Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
246 KB
Nội dung
Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương Mở đầu I. Một số vấn đề cơ bản về Nhập khẩu song song 1. Khái niệm nhập khẩu song song 1.1 Nhập khẩu song song song theo nghĩa rộng (Parallel Import - PI) Do không có khái niệm chung nhất về nhập khẩu song song nên chúng ta có thể tiếp cận theo những khía cạnh sau: Nhập khẩu song song, còn gọi là thị trường ‘nhập khẩu xám’ (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình. Theo THS. NGUYỄN NHƯ QUỲNH – Khoa Luật Dân sự – Trường ĐH Luật Hà Nội thì Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu (genuine goods) đã được chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc chủ thể khác đưa ra thị trường nước ngoài với sự đồng ý của chủ sở hữu. Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối được uỷ quyền. Trong tác phẩm “Quyền Sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại” của TS Nguyễn Thanh Tâm có đề cập như sau: Nhập khẩu song song (Parallel Importation) là một thuật ngữ dùng để chỉ “…việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng SHCN được bảo hộ, 1 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương được tiến hành bởi một nhà kinh doanh không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng SHCN”. Tại Mỹ thì nhập khẩu song song được hiểu là “thị trường xám” (grey market). Kinh doanh thị trường xám nhằm chỉ hoạt động kinh doanh những hàng hoá của nhà sản xuất nước ngoài; những hàng hoá này mang nhãn hiệu được bảo hộ tại nước ngoài và cũng chính là nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Mỹ; những hàng hoá xám được sản xuất ở nước ngoài và sau đó được nhập khẩu vào Mỹ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu ở Mỹ. Thuật ngữ này được sử dụng nhằm phân biệt hàng hoá trên thị trường xám với hàng hoá trên thị trường đen – loại hàng hoá giả mạo. => Như vậy, từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nhập khẩu song song là việc nhập khẩu hàng hoá và sản phẩm có nhãn hiệu được bảo hộ từ nguồn không chỉ do chính chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp, mà còn do người được cấp li xăng, người được phân phối hoặc hãng con, chi nhánh cung cấp. Dấu hiệu khách quan của NKSS: là việc tổ chức (cá nhân) nhập khẩu vào một quốc gia hàng hoá hoặc sản phẩm mang các nhãn hiệu được bảo hộ của người khác tại chính quốc gia đó. Đối tượng của hành vi NKSS: là hàng hoá nhập khẩu mang nhãn hiệu được bảo hộ, được sản xuất từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia đó bởi những người có quyền sử dụng hợp pháp đối với những nhãn hiệu này. Thông thường là các cơ sở có hợp đồng li xăng với chủ sở hữu nhãn hiệu, các chi nhánh hoặc công ty con. Chủ thể của hành vi nhập khẩu: bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào. 2 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương 1.2. Nhập khẩu song song dưới góc độ pháp lý. Như chúng ta biết, nhập khẩu song song tức là việc nhập khẩu hàng hóa chứa đựng đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, được tiến hành bởi một doanh nghiệp không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Vì thế mà nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có mối liên hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, nên trên thực tế có thể gây nhầm lẫn rằng những sản phẩm này là sản phẩm gốc, chỉ có các kênh phân phối không bị kiểm soát bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Vậy làm thế nào để biết hàng hóa đó có sử dụng nhãn hiệu của chủ thể quyền có phải là hàng hóa do chính chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường hợp pháp ở nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không và được coi là hàng hóa nhập khẩu song song để không bị ngăn cấm.Trong quá trình xử lý vụ việc nghi ngờ hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền nhãn hiệu, cơ quan có thẩm quyền cần yêu cầu chủ nhãn hiệu chứng minh các hàng hóa đó không phải do họ, người được cấp li - xăng, công ty mẹ hoặc con, chi nhánh ở nước ngoài đưa ra thị trường. Họ cần cung cấp danh mục các nước mà họ có cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc bất hợp pháp về nhãn hiệu. Hàng hóa nhập khẩu song song là hàng hóa hợp pháp tại thị trường ban đầu, chúng không phải là hàng giả mạo, hàng lậu hay hàng hóa ăn cắp.Như vậy, hàng hóa nhập khẩu song song hoàn toàn giống với các sản phẩm chính thức của nước sở tại, ngoại trừ rằng chúng có thể được đóng gói khác nhau và có thể không có bảo hành của nhà sản xuất gốc. Đã có rất nhiều tranh cãi về tính hợp lý của nhập khẩu song song, nó liên quan đến một học thuyết gọi là học "thuyết hết quyền - Exhaustion 3 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương doctrine" hay còn gọi là thuyết "bán lần đầu - first sale doctrine". Thuyết này xác định giới hạn cho quyền sở hữu trí tuệ mang tính độc quyền và cân bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với đảm bảo sự lưu thông của thị trường cũng như duy trì cạnh tranh lành mạnh; cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của người tiêu dùng. Theo thuyết hết quyền, khi sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 có quy định Đối với sáng chế và nhãn hiệu: Quy định quan trọng nhất về hết quyền SHTT đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung là Điều 125.2.b Luật SHTT năm 2005. Điều 125.2.b quy định như sau: “Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác…lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”. “Sản phầm được đưa ra thị trường…một cách hợp pháp” được làm rõ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 103/2006/ND-CP. Theo đó, “Sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 của Luật SHTT được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài.” 4 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương Như vậy, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không thể ngăn chặn chủ thể khác lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm đã được ra thị trường bất kỳ nơi nào trên thế giới nhưng có quyền ngăn chặn các chủ thể khác thực hiện những hành vi này với những sản phẩm mà không phải chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đưa ra thị trường – những sản phẩm này được coi là sản phẩm bất hợp pháp. Xem xét điểm b khoản 2 Điều 125 trong mối quan hệ với khoản 2 Điều 21 Nghị định 103/2006/NĐ-CP cho thấy rằng: quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp bị hết khi hai điều kiện sau đây thoả mãn: (i) sản phẩm đã được đưa ra thị trường, bất kể thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài; (ii) chủ thể đưa sản phẩm ra thị trường là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, người được chuyển giao quyền sử dụng (bao gồm cả người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyền định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hoặc người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp. Như vậy, Việt Nam áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc tế cho các đối tượng sở hữu công nghiệp với một sự nhấn mạnh đặc biệt dành cho nhãn hiệu. Đối với quyền tác giả: Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật SHTT năm 2005, chủ thể nắm giữ quyền tác giả có quyền “phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm”. Tuy nhiên, vấn đề không rõ là nhập khẩu song song bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp? Hơn nữa, thương mại song song các hàng hoá được bảo hộ quyền tác giả không bị liệt kê trong danh mục hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều 28 Luật SHTT. Như vậy, không có bất kỳ quy định nào về 5 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương hết quyền tác giả trong Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Do sở hữu trí tuệ có tính chất lãnh thổ, mỗi quốc gia thiết lập riêng cho mình những chính sách riêng về vấn đề nhập khẩu song song. Các nhà đàm phán Mỹ tại vòng đàm phán Uruguay đã cố gắng đưa chính sách của quốc gia mình vào Hiệp định về thương mại liên quan đến các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhưng thỏa thuận này đã không đạt được vì nó liên quan đến lợi ích ròng của nhập khẩu song song và do đó trong Điều 6 của TRIPS chỉ nói rằng: “ Trạng thái đã khai thác hết: Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định của các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề cập đến trạng thái đã khai thác hết của quyền sở hữu trí tuệ.” Như vậy trong trạng thái đã khai thác hết của quyền sở hữu trí tuệ thì các tranh chấp sẽ không được giải quyết nữa, điều này nghĩa là TRIPS đã hướng các thành viên của mình vào ba lựa chọn: Thứ nhất, Thành viên có thể áp dụng cơ chế hết quyền quốc qia (the national exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ chỉ mất quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ nước này và nhập khẩu song song không được công nhận. Thứ hai, Thành viên có thể áp dụng cơ chế hết quyền khu vực (the regional exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ mất quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm trong phạm vi khu vực,vì thế nhập khẩu song song chỉ được thừa nhận trong phạm vi khu vực. Thứ ba, Thành viên có thể áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế (the international exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ 6 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương không còn quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm trên toàn thế giới, do đó nhập khẩu song song được thừa nhận. Trong các cuộc đàm phán dẫn đến Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng, các nước đang phát triển rất muốn làm rõ rằng với Điều 6 của Hiệp định TRIPS như vậy thì các Thành viên của WTO có quyền áp dụng một nguyên tắc quốc tế hết quyền hay không. Tuyên bố Doha đã tái khẳng định rằng Thành viên có quyền này. Khoản 5 (d) của Tuyên bố Doha đã nói rằng mỗi thành viên là "tự do để thiết lập chế độ riêng của mình cho hết quyền mà không cần phải có điều kiện nào" (“free to establish its own regime for such exhaustion without challenge”). Điều này đã được làm rõ trong Tuyên bố Doha là một sự bảo đảm thêm cho các Thành viên có nhu cầu áp dụng một nguyên tắc hết quyền quốc tế rằng nó là hợp pháp và phù hợp với Hiệp định TRIPS. Trong Liên minh châu Âu (EU), học thuyết của hết quyền trong khu vực đã được áp dụng bởi các Tòa án Tư pháp châu Âu cho toàn bộ EU. Vì vậy, khi sản phẩm đã được bán tại một nước thành viên EU, nó có thể được bán lại tại bất kỳ quốc gia thành viên khác. Tại Nhật Bản, các tòa án đã cho rằng nhập khẩu song song các sản phẩm được cấp bằng sáng chế và đã bán tại một quốc gia vào Nhật Bản không vi phạm các bằng sáng chế được cấp ở Nhật Bản, và nước này đã áp dụng hết quyền quốc tế. Tại Hoa Kỳ, nguyên tắc hết quyền quốc tế nhìn chung được áp dụng trong lĩnh vực nhãn hiệu và nguyên tắc này cho phép nhập khẩu song song trong dược phẩm vì Hoa Kỳ tin chắc rằng các sản phẩm dược sẽ giống với sản phẩm gốc và không bị suy giảm chất lượng. Các nước đang phát triển rất khác nhau trong các hạn chế nhập khẩu song song dược phẩm. Một số quốc gia không cho phép nhập khẩu song 7 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương song và luật pháp của họ thường quy định rất chặt chẽ về quyền được nhập khẩu. Mặt khác các nước như Hồng Kông và Singapore rất ưa thích nhập khẩu song song vì bản chất của họ như là một trung tâm trung chuyển thương mại. Ấn Độ áp dụng chính sách hết quyền quốc tế, một số nước phát triển khác bao gồm Argentina, Thái Lan, và Nam Phi, gần đây đã ban hành luật cho phép nhập khẩu song song các sản phẩm dược phẩm. 1.3 Nhập khẩu song song dưới góc độ thương mại Từ những năm 1980, trên thị trường thế giới đã có hàng tỷ đô la giá trị hàng hóa mỗi năm được nhập khẩu qua biên giới các quốc gia mà không theo các kênh phân phối của những người có quyền hay ý định của những nhà sản xuất. Nhập khẩu song song được sử dụng để nhấn mạnh một thực tế rằng các sản phẩm được nhập khẩu qua biên giới quốc gia bởi những người không có quyền và một kênh song song được tạo ra để cạnh tranh với những người có quyền. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì nhập khẩu song song sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa. Có chủ yếu hai lý do vì sao nhập khẩu song song xảy ra ở thị trường quốc tế. Thứ nhất vì các nhà sản xuất nước ngoài đã phân biệt giá giữa các quốc gia với nhau. Thứ hai các nhà nhập khẩu song song hiệu quả hơn so với những người được ủy quyền bán vì hàng hóa của người nhập khẩu song song sẽ cạnh tranh với hàng hóa của người được bán ủy quyền và do đó giá của sản phẩm sẽ giảm và có lợi cho người tiêu dùng. Thương mại song song có những đặc điểm sau đây: (a) đây là một hiện tượng kinh tế (b) hiện tượng này xảy ra đối với tất cả các loại hàng hoá (c) hàng hoá chính hiệu được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu cho phép 8 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương (d) chủ thể nắm giữ quyền SHTT ở nước xuất khẩu và ở nước nhập khẩu là một hoặc là những chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ pháp lý và/hoặc kinh tế với nhau (e) trong hoạt động này có hai nhà kinh doanh, đó là nhà kinh doanh được uỷ quyền và nhà kinh doanh không được uỷ quyền (f) hoạt động này có thể xảy ra giữa hai nước trở lên. Nguyên nhân kinh tế của thương mại song song là sự khác biệt về giá giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng hoá. Hàng hóa trong thương mại song song bao giờ cũng được chuyển từ nước có giá bán sản phẩm thấp đến nước có giá bán sản phẩm cao. Nhà kinh doanh trong trường hợp này có thể thu được lợi nhuận bằng cách xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá song song với các kênh chính thức. Theo Hiệp định của WTO về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), không một quốc gia nào có nghĩa vụ phải cho phép hoặc ngăn cấm nhập khẩu song song. Mỗi nước có thể đưa ra các quy tắc khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn ở Ôxtrâylia, hầu hết các sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá có thể được nhập khẩu song song, ngược lại sản phẩm được giữ bản quyền không được nhập khẩu song song, trừ các sản phẩm ghi âm.Bất đồng về vấn đề nhập khẩu song song đã được hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ giải quyết bằng cách thoả hiệp việc diễn giải nội dung vấn đề này theo quan niệm luật quốc gia của mỗi bên. Tại Việt Nam, hành vi nhập khẩu song song không bị coi là xâm phạm độc quyền nhập khẩu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng tại Hoa Kỳ thì ngược lại. Trong thị trường dược phẩm, quy định về nhập khẩu song song đã trở thành một vấn đề quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Những người ủng hộ một hệ thống quốc tế để bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ 9 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương thì mong muốn một lệnh cấm nhập khẩu song song được ban hành trên phạm vi toàn thế giới. Họ lý luận rằng nếu như loại hình này được cho phép rộng rãi, nó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận trong lĩnh vực nghiên cứu những dược phẩm đặc trị, và hậu quả là sẽ không thể khuyến khích và làm suy tàn công việc R&D để sáng tạo ra những loại thuốc tiên tiến. Hơn nữa, nhập khẩu song song sẽ làm các cơ quan y tế khó khăn hơn trong việc kiểm soát giá thuốc và ban hành các chính sách về thuốc của mình. Thế nhưng, cơ quan quản lý y tế ở các nước nghèo thì lại cho rằng khả năng tiếp cận được những nguồn cung ứng rẻ là rất quan trọng, vì vậy họ ủng hộ việc nhập khẩu song song. Cho dù không ủng hộ, họ cũng muốn dùng việc nhập khẩu song song để đe dọa và tạo sức ép để các nhà phân phối chính phải giảm giá thành sản phẩm của mình. Rõ ràng là những người hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển đặc biệt xem trọng việc tiếp cận những nguồn thuốc giá rẻ cho quốc gia mình hơn là việc ủng hộ việc đầu tư nghiên cứu R&D ở nước ngoài. 1.4 Pháp luật của một số nước ASEAN khác về hết quyền SHTT và nhập khẩu song song 1.4.1. Singapore Đối với sáng chế: Cơ chế hết quyền quốc tế và nhập khẩu song song được áp dụng cho những sản phẩm và quy trình được bảo hộ sáng chế. Theo quy định tại Mục 66.2.g, Đạo luật Sáng chế năm 1994: nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ sáng chế hoặc sản phẩm được tạo ra theo quy trình được bảo hộ sáng chế không bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế khi sản phẩm được tạo ra bởi chính chủ sở hữu sáng chế hoặc với sự đồng ý của chủ thể này hoặc bởi người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Quy định này được áp dụng cho cả những sáng chế được cấp ở Singapore cũng như 10 [...]... nguồn cung ứng rẻ là rất quan trọng, vì vậy họ ủng hộ việc nhập khẩu song song 3.Thực trạng nhập khẩu song song dược phẩm tại Việt Nam Trong những năm qua, tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có chủ trương cho phép 1 số công ty nhập khẩu song song thuốc, do giá thuốc ở Việt Nam cao gấp nhiều lần giá thuốc ở nước ngoài Quý 2/2008, trị giá nhập khẩu nhóm 20 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương thuốc kháng sinh, chuyển... Bộ trưởng Bộ Y tế, Nhập khẩu song song thuốc là việc nhập khẩu có cùng tên biệt dược với thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc ở nước này thấp hơn ở nước kia Hình thức nhập khẩu thuốc Cụ thể: 17 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương Nhập khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với thuốc đã có số đăng ký tại Việt Nam nhưng được sản xuất bởi các... và người bệnh sử dụng thuốc nhập khẩu song song có giá rẻ hơn Đến nay, chỉ có vài ba công ty được cấp giấy phép nhập khẩu song song với số lượng và chủng loại dược phẩm hạn chế Còn đâu cũng vấp phải vấn đề kiểm nghiệm rất mất nhiều thời gian, gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà nhập khẩu song song 4.Tác động Trong thị trường dược phẩm, quy định về nhập khẩu song song đã trở thành một vấn đề quan trọng... hàng trực tiếp qua catalog từ các nhà buôn lớn ở nước ngoài hoặc gửi thư đặt hàng ở các thị trường khác nhau có bán hàng hóa do công ty A đưa ra thị trường M Ỹ A Đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu V N TT T Y A Bảo hộ Đặt hàng qua thư V N V N TT T II.Tình hình nhập khẩu song song dược phẩm tại ViệtY Nam A 1 Nhập khẩu song song dược phẩm Theo qui định về nhập khẩu song song thuốc phòng và chữa bệnh cho người, ban... chữa bệnh HIV/AIDS,Malaysia đã sửa đổi Đạo luật Sáng chế với quy định rõ ràng hơn về nhập khẩu song song tại Mục 58A Bên cạnh quy định mở về nhập khẩu song song tại Mục 58A, Malaysia cũng quy định giới hạn cho nhập khẩu song song Thứ nhất, chỉ công nhận nhập khẩu song song khi sản phẩm được đưa ra thị trường bởi: (i) chủ sở hữu sáng chế; (ii) người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế; (iii) người được... h/1lọ + 1 dung môi Thị trường cung cấp nhiều mặt hàng được nhập khẩu song song là Ấn Độ, Trung Quốc và Hồng Kông Có thể nói, các mặt hàng tân dược nhập khẩu song song hiện có ở nước ta rất hạn chế, trong khi Bộ Y tế luôn khuyến cáo nhập khẩu thuốc song song nhằm bình ổn giá một số loại thuốc trên thị trường Tham khảo các mặt hàng nhập khẩu song song trong tháng 6/2008 Đơn giá TT cung cấpĐơn giá TT NKSS... chênh lệch Hiện nay, các công ty được phép nhập khẩu song song tại Việt Nam gặp phải khá nhiều trở ngại, thậm chí là bị ngăn chặn việc thực hiện và phát triển nhập khẩu song song Đó là các phản ứng chống lại nhập khẩu song song của các nhà sản xuất và một vài bệnh viện của một số địa phương trong nước Việc nhập khấu song song còn vấp phải nhiều cản trở khác từ cơ quan chức năng như việc cấp giấy phép,... đó, các sản phẩm này lại được công ty khác nhập khẩu lại vào Việt Nam Bán ra V N TT T Y A Xuất khẩu 16 Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương Thứ tư, là đặt hàng qua thư Hình thức này đang và sẽ phát triển nhờ hệ thống internet và là một nguồn quan trọng của nhập khẩu song song Công ty A ở nước ngoài đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam Những nhà nhập khẩu nhỏ, người... quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc do mình nhập khẩu e Báo cáo bằng văn bản về Cục quản lý dược Việt Nam kết quả nhập khẩu, cung ứng thuốc NKSS B.Thẩm quyền và cấp phép thủ tục nhập khẩu song song a Thẩm quyền và thủ tục cấp phép NKSST • Cục trưởng Cục quản lý dược Việt nam chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và cấp phép • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược. .. sản xuất dược phẩm Thuốc này được cung ứng bởi chính nhà sản xuất hoặc một nhà cung cấp khác Ví dụ: Nếu hai nhà sản xuất A và B của cùng một công ty, tập đoàn dược phẩm, cùng sản xuất sản phẩm S Sản phẩm S của nhà sản xuất A đã được cấp số đăng ký tại Việt Nam và đang được bán ở thị trường Việt Nam với mức giá G1 Sản phẩm S của nhà sản xuất B chưa có số đăng ký tại Việt Nam và đang được bán ở nứơc ngoài . hiệu Bảo hộ Đặt hàng qua thư II.Tình hình nhập khẩu song song dược phẩm tại Việt Nam 1. Nhập khẩu song song dược phẩm Theo qui định về nhập khẩu song song thuốc phòng và chữa bệnh cho người, ban. về nhập khẩu song song tại Mục 58A. Bên cạnh quy định mở về nhập khẩu song song tại Mục 58A, Malaysia cũng quy định giới hạn cho nhập khẩu song song. Thứ nhất, chỉ công nhận nhập khẩu song song. Sở hữu trí tuệ Đại Học Ngoại Thương Mở đầu I. Một số vấn đề cơ bản về Nhập khẩu song song 1. Khái niệm nhập khẩu song song 1.1 Nhập khẩu song song song theo nghĩa rộng (Parallel