Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
76,5 KB
Nội dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Thành, ngày 01 tháng 10 năm 2012 TÊN SÁNG KIẾN: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN” - Tên cá nhân thực hiện: Cao Minh Xẹn - Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ 01/10/2012 đến 20/3/2013 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Hiện nay người ta vẫn than phiền về “chất lượng” giáo dục, trong đó bao hàm về: “ Đức, trí, thể, mỹ và lao động”, do chất lượng chuyên môn còn hạn chế, chạy theo chỉ tiêu, một số yếu tố khách quan, chủ quan khác tạo nên sự yếu kém về giáo dục. Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều khó khăn. Trên thực tế, tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt chỉ tiêu, nhưng chất lượng thực tế còn hạn chế, chưa đảm bảo đúng, đủ các tiêu chí của BGD&ĐT quy định. Chính vì vậy việc lựa chọn hướng đi, các giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị là điều 1 suy nghĩ và trăn trở, từ đó tôi nghiên cứu, định hướng và rút ra kinh nghiệm: “Một số giải pháp để nâng chất lượng chuyên môn” 2. Phạm vi triển khai thực hiện: - Trong đề tài này chỉ áp dụng cho đơn vị vùng nông thôn, còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, với đội ngũ giáo viên tương đối ổn định và đặc biệt khó khăn về trình độ dân trí địa phương còn thấp. Sáng kiến được viết dựa trên cơ sở thực tế của địa phương và áp dụng, thực tiển tại trường tiểu học Tân Định từ năm 2012 cho đến nay. 3. Nội dung sáng kiến Cảnh quang môi trường, trường, lớp, thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng trong các hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhiều mặt cho cả thầy và trò. Trong những năm trước do khó khăn về kinh tế của đất nước nên việc phát triển hệ thống trường lớp của địa phương vùng nông thôn còn chậm. Trường TH Tân Định hoạt động trong một điều kiện môi trường chưa được thuận lợi. Chẳng hạn, trường lớp không đúng qui cách, hàng rào trường chưa hoàn chỉnh do đầu tư chưa đồng bộ. Quá trình dạy học luôn gắn liền với các phương tiện dạy học. Do đó một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định chất lượng dạy và học là trang thiết bị dạy học, là CSVC. Một giáo giỏi phải biết xây dựng kế hoạch, tổ chức cho học sinh hoạt động trong một môi trường, trong đó luôn có sự tương tác giữa các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất thuận lợi thì mới phát sinh kiến thức bền vững cho người học. 2 Từ khi nhận công tác quản lí tại địa phương, lúc đầu nhìn chung cơ sở vật chất còn rất nghèo, trường lớp ọp ẹp, trang thiết bị đã cũ nát. Hằng năm tôi đều lập báo cáo xin xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, đến nay trường, lớp đã tương đối ổn định. Phát huy nhiều nguồn lực tập trung phục vụ cho công tác dạy và học. Sử dụng triệt để nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách. Ngoài ra phải kết hợp “nguồn lực” từ phía PHHS và địa phương để trang bị thêm CSVC. Nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ chất hàng năm. Phát triển về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ : a. Phát triển đội ngũ: Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để làm tốt điều đó, trong mỗi nhà trường, Hiệu trường là người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp nhân lực tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển của đội ngũ với những nội dung và hình thức phù hợp: + Xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập: phải hình thành trong nhà trường kĩ năng tư duy hệ thống. Mỗi thành viên phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, phát triển 3 mối quan hệ nhiều chiều để đảm bảo sự hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ. + Công tác bồi dưỡng: Ngoài công tác bồi dưỡng định kỳ như: Bồi dưỡng trong hè; bồi dưỡng chuyên đề; bồi dưỡng thực hiện chương trình, sách giáo khoa… Muốn nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học là chủ yếu. Mỗi giáo viên lựa chọn cho mình một chủ đề mà họ muốn học tập. Khuyến khích giáo viên lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng khoa học. + Hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên: Quan tâm đặc biệt đến giáo viên có nhiều khó khăn, giúp họ phát triển chuyên môn và nhân cách để họ đảm nhiệm được nhiệm vụ phân công theo nguyên tắc, không nghĩ hộ, làm thay… + Hỗ trợ giáo viên trong đổi mới hoạt động dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động của người học; dạy để làm thay đổi người học; dạy ít học nhiều, tạo cơ hội cho người học được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác nhau trong học tập. + Hỗ trợ giáo viên trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: thông qua tham khảo, nghiên cứu, hướng dẫn giúp giáo viên từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. + Hoạt động dự giờ để hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên: Dự giờ không chỉ để đánh giá giáo viên mà còn là hoạt động để hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên. Mục tiêu của dự giờ không dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy mà phải chú trọng đến việc tư vấn và thúc đẩy việc phát triển chuyên môn, do đó phải có thái độ tích cực khi tham gia dự giờ và được dự giờ. 4 + Xây dựng môi trường phát triển cá nhân: Phân công, phân việc hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi, tôn trọng và khuyến khích giáo viên biết chủ động sáng tạo trong công việc, biết đánh giá đúng và phát huy năng lực của mỗi thành viên. + Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực – là trường học mà trong đó học sinh, cha mẹ học sinh, thầy cô giáo, cán bộ quản lý, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương luôn chia sẻ về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục; chung sức, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh và phát triển nhà trường. Trong trường học, học sinh nhận thấy bạn học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, môi trường xung quanh gần gũi, vui vẻ,… bình đẳng và đánh giá khách quan; có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; được lĩnh hội các kiến thức khoa học và văn hóa một cách tự tin, chủ động, sáng tạo thông qua học tập và các hoạt động xã hội; được chia sẻ thông tin; được chăm sóc và rèn kỹ năng sống…. + Đánh giá đội ngũ: Đây là hoạt động được thực hiện hàng năm trong mỗi trường học, do vậy cần tổ chức được lực lượng kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá phù hợp và tổ chức đánh giá khách quan công bằng dựa vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ để đưa ra kết luận đánh giá. Các kết luận đánh giá cần hướng đến sự phân loại đội ngũ để làm căn cứ cho việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường. Đánh giá chuyên môn thông qua các hoạt động như sau: dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách, thu thập thông tin phản hồi từ các đối tượng có liên quan… + Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn: Đây là một hoạt động đánh giá rất quan trọng; đôi khi chú trọng đến thành tích mà chưa xem xét đến sự cống hiến xây dựng nhà trường của mỗi cá nhân. Việc đánh giá sự cống hiến 5 là một trong những yếu tố tạo nên động lực làm việc có tổ chức. Đánh giá sự sáng tạo và mạnh dạn đổi mới của mỗi cá nhân cũng cần được đánh giá công bằng, hoạt động này thường được thông qua sáng kiến kinh nghiệm. Điều quan trọng là sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá nghiêm túc, xác nhận sự sáng tạo và được nhân rộng áp dụng phù hợp vào điều kiện của nhà trường, góp phần nâng chất lượng và hiệu quả các mặt hoạt động. + Đánh giá tiềm năng của đội ngũ: Đây là hoạt động đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lực lượng. Hoạt động đánh giá tiềm năng của đội ngũ là không thể thiếu được trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động phát triển nhà trường. b. Huy động các nguồn lực: + Theo quan điểm hệ thống: “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và thông tin”. Khi xây dựng chiến lược cho nhà trường cần định hướng rõ việc huy động các nguồn lực (nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài) cho phát triển nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng, quán triệt và xuyên suốt qua các quá trình quản lý. Việc sử dụng các nguồn lực thật sự tiết kiệm và hiệu quả như: sắp xếp bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đồng bộ nhân lực với hệ thống tổ chức, thông tin khoa học. Tiết kiệm các khoản chi …. Thực hiện khoán chi phí cho từng bộ phận … Quản lý các nguồn nhân lực công khai minh bạch, để các nhà tài trợ, đối tác, các phụ huynh học sinh khi họ tham gia đóng góp cho nhà trường. Tăng cường các mối quan hệ, tham gia các hoạt động bên ngoài có liên quan. Giao lưu, kết nghĩa với trường bạn… 6 Xác định được nội dung và nhu cầu, tôi đã thực hiện một số công việc theo điều kiện thực tế của trường như sau: + Xây dựng kế hoạch: Trong kế hoạch có định hướng một số nội dung cơ bản về: cơ sở vật chất (bao gồm trường lớp, các thiết bị cần thiết … ), nhân sự, phát triển học sinh, các nguồn lực… +Về công tác tổ chức: - Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây kế hoạch thay đổi cán bộ lớp theo tuần hoặc tháng, những học sinh này giúp các bạn trong lớp học tập tích cực hơn, tự tin trong học tập… - Tổ chức các hội thi theo tình huống đổi mới kích thích sự ham học hỏi, ham tìm hiểu trong giáo viên và học sinh. - Công tác quản lý các điểm lẻ, phân công lãnh đạo( Phó hiệu trưởng), cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, đoàn thể trong tuần đi các khu trực xử lý những việc theo nhiệm vụ phân công, nắm tình hình và báo cáo kịp thời những vấn đề phát sinh trong từng khu, có biện pháp xử lý tại chổ, Phát hiện những tiêu cực, mâu thuẩn mới phát sinh nhắc nhở động viên kịp thời, không để tình huống xấu xảy ra. + Về cơ sở vật chất: - Cải tạo cơ sở vật chất hiện có, tận dụng sửa chữa để tổ chức dạy buổi thứ hai cho những nơi có điều kiện thuận lợi về phòng học, bàn ghế nhằm kèm học sinh yếu kém… - Tiết kiệm chi tiêu trong đơn vị để mua sắm, sửa chữa, bị thêm trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác dạy và học, … tổ chức các tổ họp hàng tuần phổ biến việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện có; và tự làm đồ dùng dạy học bổ sung… + Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật: 7 - Được nhân bản, phát hành kịp thời đến từng khu để giáo viên thuận tiện nghiên cứu. - Kết hợp với trường bạn tham gia hội thi pháp luật (Trường Mãu giáo Vành Khuyên 2012-2013) giúp Công đoàn viên hiểu thêm về luật lao động, luật thi đua khen thưởng, Luật Bình đẳng giới …. + Công tác xã hội hóa giáo dục: Là công tác không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, phụ huynh có quan tâm tốt thì chất lượng được nâng lên. Thực hiện Quyết định số 11/ 2008/ QĐ-BGD&ĐT. Ban hành quy chế làm việc của ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường hằng năm thành lập các ban đại diện cha mẹ học sinh (theo quy định) và hội cha mẹ học sinh toàn trường, từ đại diện phụ huynh của từng lớp. Tổ chức cuộc họp phổ biến các văn bản có liên quan, các cuộc vận động, các hội thi…. được tổ chức cấp tỉnh, thành phố, cấp trường để vận động cùng nhà trường tham gia vào các phong trào trên… Từ đó mối quan tâm của phụ huynh được nhân lên, họ có ý thức chăm lo cho con em học tốt hơn trước khi đến trường, tạo tình cảm hài hòa giữa GV và phụ huynh. + Đánh giá xếp loại giáo viên: Đánh giá xếp loại giáo viên dựa theo chuẩn nghề nghiệp. Căn cứ những tiêu chuẩn, và các tiêu chí đánh giá xếp loại theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo: dự giờ, thao giảng, chuyên đề các công tác chủ nhiệm, hiệu quả các hoạt động, chất lượng học sinh…. Chỉ đạo bám sát các tiêu chí, mỗi đạt điểm tốt phải có đủ các minh chứng và được xác định rõ. Xem xét quá trình học tập tự học, cập nhật kiến thức về khoa học, công nghệ thông tin… + Phân công chuyên môn: 8 - Mạnh dạn phân công giáo viên có năng lực thật sự đi các điểm trường lẻ, các giáo có năng lực hạn chế giữ lại để, lãnh đạo cùng kiểm tra góp ý, dự giờ rút kinh nghiệm xây dựng từng bước để giáo viên đó nắm vững hơn về nội dung, phương pháp giảng dạy. Chuyên môn: - Xây dựng một số chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho các khối từ một đến năm. Mở hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xây dựng kế hoạch công tác tổ chức về nhân sự đảm nhận nhiệm vụ các đoàn thể, tổ trưởng, phó tổ trưởng…. + Về công tác xây dựng các phong trào thi đua: Nhà trường đề ra và triển khai kế hoạch các phong thi đua cho toàn trường theo sự chỉ đạo, tổ chức của lãnh đạo Ngành giáo dục … và các phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường, ngay từ đầu năm học, từ dó giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp mình và đưa vào tiêu chí thi đua. Tuyên dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích tốt 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Thực hiện các công việc trên, hiện nay trường đã có hơn 97% cán bộ, giáo đang theo học các lớp cao đẳng, đại học để nâng chuẩn. Đã có hơn 95% đã tốt nghiệp. Việc tổ chức phân công chuyên môn được thực hiện hợp lý, khoa học, nâng chất lượng đội ngũ từ đạt yêu cầu, nay đạt trung bình khá. Thực hiện khá đủ các chỉ tiêu nhà trường giao: dự giờ, kiểm tra toàn diện giáo viên. Ngoài ra việc tổ chức lãnh đạo, các đoàn thể đi các khu thường xuyên cũng đã tạo mối quan hệ đoàn kết nhất quán giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. 9 Xây dựng tốt các chuyên đề về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đa số có sử dựng được đồ dùng dạy học trên lớp, tổ chức dạy học sinh động hơn, có sự chuyển biến về công tác chủ nhiệm, tổ chức luân phiên cán sự lớp, tổ trưởng… Việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, có khá đủ các minh chứng cụ thể góp phần tích cực vào công tác quản lý của lãnh đạo. Học sinh tích học tập, tìm tòi tư liệu phù hợp và tham gia vào các phong trào do nhà trường đề ra, đạt hiệu quả. Về cơ sở vật chất: tổ chức sửa chữa bàn ghế, chỉnh trang phòng học cũ đủ điều kiện để giảng dạy. Hiện nay trường tất cả 16/16 dạy sáu buổi trên tuần, góp phần hạ tỷ lệ học sinh yếu hàng năm; năm 2012 tỉ lệ học sinh yếu còn 1.6%. chất lượng đại trà từng bước bền vững. Công tác phổ biến văn bản luôn kịp thời đúng luật định, giáo viên nắm bắt và thực hiện tốt các thông tin và phản hồi. Công tác xã hội hóa giáo dục: Đa số phụ huynh học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục, có quan tâm nhiều hơn, tích cực hưởng ứng các phong trào của nhà trường đề ra, đặc biệt là phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; ở khu A, phụ huynh đã vận động, hợp tác tặng ghế đá, một số chậu hoa, cây cảnh trồng trong khuôn viên trường… tạo được cảnh quan, môi trường thiên nhiên thân thiện, trong lành. Một số phụ huynh còn giúp nhà trường làm vệ sinh học khu… thể hiện tốt tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Giáo dục nhận thức về chính trị tư tưởng cho đội ngũ luôn đặt lên hàng đầu và không thể thiếu được trong một tổ chức. 10 [...]...Trong công tác dạy và học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc học, của sự nghiệp đào tạo trước những đòi hỏi bức xúc của sự phát triển xã hội Tuy nhiên ta không thể đổi mới về phương pháp, SGK, cách đánh giá một cách vội vã, mà phải tiến hành từng bước , dần dần thoát ra những ràng buộc còn chưa hợp lí trong hòan cảnh... thức tổ chức trong quá trình tổ chức hoạt động sư phạm nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán Giáo viên vận dụng hài hòa các phương pháp thì kết quả học tập của học sinh sẽ nâng cao Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu phục vụ bộ môn Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng Từng bước hoàn thiện phong cách lãnh đạo và học tập các kĩ năng quản lí... Định, có tác động tích cực đến giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, địa phương và đạt được một số hiệu quả nhất định như đã nêu 6 Kiến nghị, đề xuất: Sáng kiến chỉ được phổ biến tại trường tiểu học Tân Định, trong điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt về cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị dạy học chưa đảm bảo phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu... học tập và nghiên cứu Kiến nghị: Đối với Lãnh đạo Phòng giáo dục và đạo tạo cần trang bị đầy đủ hơn về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác này 11 Đối với đoàn thể, chính quyền địa phương cần khắc phục tốt cơ sở hạ tầng như xây dựng giao thông thông suốt, tạo điều kiện để học sinh đến trường, đảm bảo thỏa mản việc học tập vui chơi lành mạnh, bổ ít cho các em Đối với tập thể cán bộ,... cần quán triệt sâu sắc các nội dung học tập, tiếp tục học tập, nghiên cứu, luôn là tấm gương sáng trong học tập Xin chân thành cám ơn ! Ý kiến xác nhận Tân Thành, ngày 12 tháng 03 năm 2013 Người viết Cao Minh Xẹn 12 . phúc Tân Thành, ngày 01 tháng 10 năm 2012 TÊN SÁNG KIẾN: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN” - Tên cá nhân thực hiện: Cao Minh Xẹn - Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ 01/10/2012. mình về một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều khó khăn. Trên thực tế, tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt chỉ tiêu, nhưng chất lượng. đi, các giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị là điều 1 suy nghĩ và trăn trở, từ đó tôi nghiên cứu, định hướng và rút ra kinh nghiệm: Một số giải pháp để nâng chất lượng chuyên môn 2. Phạm