Giáo dục đạo đức cùng với giáo dục các môn học khác trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.. Sinh thời Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “ Hi
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH
Đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho
học sinh Tiểu học”
- Họ và tên : Mai Kiến Oanh
- Đơn vị : Trường Tiểu học 1 xã Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau
I PHẦN MỞ ĐẦU:
Tiểu học là cấp học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh Sự phát triển của kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” Trong thực tế, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan
hệ người và người, con người với tự nhiên Riêng đối với học sinh tiểu học, giáo dục đạo đức luôn được người thầy quan tâm Bởi bậc học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, rất dễ học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu nhất là trong
Trang 2tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang ngày bị mai một,
tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường
Giáo dục đạo đức cùng với giáo dục các môn học khác trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học Trong
đó, giáo dục đạo đức là một bộ phận hữu cơ có tính cốt lõi tạo nên nền tảng của công tác đào tạo thế hệ trẻ Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn, chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được Bên cạnh đó, việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em
Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng" cho học sinh Phải hình thành cho các em ý thức và hành vi đạo đức Vì vậy việc giáo dục đạo đức có vai trò hết sức quan trọng giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự trọn vẹn về phẩm chất và năng lực Sự hài hoà giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội, có giá trị nhân văn sâu sắc Sinh thời Hồ Chủ tịch đã khẳng định:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó."
Vì vậy, việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường là một trong những biện pháp rất quan trọng đối với người quản lý Xuất phát từ thực tế làm công tác quản lý nhiều năm qua, tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức cho học
Trang 3sinh là việc làm hết sức cần thiết Từ đó, tôi đã đúc rút và đưa vào áp dụng đề
tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu
học ”
II NỘI DUNG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN :
1 Thực trạng:
Trong thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân, coi đồng tiền là trên hết dẫn đến
sự xuống cấp về đạo đức xã hội, cụ thể là:
Trong gia đình: Do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lý gia đình, ít gần gũi với con cái khiến trẻ thiếu thốn về mặt tình cảm Một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, chửi mắng lẫn nhau trước mặt học sinh, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái dẫn đến một số học sinh vô lễ với người lớn, không vâng lời ông bà, bố
mẹ, lười lao động, lười học, trộm cắp… sinh ra nhiều tệ nạn xã hội
Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như một số tụ điểm chiếu phim, băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em
Trong nhà trường: Học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy của nhà trường Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực
Trang 4ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa được học bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại rất mất trật
tự trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãi ở sân trường Học sinh vừa được học bài
“Lễ phép vâng lời thầy, cô giáo’’ nhưng lại chỉ chào hỏi thầy, cô giáo dạy mình hoặc không biết cảm ơn, xin lỗi khi được người khác giúp hay làm điều gì đó không phải
2 Nguyên nhân :
Sở dĩ vẫn còn có các hiện tượng trên, tôi nghĩ nguyên nhân do:
- Gia đình chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái
- Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường vào môi trường sống của học sinh
- Một số nhà trường còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Thầy , cô giáo chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hoá, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạy tốt môn học đạo đức cho các em Nếu có dạy chỉ cung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹ thực hành Trong giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, hình thức tổ chức dạy học đơn điệu, học chưa đi đôi với hành Việc soạn giáo án của giáo viên chưa sát với mục đích yêu cầu, chưa biết lồng ghép nội dung giáo dục Một số cán bộ quản
lý chưa nhận thức rõ vấn đề, cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em thông qua bài giảng, thông qua việc phối kết hợp giữa: Nhà trường – Gia đình – Xã hội
Xuất phát từ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, là người quản lý tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm tìm hiểu
Trang 5nguyên nhân, đề ra biện pháp từng bước tháo gỡ những tồn tại trên Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, tôi xin trình bày:"Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học "
3 Những giải pháp cụ thể áp dụng trong quá trình công tác.
Việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp Vì thế, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp Ở bài viết này tôi xin được đề cập một số biện pháp cơ bản:
3.1/ Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
a) Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình các em
a.1 Thành lập hội cha mẹ học sinh.
Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 3 - 4 lần/năm Đầu mỗi năm học cần kiện toàn chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớp đến ban Đại diện hội Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của hội Từng thành viên trong Ban đại diện nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện hành vi đạo đức của học sinh qua nhà trường (các GVCN) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh
a.2 Thông qua sổ liên lạc
Mỗi giáo viên cần sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh về tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý thức từng em Ngược lại, phụ huynh cũng thông qua
Trang 6sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh
a.3.Thông qua các buổi họp
- Tại các buổi họp phụ huynh, Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về việc học tập, nề nếp của nhà trường Cùng với phụ huynh giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh
- Thông qua gia đình, qui định các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng
em Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng
- Tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến đời sống, tình cảm của học sinh Tạo cho các em có góc học tập, có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh Cha, mẹ, anh, chị, em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em
b) Phối hợp với các đoàn thể khác ở địa phương.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi năng động, thích vui chơi Ngoài hoạt động ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể ở xóm, ấp Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên, nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này Với địa bàn xã rộng có trên 20 ấp, chúng tôi đã phân công giáo viên phụ trách phối kết hợp với các đoàn thể trong các ấp tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: Làm cỏ, sửa sang bia tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩ, giúp đỡ người già cô đơn không nơi nương tựa, bà mẹ Việt Nam anh hùng,
Trang 7giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ Phối kết hợp với hội Cựu chiến binh mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng Phối kết hợp với Hội Phụ
nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ Qua đó tích hợp nội dung giáo dục cụ thể, giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách
3.2/ Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Để làm tốt điều này, người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cụ thể qua các tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên cần tuyên dương, khen ngợi những học sinh có những biểu hiện, hành vi đạo đức tốt Đồng thời nghiêm khắc, nhắc nhở những học sinh có biểu hiện tiêu cực Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy, cô giáo Các em coi thầy, cô giáo là thần tượng và luôn đúng Chính vì vậy, mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo: Trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân Mỗi giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Trang 8Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức ngay đầu năm học Kế hoạch này phải được thông qua tập thể sư phạm trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo qui định
b) Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.
b.1 Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức.
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình, sách giáo khoa môn đạo đức ở từng khối lớp là việc làm cần thiết của người cán bộ quản lý Thông qua các bài học đạo đức, rèn kỹ năng sống hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày Như vậy người quản lý phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định:
- Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp trước một tuần, ký duyệt đúng lịch sinh hoạt chuyên môn Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài, tích hợp lồng ghép giáo dục, rèn kỹ năng, đặc biệt là hành vi đạo đức Phải nêu rõ được công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của chương trình, của từng bài Qui định trên lớp: Giáo viên phải dạy đúng chương trình theo lịch báo giảng, đủ thời gian trong 1 tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác Vận dụng linh hoạt các bước lên lớp
- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải đề ra các nội qui, nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội, sao nhi đồng Yêu cầu học sinh phải có đủ sách giáo khoa các môn học Nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập, tu dưỡng đạo đức ở lớp cũng như ở nhà
Trang 9Xây dựng cho các em ý thức học tập tốt, đi học đúng giờ, nghỉ học phải viết giấy xin phép Chỉ đạo cho Thầy tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng vào ngày thứ bảy hàng tuần có nội dung phong phú, đa dạng, luôn đổi mới, lồng ghép nội dung giáo dục tinh thần tự giác, chấp hành tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh Đặc biệt, trong buổi chào cờ đầu tuần cần nêu những gương tốt và nhắc nhỡ những học sinh có thái độ, hành vi chưa đúng Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền gương người tốt, việc tốt thông qua chương trình phát thanh măng non hàng tuần, lồng ghép giáo dục học sinh biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Bởi, đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học, hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục thói quen, hành vi cho học sinh
Tuy nhiên, để việc thực hiện của giáo viên có hiệu quả thì người cán bộ quản lý phải xây dựng lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể, có thể kiểm tra thường xuyên, đột xuất Từ đó xây dựng nề nếp cho giáo viên có tính kỷ luật, gương mẫu thực hiện dạy đúng đủ bài, giờ dạy có hiệu quả cao
b.2 Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức.
Nhận thức của học sinh tiểu học đi từ Trực quan sinh động đến Tư duy trừu tượng Vì vậy, để giờ dạy thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết Nhà trường cần phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học đơn giản Lập tủ sách Đạo đức, đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện tranh Đạo đức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, mở phòng đọc sách cho học sinh sau giờ nghỉ giải lao, sau buổi học
Trang 10Làm tốt công tác xã hội hoá, vận động chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ở địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức cho học sinh đi thăm quan du lịch trong và ngoài tỉnh, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương Qua đó giáo dục cho các em truyền thống về quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, các em thêm yêu quê hương đất nước mình hơn
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các hội thi: tiếng hát tuổi thơ, búp măng xinh, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa … giáo dục cho các em về truyền thống của Đội đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thực hành kiến thức đã học được trong bài giảng
b.3.Chỉ đạo, tổ chức, cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức
Từ năm học 2002-2003 Bộ GD-ĐT đã triển khai chương trình giáo dục tiểu học mới trên phạm vi cả nước Song song với việc cải tiến nội dung chương trình thì việc đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy các môn học đã được các cấp, các ngành quan tâm Trong những năm gần đây ngành đã có nhiều đợt hội thảo, thao giảng các cấp để giáo viên cùng với các nhà chuyên môn trao đổi về nội dung chương trình cũng như thống nhất phương pháp dạy Nhưng trong thực
tế ở các trường tiểu học, giáo viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng phương pháp vào bài giảng, các hình thức dạy học chưa phong phú Để khắc phục tồn tại trên, người quản lý cần phải quan tâm sâu sát tới công tác chuyên môn cụ thể:
- Đầu năm học xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp Qua giờ dạy mẫu này cần thống nhất được phương pháp dạy học môn đạo đức để từ đó giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp