Hiện nay phương pháp dạy học khá phong phú, nhưng có lẽ thích hợp với địa lý ngoài phương pháp dạy học truyền thống còn có các phương pháp nêu vấn đề, tìm tòi nghiên cứu , thảo luận…Phươ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT"
Trang 2PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là vấn đề đang được quan tâm thường xuyên.Đặc biệt ở các trường THPT, đối tượng là những học sinh đang có những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí và năng lực phát triển Vì vậy việc tạo một phương pháp dạy học hợp lí, khoa học nhằm phát huy tính năng động, tích cực của học sinh để đạt kết quả cao trong học tập là rất cần thiết
Kết quả dạy học phụ thuộc vào khá nhiều nhân tố trong đó có phương pháp dạy học Hiện nay phương pháp dạy học khá phong phú, nhưng có lẽ thích hợp với địa lý ngoài phương pháp dạy học truyền thống còn có các phương pháp nêu vấn đề, tìm tòi nghiên cứu , thảo luận…Phương pháp sử dụng, khai thác số liệu thống kê trong giảng dạy địa lí
là một trong các phương pháp để trực quan hóa kiến thức, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập, đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, kĩ năng xử lí số liệu, tìm ra các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí…Qua đó giúp cho học sinh nắm vững được kiến thức phong phú cả về lí thuyết và thực tiễn – đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy địa lí
2- Hệ thống các số liệu và bảng số liệu trong SGK địa lí khá nhiều và là một bộ phận quan trọng của nội dung kiến thức mà chúng ta cần phải khai thác, sử dụng để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Tuy nhiên thực tế trước đây và hiện nay trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn học sinh khai thác các phân kiến thức trong các kênh hình ( Bảng, biểu đồ…), về phía học sinh do chưa chú ý nhiều đến việc học bộ môn địa lí nên các kĩ năng làm việc với bảng số liệu thống kê còn rất hạn chế
3- Trong thực tế, kĩ năng phân tích, khai thác bảng số liệu cũng là một nội dung quan trọng trong các kì thi ( Học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học- cao đẳng)
Trên đây là những lí do cơ bản giúp tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí.Do vậy việc sử dụng ,khai thác số liệu thống kê trong dạy học địa lí là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên nhằm tổ chức việc dạy học theo đặc trưng của bộ môn có hiệu quả
II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1 Xác đinh và làm rõ hơn phương pháp sử dụng các bảng số liệu trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn địa lý
Trang 3III NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.Xác định được các dạng bảng số liệu
2 Nghiên cứu và vận dụng phương pháp khai thác sử dụng bảng số liệu trong giảng dạy địa lí ở trường THPT
4 Đánh giá được hiệu quả của phương pháp khai thác, sử dụng bảng số liệu trong giảng dạy địa lí ở trường THPT
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Các phương pháp lí thuyết gồm: Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành thực nghiệm nhiều tiết dạy ở lớp 11,12
để kiểm chứng và nhận định kết quả
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BẢNG SỐ LIỆU TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ THPT
1 Quan niệm về bảng số liệu đang sử dụng trong SGK địa lí THPT
- Bảng số liệu là tập hợp các số liệu biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, cấu trúc của hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian giữa các hiện tượng
- Đặc điểm của bảng số liệu thống kê dùng trong SGK
* Các số liệu thống kê rất đa dạng nhưng có thể chia làm hai loại: Các số liệu riêng biệt ( đơn lẻ) và các số liệu tập hợp theo bảng
* Các bảng số liệu thống kê tuy có nhiều hình thức trình bày, nhưng các bảng số liệu trong SGK địa lí ở trường THPT gồm hai loại chủ yếu
+ Bảng số liệu thể hiện quá trình phát triển của hiện tượng
+ Bảng số liệu biểu hiện cấu trúc của hiện tượng
2 Ý nghĩa, tác dụng khai thác bảng số liệu trong giảng dạy địa lí
- Bảng số liệu là phương tiện để học sinh khai thác tri thức
Bảng số liệu là một bộ phận của kiến thức.Vì vậy bảng số liệu thống kê trở thành một phương tiện để học sinh khai thác nguồn kiến thức cơ bản về quá trình phát triển, cơ cấu, mối quan hệ về không gian và thời gian của các hiện tượng địa lí
Trang 4- Bảng số liệu là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng xử lí và trực quan hóa, tập phân tích các kiến thức địa lí
+ Rèn luyện kỹ năng xử lí các số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra các kết luận cần thiết
+ Rèn luyện kĩ năng thu thập số liệu minh chứng
- Hình thành cơ sở tâm lí cho học sinh trong quá trình nhận thức thông qua các bảng số liệu
+ Học sinh THPT sự nhận thức của các em đã có sự nhảy vọt về chất Các em ham thích
đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, khả năng nhanh nhạy năm bắt các thông tin tương đối khá
+ Việc hướng học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu, sẽ giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu, tạo nên hứng thú trong học tập Trên cơ sở đó đáp ứng được các nhu cầu của các em
là thay đổi được cách học địa lí
3 Phương pháp khai thác các bảng số liệu trong giảng dạy địa lý ở trường THPT
a Phương pháp khai thác
Để khai thác, sử dụng bảng số liệu vào việc giảng dạy và học tập có hiệu quả, giáo viên cần:
* Giúp học sinh nắm được mục đích của việc khai thác, sử dụng bảng số liệu
- Dùng để chứng minh, giải thích minh họa cho kiến thức địa lí cơ bản Trong trường hợp này chỉ yêu cầu học sinh khai thác bảng số liệu ở mức đơn giản tìm ra các số liệu dẫn chứng cho nhận định mà giáo viên nêu ra trong quá trình giảng dạy
- Dùng để phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra kiến thức cơ bản của bài học Với mục đich này yều cầu học sinh làm việc với bảng số liệu ở mức cao hơn đòi hỏi phải có sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên
Nguyên tắc cơ bản để phân tích bảng số liệu là :
+ Bắt đầu phân tích số liệu có tầm khái quát cao ( số liệu tổng thể) trước khi đi vào số liệu chi tiết
+ Tìm các số liệu lớn nhất, nhỏ nhất, số liệu trung bình, chú ý những số liệu đột biến và không được bỏ sót số liệu
+ Tìm mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích số liệu theo cột , theo hàng, các mối quan
hệ giữa các số liệu theo cột, theo hàng
Trang 5+ Biết huy động cả kiến thức đã học để phân tích, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để làm nổi bật vấn đề bảng số liệu đưa ra
- Dùng để xây dựng biểu đồ phục vụ cho giảng dạy và học tập
* Trên cơ sở học sinh nắm được mục đích của việc khai thác, sử dụng bảng số liệu, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu để hoàn thành nội dung, yêu cầu của bài học
b Phương pháp khai thác các bảng số liệu cụ thể
b1) Bảng số liệu biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng ( Có hai dạng cơ bản) Dạng 1: Bảng số liệu biểu hiện quá trình phát triển của một hiện tượng
Trong bảng này có ít nhất hai nguồn số liệu chủ yếu: Số liệu chỉ rõ sự diễn biến của hiện tượng về mặt số lượng và số liệu chỉ rõ diễn biến của hiện tượng về mặt thời gian
Ví dụ : Dân số Việt nam từ năm 1921 -2006 ( Triệu người)
Dân
số
Dạng 2: Bảng số liệu thể hiện quá trình phát triển của 2 hay nhiều hiện tượng
Ví dụ: Số dân và sản lượng lúa của nước ta thời kì 1980-1999
Số dân ( Tr
Người)
54.9 58.6 61.2 63.6 66.2 75.4 76.3
Sản lượng ( Tr
Tấn)
12.4 15.6 16.0 17.0 19.2 26.4 31.4
Trong cả hai dạng bảng trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác số liệu theo hướng:
Trang 6- So sánh số liệu qua các năm, năm đầu và năm cuối ( Nhận xét tổng quát) để thấy được
sự thay đổi và qui luật phát triển( tăng hay giảm) của từng hiện tượng
- Xử lí số liệu: Tăng giảm bao nhiêu? Gấp mấy lần? Tăng bao nhiêu % để thấy được sự tăng nhanh hay chậm của hiện tượng
* Chú ý:
- Những số liệu mang tính đột biến Có thể phân theo các giai đoạn để nhận xét, phân tích
- Cần giải thích rõ qui luật phát triển, những thay đổi đột biến
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng
Từ đó có những nhận xét khái quát cơ bản dựa trên các mối quan hệ giữa các số liệu và qui luật thay đổi của nó
b2) Bảng số liệu thể hiện cơ cấu( Cấu trúc) của hiện tượng
Loại bảng số liệu này thường thể hiện sự so sánh của từng bộ phận so với tổng thể về mặt
số lượng để thấy rõ cơ cấu của hiện tượng Loại này thường có 4 dạng cơ bản sau:
Dạng 1: Bảng số liệu thể hiện cấu trúc của 1 hiện tượng trong một thời điểm
Ví dụ : Bảng số liệu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 2005 (%)
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác số liệu theo hướng:
- So sánh các số liệu ( Nếu là số liệu tuyệt đối, thì cần chuyển sang số liệu tương đối) để thấy được đại lượng nào có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, gấp mấy lần?
- Qua đó có nhận xét cần thiết Bảng số liệu phán ánh vấn đề gì ? Tại sao?
Dạng 2: Bảng số liệu thể hiện cấu trúc của 1 hiện tượng trong nhiều thời điểm khác nhau
Ví dụ : Bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế (%)
Trang 7Nông – lâm – ngư
nghiệp
Công nghiệp – xây
dựng
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu theo hướng
- Nếu số liệu biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối, thì cần chuyển sang giá trị tương đối
- So sánh số liệu theo hàng ngang để thấy được sự biến đổi cơ cấu theo thời gian Chú ý các số liệu đột biến
- Nhận xét cấu trúc ở từng thời điểm( So sánh số liệu theo cột dọc) để thấy rõ vai trò của từng thành phần trong tổng thể
- Từ đó tìm ra các qui luật thay đổi và có những nhận xét khái quát, gải thích sự thay đổi đó
Dạng 3: Bảng số liệu biểu hiện cấu trúc của nhiều hiện tượng trong cùng thời điểm
Ví dụ: Bảng số liệu về tỉ trọng của GDP và dân số của EU và một số nước trên thế
giới năm 2004
EU
Hoa Kỳ
Nhật bản
Trung Quốc
Ấn độ
Các nước còn lại
31.0 28.5 11.3 4.0 1.7 23.5
7.1 4.6 2.0 20.3 17.0 49.0 Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu theo hướng:
- Phân tích cấu trúc của từng hiện tượng(Nếu số liệu biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối, thì cần chuyển sang giá trị tương đối)
Trang 8- So sánh cấu trúc của các hiện tượng với nhau( So sánh các số liệu hàng ngang, hàng dọc
để thấy được sự giống nhau, sự khác biệt về cấu trúc giữa các hiện tượng)
- Từ đó có những nhận xét khái quát và giải thích
Dạng 4: Bảng số liệu biểu hiện cấu trúc của nhiều hiện tượng theo không gian và thời
gian ( Đây là dạng phức tạp nhất Nếu số liệu biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối, thì cần chuyển sang giá trị tương đối)
Ví dụ: Bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế
của cả nước và vùng Đông Nam Bộ (%)
Công nghiệp quốc doanh
CN ngoài quốc doanh
KV có vốn đầu
tư nước ngoài
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu theo hướng:
- Phân tích cấu trúc của từng hiện tượng theo thứ tự về từng vùng lãnh thổ
( Không gian)
- Trong mỗi vùng lãnh thổ so sánh số liệu của từng thành phần theo thời gian để thấy được sự thay đổi của cơ cấu theo hướng nào? Thành phần nào tăng? Thành phần nào giảm ( Tăng giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu %)
- So sánh các thành phần trong một lãnh thổ ở cùng thời điểm để thấy được vai trò của chúng trong cấu trúc của hiện tượng
- So sánh cấu trúc của hiện tượng giữa các vùng lãnh thổ với nhau để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
II CƠ SỞ THỰC NGHIỆM
Phần thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phương pháp khai thác sử dụng bảng số liệu trong giảng dạy địa lí kinh tế xã hội ở trương THPT
1 Mục đích thực nghiệm
Trang 9- Hướng dẫn học sinh biết cách khai thác, sử dụng bảng số liệu
- Nắm được chức năng biểu hiện của bảng số liệu
- Nâng cao khả năng tự nhận thức và đi đến những kết luận cơ bản của học sinh
- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
2 Phạm vi thực nghiệm ở cả ba khối, nhưng chủ yếu ở khối 11, 12
Bài thực nghiệm 1: Tự nhiên, dân cư Nhật bản( SGK lớp 11 cơ bản trang 76)
Để hình thành kiến thức về đặc điểm dân cư Nhật bản và ảnh hưởng của đặc điểm đó đối với dân cư xã hội, giáo viên sử dụng bảng số liệu 9.1 và các số liệu đơn lẻ trong SGK trang 76 để đặt câu hỏi và gợi ý cho học sinh hình thành kiến thức cơ bản
Bảng số liệu sự biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi
Số dân ( Triệu
người)
* Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu và kiến thức SGK, hãy:
- Chứng minh Nhật bản là một quốc gia có dân số đông?
- Nhận xét xu hướng biến động dân số của Nhật Bản qua các năm? Gia tăng dân số?
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản biến động theo xu hướng nào?
- Phân bố dân cư Nhật Bản?
* GV hướng dẫn HS cách khai thác các số liệu đơn lẻ, số liệu trong bảng để trả lời các câu hỏi
Ví dụ:
- Để chứng minh Nhật có dân số đông, hoặc nhận xét về gia tăng dân số của Nhật thấp thì
HS chỉ cần sử dụng các số liệu đơn lẻ như dân số là bao nhiêu, gia tăng dân số bao nhiêu
%
Trang 10- Nhận xét về sự biến động số dân hoặc cơ cấu dân số theo nhóm tuổi,HS phải căn cứ vào bảng số liệu, so sánh các số liệu năm đầu, năm cuối xem các chỉ tiêu tăng, gảm như thế nào? Tăng bao nhiêu? Chú ý các số liệu đột biến
- Tìm mối liên hệ giữa các số liệu : Sự biến động số dân theo thời gian và gia tăng dân số của Nhật Bản
* Học sinh trả lời các câu hỏi Sau đó GV yêu cầu học sinh rút ra kiến thức cơ bản của phần đặc điểm dân cư Nhật Bản như sau:
- Nhật bản là quốc gia có dân số đông 127.7 triệu người (2005)
- Dân số có xu hướng tăng chậm ( Đặc biệt giai đoạn 1997 -2005 tăng 1.7 triệu người) do gia tăng dân số thấp chỉ còn 0.1%
- Cơ cấu dân số Nhật thay đổi theo xu hướng giảm tỉ lệ dân số ở tuổi dưới 15, tăng tỉ
lệ dân số ở độ tuổi 15-64 và trên 65
Kết luận: Nhật bản là quốc gia có dân số già
- Dân cư phân bố không đều tập trung đông đúc trên đảo Hon Su và ở ven biển , thưa thớt
ở đảo Hôcaiđô
* Sau khi học sinh nêu ra đặc điểm cơ bản của dân cư Nhật bản, GV tiếp tục đặt câu hỏi
Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội ?
- HS trả lời
- GV kết luận
Dân số già gây khó khăn:
+ Thiếu lực lượng lao động thay thế
+ Chí phí phúc lợi xã hội lớn
Bài thực nghiệm 2: Bài Đô thị hóa ( Trang 77 SGK lớp 12 ban cơ bản)
Để hình thành kiến thức đặc điểm đô thị hóa
-) Tỉ lệ dân thành thị tăng
-) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
GV sử dụng các bảng số liệu sau
Bảng 1 Bảng 18.1: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai
đoạn 1990-2005
Trang 11Năm Số dân thành thị
( Triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990
1995
2000
2005
12.9 14.9 18.8 22.3
19.5 20.8 24.2 26.9
* Với bảng số liệu này GV yêu cầu HS : Nhận xét sự thay đổi dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990-2005 Giải thích sự thay đổi đó?
* GV hướng dẫn:
- So sánh số liệu năm đầu, năm cuối để xem số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng hay giảm( Tính toán xem tăng, giảm bao nhiêu người, %)
- Chú ý các số liệu đột biến để chia giai đoạn ( số liệu tăng, giảm đột biến)
- So sánh tỉ lệ dân thành thị với các nước trong khu vực và ngoài khu vực ( GV cung cấp
số liệu tỷ lệ dân thành thị của một số nước trong khu vực và trên thế giới)
* HS trả lời, GV kết luận về nội dung bảng số liệu
- Giai đoạn 1990-2005 số dân và tỷ lệ dân thành thị đều tăng
+ Số dân tăng 9.4 triệu người
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng 12.4%
Giai đoạn 1990-1995 tăng chậm , giai đoạn 1995-2005 tăng nhanh
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới ( Năm 2005 mới chỉ chiếm 26.9% dân số cả nước )
* GV tiếp tục đặt câu hỏi : Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng?
HS trả lời, GV kết luận: Do đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
Bảng 2 Bảng 18.2 : Phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng năm 2006