được xem trọng bằng các quy định cụ thể về kế toán, nhiều khái niệm và yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về kế tốn khó vận dụng trong thực tiễn kế toán Việt Nam Cộng thêm những ảnh hưởng sâu sắc của thuế đến kế toán, nhiễu vấn để khó vượt qua để đạt được tính trung thực và

hợp lý của báo cáo tài chính

Trang 33

về kế toán tại Việt Nam là không thể thực hiện và chưa thật sự cần thiết xét trên yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam

Nguyên tắc thứ hai : Q trình hịa nhập với các thơng lệ kế tốn quốc tế của

Việt Nam gắn với quá trình phát triển nên kinh tế thị trường của Việt Nam

Những đặc điểm trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa của Việt Nam

là một trong những cẩn ngại trong quá trình đưa các chuẩn mực kế toán quốc tế

vào Việt Nam Tuy nhiên, tất cả những vấn để đó đều có thể biến đổi khi những điễu kiện kinh tế thay đổi Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thay đổi đã và sẽ diễn ra nhanh chóng trong nền kinh tế nước ta Những thay đổi sau đây sẽ ảnh hưởng đến hệ thống kế toán

Việt Nam:

Sự hình thành thị trường chứng khốn và q trình cổ phân hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam Quá trình này đã diễn ra khá chậm chạp trong những năm vừa qua nhưng Nhà nước Việt Nam ngày càng chứng tỏ quyết tâm thực

hiện chính sách này của mình Kết quả là vai trò của thơng tin tài chính ngày

càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư, điều này sẽ thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán vào Việt Nam

Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước làm giảm dần sự bao cấp của Nhà

nước và gánh nặng của Ngân hàng sẽ buộc các doanh nghiệp nhà nước phải chú trọng đến sự trình bày trung thực và hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính

Nguyên tắc thứ ba : Cần có những bước đi thích hợp trong q trình hồ

nhập với thơng lệ kế tốn quốc tế

Như vậy, quá trình hịa nhập vào thơng lệ kế toán quốc tế sẽ diễn ra tại Việt Nam phải đặt trên yêu câu phát triển nội tại của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên,

chúng ta luôn đứng trước sức ép rất lớn từ bên ngồi địi hỏi phải mau chóng hịa

nhập Để đáp ứng được yêu cầu này, chúng ta cần có một lộ trình bao gồm những bước đi thích hợp để thỏa mãn yêu cầu hòa nhập đồng thời bảo đảm được yêu cầu

quản lý doanh nghiệp của mình Có thể hình dung lộ trình này như sau :

e_ Hoàn thiện hệ thống kế toán hiện tại bao gồm việc ban hành Luật kế toán thay thế cho Pháp lệnh kế toán thống kê đã bộc lộ nhiều điểm không cịn thích hợp nữa Luật kế toán này sẽ xác lập những yêu cầu cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các tổ chức kế toán (chứng từ, sổ sách, báo cáo ), hệ thống các văn bản pháp quy về kế toán và trách nhiệm quyển hạn của các tổ chức liên quan (Bộ tài chính, Hội đồng kế toán quốc gia, Hội nghề nghiệp, doanh nghiệp ) Luật này sẽ là cơ sở điều chỉnh lại các văn bản dưới luật về lĩnh vực kế toán đang tổn tại hiện nay và cũng có nhiều tổn tại như Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, Điều lệ kế toán trưởng Luật kế toán sẽ khẳng định quan điểm của Việt Nam về các vấn để kế toán trong nên kinh tế thị

Trang 34

e_ Chuẩn bị cho việc ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam Trước mắt có thể

ban hành một chuẩn mực chung công bố những nguyên tắc cơ bản mà hệ

thống kế toán Việt Nam thừa nhận Đồng thời nghiên cứu và ban hành từng chuẩn mực cụ thể dựa trên các chuẩn mực quốc tế về kế toán Nguyên tắc là dựa trên các chuẩn mực quốc tế và chỉ điều chỉnh lại cho phù hợp với Việt Nam nếu thật sự cần thiết Quá trình lựa chọn các chuẩn mực sẽ đi từ cái dễ làm, thiết thực cho đến những cái khó triển khai hoặc chưa cân thiết

Lộ trình trên sẽ trải dài trong một số năm, tùy theo mức độ phát triển của nên kinh tế thị trường Việt Nam và khả năng nghiên cứu vận dụng của các nhà kế toán Việt Nam Trong thời gian này, cần có một số giải pháp bỗ trợ như :

1 _ Tăng cường công tác nghiên cứu và phổ biến về các chuẩn mực quốc tê về

kế toán Trong những năm qua, với sự giúp đỡ của chương trình EURO-

TAPVIET, nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý nhà nước cũng như thực

hành nghể nghiệp đã tiếp cận được với những kiến thức cơ bản về chuẩn mực quốc tể về kế toán Quá trình này cần được tiếp tục mở rộng trong phạm vi các

trường đại học, các viện nghiên cứu, Hội kế toán Việt Nam, các tổng công ty

2 Tăng cường vai trò của Hội nghề nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò

của các kiểm toán viên độc lập Lịch sử phát triển của chuẩn mực kế toán tại

nhiều quốc gia cho thấy vai trò rất lớn của các Hiệp hội kế toán viên công chứng 3 _ Ấp dụng song song các chuẩn mực kế toán trong một quốc gia Có nhiều kiểu cũng như mức độ thực hiện giải pháp này, nhưng tất cả đều dựa trên nguyên

tắc chung là tùy theo doanh nghiệp mà áp dụng chuẩn mực kế toán nào trong thời

kỳ mà hệ thống quốc gia cịn có khoảng cách khá xa đối với thông lệ quốc tế

Trước đây, Việt nam cũng đã sử dụng một dạng của giải pháp này là cho phép

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lựa chọn một hệ thống kế tốn khác ngồi hệ thống kế toán Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, Nghị

định 12/CP và thông tư 60 TC/CĐKT đã thu hẹp phạm vi này lại Dưới đây chúng ta xem xét một số dạng thực hiện giải pháp này:

- _ Ấp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán gần với Chuẩn mực quốc tế về

kế toán trong khu vực các doanh nghiệp có quy mô lớn (với một số tiêu

chuẩn do Nhà nước quy định như doanh thu, tài sản, nợ phải tra ) hoặc

các công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu rộng rãi Những doanh nghiệp

này cũng là đối tượng kiểm toán bắt buộc theo luật định

- _ Ấp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán gần với Chuẩn mực quốc tế về kế toán tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đây là cách làm của Trung quốc, một quốc gia có rất nhiều tương đồng với Việt Nam

trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa

Trang 35

toán trong nước và một bộ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế Đề nghị

này đã được đưa ra lần đầu tiên năm 1975 của Nhóm Nghiên cứu quốc tế của các nhà kế toán (Accountants' International Study Group - viết tắt

AISG), và hiện nay được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới” Cách làm này cũng đang được áp dụng tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam và không gặp vướng mắc gì về mặt luật pháp”

Việc sử dụng dạng nào trong ba dạng trên tùy theo yêu cầu va khả năng thực

hiện của từng thời kỳ

' Christopher Nobes và Robert Parker, Comparative International Accounting, Prentice Hall, 1995, trang 131

Trang 36

Bộ Tài chính và EURO-TAPVIET, Hội thảo về Kế toán các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngồi, TPHCM, tháng 5.1998

Bộ Tài chính và EURO-TAPVIET, Hội thảo về Chuẩn mực kế toán, Hà Nội, tháng

5.1999,

Christopher Nobes and Robert Parker, Comparative International Accounting, Prentice-

HalI,1995

International Accounting Standards Committee, International Accounting Standards

1998, IASC, 1998

Mark E Haskins, Kenneth R Ferris va Thomas I Selling, International Financial Reporting and Analysis, Irwin, 1996

Stephen A Zeff va Bala G Dharan, Readings and Notes on Financial Accounting: Issues and Controversies, McGraw-Hill, 1994,

Tổng cục Thống kê, Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở

SXKPD trên lãnh thổ Việt Nam, NXB Thống kê 1977

Ngày đăng: 06/04/2015, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w