Giáo án Sinh học Tự chọn 11 năm học 2014 2015

99 3.4K 74
Giáo án Sinh học Tự chọn 11 năm học 2014  2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 7/9/2014 Ngày dạy: 18/9/2014 TIẾT 1. HẤP THỤ NƯỚC, MUỐI KHOÁNG VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. Biết làm các bài tập về hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập. 3. Thái độ: - tích cực vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước và vận chuyển các chất, và vận dụng vào sản xuất chăm sóc cây trồng II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Các bài tập ôn tập. 2. Học sinh đọc trước bài ở nhà III. Phương pháp • Vấn đáp – tìm tòi, vấn đáp- tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm… IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……… 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV chia 4 nhóm/ 4 tổ, yêu cầu HS đọc SGK thảo luận hệ thống hóa nội dung bài theo sơ đồ cành cây: +Tổ 1,3: hệ thống hóa bài 1. hấp thụ nước và muối khoáng +Tổ 2,4: hệ thống hóa bài 2: Vận chuyển các chất I. Hệ thống hóa nội dung A. hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ( bài 1) Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng( chứng minh) Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng + Từ đất vào TBLH( sự khác nhau giữa các con đường hấp thụ nước và ion khoáng) +Từ TBLH đến mạch gỗ của rễ( các con đường đi của nước và khoáng từ TBLH đến mạch gỗ của rễ) Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến sự hấp thụ nước và ion trong cây • HS trả lời • GV nhận xét. Đánh giá và bổ sung - GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để làm các bài tập đã giao – 15p (các câu hỏi trọng tâm tại các lớp A5-D: câu 1,2,3,4,6b ) khoáng( nêu và giải thích) B. Vận chuyển các chất trong cây(bài 2) - Dòng mạch gỗ ( cấu tạo, thành phần dịch và động lực) - Dòng mạch rây( cấu tạo, thành phần dịch và động lực) Hiện tượng ứ giọt, chảy nhựa II. Bài tập Câu 1: Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây? TL: - Do các TB ở cạnh nhau có ASTT khác nhau. - Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm ASTT tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá. => Nước được vận chuyển theo một chiều. Câu 2: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng?. Vai trò của vòng đai Caspari TL: * 2 con đường: + Con đường thành TB - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ + Con đường tế bào chất (Qua CNS - không bào): nước từ đất vào lông hút => CNS và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ * Đặc điểm: Qua thành TB – gian bào Qua CNS - không bào + Ít đi qua phần sống của TB + Đi qua phần sống của tế bào + Không chịu cản trở của CNS + Qua CNS => cản trở sự di chuyền của nươc và chất khoáng. + Tốc độ nhanh + Tốc độ chậm + Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Caspari cản trở => nước đi vào trong TB nội bì. + Không bị cản trở bởi đai Caspari * Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan. Câu 3 (HSG) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? TL: * Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết Câu 4. Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?(K làm vào vở mà Câu 4, đối với HS K-G thay bằng cách hỏi khác: Con đường vận chuyển nước, chất khoáng hoà tan và chất hữu cơ trong cây? Động lực vận chuyển của các con đường đó? yêu cầu nêu) Câu 5. Giải thích hiện tượng ứ giọt (do áp suất rễ)? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp? TL: • ứ giọt là hiện tượng giọt nước xuất hiện vào sáng sớm trên đỉnh lá, thường là cây bụi nhỏ, cây một lá mầm • - do Áp suất rễ: lực đẩy nước từ rễ lên thân. • - Áp suất rễ thường quan sát ở cây bụi thấp vì: + Áp suất rễ: không lớn + Cây bụi thấp: Do chiều cao thân ngắn, mọc thấp gần mặt đất, không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt) áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá => nên trong điều kiện môi trường bão hoà hơi nước thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện tượng ứ giọt hoặc rỉ nhựa. Câu 6: Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ ntn? Trong canh tác để cây hút nớc dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ thuật nào? TL: *Bằng chứng về khả năng hút và đẩy NƯỚC chủ động của hệ rễ: + Hiện tợng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian sau ở mặt cắt rỉ ra các giọt nhựa; chứng tỏ rễ đã hút và đẩy nớc chủ động. + Hiện tợng ứ giọt: úp chuông thuỷ tinh lên cây nguyên vẹn sau khi tới đủ nước, một thời gian sau, ở mép lá xuất hiện các giọt nớc. Sự thoát hơi nớc bị ức chế, nớc tiết ra thành giọt ở mép lá qua các lỗ khí chứng tỏ cây hút và đẩy nớc chủ động. * Biện pháp kỹ thuật để cây hút nớc dễ dàng: Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho quá trình hút nớc chủ động. 4. Củng cố: Trò chơi “Ai nhanh nhất- 10đ ”: GV viết câu hỏi lên bảng, gọi HS có câu trả lời nhanh nhất lên bảng viết trả lời Câu 1. HS K-G. Đề HSG 2008 - 2009): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? TL: - Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ - Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => gian bào => đai Caspari => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ Câu 2. tại sao khi bón nhiều phân 1 lúc cây có thể bị héo và chết? Kiến thức bổ sung cho nội dung bài giảng: đáp án câu 5- TL: Nội dung Nước và chất khoáng hoà tan Chất hữu cơ Con đường vận chuyển: chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ, tuy nhiên nước có thể vận chuyển từ trên xuống theo mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại theo dòng mạch rây Động lực vận chuyển: Lực đẩy của rễ (áp suất rễ), lực hút của lá (do thoát hơi nước) và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn ) Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn (nơi saccarozo được tạo thành) có ASTT cao và cơ quan chứa (nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ) có ASTT thấp 5. Hướng dẫn về nhà - trả lời các câu hỏi Câu 7(VN): Trình bày đặc điểm của bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng? TL: Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng: - Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng. - Có khả năng hướng hoá và hướng nước. - Sinh trưởng liên tục. - Trên bề mặt rễ có rất nhiều tế bào biểu bì biến đổi thành các tế bào lông hút Câu 8 (VN): a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? 1 a b *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước: - Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước - Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao - Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn * Số lượng lông hút thay đổi khi: Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu ô xy. TL: V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 7/9/2014 Ngày dạy: 19/9/2014 TIẾT 2. THOÁT HƠI NƯỚC VÀ VAI TRÒ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Ôn tập được kiến thức về thoát hơi nước và vai trò của các nguyên tố khoáng ở thực vật. - Biêt vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế liên quan 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập. 3. Thái độ: - Tích cực vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình thoát hơi nước và dinh dưỡng khoáng và áp dụng các biện pháp chăm sóc cây trồng đúng cách II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Các bài tập ôn tập. 2. Học sinh đọc trước bài ở nhà III. Phương pháp • Vấn đáp – tìm tòi, thuyết trình, vấn đáp – tái hiện, thảo luận nhóm… IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……… 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập: câu 7,8 về nhà, yêu cầu 2 HS trình bày 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV chia 4 nhóm/ 4 tổ, yêu cầu HS đọc SGK thảo luận hệ thống hóa nội dung bài theo sơ đồ cành cây: I. Khái quát kiến thức A. thoát hơi nước( bài 3) - vai trò của THN - Chứng minh Lá là cơ quan thoát hơi nước - Phân biệt được hai con đường THN qua lá( khí khổng, cu tin) - phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến sự THN +Tổ 1,3: hệ thống hóa bài 1. hấp thụ nước và muối khoáng +Tổ 2,4: hệ thống hóa bài 2: Vận chuyển các chất trong cây • HS trả lời • GV nhận xét. Đánh giá và bổ sung - GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để làm các bài tập đã giao – 15p: câu 1,2,3,4,6 ) - HS TLN trả lời vào vở - GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, bổ sung - Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí B. Vai trò nguyên tố khoáng • Khái niệm nguyên tố dd khoáng thiết yếu, phân loại? • Vai trò • Nguồn cung cấp ng tố khoáng cho cây(đất, phân bón) II. Bài tập Câu 1. Nêu vai trò của quá trình THN? Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che vật liệu xây dựng? Câu 2. Phân biệt 2 con đường THN ở lá? Tác nhân nào chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng? trình bày cơ chế THN qua khí khổng? Câu 3. Cân bằng nước là gì? Làm thế nào để đảm bảo cân bằng nước cho cây? Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Câu 4. a. Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa các cơ chế hút khoáng đó? b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây?. TL: a. Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động - Iôn khoáng từ đất vào rễ theo građien nồng độ. - Không hoặc ít tiêu tốn ATP. - Không cần chất mang - Ngược građien nồng độ. - Tiêu tốn ATP - Cần chất mang b. - Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ động cần tới ATP và các chất tải ion - quá trình hô hấp tạo ra ATP và các chất tải ion cung cấp chủ yếu cho sự hấp thụ các chất khoáng qua các tế bào của rễ Câu 5. Nguyên tố dd khoáng thiết yếu là gì? Vai trò? (xem lại vở) Câu 6. Nêu những nguồn cung cấp khoáng cho cây? Nguồn nào là chủ yếu? Tại sao phải bón phân hợp lí cho cây trồng? nêu một số biện pháp giúp quá trình hấp thụ khoáng trong đất thuận lợi? TL:- đất, phân bón • Nguồn chủ yếu là đât • Bón phân hợp lí là: Để đảm bảo cân bằng nước • Sới đất, cày bừa, bón vôi nếu đất chua, tưới tiêu hợp lí, 4. Củng cố Câu hỏi trả lời nhanh– điểm 10: có mấy con đường THN qua lá? Con đường nào là chủ yếu? có mấy nhóm nguyên tố dd khoáng? Vai trò? Có những nguồn cung cấp khoáng nào cho cây? Nguồn nào là chủ yếu? tại sao khi bón nhiều phân 1 lúc cây có thể bị héo và chết? 5. Hướng dẫn về nhà - Hoàn thiện các câu trả lời - Trả lời câu hỏi: Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước?. TL: • Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì. • Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng. • Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp. • Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng. • Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước. -Xem lại bài 5,6 V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Ngày soạn: 7/9/2014 Ngày dạy: TIẾT 3. DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Ôn tập được kiến thức về dinh dưỡng nitơ ở thực vật. - Biêt làm các bài tập 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập. 3. Thái độ: - Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến dinh dưỡng khoáng ở cây, từ đó có ý thức ứng dụng vào thực tiễn chăm sóc cây trồng: bón phân hợp lí để tăng năng suất cây trồng và góp phần bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Các bài tập ôn tập. 2. Học sinh đọc trước bài ở nhà III. Phương pháp • Vấn đáp –tìm tòi, thuyết trình, thảo luận nhóm… IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……… 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của HS – câu 1 – VN 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV chia 4 nhóm/ 4 tổ, yêu cầu HS đọc SGK thảo luận hệ thống hóa nội dung bài theo sơ đồ cành cây: +Tổ 1,3: hệ thống hóa bài 1. hấp thụ nước và muối khoáng +Tổ 2,4: hệ thống hóa bài 2: Vận chuyển các chất trong cây • HS trả lời • GV nhận xét. Đánh giá và bổ sung - GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để làm các bài tập đã giao – 15p HS TLN trả lời vào vở - GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, bổ sung I. Khái quát nội dung - Vai trò sinh lí của ng tố Nito - nguồn cung cấp Nitp tự nhiên cho cây - quá trình chuyển hóa Nito trong đất và cố định Nito - phân bón với năng suất cây trồng và môi trường II. Bài tập Câu 1. Vì sao thiếu nito trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được -HD: vai trò sinh lí của Nito Câu 2. Nêu các nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây? Cây hấp thụ được nito ở dạng nào? Làm thế nào cây có thể sử dụng được Nito không khí và Nito hữu cơ trong cây? -HD: - không khí( N2,NO2,NO…), đất( hữu cơ, vô cơ) + NO3-, NH4+ + quá trình chuyển hóa nito trong đất: quá trình nitrat háo và amon hóa dưới tác dụng của VK nitrat hóa và VK amon hóa) + quá trình cố định nito phân tử nhờ tác dụng của VSV( 2 nhóm: vk sống tự do trong ruộng lúa, vk cộng sinh rễ cây họ đâu) Câu 3. Trình bày quá trình chuyển hóa Nito trong đất và cố định Nito trong kk? • HS lên bảng viết Câu 4. Thế nào là bón phân hợp lí? Bón phân hợp lí có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và môi trường? • Bón phân hợp lí: • Đúng loại • Đủ lượng • Đúng lúc phụ thuộc loại cây trồng, loại đất, thời kì sinh trưởng, thòi tiets, mùa vụ • Tác dụng: sinh trưởng phát triển tôt, tăng năng suất cây trồng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng động vật và con người 4. Củng cố Câu hỏi nhanh 10 điểm: + Câu 1. Tại sao khi trồng cây họ Đậu người ta thường không bỏ phân đạm hoặc nếu bỏ sẽ rất ít? + Câu 2. Giải thích cơ sở khoa học của câu ca dao ” lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” 5. Hướng dẫn về nhà - Hoàn thiện các câu hỏi, khái quát trước nội dung bài 9,10 V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………… ……… Ngày …….tháng 9 năm 2014 TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT [...]... …….………….………………….…………………………………………… Kí duyệt giáo án Ngày …… Tháng…… năm 2014 • Ngày soạn: 14/10 /2014 Ngày dạy: 23/10 /2014 • Tiết 10: BÀI TẬP CHƯƠNG I • I Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1 Kiến thức: - Hệ thống hóa được kiến thức các bài đã học trong chương trình sinh học lớp 11 - Biêt làm các bài tập liên quan 2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập 3 Thái độ: - ý thức học tập nghiêm túc,... điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng cho học sinh ghi và có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích yêu cầu học sinh thảo cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu luận để làm các bài tập sáng tương đối yếu………… đã giao * Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao - các nhóm nhận xét nhất……………… - GVđánh giá,... Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp? ghi và yêu cầu học sinh thảo TL: luận để làm các bài tập đã giao * Cường độ ánh sáng : - các nhóm nhận xét - Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ - GVđánh giá, bổ sung quang hợp cũng tăng - HS hoàn thiện trả lời - Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ vào vở hô hấp (HH) - Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa... ……….………….………………….……………………… Kí duyệt giáo án Ngày …… Tháng 10 năm 2014 Ngày soạn: 20/10 /2014 Ngày dạy: 30/10 /2014 TIẾT 11: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT I Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1 Kiến thức - Ôn tập được kiến thức về cảm ứng ở thực vật - Vận dụng kiến thức cảm ứng ở thực vật trả lời các câu hỏi liên quan 2 Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng… - Hoạt động nhóm 3 Thái... ………………………………………………………………………………………….Kí soạn giáo án Ngày …… tháng …… Năm 2014 Ngày soạn: 28/9 /2014 Ngày dạy: 10/10 /2014 Tiết 7: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT( B15,16) I Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1 Kiến thức - Ôn tập được kiến thức về tiêu hóa ở động vật - Vận dụng kiến thức trả lời các bài tập liên quan 2 Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa, hoạt động nhóm 3 Thái... ………………………… …….………….………………….…………………………………………… Kí duyệt giáo án Ngày …… Tháng…… năm 2014 Ngày soạn: 7/10 /2014 Ngày dạy: 16/10 /2014 Tiết 9: Tuần hoàn máu • • • • I Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1 Kiến thức: - Ôn tập được kiến thức về tuần hoàn máu - Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan 2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng, hoạt động nhóm, thuyết trình… 3... bài 8,9? Câu 1: -HS trả lời a Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa -GV nhận xét, bổ sung sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích? và nhấn mạnh những b Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nội dung trọng tâm cần nhiên không? nắm của bài TL: -HS khái quát vào vở *Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng nhau……... cảm ứng ở thực vật II Phương tiện dạy học 1 Giáo viên - Các bài tập ôn tập 2 Học sinh: ôn tập bài 23, 24 III Phương pháp dạy học • Vấn đáp – tái hiện, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm… IV.Tiến trình dạy học 1 Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số: 11A5: …………………………………………………………………………………………… 11A6: …………………………………………………………………………………………… 11A7: …………………………………………………………………………………………… 11D: ………………………………………………………………………………………………... QH: đến QH? 1 ánh sáng( cường độ as và quang phổ) + Nội dung của bài 11? 2 nồng độ CO2 - HS: 3 Nước -GV nhận xét, bổ sung 4 nhiệt độ -HS khái quát 5 nguyên tố khoáng - Trồng cây dưới ánh sang nhân tạo - Chứng minh QH quyết đinh năng suất cây trồng - năng suất sinh học và năng suất kinh tế -các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển QH II Bài tập -GV đọc các bài tập cho học sinh Câu 1:... Hướng điểm trọng lực sáng 1.Khái niệm Phản ứng sinh trưởng của TV đáp ứng lại tác động của AS Phản ứng sinh trưởng của TV đáp ứng lại tác động của Trọng lực 2.Tác nhân Ánh sáng Trọng lực 3.Đặc điểm phản ứng của cơ quan III.Ý 3 Hướng hóa Phản ứng sinh trưởng của TV đáp ứng lại tác động của hóa chất Các chất hóa học axit, kiềm, muối khoáng, hoocmôn -Thân: -Rể cây: -rễ cây hướng sáng hướng trọng hướng . nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………… ………………………………………………………………………………………….Kí soạn giáo án Ngày …… tháng ……. Năm 2014 Ngày soạn: 28/9/2014 Ngày dạy: 10/10/2014 Tiết 7: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT( B15,16) I. Mục. nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………… ……… Ngày …….tháng 9 năm 2014 TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT Ngày soạn: 10/9/2014 Ngày dạy: 22/9/2014 Tiết 4 : Quang hợp ở thực vật I. Mục tiêu: Sau. nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Ngày soạn: 7/9/2014 Ngày dạy: TIẾT 3. DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học

Ngày đăng: 03/04/2015, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan