Bước vào năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhậ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH
TÍCH CỰC”
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục nhằm đào tạo nên những con người phát
triển toàn diện về : “ Đức, trí, lao, thể, mỹ” Để thực hiện được điều này, ngành GD&ĐT
nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới về nội dung, chương trình SGK ở các bậc học Bước vào năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua :
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện Mặt khác, là một lớp học thuộc trường chuẩn quốc gia, việc xây dựng lớp mình trở thành lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết Lớp học thân thiện thể hiện ở nhiều mặt, trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục Học sinh tích cực cũng cần thể hiện ở nhiều mặt như tích cực trong học tập, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi …
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần bảo đảm quyền đi học của học sinh Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn kiến thức trong sách vở, vừa trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học Như thế mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích
Trang 3cực của học sinh Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập thích thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và hành, rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo
Với cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trở nên năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên, các em được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách và
đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho học sinh có mối quan hệ thân thiện với nhau và
sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, từng bước đưa chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm đi lên Thực hiện tốt các việc làm đó cũng là góp một phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường bằng những việc làm cụ thể tại lớp tôi chủ nhiệm
qua đề tài: “Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” – Lớp 4A
trường TH Thác Mơ
I.2: CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trang 4Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học thì tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc Học sinh tiểu học rất dễ xúc động Chẳng hạn trước đây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh Em ấy bật khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mất
tự tin Buổi học ấy chắc chắn em không thể tiếp thu bài được vì vậy tác động tình cảm của các em phải tế nhị, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở và tấm lòng tâm phúc Với đặc điểm tâm lý nói trên , nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn
Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động và thích khám phá Đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi Vui chơi cũng là một mặt hoạt động tích cực của học sinh Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say chơi Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò chơi học tập Khi tổ chức trò chơi, nhiều em muốn tham gia, em nào được giáo viên chọn tham gia thì rất vui
Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nêu trên, việc “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là điều rất cần thiết và có thể thực hiện để phát triển toàn diện cho học sinh
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua đề tài này tôi muốn đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng “ Lớp học thân thiện – học sinh tích cực”
III- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Trang 5- Tháng 8/2008 : Chọn đề tài
- Tháng 09/2008 tháng 11/2008: Tìm hiểu nguyên nhân, đọc tài liệu, tìm biện pháp thực hiện
- Tháng 12/2008 tháng 12/2009: Nghiên cứu sâu các biện pháp thực hiện dạy học phát huy tính tích cực
- Tháng 1/2010: Viết, hoàn thiện đề tài
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
I- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO “ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TH THÁC MƠ”
Hiện nay, Bộ GD&ĐT phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục Ngay từ khi phát động, trường TH Thác Mơ đã phát động tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường hưởng ứng thực hiện cuộc vận động trên Qua một năm thực hiện, trường TH Thác Mơ đã thu được những kết quả khả quan, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và phát triển mang tính bền vững hơn Tuy nhiên, để phong trào mang lại hiệu quả một cách bền vững góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, xứng tầm với mục tiêu của phong trào đề ra thì cần phải tổ chức thực hiện phong trào này ngay trong từng tiết học, từng lớp học
Là giáo viên, ai cũng mong muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ học tập hơn, thực hiện chuyên cần tốt hơn và mỗi em thấy “ mỗi ngày tới trường là một ngày vui” Song để thực hiện tốt là một việc làm khó đối với giáo viên Bởi sự không kiềm chế của bản thân khi học sinh làm bài không được hay nghịch ngợm mà đã sử dụng ngôn ngữ nặng lời, thậm chí dùng biện pháp trừng phạt thân thể học sinh hoặc làm cho không khí của tiết học trở nên nặng nề Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa phát huy tính tích cực học tập của học sinh Có thể giáo viên chưa đổi mới cách dạy, cách đánh giá, cũng có thể do quan điểm giảng bài thật kĩ để học sinh nắm nội dung bài mà giáo viên chưa để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ, hoạt động Vì vậy muốn “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì trong từng tiết dạy cũng như trong toàn bộ
Trang 7quá trình giáo dục học sinh của lớp mình, giáo viên cần phải tổ chức xây dựng các mối quan hệ mật thiết, thân thiện
II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để xây dựng thành công “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” việc đầu tiên tôi bắt tay vào thực hiện đó là xây dựng một môi trường học tập và giáo dục “ thân thiện”
Vì muốn học sinh tích cực thì trước hết phải làm cho các em yêu trường, yêu lớp mình và muốn các em yêu lớp mình tích cực chuyên cần trong các tiết học thì giáo viên cần phải xây dựng được “ Lớp học thân thiện” Và chính vì những lí do đó mà tôi đã thực hiện một
số biện pháp sau:
II.1: Xây dựng lớp học thân thiện:
Trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, bản thân mỗi giáo viên luôn là nhân vật trung tâm tổ chức và định hướng cho học sinh hình thành và rèn luyện nhân cách giáo tiếp trong các mối quan hệ, do đó giáo viên cần phải rèn luyện cho mình một số phong cách, kĩ năng sau:
1.1: Phong cách giao tiếp thân thiện trong tiết dạy:
Để có được mối quan hệ thân thiện với học sinh, trước hết giáo viên cần thể hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh Dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái
độ, ngôn ngữ góp phần đáng kể tạo nên phong cách con người Đối với học sinh tiểu học, giáo viên càng cần thận trọng trong phong cách giao tiếp
Trong những năm qua, tôi luôn chú ý và rèn luyện đến phong cách lên lớp của mình Phần nào đó đã tạo nên bầu không khí thiện cảm, tôn tronïg lẫn nhau trong lớp học Bản thân tôi đã từng rèn luyện cho mình những kĩ năng sau:
Trang 8* Về cử chỉ, điệu bộ:
Điệu bộ thể hiện ở cách ngồi, dáng đi và hoạt động đi lại của giáo viên Trong suốt tiết học, giáo viên chỉ đi lại trên bục giảng là điều cần khắc phục Chúng ta có thể hiểu rằng bục giảng xây cao hơn là để cho học sinh dễ quan sát tốt nội dung bài học được giáo viên thể hiện trên bảng lớp chứ không phải là ranh giới để tạo sự cách biệt giữa thầy và trò Vì vậy, tôi đã cố gắng phối hợp nhịp nhàng trong quá trình giảng bài và tiếp cận học sinh dưới lớp Khi cần ghi bảng dưới hình thức học cả lớp tôi đứng trên bục giảng Đến khi học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tôi thường đến bên học sinh để quan sát và dễ dàng uốn nắn , sửa chữa kịp thời Lúc đi lại, tôi đã cố gắng di chuyển rộng và thể hiện sự khoan thai, nhẹ nhàng nhưng không chậm chạp mà tạo ra một nhịp độ làm việc khẩn trương
* Về các thao tác của giáo viên: Thao tác của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo nên
phong cách lên lớp vì vậy các tháo tác cần rèn luyện đó là:
- Cách ghi bảng, cách cầm sách, vở, cách sử dụng dấu hiệu bằng tay, cách sử dụng phương tiện dạy học
- Khi trình bày bảng, tôi luôn cố gắng ghi chắt lọc những nội dung cơ bản và trình bày rõ ràng khoa học, sạch đẹp Khi trình bày bảng, tôi thường đứng nghiêng lệch người với bảng khoảng 600 để học sinh dễ dàng theo dõi liên tục và cũng tiện cho việc vừa ghi bảng vừa theo dõi học sinh
- Khi cầm sách, tôi luôn cô gắng cầm đúng quy cách như đỡ sách bằng lòng bàn tay trái, ngón trỏ kẹp giữa hai trang sách để thể hiện tính sư phạm trong giáo dục
- Khi dùng hiệu lệnh như mời học sinh, yêu cầu học sinh làm việc gì đó, giáo viên không nên dùng ngón tay hay cây thuớc chỉ vào mặt học sinh Điều đó thể hiện sự không tôn trọng nhân cách học sinh Vì vậy, chúng ta nên đưa cả lòng bàn tay để ngửa ra phía trước theo hướng học sinh được yêu cầu
Trang 9Với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thì những yếu tố nêu trên không những tạo nên
sự tôn trọng, thân thiện với học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách tốt cho học sinh
* Về thái độ của giáo viên trong mọi hoạt động:
Ngoài yếu tố điệu bộ, thao tác thì thái độ là một yếu tố rất quan trọng tạo nên mối quan
hệ thân thiện giữa thầy và trò Thái độ của giáo viên thể hiện qua cử chỉ, lời nói, cách nhìn, cách đối xử, cách biểu lộ nét mặt, đôi mắt của giáo viên trước học sinh
Trước tiên chúng ta cần thống nhất quan điểm : đối với học sinh tiểu học, muốn giáo dục thành công, người giáo viên cần có thái độ tôn trọng, yêu thương, công bằng với mọi học sinh Tuổi của các em còn rất hồn nhiên, thơ ngây Em nào cũng ngoan, cũng giỏi, cũng
cố gắng Chỉ có điều em này ngoan hơn, giỏi hơn, cố gắng hơn và em kia ngoan, cố gắng
ít hơn mà thôi Vì vậy, giáo viên cần phải biết khen ngợi, động viên, khuyến khích kịp thời Nếu như giáo viên lên lớp với vẻ mặt lạnh lùng, không có một lời khen ngợi, cảm
ơn hoặc thậm chí học sinh trả lời sai thì giáo viên tỏ ra cáu gắt, giận dữ, buông vài câu nói không đẹp và nặng hơn nữa là hình phạt xúc phạm thân thể học sinh thì những cử chỉ trên làm cho học sinh sợ sệt, mất đi sự hứng thú trong học tập, đặc biệt làm mất đi bầu không khí thân thân thiện trong lớp
Với những vấn đề nêu trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng lên lớp với vẻ mặt vui tươi , rạng rỡ, mỉm cuời thiện cảm, chăm chú dõi theo học sinh Đồng thời luôn tìm những lời khen thích hợp cho từng học sinh, từng tình huống dạy học Ví dụ: “ Bạn Tuấn hôm nay đọc có tiến bộ rất nhiều”; “ “ Nam đọc còn hơi nhỏ, lần sau cố gắng hơn nhé”…
Về cách xưng hô giao tiếp giữa thầy và trò, có ý kiến cho rằng kiểu xưng hô “ cô mời em, thầy mời em ngồi xuống, cảm ơn em, cho phép thầy kiểm tra…” sẽ chiếm nhiều thời gian
và làm mất đi sự nghiêm khắc của thầy, làm cho học sinh không sợ, không học Theo tôi
Trang 10nhận thấy trong nhiều năm qua tôi thường sử dụng cách xưng hô nói trên đã mang lai hiệu quả rõ rệt Trước hết, tôi nhận thấy học sinh hăng hái phát biểu bài hơn vì các em thấy được sự gần gũi với thầy hơn Các em trở tự tin hơn và sẽ không sợ khi phát biểu sai Tôi nhận thấy cách xưng hô như trên không những càng làm tăng thêm tính nghiêm túc, tôn trọng mà còn mà còn giáo dục học sinh biết lễ phép và tạo nên mối quan hệ thân thiện trong lớp hơn
Bên cạnh cách xưng hô thiện cảm, chúng ta cần lưu ý đến hành vi đối xử với học sinh của mình Đâu phải ai cũng giỏi toàn diện, có bạn giỏi môn toán nhưng không làm nổi một bài văn dẫn đến bị phạt Còn có bạn học tốt môn Tiếng Việt nhưng lại yếu môn Toán cũng bị phạt hoặc nhẹ hơn là bị phê bình thẳng thắn “Ngồi xuống đi! Sai rồi!” hoặc “ Tại sao lại làm vậy ? Cô đã dạy chưa ?”… Như vậy, các em em trở nên thụ động trong học tập hơn và không dám gần gũi trao đổi với cô giáo vì các em sợ rằng cô lại la mắng tiếp Với nhận thức như trên, trong những năm qua, khi gặp tình huống như vậy, tôi thường động viên bằng động tác xoa đầu hay những câu nói dịu dàng như: “ Bài này em chưa đúng rồi , bạn khác giúp em nhé!…” hoặc “ Em chú ý nghe cô hướng dẫn lại là làm được ngay”… Với cách làm như vậy, tôi thấy các em chưa chú ý hoặc học còn yếu sẽ cố gắng hơn, các em chú ý hơn trong lúc tôi hướng dẫn thực hành hoặc giảng bài mới
* Về Ngôn ngữ sử dụng:
Ngôn ngữ giáo viên góp phần tạo nên phong cách lên lớp Trong một tiết dạy, nếu giáo viên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhị, trong sáng, truyền cảm, dễ hiểu thì sẽ thu hút học sinh chăm chú lắng nghe Đặc biệt ngôn ngữ thể hiện ở câu hỏi với lệnh hào hừng, câu trả lời tế nhị, cách giảng giải ôn tồn sẽ hiện rõ một không khí lớp học ấm áp, thân thiện hơn Với nhận thức như vậy, trong những năm qua, tôi đã cố gắng rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ của mình sao cho chuẩn mực Khi đặt câu hỏi, tôi luôn chú ý tránh cách nói ra
Trang 11lệnh khô khan mà thường nêu lệnh sao cho kích thích hứng thú cho học sinh Chẳng hạn:
“ Nào bây giờ các em hãy chú ý lắng nghe đây, câu hỏi này hơi khó, ai mà trả lời được thì giỏi lắm” hoặc “ bây giờ em nào có cách giải khác thì xung phong nào!” Trong khi đặt câu hỏi, tôi thường lưu ý cho mình là tránh trình trạng vừa đi vừa đặt câu hỏi mà cần đứng vị trí học sinh dễ quan sát Tôi cũng lưu ý là cần tránh vừa đi vừa đặt câu hỏi
Với phong cách trên, trong mỗi tiết học, quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài hơn
1.2: Phong cách tiếp xúc thân thiện ngoài tiết dạy:
Ngoài phong cách thân thiện trong khi lên lớp, GV phải là một người bạn thực sự của học sinh trong các tình huống giao tiếp khác Làm thế nào để trở thành một người bạn thực sự của học sinh? Điều đó không khó nếu GV quan tâm, tiếp xúc từng em bằng thái độ ân cần Giáo viên cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ của chính các em Khi đó các em mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự mà không hề e dè, giấu giếm hay sợ bị người lớn la rầy, chế nhạo Hầu như đa số học sinh tiểu học, các em mới bước vào môi trường học tập thực sự nên các em ngại tiếp xúc với thầy cô Đặc biệt là những em có tính nhút nhát Vậy để các em mạnh dạn hơn thì giáo viên phải gần gũi, tạo thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô Nếu các em nhận ra thầy
cô một sự bảo bọc che chở, nhất là sự quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ dần dần quấn quýt, tin cậy gần như tuyệt đối và thầy cô như là thần tượng của các em Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ đầu năm học, tôi thường xuyên gần gũi, tâm sư trò chuyện với học sinh về chuyện gia đình, chuyện học hành để các em thấy thân thiện Phần nào đó, tôi cũng nắm bắt tâm tư tình cảm cũng như hoàn cảnh của các em Chẳng hạn: “ Nhà em ở đâu ? Ba má làm gì ? Nhà em có mấy anh ( chị ) em ?; Em là con thứ mấy …” Nhiều