Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Mỹ Bình

10 1.7K 3
Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Mỹ Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Mỹ Bình” Người thực hiện : Nguyễn Thị Hải Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước ,thời kì của mở cửa hội nhập và phát triển. Để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp mọi miền đất nước thì đòi hỏi phải có những lớp người lao động có năng lực,chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường. Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện,có tư duy sáng tạo, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Trong thời gian qua các trường tiểu học nói chung và trường Tiểu học Mỹ Bình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy – học. Tuy nhiên qua thực trạng trường tôi : đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi chưa thực hiện đầy đủ, thiếu kế hoạch. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Một số phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường. Tất cả các vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Vậy : Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường? Đó luôn là trăn trở của cá nhân tôi- người làm công tác quản lí - . Chính vì vậy trong 4 năm làm công tác quản lý tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đó là:“ Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Mỹ Bình” 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài đã được triển khai, áp dụng và thực hiện tại trường TH Mỹ Bình . 3. Mô tả sáng kiến. 3.1.Quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp. Bản thân tôi luôn nắm rõ văn bản chỉ đạo của các cấp. Đồng thời ngay từ đầu năm học thông qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn quán triệt cho giáo viên các văn bản chỉ đạo của các cấp. Năm học 2012-2013 tôi triển khai các văn bản, chỉ thị: - Chỉ thị số 2737/BGDĐT-GDTH ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013; - Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2012 - 2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; - Kế hoạch số 554/KH-PGD&ĐT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của phòng GD & ĐT Phú Tân về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013; - Hướng dẫn số 576/PGD&ĐT ngày 31/8/2012 của phòng GD & ĐT Phú Tân về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013. 3.2.Công tác tham mưu với Hiệu trưởng: Tôi thường xuyên tham mưu với Hiệu trưởng các công việc liên quan đến chuyên môn như:việc đi học của giáo viên,các chuyên đề thao giảng… để xin ý kiến chỉ đạo nhằm tạo sự thống nhất trong Ban giám hiệu. 3.3. Các công việc cụ thể: 3.3.1.Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị nhận thức cho đội ngũ giáo viên. Tôi thường xuyên tổ chức cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị trong các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn; coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ. Mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp làm công tác giáo dục. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin báo chí; mặt khác nhà trường thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe báo cáo thời sự, kịp thời phổ biến những chủ trương,đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương 3.3.2. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Xây dựng đội ngũ tổ trưởng là người giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc như: thầy Khang, thầy Ngô Hải, cô Tấm. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là đánh giá các công việc đã làm, triển khai kế hoạch của tổ trong tháng, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan của tổ trong việc dạy và học, biện pháp nâng cao chất lượng, trao đổi cách dạy những bài khó trong tuần, dự giờ, kiểm tra hồ sơ chéo, thống nhất nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức kĩ năng, công tác chủ nhiệm lớp …Đặc biệt các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc làm trên mà các đồng chí giáo viên còn trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh giải các bài văn hay, toán khó theo các cách ngắn gọn,sáng tạo phù hợp với đặc điểm học sinh của trường…Giao cho Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý tổ viên và đôn đốc, nhắc nhở tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cá nhân tôi thường xuyên dự họp các tổ, từ đó đánh giá được chất lượng sinh hoạt tổ. Vì thế chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn trường tôi đã được nâng cao rõ rệt. 3.3.3. Bồi dưỡng thông qua tổ chức các chuyên đề thao giảng: Đây là hình thức bồi dưỡng có tính tập trung qua tổ chức chuyên đề,thao giảng để thống nhất định hướng phương pháp dạy học từng môn, phân môn. Tôi tập trung vào giải quyết những vấn đề mới, khó trong chương trình, các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi… Trong năm học tôi lên kế hoạch và mở được chuyên đề Địa lí địa phương, chuyên đề đạo đức có lồng ghép kĩ năng sống và giáo dục bảo vệ môi trường, chuyên đề môn Lịch sử lớp 4+5 có lồng ghép bảo vệ môi trường Biển, Đảo; chuyên đề Tập đọc có lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Mỗi năm tổ chuyên môn tổ chức ít nhất 4 chuyên đề 5 thao giảng. Các chuyên đề đều được thực hiện theo 4 bước: Báo cáo lý thuyết- Dạy minh họa- Rút kinh nghiệm để hoàn thiện chuyên đề - Dạy áp dụng và nhân rộng chuyên đề. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên nắm được sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản của bộ môn đó. 33.4. Bồi dưỡng thông qua dự giờ: Để nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi lên kế hoạch dự giờ thường xuyên ( báo trước và đột xuất ); chỉ đạo cho mỗi giáo viên dự giờ 2 tiết/ tháng, giáo viên mới ra trường thì 4 tiết/ tháng. Sau mỗi tiết dự giờ phải có trao đổi, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về giờ dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy Trước khi dự giờ, tôi xem trước nội dung bài học để khi dự giờ nhanh chóng hiểu và phân tích cái hay, cái dở trong bài giảng của giáo viên. Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức dự giờ giáo viên trẻ để bồi dưỡng được hai mặt: giáo viên có kinh nghiệm dự giờ giáo viên mới ra trường nhằm giúp họ nâng cao thêm năng lực chuyên môn và ngược lại cũng học hỏi được từ lớp trẻ những điều rất tốt. 3.3.5. Bồi dưỡng thông qua tổ chức hội thi: Hàng năm nhà trường phát động “Thi viên dạy giỏi cấp trường” “Thi giáo viên viết chữ đẹp”… . Đó là một dịp để mọi giáo viên đều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình trước đồng nghiệp. Do đó chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng lên rõ rệt. Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên Ban giám hiệu đã phát hiện ra những giáo viên có tài năng, cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt giải cao. Đồng thời qua các hội thi cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ, Ban giám hiệu không chỉ chú trọng vào việc xếp loại tiết tốt hay khá mà chú ý nhiều vào những cái được, chưa được, để góp ý cho giáo viên. Có tiết dạy Ban giám hiệu chúng tôi bấm thời gian xem giáo viên nói trong bao lâu, bao nhiêu học sinh được nói, bao nhiêu thời gian yên lặng từ đó rút ra kinh nghiệm với giáo viên nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tự học của học sinh. 3.3.6. Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệmvà làm đồ dùng dạy học: Hàng năm, tôi đều tổ chức chuyên đề hướng dẫn cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm. Gợi ý những đề tài mà giáo viên có thể làm được nhằm giải quyết những vấn đề thực tế nhà trường còn đang hạn chế.Tôi khuyến khích, động viên cán bộ và giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin … Ngoài ra tôi còn chú trọng phát động phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn cho bài giảng của mình(8 sản phẩm/năm/gv) Mỗi giáo viên đều phải đầu tư, suy nghĩ để sáng tạo ra đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy của mình. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện nay nhà trường có nhiều đồ dùng dạy học có chất lượng, áp dụng dạy được nhiều bài và nhiều môn khác nhau như: Mô hình sử dụng năng lượng sức gió vừa xay lúa và cưa củi của thầy Hồng Trọng Khang, đồ dùng các sản phảm bằng tre của tổ 4+5… 3.3.7. Biểu dương khen thưởng: Cuối cùng, một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng kịp thời và thích đáng với những thành tích của giáo viên. Đồng thời với việc nêu gương, cần đẩy mạnh khuyến khích vật chất :“ Một ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Để các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho học sinh học tập đạt kết quả cao thì 3.3.8.Quan tâm tới đời sống giáo viên: Bản thân tôi luôn quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của đội ngũ giáo viên.Với các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn tôi rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ giáo viên yên tâm công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt tôi tham mưu với Hiệu trưởng,kết hợp với Ban chấp hành công đoàn đã giải quyết những khó khăn của giáo viên một cách kịp thời như: Bố trí người dạy thay khi giáo viên có con ốm. Thăm hỏi gia đình giáo viên khi có hiếu, hỷ Đó là những việc làm thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để động viên giáo viên coi trường là một tổ ấm của mình. Đây là việc làm tạo được sự biến chuyển tích cực không chỉ ở trường tôi mà còn ở tất cả các trường ở huyện Phú Tân nói chung. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Về tư tưởng chính trị: Giáo viên đã phấn khởi bám trường, bám lớp, tâm huyết, say sưa với nghề. Trong công việc, mọi người có ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc chủ trương đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước; các quy định của ngành, của trường. Tích cực tham gia các hoạt động và các công việc đạt hiệu quả cao hơn. Về chuyên môn: Qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp, qua các đợt khảo sát chất lượng, đánh giá xếp loại học sinh học, các hội thi cho thấy chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục, chất lượng mũi nhọn ngày càng nâng cao. Trong năm học 2011-2012 - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 7 đồng chí. Giáo viên đạt lao động Tiến tiến: 16 đồng chí. Có 7 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện. - Có 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh ; 3 giáo viên giỏi cấp huyện và 12 giáo viên giỏi cấp trường - Có 3 học sinh đạt giải trong kỳ giao lưu học sinh giỏi Toán, Tiếng việt tuổi thơ. Chất lượng học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2012-2013: - Giải 3 thi giáo viên giỏi về An toàn giao thông. Gỉai Nhì bóng chuyền nữ. Gỉai Nhì nấu ăn. Có 8 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện. - Học sinh đạt giải Nhì thi An toàn giao thông vòng huyện. Có 3 học sinh đạt giải trong kỳ giao lưu học sinh giỏi Toán, Tiếng việt tuổi thơ, 1em đi thi tỉnh. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong trường tiểu học Mỹ Bình và có thể áp dụng cho tất cả các trường tiểu học. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế của đơn vị có thể điều chỉnh sao cho phù hợp 6. Kiến nghị, đề xuất. -Cán bộ quản lí phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn ,năng lực sư phạm,năng lực quản lí. -Ban giám hiệu cần quan tâm và tạo điều kiện cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. - Cấp trên cần tổ chức các khoá tập huấn và mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết và kỹ năng về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các nhà trường. Trên đầy là một số kinh nghiệm qua thực tế nhiều năm làm công tác quản lý của tôi . Sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Mỹ Bình. Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các cấp quản lý giáo dục và hội đồng khoa học cấp trên để cho việc cải tiến, ứng dụng kinh nghiệm đạt hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Phú Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Người viết Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Trịnh Hoàng Ba Nguyễn Thị Hải . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Mỹ Bình Người thực hiện : Nguyễn Thị Hải Thời gian. mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tính chất quyết định chất lượng giáo. công tác quản lí - . Chính vì vậy trong 4 năm làm công tác quản lý tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đó là:“ Một số biện pháp trong công tác

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan