Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào?. Chúng ta thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“TĂNG HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP MỚI TRONG LỊCH SỬ THCS”
Trang 2Một đất nước muốn phát triển biền vững thì phải có những con người tài giỏi Có
đủ đức, đủ tài, vậy để có những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất thì không ai khác ngoài những con người làm trong ngành giáo dục Cho nên giáo dục là ngành có tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong công cuộc xây dựng CNXH trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nứơc hiện nay Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục, phải đào tạo nên một thế hệ trẻ có đủ tài, đủ đức, có sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ đất nước Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hội có một bộ môn hết sức quan trọng không thể thiếu được đó là môn lịch sử
Mục đích lớn nhất của bộ môn lịch sử là làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa Từ đó nâng cao tư tưởng sự hiểu biết, kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, với lòng tự hào dân tộc, để phát huy tài năng và trí tuệ phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nứơc trong thời bình hiện nay Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với một dân tộc, đặc biết là những con người làm công tác giáo dục
Đề tài này của tôi mông muốn chủ yếu là góp phần vào công tác giáo dục các em học sinh nắm vững những kiến thức lịch sử của dân tộc và thế giới qua bộ môn lịch sử Với việc tiếp thu lịch sử tốt qua các kênh hình lược đồ, qua các câu chuyện, thơ ca về lịch
sử, qua đóng vai nhằm làm sinh động, hấp dẫn hơn đối với tiết học lịch sử
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Cơ Sở Khoa Học Của Vấn Đề Nghiên Cứu
a Về lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Nhìn chung vấn đề học tập của các em học sinh ở trường THCS về bộ môn lịch sử còn rất nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào? Chúng ta thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ động, học vẹt, khi ngồi học trên lớp với một tình trạng gò bó, o
ép nhận kiến thức cho nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em không nhớ, hay quyên mất một từ đầu câu thì sẽ quyên hết nội dung kiến thức đã học Vậy làm thế nào các em học sinh không thụ động, có say mê hứng thú học, nắm được kiến thức lích sử, thì qua quá trình giảng dạy ở
Trang 3trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, kinh nghiệm đúc rút được về phương pháp đổi mới dạy học trong môn lịch sử
Qua hơn 4 năm giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Lương Thế Vinh tôi nhận thấy với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được nhiều thành tựu đáng kể Việc quan tâm bồi dưỡng thay đổi phương pháp dạy học hàng năm vận được tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng đã góp phần làm cho cách học
và cách dạy của giáo viên, học sinh có phần khởi sắc Bản thân không ngừng tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách truyền đạt mới với phương châm lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn đề
Tuy nhiên một thực tế là kết quả học tập của các em thu được lại rất thấp, đặc biệt được thể hiện báo động nhất là qua kì thi đại học, cao đẳng…thì điểm môn lịch sử lại rất thấp Kết quả đó phần nào phản ánh chất lượng dạy học của môn lịch sử ở trường THCS
và THPT hiện nay Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó ? Để trả lời câu hỏi này tôi đã đi sâu tìm hiểu và kết quả tôi nhận được là: Sự quan tâm của gia đình đối với việc học của các em đối với môn lịch sử chưa đúng mức còn xem nhẽ so với các môn tự nhiên; Bên cạnh đó trong các trường THCS vận còn tư tưởng xem nhẽ, coi đây là một môn phụ, học sinh yếu kém vẫn chưa có biển pháp dạy phụ đạo cho các em như những môn tự nhiên, mà thẩm chí còn có hiện tưởng nâng điểm cho qua; Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên vận chưa mang lại kết quả cao, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhận thức của các em về bộ môn lịch sử; Sự đầu tư vào bài giảng của giáo viên còn mang tính hình thức, nhiệm vụ, chưa có tâm huyết với việc dạy học, chỉ lên lớp với nội dung lướt qua sách giáo khoa chứ không biết làm sinh động, trổi dẩy được nhân vật,
sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ, bên cạnh đó sự đầu tư đồ dùng phục vụ cho dạy học quá thiếu thốn về tranh ảnh, máy móc, lược đồ, thẩm chí các lược đồ, bản đồ phục vụ còn khó hiểu, khó trình bày… Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác
nữa nhưng trên đây là một trong nhưng nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn lịch sử
b Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng trên đặt ra một nhiệm vụ cho các thầy cô giáo dạy học lịch sử ở trường THCS là phải tạo được sự đột biến trong phương pháp dạy học, tạo ra được sự hứng thú học tập cho cho các em học sinh, sự nhận thức của gia đình và cả cộng đồng về bộ môn lịch sử Có rất nhiều biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng giờ học lịch mà giáo viên cần thực hiện Ở đây tôi muốn bàn thêm về một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học và cách giải quyết một sự kiện lịch sử bằng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ
ca, đóng vai, đạt hiểu quả cao và gây được sự hứng thú hấp dẫn, lôi quốn các em Từ đó
để nâng chất lượng của bộ môn lịch sử ở trường THCS nói riêng và các cấp học nói chung
Trang 42 Qúa Trình Nghiên Cứu.
a Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện được sự giúp đỡ và động viên của ban giám hiệu,
tổ chuyên môn và nhiều cộng sự, bản thân học hỏi, tìm tòi và rút ra kinh nghiệm, do đó cũng đạt được kết quả đáng khích lệ
b Khó khăn:
- Tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ
- Hiện vật khó sưu tầm
- Khả năng vẽ còn hạn chế
- Trang thiết bị cho bộ môn còn thiếu, cho nên rất tốn thời gian chuẩn bị
- Các tài liệu, hiện vật địa phựơng rất ít
c Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
- sách giáo khoa lớp 6
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học
- Tài liệu tham khảo
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 6A 1,2,3,4,5,6,7 năm học 2008-2009
d Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thử nghiệm
e Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 02 năm 2009
- Thực hiện phương pháp xây dựng bài sau soạn bài và dạy thử nghiệm, áp dung phương pháp mới trong tiết dạy, hoàn thiện phương pháp sau khi đã kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Sau khi đã xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu, kế hoạch và phương pháp nghiên cứu tôi bắt tay vào khảo sát chất lượng học lực của từng lớp các em học sinh trong đầu năm học và thực hiện
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Thực Trạng Ban Đầu
a Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học Như kinh nghiệm sử dụng lược đồ câm, hay lược đồ di động kết hợp với kể chuyển, thơ ca và đóng vai, thì tiết học lịch sử chỉ mang tính thông tin một chiều từ thầy đến trò ( thầy diễn thuyết trò ngồi nghe
và trả lời qua thông tin có được ở sách giáo khoa một cách thụ động, trò ngơ ngác ngồi nghe và chép bài mà thôi) Kết quả là học sinh không có được sự hứng thú, hưng phấn trong việc tiếp thu kiến thức môn lịch sử tiết học đó và tâm lí chờ đợi một tiết học kế tiếp sau Với phương pháp này học sinh không phát huy được tính tích cực chủ động trong
Trang 5vấn đề học tập, không phát huy được vai trò lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn Kết quả cuối cùng của một tiết dạy là học sinh nhàm chán, hiệu quả thu được thấp, giáo viên thấy mệt mọi nhiều
Được chứng minh bằng sản phẩm cuối một học kì và cả năm học, qua điểm tổng kết tỉ lệ học sinh đủ điểm chỉ khoảng 50%, còn học sinh đạt điểm giỏi môn lịch sử không quá 10% còn lại là yếu kém
b Sự khác biết của một tiết dạy phương pháp cũ.
Để biệt được kết quả tiết dạy chuẩn bị tốt và tiết dạy chuẩn bị trung bình của phương pháp cũ, tôi lấy thí điểm dạy học qua ba lớp: 6A1, 6A2, 6A3. và kiểm tra bàng phiếu trắc nghiệm nhanh
Tiết chuẩn bị
tốt
Lớp 6A1
HS hiểu bài HS hiểu bài còn yếu Thích thú học
Tiết chuẩn
trung bình
Lớp 6A2
HS hiểu bài HS hiểu bài còn yếu Thích thú học
Tiết chuẩn bị
tốt
Lớp 6A3.
HS hiểu bài HS hiểu bài còn yếu Thích thú học
c Dự báo nguy cơ, nếu không thay đổi thực trạng.
Trứơc những số liệu chứng minh trên cho ta thấy một nguy cơ và thực trạng là: Nếu chúng ta không tìm giải pháp, không thay đổi phương pháp dạy học thì nguy cơ tồn tại về chất lượng dạy học yếu môn lich sử ở trường THCS là không thể tránh khỏi, tình trạng học sinh học nhàm chán, buồn tẻ, khô cứng với môn lịch sử, học mang tính chất đối phó cho qua chuyện là một điều dễ hiểu Số lượng học sinh nắm được kiến thức quá ít so với yêu cầu đổi mới hiện nay, số lượng học sinh yếu môn lịch sử của một lớp là không nhỏ nhưng lại nhân lên với hệ số lớp và các năm học thì chúng ta sẽ biết được số người không biết được lịch sử cội nguồn dân tộc, lịch sử phát triển thế giới là một con số mà chúng ta đáng kinh ngạc và bàng hoàng trứơc sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ hiện nay về môn lịch
sử Vậy thì sự nghiệp xây dựng đất nước theo xu thế hội nhập thế giới theo công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay có thực hiện được hay không ? đây chính là câu hỏi cho những con người làm công tác xã hội hoá giáo dục hiện nay
2.Giải Pháp Đã Sử Dụng
Khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm tôi đã từng sử dụng giải pháp dạy thuyết trình bằng miệng, có sử dụng bản đồ có sẳn, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời sau đó giáo viên chốt ý và ghi bảng nội dung bài học Có sử dung một số phương pháp thảo luận nhưng không có kết quả cao…
Qua phương pháp giảng dạy trên một thời gian tôi nhận thấy các nguyên nhân làm nên sự yếu kém về chất lượng dạy học là:
Trang 6+ Giáo viên chưa thực sự đầu tư tâm huyết vào nội dung bài dạy, chưa chuẩn bị chu đáo ( nguyên nhân do hoàn cảnh kinh tế, do tinh thần trách nhiệm, thiếu tài liệu…)
+ Giáo viên chưa sử dụng được hiệu quả việc trình bày sự kiện bằng lược đồ, tranh ảnh lịc sử, nhân vật, chưa biết lồng ghép kể chuyển, thơ ca trong lịch sử, phương pháp đóng vai sự kiện lịch sử…
+ Chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sự hưng phấn học tập của học sinh trong tiết học lịch sử Học sinh là trung tâm giải quyết mọi vấn đề
+ Học sinh về nhà còn nhác học, xem nhẽ môn lịch sử
+ Khi đánh giá kết quả cuối học kì và cuối năm học các giáo viên còn lơ là cho học sinh xem tài liệu để đối phó
+ Sự quan tâm phụ đạo đối với học sinh yếu kém và học sinh giỏi môn lịch sử còn xem nhẽ trong trường học
+ Tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến kết quả dạy và học của học sinh đối với môn lịch sử
Nhưng trong các nguyên nhân trên có hai nguyên nhân chủ yếu căn bản gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự hưng phấn đối với học sinh là: Giáo viên chưa xây dựng được quy trình thực hiện lên lớp một bài giảng tốt, hợp lí, thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học và đặc biết tâm huyết nghề nghiệp chưa cao; Giáo viên chưa sử dung tốt
phương pháp đổi mới dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm ” còn lúng túng trong sử
dụng, không biệt kết hợp trình bày sự kiện với kể chuyện, thơ ca lịch sử, đặc biết tình huống đóng vai khi nội dung phù hợp, chưa có hình thức động viên các em
3 Giải Quyết Vấn Đề Tồn Tại Bằng Áp Dụng Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Từ kết quả thực trạng điều tra cho được, ta có thể khắc phục nâng cao độ hiểu biết bài, sự sinh động trong tiết học lịch sử lớp 6 nói riêng và các lớp khác nói chung Làm cho học sinh thấy được sự sinh động, trổi dẩy giữa các sự kiện, nhân vật, hình ảnh lịch sử một cách sôi động, hưng phấn của một tiết dạy trước tạo tâm lí phấn khởi chờ đợi một tiết học tiếp theo đối với môn lịch sử
Việc đầu tiên là phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác tìm tòi của học sinh đối với sự kiện lịch sử và biết cách trình bày một sự kiện đó sinh động Mốn như vậy thì người giáo viên phải có sự đầu tư vào xây dựng một hệ thống câu hỏi từ gởi mở đến
tư duy lôgie, phân tích, tổng hợp phù hợp với mức hiểu biết của các em học sinh ở tùng vùng miền Không nên đánh đồng miền núi với đồng bằng, thành thị
Đối với một sự kiện trình bày bằng lược đồ lịch sử Chúng ta nên tăng cường cho học sinh trình bày kết quả của nhóm, cá nhân trên lược đồ câm, hay lược đồ di động treo trên bảng, thì kết quả đem lại sẽ khắc sâu và mang tính liên hệ thực tế, học sinh dễ năm bắt, trao đổi học hỏi lẫn nhau hơn Đặc biết khi có một cá thể trình bày xong một sự kiện
Trang 7người giáo viên phải cho lớp tuyên dương một tràng pháo tay để kích lệ động viên, từ đó tạo cho các em niềm tin và sự phấn chấn trong tiết học
Nếu nội dung bài học cô đọng, phù hợp với dung lượng “thời gian”, giáo viên có thể cho học sinh chia thành hai nhóm chính đóng vai
Ví dụ: Nhóm 1: Là đóng quân địch ( xây dụng âm mưu kế hoạch, lục lượng xâm lược ? ), theo nội dung sgk
Nhóm 2: Là đóng quân ta ( xây dựng phương án, kế sách đối phó ? ), theo nội dung sgk
Sau đó cho đại diễn hai nhóm đóng vai lên bảng kế hợp với lược đồ trình bày Sau
đó cho nhận xét chéo nhau giữa hai nhóm Đây cũng là một phương pháp gây hứng thú rất cao, phát huy tính tích cực, chủ động của cá nhân và tập thể nhóm với nhau trong giải quyết một vấn đề Kết quả học sinh hiểu bài rất cao, nhưng để làm được điều đó người giáo viên phải biết chuẩn bị tốt, giải quyết ngắn nội dung nhưng dễ hiểu
Bên cạnh đó chúng ta có thể sử dụng phương pháp dạy học với kể chuyện, kết hợp thơ ca nói về cuộc kháng chiến, nhân vật lịch sử, để làm sinh động thêm cho tiết học Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên ngoài sự chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi gởi mở đến phân tích, tổng hợp thì còn phải chuẩn bị một lượng câu thơ ca, câu chuyện sưu tầm
về nội dung bài học, đồng thời phải biết kết hợp xen kẻ với nội dung một cách hợp lí, đúng vị trí của bài thì càng tăng thêm tích hấp dẫn cho học sinh
Ví dụ: Trong bài khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách giáo khoa không hề đề cập đến thơ ca nói về cuộc khởi nghĩa và nhân vật, nhưng giáo viên phải tìm hiểu chuẩn bị thơ ca để khắc sâu hình ảnh nhân vật, sự kiện lịch sử
“ Đàn bà con gái nước Nam, Cượi voi đánh trống trong rừng chạy ra.
Cũng toan gáng vác sơn hà, Cho giặc Bắc thấy được đàn bàn nứơc Nam ”.
Từ đó nội dung kiến thức, hình ảnh nhân vật sẽ được toát lên một cách sinh động Câu thơ sẽ đi theo năm tháng cùng với các em về cuộc khởi nghĩa, mà học sinh không cần phải học thuộc lòng cứng nhắc ở trong sách giao khoa Tuy nhiên đòi hỏi người giáo viên phải có dọng truyền đạt thật hấp dẫn sinh động đối với câu thơ
4 Ứng dụng cụ thể trong bài giảng
• Ứng dụng một bài giảng sử dụng lược đồ hợp lí với tình huống làm quen đóng vai
sự kiện lịch sử ở lớp 6
Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
I Mục tiêu bài học
1 Kiến thức.
Trang 8- Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được Đó là việc thiết thực đem lại quyền lợi cho dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43), nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta
2 Tư tưởng, tình cảm.
- Học sinh biết được tinh thần bất khuất của dân tộc ta
- Mãi mãi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng
3 Về kỉ năng.
- Kĩ năng đọc lược đồ lịch sử, trình bày bày sự kiện bằng lược đồ lịch sử
- Bước đầu làm quên với phương pháp kể chuyện lịch sử và thơ ca về lịch sử
II Đồ dùng dạy học
- Luợc đồ câm cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- Thơ ca nói về cuộc khởi nghĩa, câu chuyện lịch sử, tranh ảnh đền thờ Hai Bà Trưng
III Hoạt động dạy và học
1 Ổn đinh lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
• Đất nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ?
• Nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
3 Bài giảng mới.
1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập ?
Giáo viên Học sinh Ghi bảng
Gv nhắc lại mục đích của
cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng Sau đó chia lớp
thành 2 nhóm trả lời câu
hỏi
Nhóm 1:
em hãy cho biết những
việc làm của Hai Bà
Trưng sau khi giành lại
độc lập ?
hs đọc mục 1 sgk
- Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh, Phong tước cho những người có công, bỏ lao dịch
và xá thuế cho dân…
- Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh
- Phong tước cho những người có công
- Bỏ lao dich và xá thuế cho dân…
Trang 9 GV cho nhóm 2 nhận
xét kết quả của nhóm 1
Nhóm 2:
Em hãy rút ra nhận xét
những việc làm của Hai
Bà Trưng sau khi giành lại
độc lập ?
GV cho nhóm 1 nhận
xét kết quả của nhóm 2
Tác dụng của những
việc làm đó ?
Nge tin cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trung thắng
lợi, Vua Hán đã làm gì ?
Vì sao nhà Hán chỉ hạ
lệnh chuẩn bị mà không
hạ lệnh tấn công ngay ?
( Hs thảo luận 2’)
-) Gv dẫn dắt liên kết sang
phần nội dung tiếp theo 2
sgk
- Khẳng định độc lập chủ quyền, là những việc làm thiết thực, cần thiết trong hoàn cảnh bây giờ =) thể hiện là vị vua anh minh có lòng thương dân, lo cho nước…
- Ổn định đời sống nhân dân, tình hình xã hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết toàn dân, cũng cố lực lượng, giữ gìn độc lập
- Hà lệnh cho các quận ở phía nam chuẩn bị lục lượng, xe, thuyền, lương thực để sang đàn áp
-) Gv chỉ trên bản đồ các quận ở phí nam của Trung Quốc cho Hs xác định
- Nhà Hán còn lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Hán
-) Thể hiện ý chí quyết tâm của chính quyền độc lập
Trang 102 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào ?
- Để làm nổi được phần
này gv phải chuẩn bị một
lược đồ câm, thơ về cuộc
kháng chiến, dự định phân
vai nhẽ cho hs
Năm 42 quân Hán do ai
chỉ huy kéo vào nước ta ?
Vì sao Mã Viện được
chọn làm tướng chỉ huy ?
GV treo lược đồ câm,
hướng dẫn hs làm câu hỏi
sau:
=) Gv cho hs tiến hành
câu hỏi thảo lụân đóng
vai, kết hợp trình bày lược
đồ câm (5 phút)
Nhóm 1: Trình bày âm
mưu, kế hoạch tấn công
của quân Hán năm 42 và
43 ?
Nhóm 2: Trình bày kế
sách đối phó của Hai Bà
Trưng trong suốt toàn
cuộc kháng chiến ?
=) GV yêu cầu đại diện
nhóm 1 đóng vai quân
địch lên trình bày kế
hoạch tấn công, kết hợp
dán mũi tên lên lược đồ
câm.( HS trình bày xong
cho cả lớp khuyến khích
bạn một tràng pháo tay)
Gv yêu cầu nhóm 2
đứng lên nhận xét kết quả
Hs đọc phần 2 sgk
- Do Mã Viện chỉ huy
- Mã Viện là một tướng tài, nhiều kinh nghiệm, từng chinh chiến ở phương nam
- Hs thảo luận nhóm
- Hs thảo luận nhóm
- Hs tiến hành trình bày trên bảng
- Tháng 4 năm 42 Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chống trả rồi rút lui
- Sau khi chiếm Hợp Phố,
Mã Viện chia quân thành
2 đạo thuỷ, bộ tiến vào nước ta
- Hai Bà Trưng cho quân
ra nghênh chiến ở Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn
ra ác liệt
- Thế giặc mạnh, quân ta lui về Cổ Loa và Mê Linh