Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Yên Lạc, đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG
TRƯỜNG MẦM NON
Trang 2MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài……….2
2 Mục đích của đề tài……… ……….3
3 Bản chất của đề tài……… ……… 3
4.Đối tượng nghiên cứu……… 3
5.Phương pháp nghiên cứu……….3
6.Giới hạn của đối tượng nghiên cứu……….4
7.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu……….4
PHẦN II NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận 1.1.Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non……… 4
1.2 Kỹ năng của trẻ mầm non……… ……4
1.3 Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mâm non……….5
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1 Thuân lợi……… 6
2.2 Khó khăn……….6
2.3 Kết quả khảo sát……… 7
3 Biện pháp thực hiện 3.1 Công tác xã hội hoá……….7
3.2 Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường…… 8 - 9 3.3 Chỉ đạo giáo viên thực hiện GDBVMT……… 10-17 3.4 Xây dựng cảnh quan lớp học………18
3.5 Tạo cảnh quan môi trường ngoài lớp học……….18
4 Kết quả đạt được……… …….19
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận……… …… 20
2.Một số ý kiến đề xuất……… …….20-22 Tài liệu tham khảo……… 26
Trang 3SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, của con người Bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường luôn đi song hành với nhau, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất nhiếu năm nay, với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường Hiện nay ở Việt Nam môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề do dân số tăng quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu, đô thị hóa ở các nơi, khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử
lý tốt Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu
Trong những năm qua, thực hiện quyết định số 1363/ QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Mà giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí vô cùng quan trọng mà giáo dục mầm non lại
là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng của cuộc đời mỗi con người Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung Nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội để hình thành ở các lứa tuổi sau AS Makarenco đã viết: “ Những cơ sở căn bản của việc giáo dục con người đã được hình thành trước 5 tuổi Những điều dạy cho trẻ
Trang 4trong thời kỳ này chiếm 90% tiến trình giáo dục của cuộc đời Về sau việc giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng đó là lúc hái hoa nếm quả, còn những nụ hoa đã được vun trồng ngay trong 5 năm đầu tiên” Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được giáo dục cho mọi người và bắt đầu ngay từ tuổi mầm non Muốn đạt được mục đích đó trước hết cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ thực trạng của môi trường hiện nay và bồi dưỡng một số biện pháp cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường
Vì vậy tôi chọn là đề tài khoa học “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực
hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non”
để nghiên cứu và ứng dụng trong trường mầm non Yên Lạc
2 Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác giáo dục bảo
vệ môi trường trong trường mầm non Yên Lạc, đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
3 Bản chất của đề tài:
Với vai trò là người cán bộ quản lý, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi bồi dưỡng kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho cho đội ngũ giáo viên
4 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ trong trường mầm non
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này
Trang 5- Phương pháp thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra kiểm tra
+ Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản
thân và đồng nghiệp
6 Giới hạn về không gian của đề tài nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và áp dụng tại trường mầm non Yên
Lạc- Huyện Yên Lạc- Tỉnh Vĩnh Phúc
7 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và áp dụng trong năm học 2012-2013 tại
trường mầm non Yên Lạc
PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
1.1.Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non:
Trẻ em trong độ tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với thiên nhiên
và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp, thói quen, thái
độ ứng xử có văn hoá, gần gũi với môi trường sống xung quanh, đó là yếu tố thuận
lợi cho giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.Kỹ năng của trẻ mầm non:
Trẻ em trong độ tuổi mầm non có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng ban đầu đơn giản, với cách dạy học phù hợp tâm lý, nhận thức của
các em Những khả năng đặc trưng đó là:
- Quan sát, phân tích, so sánh, phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng
gần gũi xung quanh theo các dấu hiêụ màu sắc, hình dạng, kích thước, tiếng kêu,
thức ăn, nơi sống( nếu là con vật)
Trang 6- Nhận biết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa động vật và thực vật và điều kiện sống của chúng
- Phát triển mạnh các giác quan và rất nhạy cảm
- Nhận ra được các quan hệ trong không gian và thời gian nhưng còn hạn chế
- Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn
- Thích tìm hiểu khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội xung quanh
- Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội là tri thức tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một cách
tự nhiên Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè
- Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường
- Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp, cộng đồng
1.3.Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
- Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng
và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Vì vậy, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, đáp ứng được tính to mò nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ Qua đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường, yêu quý, tôn trọng môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện môi trường Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là chúng ta đã trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là
Trang 7hành trang theo các em suốt cuộc đời Đó chính là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi trường của chúng ta mãi mãi xanh tươi
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.1.Thuận lợi:
- Trường mầm non Yên Lạc nằm giữa trung tâm huyện Yên Lạc, đây là nơi phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá Đặc biệt trẻ em được quan tâm, và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được đến trường mầm non
- Nhà trường được xây dựng khang trang đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, có nhà vệ sinh khép kín, có đủ nước sạch để phục vụ cho hoạt động hàng ngày của cô và trẻ
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc, sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Yên Lạc, sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc
- Đội ngũ giảo viên trẻ nhiệt tình tâm huyết với nghề
- Trường có 11 lớp 356 học sinh, được phân chia theo từng độ tuổi phù hợp với chương trình giáo dục mầm non do bộ ban hành
2.2.Khó khăn:
- Kinh phí đàu tư để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn hẹp
- Hai phòng học cấp 4 diện tích còn hẹp ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ
- Nhận thức của một số phụ huynh chưa đầy đủ nên việc vận động ủng hộ kinh phí phục vụ công tác giáo dục bảo vệ môi trường còn gặp khó khăn
- Trẻ mầm non còn nhỏ chóng nhớ mau quên nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải thưòng xuyên liên tục
- Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nắm chắc về nội dung, phương pháp, hình thức nên còn hạn chế trong công tác giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường
Trang 82.3 Khảo sát đầu năm về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường:
- Họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để quán triệt kế hoạch bảo
vệ môi trường Các đoàn thể và giáo viên đã thảo luận sâu sắc vào kế hoạch của trường và đưa yêu cầu, nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường vào kế hoạch công tác năm, tháng của tổ chuyên môn và cá nhân
- Tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh về nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua những bài viết tuyên truyền của đội ngũ giáo
Trang 9viên, tuyên truyền bằng bản tin, tranh treo trên tường, những nơi gần đường đi lại
để phụ huynh dễ quan sát
- Tuyên truyền bằng hình thức giới thiệu sản phẩm của các cháu như: Vẽ nặn, viết chữ đẹp, những đồ chơi đơn giản do các bé tự làm vì vậycho cha mẹ rất phấn khởi khi đưa con đến trường
- Thời gian tuyên truyền là cả một năm học
Kết quả: Nhận thức của nhân dân, của phụ huynh được nâng lên rõ rệt,đã cải thiện được cơ sở vật chất, những đồ dùng thiết thực cho học sinh: ti vi, đầu đĩa, đệm ấm cho trẻ …
3.2 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh tăng cường nguyên liệu vật liệu cho từng chủ điểm
- Câu nói của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “ dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng song” Biết vận dụng được điều đó trong thực tiễn chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường sẽ đạt được kết quả như mong đợi Phụ huynh học sinh là một lực lượng gắn bó mật thiết trong giáo dục mầm non Họ là người hàng ngày đưa đón trẻ tới trường, họ thường xuyên được nhìn thấy công việc làm của cán bộ giáo viên mầm non Chính vì vậy tôi đã triển khai và tích cực phối hợp với phụ huynh cùng tham gia vào sưu tầm và bổ sung một số nguyên liệu, vật liệu sẵn có của địa phương vào làm các đồ dùng học tập cũng như
đồ chơi cho trẻ theo các chủ đề của năm học Vì thế giáo viên đã có đầy đủ nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tận dụng được các nguyên liệu thiên nhiên, đồ dùng phong phú đa dạng và nhiều chủng loại
- Tôi đã lập kế hoạch kết hợp cùng với nhà trường tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi Thành viên ban giám khảo là đại diện phụ huynh học sinh Qua hội thi đó giúp phụ huynh hiểu được việc làm của đội ngũ giáo viên, bằng đôi tay khéo léo các cô đã tạo ra hàng ngàn dồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà phụ huynh
Trang 10cũng vô cùng thích thú Qua đó đã tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường nhờ đó công tác giáo dục bảo vệ môi trường được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ
- Ban giám hiệu phổ biến nội dung tiêu chí của công tác giáo dục bảo vệ môi trường để phụ huynh cùng bàn bạc, xem nội dung nào làm trước nội dung nào làm sau: ví dụ trồng cây bóng mát trong trường, cải tạo công trình vệ sinh, hợp đồng chuyển rác thải và đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tạo đất để làm vườn rau cho nhà trường, ủng hộ chậu hoa cây cảnh
- Tổ chức thi chơi trò chơi dân gian, hát dân ca, đối tượng dự thi là cô giáo, học sinh và phụ huynh cùng kết hợp thi
- Chủ động vận động phụ huynh sưu tầm cung cấp thêm một số trò chơi dân gian bài hát dân ca có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để cung cấp thêm cho thư viện của mỗi nhóm lớp
- Vận động phụ huynh cùng kết hợp với nhà trường hường dẫn trẻ làm một
số thí nghiệm nhỏ trong gia đình như: sưu tầm hột hạt để làm thí nghiệm gieo hạt, cho trẻ quan sát quá trình phát triển của cây lớn lên như thế nào cùng với trẻ, trẻ rất vui khi được cùng mẹ tham gia khám phá điều diệu kỳ và cũng là trả lời câu hỏi của trẻ vì sao, tại sao…, đồng thời cha mẹ sưu tầm các tranh ảnh hột hạt, vật liệu sẵn có, vật thật có nội dung hình ảnh về các loại cây xanh đóng góp cho trẻ ở lớp để môi trường học tập cho trẻ thêm sinh động hơn, đẹp hơn, cảnh quan lớp học sẽ vui tươi hơn tạo bầu không khí ấm cúng thân thiện, bởi trẻ biết hình ảnh đó có sự đóng góp của cha mẹ, người thân vào đây, trẻ sẽ tích cực học tập và hăng say tham gia vào các hoạt động nhiều hơn, điều đó sẽ đem lại cho trẻ chất lượng giáo dục hiệu quả Điều đặc biệt ở đây là giúp trẻ tiếp cận với chủ đề bằng thực tế đó là “trăm nghe không bằng một thấy”
- Đối với phụ huynh sẽ là ấn tượng sâu sắc trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, phụ huynh thông cảm, giúp đỡ nhà trường, chia sẻ khó khăn để giúp trẻ cùng tiến bộ, tạo một
Trang 11sự đồng thuận, lòng tin trong giáo dục, một môi truờng an toàn để trẻ phát huy năng lực năng khiếu phát triển mọi mặt về: Đức- Trí- Thể- Mỹ và tình cảm xã hội
- Sự phối hợp với phụ huynh đã đạt được hiệu quả trong phong trào giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, đó là sự đoàn kết giữa phụ huynh và giáo viên với nhà trường, sự cởi mở thân thiện, sự đóng góp đầu tư thêm kinh phí
để môi trường học tập của các cháu ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại đẹp mắt
và hấp dẫn trẻ
- Một năm mới lại về, hy vọng một sự chung tay đoàn kết giữa phụ huynh
và nhà trường, tạo cảnh quan môi trường xanh,sạch, đẹp, để cho các bé mỗi ngày đến trường là một ngày vui
3.3 Chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong trường mầm non
* Bồi dưỡng các chỉ thi của cấp trên về công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non như:
- Quyết định 1363/2001/QĐ – TTG về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Các chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm của ngành mầm non đối với công tác giáo dục bảo vệ môi trườmg… và các công văn hướng dẫn của sở giáo dục và phòng giáo dục để giáo viên hiểu rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng và những nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
- Trên cơ sở của những yêu cầu mang tính pháp lý đó, công tác giáo dục trẻ mầm non đều chứa đựng mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường, nên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình chăm sóc này sẽ mang tính khả thi.Tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện tích hợp nội dung bảo vệ môi trường lồng ghép vào các chủ đề như sau:
+ Cần lựa chọn vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thích hợp với thực tế + Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể vừa sức với trẻ
Trang 12+ Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thiết thực với trẻ
+ Ví dụ cụ thể về lập kế hoạch hoạt động thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non lồng ghép vào các chủ đề trong năm học như sau:
a Lựa chọn chủ đề: “ Thế giới động vật”
b.Xác định mục tiêu của bài học
Thông qua chủ đề trẻ biết:
- Động vật sống trong môi trường cần thức ăn nước uống và chúng gắn bó với môi trường
- Mối quan hệ đơn giản giữa động vật với con người và môi trường Biết những hành động tốt xấu của con người trong việc bảo vệ động vật Biết lợi ích và tác hại của động vật
- Yêu quý gần gũi với vật nuôi, cho chúng ăn uống Biết cách phòng trừ một
số vật có hại như : Ruồi, muỗi …
c Xác định nội dung của bài học
- Các con vật gần gũi với trẻ, sống trong môi trường xung quanh trẻ
- Điều kiện cần thiết để chúng sống: Đất, nước, thức ăn,…
- Quan hệ của chúng với con người có ích, có hại
- Tác động của con người đối với các động vật: Chăm sóc, tiêu diệt