1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Quản lý công Vấn đề cải cách của khu vực công

60 1,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Tăng quyền tự quản cho chính quyền địa phương Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp chính quyền lànhiệm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Tiểu luận môn Quản lý công

Vấn đề cải cách của khu vực công

Trang 2

Danh sách nhóm 8

1 Nguyễn Văn Chiến 25/10/1985

2 Nguyễn Văn Chiến 16/12/1965

4 Phạm Thị Minh Hiếu 07/11/1983

7 Nguyễn Hoàng Long 24/09/1981

Trang 3

8.1 Khu vực công trong một thế giới đang thay đổi

8.1.1 Những thay đổi địa-chính trị

Học viện Nghiên cứu Cao cấp về Quốc tế và Phát triển tại Geneva(Thụy Sĩ) cho biết trong năm 2010, trật tự thế giới được coi như trật tự đacực bấp bênh, do sự tách biệt giữa yếu tố địa chính trị và địa kinh tế

Thực vậy, nếu như Mỹ vẫn được coi là cường quốc có ưu thế về địachính trị và đặc biệt là yếu tố quân sự thì nước này lại mất đi rất nhiều khảnăng kiểm soát trong lĩnh vực địa kinh tế của thế giới

Trong năm 2010, sức mạnh kinh tế và tài chính của các quốc gia mớinổi đã gia tăng đáng kể Khái niệm "quốc gia mới nổi" đã từng được sử dụngtrong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia Trong những năm 1980, thế

hệ đầu tiên của các nền kinh tế mới nổi (các nước công nghiệp hóa mới, các

"con rồng châu Á" và các "con hổ châu Á") đã từng đẩy lùi các quốc gia sảnxuất vải và thép châu Âu và Bắc Mỹ khỏi trung tâm kinh tế chính trị quốc tế

Sang đầu thế kỷ 21, "thế hệ thứ 2 của các cường quốc mới nổi" (đặcbiệt là Nam Phi, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, một phần nào là Thổ NhĩKỳ) đang quyết tâm thiết lập sự thay đổi về các mối quan hệ chính trị trênthế giới theo hướng cân bằng Theo quan điểm của Braxin, liên minh giữacác quốc gia trên thế giới hiện nay đòi hỏi phải có các luật lệ quốc tế côngbằng và minh bạch làm nền tảng cho một trật tự thế giới ít bị bất đối xứng

Đòi hỏi mới này của Braxin nhận được sự ủng hộ của tất cả các nhàngoại giao thuộc các quốc gia mới nổi Bởi theo họ, yêu cầu này của Braxincho thấy cam kết rõ ràng đối với các giá trị và tiêu chuẩn của các thể chế dânchủ quốc tế Theo các chuyên gia, đây không phải là sự chuyển đổi triệt đểtrật tự thế giới mà chỉ là cải cách nó cho phù hợp với thực tế kinh tế và chínhtrị mới của thế giới

Trang 4

Mặc dù còn có những khác biệt lớn nhưng Nam Phi, Braxin, TrungQuốc, Ấn Độ và Nga cũng có những điểm chung: Đó là khả năng về kinh tế,chính trị và quân sự vượt trội so với phần lớn các quốc gia phương Namkhác (các quốc gia đang phát triển); khả năng ảnh hưởng tới vấn đề kiểmsoát trật tự quốc tế ở tầm khu vực và thế giới

Bởi vậy, những nước này cũng đã bắt đầu tăng cường trao đổi hợptác nhằm thực hiện quyết tâm chung là cân bằng lại trật tự thế giới Nga vàTrung Quốc cùng phối hợp với nhau trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải(SCO, thành lập năm 2001) và cùng thực hiện các cuộc tập trận chung.Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đã thông báo thành lập Ngân hàng LiênKhu vực về Phát triển vào tháng 4/2010 tại Hội nghị thượng đỉnh nhómBRIC (gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) ở Braxilia (Braxin)

Sự phát triển của Nhóm Cairns (gồm 19 quốc gia xuất khẩu sảnphẩm nông nghiệp) và sự ra đời của Nhóm G-20 (gồm 20 nền kinh tế pháttriển và mới nổi) cho thấy sự nổi lên về vai trò của các quốc gia phươngNam (đặc biệt là Braxin, Ấn Độ và Nam Phi) trong thương mại quốc tế hiệnnay Braxin đã tố cáo sự bị động của nhóm Cairns dưới sự dẫn dắt củaÔxtrâylia trước quan điểm bảo hộ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tronglĩnh vực nông nghiệp Mặc dù còn những khác biệt giữa các quốc gia thànhviên, G-20 vẫn là một liên minh chính trị nhằm cải cách thể chế thương mạiquốc tế và tăng cường thương mại quốc tế giữa các quốc gia phương Nam.Chiến lược liên minh này là nhằm tiếp cận các thủ tục đã được thực hiện tại

Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO)

Braxin, Ấn Độ và Nam Phi đã khuếch trương chủ nghĩa khu vựcthông qua Diễn đàn IBAS (Diễn đàn đối thoại Ấn Độ, Braxin và Nam Phiđược thành lập năm 2003) nhằm tác động vào thực trạng địa chính trị quốc

Trang 5

tế theo hướng có lợi cho họ Những nước này cũng thể hiện một tư thế tíchcực và khẳng định hơn trên trường quốc tế, đồng thời phát triển mối quan hệsong phương trong khối IBAS là một liên minh chính trị gắn với chiến lượcđấu tranh chống nghèo đói và cải cách các thể chế quốc tế

IBAS cũng đã đề xuất cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì cơquan này không nhằm vào vấn đề dân chủ hóa tiến trình đưa ra quyết định ởcấp quốc tế mà chỉ đơn giản thừa nhận sự khác biệt giữa các quốc giaphương Nam và thể chế hóa sự khác biệt này Về vấn đề an ninh, kế hoạchhành động IBAS-2004 dự kiến liên kết thực hiện các cuộc tập trận chung,tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình, đấu tranh chống buôn lậu ma túy

và vũ khí, cũng như đấu tranh chống buôn lậu các hóa chất độc hại tại khuvực Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương

Tóm lại, với những ưu thế mới về kinh tế, những quyết tâm chính trị

và các nỗ lực cố kết về chính trị và ngoại giao, các quốc gia mới nổi đangtìm cách điều chỉnh lại quyền lực chính trị trên thế giới theo hướng để thếgiới thừa nhận tầm ảnh hưởng khu vực của họ và đảm bảo sự bình đẳngtrong các tổ chức quốc tế

8.1.2 Những thay đổi quan hệ kinh tế

Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi đang tạo ranhững biến chuyển đáng kể thay đổi trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu Mộtthế giới đa cực đang được hình thành

Trong những thập kỉ trước, Mãn Châu Lý, thị trấn Trung Quốc nằmdọc biên giới hẻo lánh với Nga, là một trong những nơi chịu ảnh hưởngnhiều nhất của chiến tranh lạnh Mãn Châu Lý không hề có các hoạt độnggiao thương với Nga Mọi chuyện thay đổi sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ

và biên giới hai nước mở ra Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Nga vàTrung Quốc đạt 55 tỷ USD, tăng gấp bảy lần so với năm 2000 Giá trị hàng

Trang 6

hóa qua cửa khẩu Mãn Châu Lý đạt 9,8 tỷ USD, gấp đôi so với 5 năm trước.Dân số nơi đây cũng tăng đáng kể, từ 15.000 vào thời kỳ kết thúc Chiếntranh Lạnh và nay là 300.000

Câu chuyện thành công của Mãn Châu Lý không phải là cá biệt ởnhững nền kinh tế mới nổi Dòng chảy về hàng hóa, con người và vốn giữacác nền kinh tế đang phát triển càng ngày càng giúp các nước này đẩy mạnh

về nguồn xuất khẩu, việc làm và tài chính Hiện nay, xu hướng chung củacác nền kinh tế này là càng tránh lệ thuộc vào thị trường tiêu dùng phươngTây càng tốt Điều này có thể định hình lại nền kinh tế thế giới

Việc tăng cường quan hệ giữa các nước mới nổi lên có thể là điềucần thiết khi mà kinh tế toàn cầu đang tìm một hướng đi để thoát khỏi cuộcđại suy thoái Đây cũng chính là chủ đề nóng nhất tại Hội nghị cấp cao hợptác kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) đang diễn ra tại Hawaii Sựliên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế mới nổi lên đang làm thayđổi vai trò của Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo ra những liên minh chínhtrị mới cũng như làm dấy lên sự cạnh tranh vùng lãnh thổ và chính trị mới.Stephen King, chuyên gia kinh tế của ngân hàng HSBC cho rằng dòng chảythương mại và vốn giữa các vùng kinh tế mới nổi lên của thế giới như châu

Á, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latin có thể tăng lên 10 lần trong hơn

Trang 7

đó, tổng thống Barack Obama công du tới Ấn Độ và hai bên đạt được mộtthỏa thuận thương mại chỉ 10 tỷ USD

Thị trường xuất khẩu của Ấn Độ và Brazil giờ đây là các nền kinh tếmới đồng minh chứ không phải là các nước phát triển Thay thế sự thống trịnhiều năm của Mỹ ở thị trường Mỹ Latin, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu

tư nước ngoài lớn nhất của Brazil Năm 2010, tập đoàn dầu khí quốc doanhCNOOC của Trung Quốc đã đầu tư hơn 3 tỷ USD vào công ty năng lượngBridas, trở thành thương vụ đầu tư lớn nhất trong năm của Argentina Nămngoái, Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới của Nga chọn niêm yết tạiHong Kong thay vì London hay New York

Sự tăng cường giao thương và đầu tư giữa các nước mới nổi lên

đã làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế thế giới vốn tồn tại trong vài thập kỷ.Mặc dù vậy, mối quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia đang phát triểnthường tạo ra rào cản đối với sự phát triển quan hệ thương mại, mà xung độtbiên giới giữa Nga và Trung Quốc đã khiến giao thương buôn bán ở MãnChâu Lý tê liệt nhiều năm là một ví dụ

Mô hình kinh tế thế giới thay đổi sau khi Trung Quốc tham gia cuộcchơi toàn cầu hóa những năm 80 Các nhà máy ở Thâm Quyến và ThượngHải trở thành trung tâm của mạng lưới “sản xuất không biên giới” đối vớicác loại hàng hóa như TV, điện thoại di động và nhiều mặt hàng khác Môhình phát triển kiểu các công ty ở các quốc gia mới nổi liên minh bán sảnphẩm cho chính người tiêu dùng của họ thúc đẩy mạnh thương mại trongkhu vực càng ngày càng phổ biến Chẳng hạn, vào cuối năm 2010, trao đổithương mại và hợp tác phát triển kinh tế của châu Á và châu Mỹ Latin đãtăng bẩy lần trong 10 năm qua, đạt 268 tỷ USD

Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu

và đối tác mới đã tăng cường sự hiện diện ở châu Phi Kim ngạch thương

Trang 8

mại giữa Ấn Độ và châu Phi tăng đột biến từ 1 tỷ USD năm 2001 vượt lên

50 tỷ USD năm 2010 Một chuyên gia trong lĩnh vực hội nhập kinh tế củaNgân hàng phát triển châu Á tại Philippines nói rằng mối quan hệ của các thịtrường mới nổi lên này đang tạo ra “trụ cột thứ ba” của nền kinh tế thế giới,bên cạnh hai trụ cột khác là Mỹ và châu Âu

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế mới càng quantrọng bao nhiêu thì vị thế của Mỹ và châu Âu đối với nền kinh tế toàn cầu lạicàng giảm bấy nhiêu Trong khi các nền kinh tế phương Tây oằn mình gánhnhững khoản nợ chồng chất cũng như nạn thất nghiệp cao thì Trung Quốc,

Ấn Độ và các nền kinh tế mới khác lại nhẹ nhàng vượt qua suy thoái

Không chỉ gắn kết về mặt kinh tế, các nước này đang cùng nhau chia

sẻ những lợi ích chính trị Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu tổchức các hội nghị thượng đỉnh về việc cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu,nhắm đến việc thay đổi trật tự kinh tế thế giới Chẳng hạn, Trung Quốc vàNga là hai nước đi đầu trong việc thay thế đồng đôla Mỹ vốn là đồng tiềnđược dự trữ nhiều nhất thế giới Ông King, chuyên gia kinh tế của HSBC,nhận định rằng nếu như mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nền kinh

tế mới nổi lên tiếp tục phát triển thì đồng nghĩa với việc “vị thế kinh tế cũngnhư chính trị của Mỹ và châu Âu sẽ bị suy giảm.”

Rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn cũng đang tìm kiếm cơ hội mới ở cácđồng minh mới nổi lên như họ Các công ty có thương hiệu ít được biết đến

ở những thị trường các nước phát triển nhưng lại thành công ở thị trườngđang nổi lên Doanh thu của nhà sản xuất điện thoại di động G’Five củaTrung Quốc đã tăng 75% năm ngoái tại thị trường Ấn Độ Chery, nhà sảnxuất ô tô lớn nhất của Trung Quốc, từng phải vật lộn với thị trường cạnhtranh ở Mỹ, lại ăn lên làm ra ở thị trường mới nổi lên Hiện Chery có 16 nhà

Trang 9

máy đang hoạt động và một số khác đang được xây dựng ở các nước nhưNga, Ai Cập, Iran, Indonesia và Brazil

Không ai có thể đảm bảo việc hội nhập của các nước thuộc thế giớimới nổi liệu có bền hay không Bởi vì thực tế việc đầu tư trong khối này vẫncòn vấp phải nhiều trở ngại Chẳng hạn như ở các nước đang phát triểnchính sách về thuế cao hơn và dòng vốn bị giới hạn một cách cứng nhắc hơn

so với ở các nước phát triển Ngoài ra, hệ thống đường sá, mạng lưới vậnchuyển hàng hóa chậm và chi phí đắt đỏ hơn so với các nước phát triển Mặc

dù sự tăng trưởng đáng kinh ngạc nhưng kim ngạch thương mại giữa TrungQuốc và Ấn Độ chỉ bằng một phần sáu của kim ngạch giữa Trung Quốc và

Mỹ Những căng thẳng về chính trị kéo dài cũng có thể bùng phát và ảnhhưởng xấu đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong tương lai

Ở Mãn Châu Lý, có sự khác nhau đáng kể giữa tiềm năng thươngmại của Nga cũng như thực tế giao thương diễn ra tại đây "Các quan chứcNga thường không mấy mặn mà với việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế",chủ tịch vùng kinh tế Mãn Châu Lý, ông Li Yongsheng, nói "Các cán bộTrung Quốc hy sinh những ngày nghỉ để làm việc vì mục tiêu phát triển thìcác quan chức Nga lại không bao giờ làm việc quá giờ"

Các nỗ lực nhằm dỡ bỏ rào cản thương mại vẫn được các nước đangphát triển thúc đẩy Từ năm 2004, các nước phát triển châu Á và châu MỹLatin đã ký kết 13 thỏa thuận về tự do thương mại Thủ tướng Nga VladimirPutin gần đây cũng đưa ra sáng kiến thiết lập khu vực tự do thương mại

“liên minh Á-Âu” Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng 10 của thủtướng Putin, Nga và Trung Quốc đã lập một quỹ liên kết trị giá 4 tỷ USDnhằm thúc đẩy đầu tư giữa hai nước

Nhưng khi mà một số rào cản thương mại được dỡ bỏ thì có nhữngkhó khăn mới lại xuất hiện Các quan chức Brazil và Ấn Độ phàn nàn về

Trang 10

việc Trung Quốc duy trì giá trị đồng nhân dân tệ thấp hơn thực tế bằng cáchtrợ giá cho hàng hóa, gây cản trở xuất khẩu vào những nước này Phản ứngđối với Trung Quốc lan rộng từ Brazil đến Zambia về việc các nhà đầu tưTrung Quốc đã giành được những hợp đồng đầu tư béo bở nhưng không táiđầu tư tại nước bản địa

8.1.3 Xu hướng cấu trúc lại khu vực nhà nước của các nước

Về cải cách hành chính và quản lý theo hướng quản lý công mới,phần khái quát này cho thấy có những trọng tâm và kết quả, cũng như thấtbại của các quốc gia khác nhau Mặc dù khi so sánh các quốc gia phát triểnnhất trong khối OECD thấy rằng không thể đưa ra một mô hình chung, songcũng có thể xác định được một số biện pháp được sử dụng nhiều nhất như:cải cách tài chính và quản lý, phân quyền, ủy quyền và dân chủ hoá Trongkhi các nước khối Ang-lô Xắc-xông (Anh, Ốt-xtra-lia, Niư-Zilơn và Ca-na-đa) chủ yếu là tiến hành cải cách công vụ, thương mại hoá, tập đoàn hoá và

tư nhân hoá, thì đặc tính cơ bản trong cải cách của các nước khác như Đức,Pháp, Hà Lan là phi tập trung hoá, còn Mỹ thì thực hiện phi quy chế hoá cáchoạt động khu vực tư Điều này cho thấy là không có một “mô hình” làmkhuôn mẫu cho cải cách khu vực nhà nước như một số tác phẩm nêu lên.Trong khi nguyên cớ của cải cách khu vực nhà nước tại các nước OECD lànhu cầu đạt được sự quản trị tốt (good governance) trong một nền kinh tếgiao thầu, thì lý do để cải cách tại các quốc gia đang phát triển như ĐàiLoan, Ma-lay-xia, Hàn Quốc lại khác Tại các nước này, “các vấn đề quản trịnhất thiết là các vấn đề về quản lý qúa trình xây dựng nhà nước và tăngtrưởng kinh tế, để tăng trưởng đòi hỏi phải có điều phối và hợp tác chặt chẽhơn giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân” (Cheung, 1997, tr 448).Mặc dù tại các nước đang phát triển khác cũng dành rất nhiều nỗ lực cảicách hành chính, song kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn Tại các

Trang 11

nước chuyển đổi thuộc Trung, Đông Âu và Liên Xô cũ, cải cách hành chínhtrước hết được xác định về phần quá trình đi xa khỏi quá khứ chứ chưa phải

là dẫn tới một trạng thái vận hành thông suốt hơn

8.2 Các chiến lược cải cách khu vực công hiệu quả

8.2.1 Tự do hóa thị trường

Thị trường tự do là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế

và quy định của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân vàquyền sở hữu tài sản Thị trường tự do ngược lại với thị trường có kiểm soát,trong đó nhà nước trực tiếp quy định hàng hoá, dịch vụ và lao động có thểđược sử dụng, định giá giá cả, hoặc phân phối như thế nào, hơn là dựa vào

cơ chế sở hữu tư nhân Những người ủng hộ thị trường tự do về mặt truyềnthống xem thuật ngữ này ngụ ý rằng các phương tiện sản xuất là thuộc tưnhân, không phải thuộc kiểm soát của nhà nước Đây là cách sử dụng đươngđại cụm từ "thị trường tự do" bởi các nhà kinh tế và văn hóa đại chúng; thuậtngữ này trong lịch sử đã có các cách sử dụng khác

Một nền kinh tế thị trường tự do là một nền kinh tế nơi mà tất cả cácthị trường bên trong nó không được kiểm soát bởi các bên khác hơn so vớinhững người tham gia trên thị trường Ở dạng thuần khiết nhất của nó chínhphủ đóng một vai trò trung lập trong việc quản lý và điều ban hành pháp luật

về hoạt động kinh tế không giới hạn và cũng không tích cực thúc đẩy nó (ví

dụ như điều tiết các ngành công nghiệp cũng như trợ cấp cung cấp cho cácdoanh nghiệp cho phép một mình bảo vệ họ khỏi áp lực thị trường nội /ngoại ) Một nền kinh tế như vậy dưới hình thức cực đoan nhất của nó khôngtồn tại trong nền kinh tế phát triển, tuy nhiên những nỗ lực tự do hóa nềnkinh tế hoặc nỗ lực làm cho nó "tự do hơn" để hạn chế vai trò của chính phủtheo cách như vậy

Trang 12

Lý thuyết này cho rằng trong một thị trường lý tưởng tự do, quyền sởhữu được trao đổi một cách tự nguyện trao đổi ở một mức giá được thỏathuận chỉ bằng sự đồng ý lẫn nhau của người bán và người mua Theo địnhnghĩa, người mua và người bán không ép buộc lẫn nhau, theo nghĩa là họ cóđược quyền sở hữu của nhau mà không sử dụng vũ lực, đe dọa của lực lượngvật chất, hoặc gian lận, cũng không phải là họ bị cưỡng chế do bên thứ ba(như của chính phủ thông qua các khoản thanh toán chuyển giao)và họ thamgia vào thương mại đơn giản chỉ vì họ đều đồng ý và tin rằng những gì họđang nhận được là giá trị nhiều hơn hoặc càng nhiều càng tốt những gì họ bỏ

đi Giá là kết quả của các quyết định mua bán hàng loạt như được mô tả bởicác lý thuyết về cung và cầu

8.2.2 Cải cách các doanh nghiệp nhà nước

Trong lịch sử kinh tế thế giới, kinh tế kế hoạch chỉ huy – kết hợp các

ưu điểm của cơ chế thị trường dưới sự chỉ huy của lý trí “luôn luôn đúng“của lãnh đạo – không xa lạ Nền kinh tế kế hoạch chỉ huy thành công nổitiếng nhất là nền kinh tế của nước Đức phátxít dưới sự lãnh đạo của Hitler.Thời đó, tỷ lệ thất nghiệp của Đức là 0%, Đức quốc xã là nước áp dụngthành công lý thuyết về vai trò kích cầu nhà nước của nhà kinh tế học nổitiếng Keynes Thành quả của nền kinh tế kế hoạch chỉ huy này đã tạo đầy đủ

cơ sở vật chất cho Hitler tiến hành chiến tranh thế giới Điểm đặc biệt nguyhại của một nền kinh tế như vậy là ở chỗ nó luôn phải tự tạo ra các nhu cầuphi thị trường theo ý chí chủ quan của người lãnh đạo Với nước Đứcphátxít, đó là nhu cầu chuẩn bị và phục vụ chiến tranh

Dù có một nền kinh tế kế hoạch chỉ huy hoàn hảo đi chăng nữa thìnhà nước vẫn không thể giải quyết được vấn nạn thuộc về bản chất là khôngthể kiểm soát các DNNN Nhà nước – do đủ thứ nguyên nhân và quan hệ

Trang 13

chồng chéo – không bao giờ có thể có được đầy đủ và chính xác các thôngtin cần thiết cho việc kiểm soát toàn diện hoạt động của DNNN.

Kinh nghiệm của rất nhiều nước cũng chỉ ra rằng chỉ có thể lựa chọndứt khoát hoặc là kinh tế thị trường hoặc là kinh tế kế hoạch chứ không thểkết hợp cả hai Là thành viên WTO, chúng ta đã không chỉ cam kết xây dựngkinh tế thị trường, mà còn có nghĩa vụ tự do hoá thị trường

Kinh tế thị trường – thông qua thị trường và cạnh tranh tự do, lànhmạnh – giải quyết hiệu quả hầu hết các vấn đề của doanh nghiệp, của hoạtđộng kinh tế Nhưng kinh tế thị trường làm phát sinh những vấn đề xã hội

mà không phải lúc nào thị trường cũng có thể giải quyết ổn thoả Chính là ởđây, nhà nước mới có trách nhiệm, nghĩa vụ và được phép hoạt động thay thịtrường Tuy nhiên, hoạt động kinh tế này của nhà nước phải tuân thủ banguyên tắc: (1) Chỉ can thiệp vào nơi và khi thị trường đã tỏ ra bất lực; (2)Nguyên tắc trợ giúp; (3) Hạn chế đến mức thấp nhất tác động làm sai lệchmôi trường cạnh tranh, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân

Trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước còn có nghĩa vụ bảođảm các điều kiện sống có phẩm giá cho người dân

Trên thực tế, có một số lĩnh vực mà thị trường bất lực không thể đápứng nhu cầu người dân vì doanh nghiệp không muốn đầu tư, đầu tư có quánhiều rủi ro, không hứa hẹn lợi nhuận và việc kinh doanh với mục đích lợinhuận sẽ gây bất bình đẳng xã hội như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động,giao thông công cộng, điện – nước sinh hoạt Khi đó, nhà nước cũng chỉ canthiệp vào thị trường khi thực sự không còn các tác nhân tại chỗ có thể giảiquyết sự bất lực của thị trường tốt hơn Đây cũng là nguyên tắc phân cấphoạt động cho cơ quan nhà nước Hoạt động kinh tế của nhà nước cũng phảituân theo nguyên tắc chung cho mọi hoạt động của nhà nước: nguyên tắc

Trang 14

thoả đáng (có mục tiêu chính danh; thích hợp để đạt mục tiêu; cần thiết; gây

ít bất lợi nhất)

Nước nào cũng vậy, vào giai đoạn đầu phát triển kinh tế, giá thànhsản xuất trong một số lĩnh vực thiết yếu cho đời sống – chẳng hạn điện, nước– rất cao so với sức mua, không tương xứng với thu nhập của phần lớnngười dân; làm tăng chi phí sản xuất và không khuyến khích cạnh tranh hiệuquả của doanh nghiệp Nhu cầu thiết yếu của phần lớn người tiêu dùng sẽkhông được thị trường điện, nước tự do đáp ứng, vì vậy có thể làm nảy sinhcác vấn đề gây xáo trộn xã hội Một mặt, vì nhà nước có nhiệm vụ hiến địnhphải bảo đảm mức sống ổn định tối thiểu cho người dân, mặt khác nhà nướcphải can thiệp ở nơi và khi thị trường bất lực, nên tại đây, nhà nước phải sửdụng công cụ là các DNNN và trao cho nó độc quyền Nói một cách khác,nhà nước có “nghĩa vụ” sử dụng các DNNN độc quyền trong một số lĩnhvực quan trọng để đáp ứng nhu cầu cần thiết tối thiểu cho hoạt động xã hội

và cuộc sống người dân Những lĩnh vực này cần do Quốc hội quy định(nhưng phải phù hợp với tiêu chí của WTO), chúng có thể là: điện, nước,giao thông công cộng, bưu điện… DNNN độc quyền có mục đích và hoạtđộng khác về cơ bản với doanh nghiệp thông thường

Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường cũng có nghĩa là phảichuyển đổi toàn bộ các DNNN không độc quyền hoạt động trong mọi lĩnhvực của nền kinh tế kế hoạch cũ thành những doanh nghiệp thông thườngkhông hoạt động theo chỉ đạo của nhà nước mà theo điều khiển của chủ sởhữu phù hợp các quy luật của thị trường

Vì thế, nên đặt vấn đề cải cách DNNN trong tổng thể chung giảiquyết vấn đề kinh tế nhà nước như thế nào để hội nhập thành công Cần cóquy định pháp lý phân biệt rõ ràng DNNN độc quyền với doanh nghiệp cóvốn góp của nhà nước Theo đó:

Trang 15

DNNN độc quyền sẽ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận hay lànguồn thu ngân sách, mà là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, của xãhội Trước mắt, cần có luật về hoạt động của các DNNN độc quyền phù hợpvới các đặc trưng được WTO công nhận đã nói ở trên Quốc hội sẽ quyếtđịnh các lĩnh vực nào là thiết yếu, trọng tâm đối với đời sống người dân, xãhội mà DNNN được độc quyền Về lâu dài, cần xác định rõ DNNN độcquyền chỉ là giải pháp tình thế Ngay khi sức mua (thu nhập bình quân đầungười) tăng đến mức hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân và khi môi trường kinhdoanh đủ điều kiện cho cuộc cạnh tranh hiệu quả giữa các doanh nghiệp để

hạ giá sản phẩm thiết yếu, thì phải từ bỏ độc quyền của DNNN, mở cửa thịtrường cho doanh nghiệp tư nhân

Cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động củacác doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước Dứt khoát – trên cơ sở luật định– đối xử với các doanh nghiệp này hoàn toàn bình đẳng như các doanhnghiệp tư nhân khác, đặc biệt trong việc tiếp cận vốn, bảo lãnh vay vốn, cấpđất, giải quyết nợ nần, phá sản và cạnh tranh

Được như vậy, ta có cơ sở vững chắc, rõ ràng, minh bạch để từngbước giải quyết tốt các vấn nạn như “quyền sở hữu chủ – quyền quản lý”,

“cha chung không ai khóc”, “ưu đãi theo chỉ thị” và kinh doanh không hiệuquả của DNNN hiện nay

8.2.3 Tăng quyền tự quản cho chính quyền địa phương

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm

vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp chính quyền lànhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong công cuộc cải cách hành chính ở nước

ta hiện nay

1 - Tầm quan trọng của chính quyền địa phương trong tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước

Trang 16

Trong lịch sử tư tưởng - chính trị của thế giới và mỗi quốc gia đã cónhiều bàn luận về công việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Việc tổ chức bộ máy nhà nước không những được diễn ra ở cấp trung ương,

mà còn ở các cấp độ địa phương Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà

nước có thể chia thành 2 bộ phận: thứ nhất, bộ máy nhà nước ở trung ương,

thứ hai, bộ máy nhà nước ở địa phương Hai bộ phận cấu thành này có tầmquan trọng và chức năng khác nhau, không thể lấy bộ phận này thay cho bộphận kia Nhưng điều cần khẳng định, so với bộ máy chính quyền trungương, bộ máy chính quyền địa phương không những chiếm tỷ trọng rất lớn

cả về con người lẫn việc thu chi ngân khố của nhà nước, mà về nguyên tắc,chính quyền địa phương bao giờ cũng sát nhân dân hơn, có điều kiện phục

vụ trực tiếp nhân dân một cách tốt hơn

Vì lẽ đó, cải cách bộ máy nhà nước không thể không tiến hành ởchính quyền địa phương Việc cải cách chính quyền địa phương, so với việccải cách chính quyền trung ương có nhiều ưu thế thuận lợi vì ít nhất là khó

có khả năng làm đảo lộn chế độ chính trị, mà một sự đảo lộn chính trị khôngthể là tiền đề của sự phát triển xã hội

Khái niệm chính quyền địa phương trong khoa học pháp lý cũng như

các khoa học khác của Việt Nam vẫn chưa được thống nhất Ở nghĩa rộng,

tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên lãnh thổ địa phương, mà hoạt độngcủa chúng có tác động trong phạm vi lãnh thổ địa phương đều được gọi là bộphận cấu thành chính quyền nhà nước ở địa phương Vì vậy, ngoài Hội đồngnhân dân các cấp cùng các ủy ban nhân dân, còn các cơ quan quản lý kháccủa trung ương, viện kiểm sát, tòa án địa phương đều được gọi là những bộphận cấu thành của chính quyền địa phương Nhưng ở nghĩa hẹp, chínhquyền địa phương chỉ gồm có hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và cácban, ngành của ủy ban nhân dân Các tòa án, viện kiểm sát về nguyên tắc tổ

Trang 17

chức hoạt động là độc lập, chỉ tuân theo pháp luật nên không trực thuộc địaphương mà trực thuộc trung ương, cho dù địa bàn hoạt động nằm trên lãnhthổ địa phương

So với chính quyền nhà nước ở trung ương, việc nghiên cứu chínhquyền địa phương có phần lỏng lẻo và không sâu sắc, bởi nhiều lý do khácnhau Thứ nhất, chính quyền địa phương những năm trước đây phụ thuộcvào chính quyền trung ương, cách thức tổ chức và hoạt động nhiều khi môphỏng lại chính quyền trung ương Thứ hai, trong những thế kỷ trước đây,nhất là ở thế kỷ XX, vấn đề tổ chức chính quyền địa phương không thể nổicộm bằng vấn đề trung ương, bởi lẽ những vấn đề quốc gia, vấn đề dân tộcđược đặt lên hàng đầu Nhưng bước sang thế kỷ XXI, cùng với ảnh hưởngcủa toàn cầu hóa và khu vực hóa, vấn đề địa phương lại nổi lên một cách cấpthiết Thứ ba, độ phức tạp của chính quyền địa phương là cao hơn, vì chúng

có quá nhiều tầng nấc trong một quốc gia Vì vậy, việc nghiên cứu cải cáchchính quyền nhà nước ở địa phương là một vấn đề rất cấp thiết, một phần tấtyếu và quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay

2 - Nội dung của công cuộc cải cách tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau

Trước hết, về mặt nhận thức, phải gạt bỏ tất cả hay chí ít về cơ bản những nhận thức thể hiện tư duy bao cấp của chúng ta về chính quyền địa phương Phải nhận thức rõ rằng, những tư duy cũ của cơ chế tập

trung, bao cấp không chỉ có ở các doanh nghiệp kinh tế, mà tồn tại ngaytrong các quy định về chính quyền nói chung và chính quyền địa phương nóiriêng Hay nói một cách khác, những quy định về chính quyền địa phương làhình thức thể hiện nội dung bao cấp, tập trung trong việc quản lý xã hội nóichung và trong việc quản lý kinh tế nói riêng Lĩnh vực tổ chức và hoạt độngnhà nước cũng là hình thức biểu hiện của cơ chế tập trung, bao cấp Nếu so

Trang 18

sánh bằng một cặp phạm trù triết học, nội dung và hình thức, thì chính cácquy định của pháp luật về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước là các hình thức chứa đựng nội dung bao cấp.

So với bộ máy của chính quyền trung ương, việc tổ chức hoạt độngcủa bộ máy chính quyền địa phương thể hiện cơ chế bao cấp rõ nhất vànhiều nhất Vì sự bao cấp và tập trung chỉ có thể diễn ra từ trung ươngxuống địa phương, chứ không bao giờ có sự bao cấp và tập trung theo chiềungược lại

Sự giản đơn và tập trung, bao cấp có thể được thể hiện bằng một loạtnhững biểu hiện sau đây:

- Chính quyền nhà nước ở Việt Nam được chia thành bốn cấp (kể cảtrung ương), theo kiểu các hình chóp nhỏ nằm trong các hình chóp lớn Cácvấn đề quản lý xã hội ở địa phương đều được pháp luật quy định cho tất cả 3cấp của chính quyền địa phương

- Việc tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền không có sựphân biệt giữa những vùng lãnh thổ khác nhau, giữa nông thôn và thành thị,giữa vùng đồng bằng và miền núi, giữa vùng có dân tộc Kinh với các vùng

có nhiều dân tộc thiểu số Hiện nay, không có một văn bản pháp luật nàodành riêng cho chính quyền địa phương thuộc những vùng này Mặc dù đã

có Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phân biệt thẩm quyềncho chính quyền địa phương các cấp, nhưng Pháp lệnh vẫn chỉ dừng ở mức

độ chung cho mọi cấp

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền cấp dưới là

"bản sao" của chính quyền cấp trên Cấp trên có cơ cấu tổ chức nào và cáchình thức hoạt động nào, ở cấp dưới cũng có những cơ cấu và hình thức đó

Mô hình này được tổ chức theo của Xô-viết, mà đặc trưng của nó là các cấpchính quyền địa phương đều được tổ chức giống nhau Chẳng hạn như ở cấp

Trang 19

nào cũng có Hội đồng nhân dân (Xô-viết) do dân trực tiếp bầu ra và đềuđược gọi là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động một cáchhình thức Cách tổ chức này không phân biệt các quận, hạt có nhiệm vụ quản

lý nhà nước về một lĩnh vực nào đấy xuất phát từ nhu cầu quản lý chung củaNhà nước, với các cộng đồng lãnh thổ dân cư được hình thành một cách tựnhiên, bền vững, cần phải có những quyết định phản ánh nhu cầu từ cộngđồng dân cư, khác với các vùng lãnh thổ khác, mà pháp luật và các quyếtđịnh quản lý nhà nước cấp trên không có điều kiện thể hiện Hiện nay, cách

tổ chức của chính quyền địa phương rập khuôn y như các cơ quan ở trungương Quan hệ trung ương và địa phương không rõ ràng, thiếu thủ tục làmviệc, nặng về cơ chế "cấp phát, xin cho" Quan hệ giữa hội đồng nhân dân và

ủy ban nhân dân với tỉnh ủy không rõ ràng, thiếu các quy chế chặt phối kếthợp giữa các thiết chế quyền lực của địa phương Ngân sách của tỉnh phảichi trả lương, nhưng lại không có quyền thu thuế, hay có quyền nhưng rấthạn chế, thường phải xin trợ cấp của ngân sách trung ương

- Đầu mối tổ chức các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cáccấp còn nặng nề Việc tổ chức rập khuôn và tương ứng với các bộ, ngànhtrung ương ở trung ương có bộ, ngành nào thì ở địa phương cũng có các cơquan chuyên môn tương ứng Số lượng, tên gọi của các cơ quan chuyên môncủa mỗi địa phương cũng rập khuôn giống nhau, mặc dù đặc điểm, tính chất

và yêu cầu quản lý ở mỗi địa phương khác nhau

- Không tạo điều kiện cho việc chủ động sáng tạo của các cấp chínhquyền cấp dưới, nặng về việc cấp dưới xin ý kiến chỉ đạo, hoặc phê duyệtcủa cấp trên, theo cơ chế "xin - cho." Các cấp chính quyền trong hoạt độngkhông chỉ dựa vào pháp luật, không coi pháp luật là cơ sở pháp lý hoạt độngcủa mình

Trang 20

- Hệ thống chính quyền hiện nay được đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽcủa các cấp ủy Điều này được Hiến pháp quy định và xã hội thừa nhận

- Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo quyđịnh hiện nay còn thể hiện ở sự bảo trợ của chính quyền cấp trên, hạn chế sựchủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, hạn chế vai trò của phápluật Nhiều quyết định của chính quyền đã được thông qua, nhưng không cóhiệu lực thi hành ngay, mà còn phải chờ sự phê chuẩn của cấp trên

- Việc tổ chức chính quyền địa phương những năm trước đây nhậpmột loạt các đơn vị hành chính để có dân số và đất đai với quy mô lớnkhông phù hợp với trình độ quản lý của chúng ta, làm cho nhiều đơn vị hànhchính hoạt động kém hiệu quả

Thứ hai, chính quyền các cấp được tổ chức đa dạng các mô hình.

Trước hết là phân biệt giữa các vùng nông thôn với thành thị - các đơn vịhành chính được tổ chức theo nguyên tắc cộng đồng dân cư; tiếp đến phânbiệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên và đơn vị hành chính nhân tạo - các đơn

vị hành chính được tổ chức theo cộng đồng lãnh thổ Từ đó, hình thànhchính quyền cấp cơ sở hoàn chỉnh trực tiếp từ nhân dân cho các đơn vị hànhchính tự nhiên này, mục tiêu là thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư và củacộng đồng lãnh thổ bền vững Tiếp theo, phải phân biệt đơn vị hành chínhnhân tạo, mà mục tiêu chủ yếu là theo nhu cầu quản lý của Nhà nước

Cơ sở cơ bản nhất của việc hình thành chính quyền nhà nước ở địaphương là các đơn vị hành chính Các đơn vị hành chính này được hìnhthành từ cộng đồng lãnh thổ và cộng đồng dân cư Có khi đơn vị hành chínhđược hình thành từ hai yếu tố, hoặc có khi chỉ cần một yếu tố Tuy nhiên,giữa chúng có liên hệ mật thiết với nhau tạo thành các đơn vị hành chính tựnhiên gồm: thôn, làng, bản, ấp; thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương Theo tiêu chí cộng đồng dân cư, các đơn vị hành

Trang 21

chính được phân chia thành đơn vị hành chính nông thôn và đơn vị hànhchính thành thị (thành phố) Sự quản lý hai loại đơn vị hành chính này cơbản giống nhau, chỉ khác nhau về số lượng và chất lượng công việc Vì vậy,việc tổ chức chính quyền địa phương giữa chúng phải có sự khác nhau Cầnphải có sự phân biệt chính quyền của đơn vị hành chính tự nhiên và của đơn

vị hành chính nhân tạo Sự khác nhau giữa chúng là, những đơn vị hànhchính tự nhiên có cơ cấu tổ chức chính quyền một cách hoàn chỉnh, khôngnhững chỉ bao gồm có các cơ quan chấp hành có nhiệm vụ tổ chức thực thiluật pháp và quyết định khác của chính quyền cấp trên, mà còn có cơ cấu donhân dân trực tiếp bầu ra, có nhiệm vụ phải tính đến quyền lợi của nhân dânkhi thực hiện các nhiệm vụ quản lý các công việc của địa phương, mà cơ sở

là do cộng đồng lãnh thổ và cộng đồng cư dân chặt chẽ tạo nên

Các chính quyền địa phương nên dùng cho những đơn vị hành chính

tự nhiên, được hình thành không theo ý chí chủ quan của Nhà nước Phương

án tốt nhất là Nhà nước thừa nhận và tìm ra các phương án tối ưu có lợi choviệc quản lý Ví dụ, các nhà nước phong kiến Việt Nam và nhà nước thuộcđịa của thực dân Pháp đều thừa nhận sự tồn tại làng/xã Việt Nam trước đây

Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền tự nhiên này trước hết có tínhđến ý chí của cộng đồng dân cư và cộng đồng lãnh thổ hợp thành Đơn vịhành chính tự nhiên hiện nay của nước ta gồm có: thôn, bản, ấp; thị trấn, thị

xã, thành phố, kể cả các thành phố trực thuộc Trung ương đến các thành phốthuộc tỉnh Chính quyền cấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân

cư, cộng đồng lãnh thổ bền vững, dưới cấp này không hình thành một cấpchính quyền nào khác, nếu có chỉ là cấp trung gian nhằm mục đích chuyểntải, hoặc thực hiện các quyết định của chính quyền cấp trên Các cấp chínhquyền cơ sở như thôn, làng, bản, ấp hay những thành phố trực thuộc Trungương đều phải trực thuộc cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của pháp

Trang 22

luật (tức Trung ương), mà không có một cấp trên nào khác Các chính quyềnđịa phương được hình thành phải chịu trách nhiệm về các công việc củamình trong phạm vi pháp luật quy định Trong trường hợp sai phạm hoặc viphạm đến quyền lợi của các chủ thể khác bị khiếu kiện, thì bị xét xử theo cácthủ tục tố tụng của toà án Nhà nước trung ương nên phân quyền và phânngân sách cho địa phương để chính quyền địa phương chủ động trong việc

tổ chức hoạt động

Thứ ba, việc phân quyền giữa trung ương và địa phương cần được tiến hành theo pháp luật nhằm bảo đảm một sự kiềm chế quyền lực Thực hiện chế độ phân quyền theo pháp luật Đòi hỏi phân cấp thẩm quyền ở đây là giữa trung ương và các chính quyền cơ sở

Trung ương cần tập trung vào việc giải quyết những vấn đề chính trị,quốc phòng, ngoại giao, ban hành hệ thống pháp luật, điều tiết nền kinh tế ởtầm vĩ mô Chức năng chủ yếu của chính quyền địa phương là các vấn đề cótính chất đáp ứng các nhu cầu nội bộ của cộng đồng dân cư như: giáo dục,văn hóa, y tế, an ninh trật tự khu dân cư, an toàn xã hội với mục đích nângcao chất lượng đời sống cư dân địa phương về mọi mặt

Việc thực hiện phân công thẩm quyền theo pháp luật, tăng quyền chủđộng cho Hội đồng nhân dân cấp cơ sở là phù hợp với xu hướng "hướng vềcộng đồng cơ sở" hiện nay đang diễn ra phổ biến trên thế giới Trung Quốctrong hai thập kỷ qua đang chuyển đổi cơ chế áp đặt sang cơ chế dân chủhợp tác ở cơ sở, xây dựng thôn, xã tự quản ấn Độ thực hiện chủ trương phitập trung hóa, chuyển ngân sách, chuyển quyền quyết định nhiều việc về cácHội đồng nhân dân huyện, xã Thuỵ Điển cũng đang cố gắng xây dựng chínhquyền cơ sở - cấp huyện tự quản, tự quyết định nhiều việc ở địa phương.[1]

Nhà nước trung ương không thể giải quyết hết mọi việc cụ thể đếntừng cơ sở, bao biện làm hết sẽ không có hiệu quả và gây lãng phí lớn cũng

Trang 23

như bất bình trong dân Do đó, cần phải theo xu hướng địa phương hóa Hơnnữa, điều này còn có ý nghĩa khơi dậy tính chủ động tự quản, tự quyết địnhđến từng cơ sở sẽ giúp khai thác hết các tiềm năng vật chất và trí tuệ củatừng người dân, từng cộng đồng cơ sở - mà tiềm năng này rất nhiều Thựchiện quyền công dân, dân chủ phải thật rõ ràng từ cơ sở Từ đó xây dựng bộmáy chính quyền bầu cán bộ lãnh đạo quản lý cơ sở theo ý kiến và quyếtđịnh của dân Qua đó, xây dựng một xã hội công dân tích cực và tăng niềmtin chính trị của đa số vào chế độ hiện hành Kinh tế chưa phát triển, Nhànước không đủ lực về ngân sách và kinh phí để khơi dậy hoạt động chủ độngtừng cơ sở, do đó phải huy động nguồn lực xã hội từ cơ sở.

Điều đặc biệt đáng quan tâm là việc giao quyền chủ động cho Hộiđồng nhân dân cấp cơ sở quyết định các vấn đề ở cơ sở là cần thiết trongđiều kiện Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Về nguyên tắc,Nhà nước pháp quyền là một nhà nước can thiệp rất ít vào đời sống của nhândân Nhà nước pháp quyền chỉ định ra các chính sách phát triển quốc gia ởtầm vĩ mô còn giao quyền tự chủ cho các cấp cơ sở, phát huy quyền chủđộng sáng tạo của nhân dân Nhà nước pháp quyền phải cho nhân dân tự dophát triển phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ở tầm

vĩ mô

Thôn, bản là một bộ phận của chính quyền cấp xã được phân côngthực hiện một số chức năng nhiệm vụ thích hợp Gần đây, việc nhân dân bầutrực tiếp trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản là sự thể hiện về quyền dân chủtrực tiếp, tạo ra động lực mới trong xã hội, được đông đảo nhân dân hưởngứng, hoan nghênh

Trong điều kiện hiện nay, cơ cấu dân cư thôn, ấp, bản, đã thay đổi,dân trí được nâng cao, vị trí làng, thôn, ấp, bản cũng thay đổi, có nơi như làcấp cơ sở thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân Có ý kiến cho rằng cấp

Trang 24

xã được coi như là cấp trung gian [2] Đây có lẽ không phải là một dấu hiệutốt Vấn đề chính là nhiều chính quyền cơ sở ở nông thôn tự biến mình thànhcấp trung gian, đẩy việc xuống cho cho các trưởng thôn, bản Điều này làmcho các trưởng thôn, bản phải làm quá nhiều việc vốn là của chính quyềncấp cơ sở Cần nhận thức rằng về mặt pháp lý, hiện nay thôn, ấp, bản khôngphải là một đơn vị hành chính lãnh thổ, không phải là một cấp chính quyền

mà chỉ là đơn vị tụ cư mang tính truyền thống, tự nhiên, một đơn vị tự quản,

là nơi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân Do đó, cần khắc phục

xu hướng chuyển giao chức năng của chính quyền cơ sở cho thôn, ấp, bản.Các thiết chế của thôn, ấp, bản là các thiết chế dân chủ trực tiếp chứ khôngphải là đại diện cho chính quyền cơ sở, trưởng thôn không phải là cánh taynối dài của chủ tịch xã

Việc chuyển giao nói trên phản ánh xu hướng địa phương hóa hiệnnay Đối mặt với xu hướng này, phương thức xử lý vấn đề không phải làchuyển giao công việc của chính quyền cấp xã cho các thôn, bản, ấp nhưtheo cách mà các ủy ban nhân dân xã vẫn làm trong khi thôn, ấp, bản không

phải là cấp chính quyền Cần phải đặt cơ sở pháp lý khác hơn cho các thôn, ấp, bản, biến các thôn, ấp, bản, thành cấp chính quyền cơ sở, đồng thời giảm các cấp chính quyền trung gian ở bên trên Hội đồng nhân dân cấp cơ sở phải nên là ở cấp thôn

Hiến pháp Việt Nam đã đặt một sơ sở hiến định cho việc xây dựngNhà nước pháp quyền Do đó, việc hoàn thiện các thiết chế nhà nước hiệnnay phải được đặt trong quỹ đạo của Nhà nước pháp quyền Nhà nước phápquyền là một hình thức tiến bộ của nhân loại để thực hiện dân chủ Hoànthiện Hội đồng nhân dân cấp xã/làng vì sự nghiệp phát triển dân chủ ở cơ sở

có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Trong Nhànước pháp quyền, chính quyền địa phương nói chung, Hội đồng nhân dân

Trang 25

cấp xã/làng nói riêng phải có những tiêu chí nhất định: Hội đồng nhân dân

xã vừa là cơ quan quyền lực nhà nước, vừa là cơ quan mang tính tự quản củanhân dân địa phương, phải có một sự phân công hợp lý bằng một đạo luậtgiữa quyền của trung ương và địa phương, cần phân cấp mạnh cho Hội đồngnhân dân cấp xã theo đúng xu hướng địa phương hóa đang diễn ra phổ biếnhiện nay, cần một cơ chế giám sát hiệu quả và chịu trách nhiệm trước cơquan tài phán của Hội đồng nhân dân cấp xã Chính những tiêu chí này sẽlàm cho Hội đồng dân nhân phát huy tốt hơn vai trò của mình trong sự pháttriển dân chủ ở cơ sở vì sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ViệtNam

8.2.4 Tư nhân hóa

Mục tiêu hàng đầu của việc tư nhân hóa là để các cơ sở được tư nhânhóa có được cơ chế lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và khai thácđược tối đa khả năng hoạt động hiệu quả của cơ sở đó

Với đại đa số các cơ sở xuất phát từ công hữu, trước khi chuyển đổi

bị thua lỗ triền miên, sống bằng bầu sữa nhà nước; khi chuyển đổi sang tưnhân đã lập tức hoạt động có hiệu quả; thậm chí lãi lớn Pháp đã tiến hành tưnhân hóa hãng Air France vốn thua lỗ triền miên, Công ty Điện lực Pháp(EDF) Từ mấy năm qua Air France đã sinh lời và sáp nhập cả Hãng hàngkhông KLM của Hà Lan

Thông thường nhà nước là nơi lập chính sách, thi hành nó nên nhànước không nên làm kinh doanh: vừa đá bóng thì không nên thổi còi vàngược lại Hơn thế nữa, thực tế cho thấy nhà nước làm kinh doanh luôn kémnên vai trò đó nên chuyển cho khu vực tư nhân

Việc tư nhân hóa đã làm giảm tải mạnh mẽ áp lực về tiền mặt vàchiếm dụng các tài nguyên quốc gia Ngân sách bớt gánh nặng, trong khi lại

Trang 26

có nguồn thu từ thuế và các khoản khác đem lại Trong trường hợp này, cóthể nói hiệu quả nhân lên nhiều lần.

8.2.5 Cải cách hành chính

Cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ,trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới

sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất vànăng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước

8.3 Cải cách hành chính ở Việt Nam

8.3.1 Khái niệm và các cách tiếp cận cải cách hành chính

Phát triển và hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu và không thể đảongược của đất nước ta Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chínhthức của ASEAN, APEC, WTO Trong tiến trình phát triển và hội nhập vàothế giới và khu vực nhiều vấn đề mang tầm chiến lược đang đặt ra (vừa làthời cơ, vừa là thách thức) đối với đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đờisống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - quốc phòng - an ninh và đốingoại

Trong rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết - Vấn đề đẩy mạnh cảicách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế-xã hộiđang là vấn đề cấp thiết nhất Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xchỉ rõ:“Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xâydựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lýthuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quảcủa chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế Xác định rõphạm vi và nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế-xã hội của cơ quan côngquyền các cấp”

Trang 27

Đẩy mạnh cải cách hành chính công là nội dung lớn, trong phạm vibài viết này chỉ đề cập đến việc đánh giá tầm quan trọng của cải cách thủ tụchành chính trong tiến trình phát triển và hội nhập.

Trước hết cần làm rõ khái niệm thủ tục hành chính và cải cách thủtục hành chính

Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự

về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộmáy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nướctrong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hìnhthức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiềucửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; khôngphù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập Thủ tục hành chínhthiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minhbạch

Hiệu quả của nhược điểm trên là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền

tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu

và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờtrong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng,lãng phí phát sinh, hoành hành

Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc củanhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâuđột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước Trong tiến trình pháttriển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quantrọng Nếu thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung khôngđược hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-

xã hội của đất nước ta Nghị quyết 38/CP ngày 1/5/1994 của Chính phủ “Về

Trang 28

cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc củacông dân và tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước đãphát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua.Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chínhcần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện đểgiải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụthể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổinhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ vàphương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chínhmới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước Cải cách thủtục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệgiữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước củanhân dân Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hànhchính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nềnhành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cáchthủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tácđộng

Quản lý hành chính của nước ta trong giai đoạn hiện nay đang chịu

sự tác động bởi hai xu thế lớn của thế giới hiện nay: Đa cực hoá và toàn cầuhoá: Trong xu hướng đó nền hành chính công mới có nhiều điểm khác biệtvới nền hành chính truyền thống Những yếu tố khoa học quản lý, nhữngnhân tố thị trường, những mối quan hệ ngày càng đa dạng phức tạp giữachính trị - hành chính - kinh tế, những bước nhảy vọt của khoa học côngnghệ, xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội, trình độ dân trí được nâng cao mọimặt đã đề ra yêu cầu mới đối với các Nhà nước, các Chính phủ và các nền

Trang 29

hành chính công Những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chínhtrong giai đoạn hiện nay của nước ta là:

- Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính

- Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính

Để đáp ứng yêu cầu trên (cũng là yêu cầu của hành chính phát triển

và hội nhập) cần phải xây dựng những cơ chế thích hợp cho việc thực hiệncác thủ tục hành chính đã ban hành

Những cơ chế đã, đang được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào ápdụng; trong tiến trình phát triển và hội nhập hiện nay là:

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” tiếntới “một dấu”

Trang 30

Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Hậu WTO sẽ có rất nhiều việc phảilàm Trước hết là vận hành hệ thống pháp luật phải thế nào để tương thíchvới những cam kết trong nghị định thư WTO

Ví dụ: Để đưa luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư vào cuộc sống,Chính phủ phải khẩn trương ban hành các Nghị định để hướng dẫn thi hànhhai luật đó Các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư mong đợi hai luật sớm pháthuy hiệu lực thực tế, đồng thời sẽ được tổ chức thực hiện một cách thốngnhất, hợp lý, ăn khớp với nhau, từ đó giảm thiểu những thủ tục, trình tựtrùng lặp, phức tạp, tốn thời gian và công sức, của cả nhà đầu tư lẫn Nhànước

Cải cách hành chính là vấn đề được quan tâm chủ yếu hiện nay ở hầu hếtcác nước trên thế giới Việt Nam cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính,thủ tục hành chính và đó là khâu đột phá trong thời gian qua Trong tiếntrình phát triển và hội nhập, vai trò của cải cách thủ tục hành chính ngàycàng được khẳng định và hơn thế nữa, những yêu cầu mới trong thời kỳ hộinhập sẽ tiếp tục đặt ra cho cải cách thủ tục hành chính những thách thức mớicần phải vượt qua – Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, vượt qua những tháchthức đó, cải cách hành chính sẽ góp phần tích cực để đất nước phát triển vàhội nhập thành công

8.3.2 Xu hướng cải cách hành chính trên thế giới

Bước sang thế kỷ 21, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn,các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến từng quốc gia và

cả ở phạm vi khu vực và quốc tế nhanh hơn, mạnh hơn, khó dự đoán hơn.Hành chính công ở nhiều nước ngày càng phải giải quyết nhiều vấn đề phứctạp hơn của đời sống xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia

mà còn ở phạm vi quốc tế Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng

Ngày đăng: 05/04/2015, 13:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w