SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "TỔ CHỨC NGÀY HỘI DÂN GIAN HOẠT ĐỘNG MỚI TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I. Ý tưởng hình thành Qua 2 năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Trường Mầm non Hoa Hồng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Năm học 2010-2011, Phòng GD- ĐT Thành phố Đồng Hới đã chọn là trường có sân vườn đẹp nhất; nhân dịp sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua, trường vinh dự được Bộ GD- ĐT tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc. Không dừng lại ở đó, ban giám hiệu nhà trường luôn nỗ lực nghiên cứu để phong trào được thực hiện ngày một hiệu quả, chất lượng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào thi đua và ý nghĩa của việc đưa ngày hội dân gian vào trường học, Trường Mầm non Hoa Hồng đã nghiêm túc thực hiện các công văn hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, của Sở GD& ĐT và các ban ngành liên quan, tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch hoạt động cụ thể, chỉ đạo tất cả giáo viên trong toàn trường tích cực hưởng ứng. Tổ chức ngày hội dân gian cho trẻ là nội dung mới, sáng tạo đã được nhà trường áp dụng có hiệu quả trong năm học 2010- 2011. Đây là một hoạt động hỗ trợ việc thực hiện nội dung của phong trào, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của phụ huynh, của cộng đồng, xã hội. “Ngày hội dân gian” là một sân chơi mới lạ, hấp dẫn, bổ ích, thiết thực đối với trẻ, thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa mang đậm tính truyền thống đồng thời giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về văn hoá truyền thống của quê hương. Trẻ được tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn truyền thống, được gần gũi với thiên nhiên, hoạt động này đã góp phần hình thành các kỹ năng sống, từ đó tác động cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cháu lứa tuổi mầm non. Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Phần lớn các trò chơi dân gian đều góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm… được phụ huynh học sinh quan tâm đồng tình hưởng ứng, đây thực sự là một điều kiện thuận lợi để Trường mầm non Hoa Hồng đẩy mạnh hơn nữa và đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức ngày hội dân gian cho trẻ mầm non, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngày hội dân gian có thể tổ chức trong sân, hành lang của trường và lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Nội dung phải thực sự phong phú, hấp dẫn để thu hút được trẻ, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia. II. Các nội dung thể hiện Với mục đích giúp cho trẻ phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về nét văn hoá truyền thống của dân tộc, nhà trường đã lựa chọn 2 nội dung chính như sau: 1. Các trò chơi dân gian: Các trò chơi được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ trong độ tuổi nhà trẻ chơi những trò chơi dễ, mang tính bắt chước và luật chơi không quá phức tạp. Trẻ tuổi mẫu giáo tùy theo độ tuổi để chơi các trò chơi có cách chơi, luật chơi phức tạp hơn nhằm kích thích trẻ, gây hứng thú cho trẻ. - Trò chơi trí tuệ: còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động chơi như: Ô ăn quan, Cờ hùm, Cờ chiếu tướng, Trò chơi “ Kéo co” - Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ như trò chơi: Lộn cầu vòng, bắt tôm bỏ giỏ, ném bóng vào rỗ, bịt mắt bắt dê, kéo co Trò chơi: “Bịt mắt đánh trống” 2. Hội chợ ẩm thực: Ở nội dung này các bé sẽ được cùng cô giáo và các bạn chế biến, bày biện các món ăn ở các gian hàng của mình với tên gọi rất ngộ nghĩnh, dễ thương như: Bánh rán bà Nga, khoai lang luộc, su sê Dì Mận Các bé tự trang trí phố ẩm thực dân gian để thu hút khách đến tham quan hoặc mua bán Đó là những món ăn dân dã như: bánh lọc, bánh rán, bánh nếp, chè bắp, khoai lang luộc, nước rau má Điều quan trọng, thông qua hội chợ ẩm thực để các bé biết được các món ăn dân dã, được thưởng thức và giới thiệu cho mọi người biết, đồng thời trẻ hiểu được một số kỹ năng giao tiếp đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. III. Kết quả đã đạt được: Có thể khẳng định rằng, việc tổ chức ngày hội dân gian cho trẻ ở trường Mầm non Hoa Hồng đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Cụ thể: - Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên: 100% cán bộ GV- NV hiểu được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của việc tổ chức ngày hội dân gian cho trẻ mầm non. Xây dựng được kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu các lớp. Tạo đựợc môi trường giáo dục thân thiện, hấp dẫn, gần gũi đối với trẻ. - Đối với trẻ: 100 % trẻ hứng thú, vui tươi khi đươc tham gia vào các hoạt động của ngày hội. Trẻ được trực tiếp tham gia vào các trò chơi, được trao đổi, mua bán trực tiếp ở gian hàng ẩm thực càng mở rộng sự giao lưu giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ và giữa trẻ với mọi người xung quanh. Các cháu tham gia nhiệt tình các trò chơi, hứng thú với các gian hàng ẩm thực. Giáo dục được ý nghĩa của nét văn hoá truyền thống Việt Nam ngay từ lứa tuổi mầm non. Một số kĩ năng sống mới, đơn giản … được nảy sinh, hình thành, củng cố qua nhiều hoạt động của ngày hội như: Kĩ năng giao tiếp hợp tác, ra quyết định, ứng phó trước những tình huống, … - Đối với phụ huynh: Phụ huynh tích cực tham gia vào việc tổ chức ngày hội, phối hợp chặt chẽ với giáo viên các lớp để hỗ trợ kinh phí cũng như sức lực tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tham gia các hoạt động. Qua ngày hội dân gian, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường ngày càng gắn chặt, thân thiện, gần gũi hơn. - Đối với cộng đồng: Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội và cộng đồng thấy rõ hiệu quả của hoạt động này và càng hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và sự cần thiết khi tổ chức ngày hội dân gian cho trẻ (đây là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”). Địa phương đã cùng với nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã tuyên truyền, vận động các nhà doanh nghiệp, cơ quan để cùng góp công sức, kinh phí tạo điều kiện cho trường tiếp tục tổ chức “ Ngày hội dân gian” cho trẻ. IV. Khả năng nhân rộng mô hình: Mầm non Hoa Hồng là đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Bình tổ chức thành công ngày hội dân gian cho bé với quy mô lớn. Có thể nói rằng đây là một trong những hoạt động rất cần thiết đối với trẻ góp phần quan trọng hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hoạt động này có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả cao trong việc tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể cùng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, đặc biệt là tìm ra những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng của việc thực hiện phong trào. Quảng Bình là một địa phương có chiều sâu về văn hóa, đa dân tộc. Việc lựa chọn các món ăn truyền thống cũng như các trò chơi dân gian để tổ chức lễ hội là vô cùng phong phú. Nếu biết khai thác và vận dụng một cách phù hợp thì hoạt động ngày hội dân gian thực sự có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh, mà mô hình “ Ngày hội dân gian” ở trường mầm non Hoa Hồng là một minh chứng. Phổ biến, nhân rộng việc tổ chức ngày hội dân gian trong trường mầm non không chỉ giúp trẻ có được không gian, thời gian vui chơi lành mạnh, bổ ích mà còn góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Thiết nghĩ, tùy theo tình hình của địa phương mà đơn vị nào cũng có thể tổ chức được với các hình thức phù hợp. V. Các điểm cần lưu ý khi tổ chức thực hiện: Trong quá trình tổ chức Ngày hội dân gian, trường Mầm non Hoa Hồng đã rút ra một số điểm cần lưu ý khi tổ chức thực hiện hoạt động này như sau: - Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đưa các hoạt động dân gian vào trường mầm non, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ, từ đó đưa ra các hình thức tuyên truyền phù hợp. - Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch để có ngày hội dân gian với nhiều trò chơi và nhiều gian hàng hấp dẫn, phù hợp đặc điểm vùng miền, với lễ hội ở địa phương. - Biết khai thác tối đa lợi thế tổ chức các trò chơi, món ăn truyền thống ở địa phương, tranh thủ sự quan tâm của ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức ban ngành để tuyên truyền, giáo dục và tổ chức đạt hiệu quả. - Chú trọng đến mục đích của hoạt động là giúp trẻ mầm non được trải nghiệm về nét văn hoá truyền thống của địa phương, để từ đó tìm ra giải pháp và hướng đi phù hợp. - Tuỳ từng độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có hình thức tổ chức phù hợp. Chẳng hạn, trẻ nhà trẻ chơi những trò chơi đơn giản như lộn cầu vòng, kéo cưa lừa xẻ, làm quen với các món ăn dân dã Trẻ lớn hơn chơi với các trò chơi trí tuệ, mang tính tập thể như kéo co, đánh đũa, ô ăn quan, tập chế biến một số món ăn truyền thống và cách trang trí gian hàng, khu phố ẩm thực - Tạo ra những không gian thích hợp, khung cảnh đẹp, gần gũi với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Đặc biệt huy động sự tham gia của phụ huynh để tổ chức ngày hội dân gian cho trẻ. - Việc tổ chức ngày hội dân gian không phải thực hiện ở một thời điểm nhất định, mà cần được lồng ghép, duy trì trong các thời điểm khác nhau của năm học mới đạt được hiệu quả. Để ngày hội dân gian cho trẻ mầm non được tổ chức liên tục, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn nữa chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí tổ chức, đồ dùng trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, vì đây chính là tạo cơ hội tốt để trẻ mầm non “ Chơi mà học”. Tóm lại, việc tổ chức ngày hội dân gian đã tô điểm cho sức sống của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Mầm non Hoa Hồng ngày càng chất lượng như mong đợi của các cấp quản lý giáo dục, của các bậc phụ huynh học sinh, tạo được ấn tượng tốt đẹp cho trẻ trong trường mầm non. Phát huy những thành quả đạt được, nhà trường tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc tổ chức ngày hội dân gian, lồng ghép các hoạt động dân gian vào trong cuộc sống của trẻ ở diện rộng, chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện, phát huy sáng tạo của đội ngũ giáo viên hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, đáp ứng yêu cầu của cấp học trong giai đoạn mới. Để thu hút các em đến với trò chơi dân gian đầy bổ ích và lý thú thật không đơn giản nhưng cũng không phải là không làm được. Điều quan trọng là mỗi một nhà trường, mỗi một cô giáo và người lớn chúng ta phải quan tâm và biết sáng tạo để khơi dậy niềm say mê và hứng thú của trẻ đối với văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bằng sự sáng tạo, tâm huyết và yêu nghề, tập thể sư phạm Trường mầm non Hoa Hồng đã quyết tâm đưa lễ hội dân gian với những trò chơi, bài đồng dao, những món ăn dân dã miền nông thôn tưởng chừng rất xa lạ với trẻ thành thị. Và giờ đây nhưng câu hát đồng dao, những trò chơi “Ô ăn quan”, “Bịt mắt bắt dê”, những món ăn truyền thống đã trở thành thân quen trong mọi hoạt động của trẻ tại trường mầm non./. . TÀI: "TỔ CHỨC NGÀY HỘI DÂN GIAN HOẠT ĐỘNG MỚI TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THI N, HỌC SINH TÍCH CỰC” I. Ý tưởng hình thành Qua 2 năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường. hiện tốt phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực . Ngày hội dân gian có thể tổ chức trong sân, hành lang của trường và lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của. nội dung của phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực ). Địa phương đã cùng với nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã tuyên truyền, vận động các nhà doanh