1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGIỆM : Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi

20 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

Hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật, nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển trẻ em và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho trẻ. Bậc học giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Ở điều 19 luật giáo dục có nêu “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp1”Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, là tiền đề, là nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ.

Trang 1

Phòng giáo dục và đào tạo TP Lào Cai

Trờng mầm non hoa mai

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGIỆM

Đề tài: “Một số biện phỏp chỉ đạo giỏo viờn tổ chức hoạt động tạo hỡnh

nhằm phỏt triển khả năng sỏng tạo cho trẻ mẫu giỏo 5-6 tuổi ”.

Họ và tờn: Lờ Thị Liờn Hoa

Chức vụ: Hiệu trưởng

Năm học: 2011 - 2012

Trang 2

MỤC LỤC

2

2.1

2.2

2.3

2.4

Giải quyết vấn đề

Cơ sở lý luận của vấn đề

Thực trạng của vấn đề

Các biện pháp thực hiện

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm

4 - 17

4 - 5 5-5

6 - 16 16-17

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 3

“Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát

triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”.

1/ Lý do chọn đề tài

Hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật, nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển trẻ

em và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho trẻ

Bậc học giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người Ở điều 19 luật giáo dục có nêu “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm

mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp1”Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, là tiền đề, là nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ

Trên con đường giáo dục và phát triển một nhân cách toàn diện thì giáo dục thẩm mỹ là một phương tiện hết sức quan trọng Về bản chất giáo dục thẩm

mỹ là bồi dưỡng lòng khát khao đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa con người - xã hội - tự nhiên, nhằm nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo của con người, làm cho con người phát triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động

Trong thực tế chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hoạt động tạo hình đã được cải tiến về hình thức tổ chức, về phương pháp hướng dẫn xong trong quá trình chỉ đạo và tổ chức các hoạt động, tôi thấy giáo viên ít chú ý đến khả năng sáng tạo cho trẻ, trẻ thường bị đưa vào hoạt động một cách gò ép, áp đặt, sản phẩm tạo hình của trẻ còn rất đơn điệu mang tính khuân mẫu, khô khan,cứng nhắc gây cản trở cho sự phát triển cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, tính tích cực nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ

Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo

viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”.

2 Giải quyết vấn đề

Trang 4

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng.Trong hoạt động tạo hình trẻ có nhiều cơ hội để trẻ tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả giúp trẻ có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng,

từ đó xây dựng các biểu tượng Bởi vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: Óc quan sát, trí nhớ,tư duy,tưởng tượng Học tạo hình còn giúp cho trẻ biết cách xắp xếp các hình tượng tạo nên bức tranh theo đề tài hoặc theo ý thích và cách sắp xếp các hình, mảng, hoạ tiết, màu sắc, các hình cơ bản Cũng chính nhờ sự phát triển các kỹ năng mà các cơ bàn tay ngón tay của trẻ phát triển từ vụng về đến linh hoạt.Như vậy, hoạt động tạo hình có tác động hiệu quả đến việc phát triển thể chất cho trẻ

Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện cái ác Trong hoạt động, trẻ rèn luyện đức tính kiên trì, bền bỉ và thói quen làm việc có mục đích, trẻ biết đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác

Hơn nữa hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật cao,do vậy thông qua giờ hoạt động này đã phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mỹ

và bồi dưỡng cho các em những xúc cảm với cái đẹp

Như vậy hoạt động tạo hình có một vai trò rất quan trọng và có tác dụng

to lớn trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện ở tất cả các mặt: Thể chất, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, các em đang ở giai đoạn phát triển mạnh về tư duy, nhất là tư duy trực quan hình tượng,

tư duy trừu tượng cũng đang được hình thành và phát triển, trẻ thích xây dựng hình tượng theo ý bằng vốn kinh nghiệm đã có Nhà sư phạm cần tổ chức tất cả các quá trình mà nó gắn liền với việc xây dựng một hình tượng diễn cảm với sự tri giác thẩm mỹ, sự hình thành biểu tượng về những đặc điểm và hình dáng chung các vật với việc giáo dục khả năng tưởng tượng, sáng tạo trên cơ sở những biểu tượng sẵn có với việc nắm vững những tính chất diễn cảm của màu sắc, đường nét, hình dạng với việc thực hiện ý tưởng của mình vào vẽ, nặn, cắt dán Có như vậy mới phát triển hết các tiềm năng sáng tạo ở trẻ

Trang 5

2.2 Thực trạng của vấn đề

Hoạt động tạo hình là một trong những loại hình hoạt động nghệ thuật quan trọng được trẻ mầm non ưa thích Đây là một hoạt động rất lý thú và bổ ích, nó giúp trẻ dễ dàng hoà nhập, cảm nhận vẻ đẹp phong phú và đa dạng của thế giới xung quanh, rèn luyện phát triển cho trẻ khả năng sáng tạo ra cái đẹp và đặc biệt là hình thành bồi dưỡng cho trẻ các cảm xúc tình cảm, thẩm mỹ trí tuệ một yếu tố cơ bản trong việc hình thành nhân cách của trẻ

Trong quá trình chỉ đạo và thâm nhập thực tế qua các tiết dạy tôi thấy còn một số khó khăn:

Giáo viên chưa chú ý đến những sáng tạo của trẻ, còn gò ép trẻ bắt trẻ làm theo khuôn mẫu của cô, chưa quan tâm đầy đủ tới việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh,nhằm kích thích ở trẻ tính sáng tạo Chưa mạnh dạn lựa chọn những đề tài khó,đồ dùng cũng chưa phong phú về chủng loại, các chất liệu chủ yếu là những đồ bằng nhựa, đồ dùng mua sẵn, chưa biết tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, những nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm mang tính sáng tạo và đa dạng về vật mẫu, phong phú về chất liệu,chủng loại

Chất lượng tạo hình của các lớp thấp, trẻ thao tác còn chậm và chủ yếu thực hiện những đề tài đơn giản

Sản phẩm tạo hình của trẻ còn đơn điệu, chưa phong phú về thể loại

Diện tích khuôn viên của nhà trường chật hẹp, chưa có đủ các vườn cây, vườn hoa, vườn rau và các điều kiện khác để cho trẻ tham quan tích lũy kinh nghiệm

Từ những thực trạng như vậy để giúp cho trẻ phát triển tốt khả năng sáng tạo trong tạo hình các nhà sư phạm cần có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện giúp trẻ phát triển tài năng

2.3 Các biện pháp thực hiện

* Nhóm biện pháp thứ nhất: Nhóm các biện pháp “ tạo vốn”

Nhóm các biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích luỹ, làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh.Vốn cảm xúc ấn tượng, biểu tượng phong phú chính là nền tảng để phát triển những mầm

Trang 6

mống ban đầu của khả năng sáng tạo

- Chỉ đạo các giáo viên tăng cường tổ chức cho trẻ tiếp xúc, quan sát đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội

Trong quá trình quan sát tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ qua sát nắm bắt các đối tượng từ tổng thể đến chi tiết, phân tích đối chiếu tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng và cuối cùng là quan sát nắm bắt toàn bộ cấu trúc trong một chỉnh thể hoàn chỉnh

Khi cho trẻ quan sát các cô giáo cần đặt câu hỏi ( Tại sao? Để làm gì? Như thế nào? ) hệ thống câu hỏi luôn được điều chỉnh linh hoạt để giúp trẻ định hướng vào việc phát triển và phân tích những nét mới trong đối tượng miêu tả

Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích lũy làm giàu, có vốn biểu tượng về thế giới xung quanh từ tranh ảnh, băng hình, mô hình để trẻ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về nội dung, đối tượng mình cần miêu tả Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thế giới tự nhiên phong phú và đầy hấp dẫn qua các buổi dạo chơi, tham quan và các giờ hoạt động khác ngoài ra chúng tôi còn tổ chức các buổi quan sát đối tượng miêu tả với nhiều loại hình nghệ thuật khác

VD: Đối với bài vẽ trang trí hoa lá, tôi cho trẻ quan sát:

Ảnh hoa lá các loại Tranh nghệ thuật về hoa

Đồ gốm: bát đĩa gốm có trang trí các họa tiết về hoa

Đồ thủy tinh mỹ nghệ: Hoa bằng gỗ, nhựa, thủy tinh Bên cạnh đó tổ chức cho trẻ tham quan vườn trường, tiếp xúc với nhiều loại hoa, lá khác nhau kích thích hoạt động sáng tạo qua các câu hỏi đàm thoại

và những câu hỏi tập trung vào việc cho trẻ miêu tả bằng lời những đặc điểm cấu trúc, màu sắc của các loại hoa, lá trong vườn trường để trẻ ghi nhớ những nét đặc trưng của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưởng tượng tái tạo từ những gì đã quan sát, ghi nhớ, củng cố những biểu tượng vừa mới được hình thành, sau đó tổ chức cho trẻ vẽ trên sân trường những gì trẻ vừa tiếp thu được sau quá trình quan sát

Quá trình tri giác và đàm thoại, giáo viên cần sử dụng kết hợp các biện

Trang 7

pháp như dùng thơ, truyện, câu đố mượn những hình ảnh, lời nói sinh động để gợi cảm xúc tích cực, kích thích sự liên tưởng của trẻ

VD: Đọc thơ “ Hoa kết trái”

Hoa cà tim tím Hoa vừng nho nhỏ

Hoa mướp vàng vàng Hoa đỗ xinh xinh

Hoa lựu chói trang Hoa mận trắng tinh

Đỏ như đốm lửa Rung rinh trước gió

Hay kể các câu chuyện cổ tích: “ Sự tích hoa dâm bụt”; Sự tích hoa cúc trắng” Trẻ rất hứng thú khám phá về hoa từ những vần thơ, câu chuyện rất lạ, rất mới trong trí tưởng tượng sáng tạo và tư duy xúc cảm mà cũng thật gần gũi với trẻ

Sử dụng phương pháp chỉ dẫn nhằm giúp trẻ lĩnh hội các phương thức tạo hình cơ bản Nhờ sự chỉ dẫn mà giáo viên có thể tập cho trẻ sử dụng các dụng

cụ, vật liệu, chất liệu theo đúng cách, đồng thời tập cho trẻ sử dụng các phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình: Đường nét, màu sắc, hình dạng, bố cục để thể hiện hình tượng qua các hoạt động vẽ, nặn, cắt dán nâng dần độ khó và sử dụng linh hoạt các biện pháp giúp trẻ nhận thức ra các đặc điểm và mối quan hệ không gian giữa các bộ phận, các chi tiết của đối tượng và điều quan trọng hơn

cả là sự thay đổi hình dạng, kích thước của các bộ phận, chi tiết đó khi đối tượng chuyển động, hướng cho trẻ mô tả đối tượng ở các tư thế khác nhau: đứng, chạy, nằm và mối quan hệ không gian với nhau ( gần- to, xa- nhỏ, cao- thấp )Khuyến khích trẻ táo bạo trong tìm tòi các phương pháp miêu tả

VD: Với bài xé dán “Những con côn trùng mà cháu yêu thích” là một đề tài phức tạp, giáo viên để cho trẻ có được những hình ảnh sinh động về những con công trùng và ghi nhớ chúng, trước khi tổ chức tiết học cần tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về đề tài, khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá ra những nét riêng và độc đáo về hình dáng, đặc điểm của chúng

Để lôi cuốn trẻ vào hoạt động cần phải tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, có sự lựa chọn và thay đổi một số thủ thuật, biện pháp, điều này làm cho nhiệm vụ tạo hình trở nên dễ dàng hơn và trẻ nhanh chóng nắm bắt được phương thức miêu tả Việc chỉ dẫn cũng được dùng trong các trường hợp làm chính xác thêm trình tự của hành động, nhắc nhở, gợi ý trẻ nhớ lại những điều

Trang 8

đã quên, hoặc bổ xung các nội dung tạo hình nào đó Khi hướng dẫn cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng phù hợp với sự tiếp thu của trẻ, không cứng nhắc, không gò ép trẻ

Dùng hệ thống câu hỏi kích thích hoạt động của tư duy giúp trẻ sáng tạo Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực với đối tượng miêu tả

Để làm giàu ý tưởng tạo hình, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ, giáo viên

sử dụng vật mẫu là những đối tượng mới lạ hấp dẫn và có những nét độc đáo riêng, cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với đối tượng tạo hình trong cuộc sống xung quanh tạo môi trường thẩm mỹ cho trẻ, cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật như: Tranh, ảnh nghệ thuật,tranh dân gian, tượng đá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre ,nứa Đặc biệt là sử dụng vật thật,các đối tượng có trong môi trường tự nhiên như: cỏ cây, hoa lá, các con vật Việc cho trẻ tri giác các đối tượng trên sẽ giúp trẻ nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ về chất liệu, hình dáng mà còn về cách thể hiện

VD: Cho trẻ quan sát những con vật được làm bằng chất liệu tự nhiên như con trâu làm bằng lá bàng hay lá mít con chuồn chuồn được làm bằng tre

Khi cho trẻ tiếp xúc với đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ cần chú trọng tới lời nói sinh động, giàu tính hình tượng của

cô để giúp trẻ hình dung, dễ nhớ Lời nói sinh động của cô đã giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp phong phú đa dạng đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, giúp cho trí tưởng tượng của trẻ bay cao, bay xa hơn

VD: Trong bài nặn các con vật mà cháu yêu thích

Cô mượn hình ảnh, lời nói dí dỏm trong bài hát hoặc câu thơ như:

“ Con cua tám cẳng, hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang ở đường ” hay

“ Cái vòi đi trước, hai chân chước đi trước, hai chân sau đi sau, còn cái đuôi đi sau rốt ”

Trong phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo, việc yêu cầu trẻ quan sát tích luỹ biểu tượng đầy đủ chính xác là rất cần thiết nhưng không có nghĩa là bắt trẻ phải mô tả giống thật.Nếu tổ chức cho trẻ quan sát có mục đích các hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, nghiên cứu

Trang 9

đối tượng một cách sâu sắc sẽ tạo điều kiện cho các hình ảnh sáng tạo có tính nghệ thuật hình thành Các vật thật với đa dạng muôn màu muôn vẻ sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kết hợp giữa việc quan sát với sự miêu tả bằng từ ngữ có tính nghệ thuật và hoạt động của trẻ sẽ kích thích các cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên ,đất nước , con người tạo đà cho sáng tạo phát triển

* Nhóm biện pháp thứ 2

Nhóm các biện pháp giáo dục trẻ lòng say mê, sự ham thích và tình yêu đối với nghệ thuật tạo hình Để hình thành ở trẻ lòng mong muốn được tạo nên cái đẹp, có thể sử dụng các biện pháp sau:

Hướng dẫn giáo viên tăng cường cho trẻ làm quen tác phẩm nghệ thuật có

bố cục tương đối phức tạp,song các tác phẩm được lựa chọn phù hợp với nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ nhằm bồi dưỡng khả năng quan sát mang tính nghệ thuật, tạo ấn tượng cảm xúc phong phú, sự thể hiện đa dạng các sự vật hiện tượng Trẻ được làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong các buổi dạo chơi, tham quan hoạt động vui chơi, ngày lễ, ngày hội

Giáo dục cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm thụ, sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích

Động viên trẻ tích cực phát huy khả năng độc lập quan sát đã được bồi dưỡng ở giai đoạn trước, tăng cường củng cố và bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo

Kích thích trẻ vận dụng những kinh nghiệm riêng, vốn biểu tượng tạo hình đã có vào những tình huống mới, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ

Tích cực khơi gợi cảm xúc của trẻ qua những bài thơ, bài hát, câu chuyện

cổ tích, câu đố khích lệ động viên trẻ tìm kiếm phương thức miêu tả

VD: Tiết học “ Vẽ về câu chuyện cổ tích mà cháu thích” Khi cho trẻ quan sát, đàm thoại vật mẫu cô hướng dẫn trẻ quan sát ở nhiều góc độ khác nhau: như trực diện, quan sát từ trên xuống, quan sát theo góc trái, phải của đối tượng

Bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi sự thích thú tạo điều kiện cho trẻ hoạt động

Tránh tình trạng gò ép trẻ theo khuôn mẫu

Trang 10

VD: Bài vẽ theo mẫu “ Chân dung cô giáo” cô vẽ áo màu đỏ không bắt buộc trẻ phải tô màu áo giống cô mà trẻ có thể sáng tạo vẽ và tô mầu áo màu vàng, cài lơ

Hãy khuyến khích trẻ thử những cách thức mới lạ để tạo ra một điều gì

đó Ngay cả khi trẻ tham gia làm thủ công cũng cần phải khuyến khích trẻ tạo ra

1 sản phẩm thật riêng biệt, đối với trẻ chẳng có gì là đúng hay sai trong sáng tạo, tạo hình cả

VD: Vẽ thuyền trên biển

Cô bật nhạc lên và khuyến khích trẻ vẽ theo cảm xúc mà nhạc mang lại như vẽ những gợn sóng, những tia nắng cùng lúc với nhạc sẽ thúc đẩy sự phát triển của não bộ, tất cả những sáng tạo và hứng thú này sẽ là động lực để trẻ khám phá khoa học và thế giới xung quanh

Người ta không thể có sáng tạo nghệ thuật nếu như không có tình yêu, niềm đam mê lớn lao đối với nghệ thuật vì vậy đây là một biện pháp hết sức quan trọng đối với việc phát triển sáng tạo Trong quá trình cung cấp các biểu tượng, giáo viên giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những điểm chung, điểm riêng của sự vật, hiện tượng, cần giáo dục cho trẻ cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích vì trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết của mình,tự tiếp thu, tự tìm hiểu và phát hiện ra những điều lý thú, mới mẻ Muốn vậy giáo viên phải kích thích gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động Khi trẻ thích thú, say mê thì chất lượng sản phẩm hoạt động nghệ thuật mới được nâng cao và khả năng sáng tạo nghệ thuật sẽ phát triển

Trong khi hướng dẫn trẻ vẽ, nặn,cắt dán giáo viên sử dụng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu có tính hình tượng và dí dỏm cùng với điệu bộ, cử chỉ nét mặt nhằm gây cảm xúc và khơi gợi lòng ham thích hoạt động tạo hình cho trẻ để khi hoạt động trẻ thấy thoải mái tự tin hơn như chính mình là người “nghệ sĩ”đang tham gia vào việc tạo ra các “ tác phẩm” nghệ thuật Các kỹ năng tạo hình thường được trẻ thao tác nhờ có cảm xúc tích cực như: Khả năng sử dụng màu sắc để phản ánh cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay một đối tượng sự vật nào đó.Kỹ năng thực hành của trẻ chỉ có được khi có sự kích thích của hứng thú vì vậy cần rèn luyện các kỹ năng cho trẻ giúp trẻ linh hoạt trong hoạt động

Ngày đăng: 06/04/2015, 13:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6/ Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề “ Hoạt động tạo hình bậc học mầm non” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động tạo hình bậc học mầm non
2/ Ngô Công Hoàn. Tâm lý học trẻ em ,Cao đẳng sư phạm mẫu giáo trung ương Khác
3/ Phan Việt Hoa. Tiếp xúc với cuộc sống xung quanh là con đường làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi Khác
4/ Nguyễn Thị Hồng Phương. Vẽ và phương pháp dạy vẽ. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1998 - 2000 Khác
5/ Lê Thanh Thuỷ. Nghiên cứu mối quan hệ tích cực nhận thức và phát triển tính sáng tạo trong hoạt động của trẻ mẫu giáo. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6 - 1992 Khác
7/ Nguyễn Huy Tú. Tâm lý học sáng tạo. Viện khoa học giáo dục, 1996 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w