SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG KHỪA HUYỆN MỘC CHÂU” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp. Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có vai trò quan trọng, bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay… góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta. Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương, cũng như giữa các thế hệ với nhau. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông, viết thạo”. Giải quyết lỗi chính tả trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra. Đối với học sinh bậc tiểu học việc rèn để các em viết đúng, viết chuẩn là vấn đề vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, lớp gần cuối của bậc tiểu học, số lượng môn học nhiều hơn vì lẽ đó các em chỉ tập trung vào viết đủ chữ nên việc sai lỗi chính tả khi viết và trình bày bài chưa khoa học là khá phổ biến. Ở trường tiểu học Chiềng Khừa phần lớn học sinh là con em dân tộc Thái, và H ' mông các em nói tiếng phổ thông còn chưa rõ và phát âm chưa đúng dẫn đến việc viết chữ cũng sai rất nhiều. Qua nhiều năm giảng dạy tại trường tôi thấy nhiều học sinh khi viết chính tả chỉ chú ý nghe giáo viên phát âm để viết đúng chữ, chứ chưa coi trọng nghĩa của từ, hoặc các em viết theo cách đọc của phát âm tiếng mẹ đẻ, do đó các em chỉ nghe để viết đủ, đúng chữ ở tất cả các môn học nhưng thực sự các em viết còn mắc lỗi chính tả khá nhiều. Vì lẽ đó dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí thông minh, khả năng tư duy (vì phải sử dụng các thao tác như phân tích, so sánh đối chiếu, khái quát hoá và trừu tượng hoá để rút ra quy tắc chính tả) và khả năng ghi nhớ máy móc cho các em. Góp phần giáo dục ý chí và đức tính tốt như tính kỉ luật, tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại, óc thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp. Xuất phát từ những lí do trên và qua thực nghiệm thực tế đối với 14 học sinh của lớp 3A trường tiểu học Chiềng Khừa năm học 2010-2011 do tôi chủ nhiệm. Tôi mạnh dạn tìm hiểu tiếp và đưa ra “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Khừa - huyện Mộc Châu” trong năm học 2011- 2012. Vì có viết đúng chính tả học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn học khác và cũng là tiền đề để các em bước vào lớp học cuối cấp của bậc Tiểu học. II. Nhiệm vụ của đề tài: Tìm và đưa ra một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 góp phần trang bị cho những cơ sở lí luận, vào việc hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy chính tả ở bậc tiểu học nói chung, dạy chính tả lớp 4 nói riêng: 1. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi để xác định nội dung dạy học chính tả. 2. Phân tích thực trạng lỗi chính tả về âm, vần, dấu thanh. 3. Bổ sung nguyên tắc chính tả cho học sinh. 4. Xây dựng bài tập khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. 5. Giáo viên phải gương mẫu về chữ viết và phát huy tính tích cực của học sinh khi chấm, chữa bài viết cũng như bài tập chính tả. III. Đối tượng nghiên cứu. Giáo viên lớp 4. Học sinh lớp 4A trường tiểu học Chiềng Khừa. Lớp 4A : 19 học sinh, do tôi Lường Văn Thành chủ nhiệm. Các em học sinh lớp 4A do tôi thực nghiệm hầu hết là con em dân tộc, các em đều ngoan ngoãn biết vâng lời thầy, cô giáo, vâng lời cha mẹ, đoàn kết với bạn bè, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tổng số học sinh lớp 4A là: 19 học sinh. Trong đó: Học sinh nam : 10 em Học sinh nữ : 9 em Dân tộc Kinh : 1 Dân tộc Thái : 14 em Dân tộc H ’ mông : 4 em. Khuyết tật ngôn ngữ : 0 em. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh. 2. Phương pháp thống kê, phân tích. 3. Phương pháp thực nghiệm. 4. Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện pháp trên. V. Tài liệu nghiên cứu. 1. Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2. 2. Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2. 3. Để học tốt Tiếng Việt 4 tập, 1: Ngô Trần Ái, Nguyễn Qúy Thao (chủ biên) Nhà xuất Báo Giáo Dục và Thời đại. 4. Bồi dưỡng học Văn - Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Kim Dung – Hồ Thị Vân Anh: Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bài tập thực hành trắc nghiệm Tiếng Việt 4, tập 1, 2 : Đinh Ngọc Bảo (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 6. Sổ tay chính tả Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Đình Cao, Nhà xuất bản Giáo Dục. 7. Dạy và học chính tả ở tiểu học, Hoàng Văn Thung- Đỗ Văn Thảo, Nhà xuất bản Giáo Dục. 8. Chữa lỗi chính tả cho học sinh, Phan Ngọc, Nhà xuất bản Giáo Dục. 9. Giúp em luyện chữ đẹp lớp 4, tập 1: Nhà xuất bản Giáo Dục. VI. Thời gian nghiên cứu. Từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2011—2012. B. NỘI DUNG. CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN. Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam, nhưng mỗi vùng đều có sự khác biệt nhiều cách phát âm của từng địa phương khác nhau.Những cách phát âm đó làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Cho nên khi đối thoại người ở các vùng miền trên đất nước ta đều nghe và hiểu được. Nhưng mặt khác của sự khác biệt về phát âm giữa các địa phương lại dẫn đến tình trạng viết sai chính tả do phát âm. Trong cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập nghiên cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập, trong thực tế cuộc sống của con người, người ta vẫn thường có câu: “Văn hay không bằng chữ tốt”. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói một cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt. Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng ( viết đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói( hình thức chính tả nghe- viết). Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả nghe – viết: tức là nghe đọc để viết lại) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “ phép viết đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”. Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “ có tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ”.Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả. Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế nên phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông. Cụ thể ở đây là các lớp bậc tiểu học, phân môn chính tả đã được giảng dạy ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học (trừ học kì I của chương trình lớp 1 là chưa dạy) với nhiều hình thức chính tả khác nhau: Từ chính tả nhìn bảng, nhìn sách để chép (ở cuối lớp 1 và đầu lớp 2) rồi đến chính tả so sánh, chính tả nghe- viết, chính tả nhớ-viết. Với những hình thức chính tả này giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng chính tả. Tuy việc viết đúng chính tả là quan trọng và cần thiết như vậy nhưng thực tế việc dạy và học và học chính tả ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa nói riêng vẫn còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả. Đây là nhiệm vụ của người học sinh cần phải rèn luyện chữ viết sao cho đúng “chính tả” và cũng là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của tập thể giáo viên trường tiểu học Chiềng Khừa nói chung và cá nhân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4, trách nhiệm đó đặc biệt cần chú trọng hơn. CHƯƠNG II. NHỮNG THỰC TRẠNG. Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kỹ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỷ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Do xác định được vai trò và tầm qan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học, tôi đã tìm hiểu vấn đề này. Trước hết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. Viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa nói riêng. Đồng thời cũng góp phần đúc rút kinh nghiệm và làm phong phú thêm một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Rèn cho học sinh có kỹ năng: đọc, nghe, nói, viết thành thạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiêng Khừa- Huyện Mộc Châu”. Qua thực tế thực nghiệm đề tài “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 3 trường tiểu học Chiềng Khừa”, đối với học sinh lớp 3A năm học 2010 – 2011 do tôi chủ nhiệm, năm học : 2010-2011, qua một năm học vận dụng vào giảng dạy và rèn chữ viết cho các em kết quả được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: Qua khảo sát đầu năm học 2010-2011, chất lượng chữ viết chính tả của học sinh lớp 3A . Tổng số học sinh lớp 3A : 14 em. Tổng số bài kiểm tra đầu năm học là : 14 bài. Trong đó: Đến cuối năm học 2010-2011, kết quả kiểm tra như sau: Tổng số bài kiểm tra : 14 bài. Trong đó: Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu 1 / 14 bài 3 /14 bài 9 / 14 bài 1 / 14 bài Mặc dù kết quả thực nghiệm năm học 2010-2011 nâng lên đáng kể, xong đó là một phần rất ít trong số học sinh của trường. Vì lẽ đó năm học 2011-2012, tôi tiếp tục tìm hiểu và Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu 0 / 14 bài 1 / 14 bài 8 /14 bài 5 / 14 bài thấy được việc viết chính tả của học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều học sinh đọc còn rất chậm, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nghe – viết chính tả. Bên cạnh đó còn nhiều em chữ viết cẩu thả, nhầm lẫn giữa những phụ âm đầu đọc gần giống nhau, do đọc ngọng dẫn đến viết sai, do chưa cẩn thận, cẩu thả nên chữ viết xấu, trình bày chưa khoa học, viết chưa đúng mẫu chữ (Học sinh dân tộc Thái viết sai phụ âm đầu b/v; thanh sắc, thanh ngã. Các em dân tộc H ’ mông viết sai vần). Từ đó, tôi tiếp tục áp dụng vào để giảng dạy cho học sinh lớp 4 trong năm học 2011 – 2012 này. Đầu năm học 2011-2012. Qua khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lớp 4A, cụ thể là: Tổng số bài được khảo sát là: 19 bài.Trong đó: Qua kết quả khảo sát cho thấy chất lượng viết chính tả còn rất nhiều hạn chế, điểm yếu còn quá nhiều, số lượng bài đạt điểm khá, giỏi thì quá ít. Nếu không có biện pháp giảng dạy để rèn luyện chữ viết cho học sinh thì sẽ rất khó khăn cho các em học các môn học khác cũng như học lên lớp 4 cũng như các cấp học sau. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4. Việc tìm và đưa ra các biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 5, là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm giúp đỡ các em. Muốn vậy chúng ta những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bậc học tiểu học phải có cách làm khoa học, cụ thể phải Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu 1/ 19 bài 2 / 19 bài 10 / 19 bài 6 / 19 bài nghiên cứu các phương pháp dạy học, có nhiều phương pháp và cách nghiên cứu. Tôi nghiên cứu theo các bước sau: 1. Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh. 2. Phát hiện lỗi sai mà các em mắc phải. 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chưa đúng chính tả. 4. Đưa ra một số biện pháp rèn viết chính tả và trực tiếp vận dụng các phương pháp đó trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả. Trong thời gian thực nghiệm tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để khắc phục những lỗi chính tả mà các em thường mắc và rèn cho các em viết đúng chính tả. BIỆN PHÁP THỨ NHẤT: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG DẠYHỌC CHÍNH TẢ. 1. Nguyên nhân khách quan. Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương. Tiếng Việt tuy là một ngôn ngữ thống nhất trong cả nước nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau. Phương ngữ làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú nhưng mặt khác ở mỗi địa phương, dân tộc nào thì dân tộc ấy có những thói quen, cách phát âm riêng, mà cách phát âm đó lại lệch chuẩn. Tình trạng này ảnh hưởng đến tính thống nhất của ngôn ngữ và gây nhiều khó khăn trong việc dạy học chính tả. Do ảnh hưởng của phương ngữ là rất lớn đối với việc phát âm, nói và viết chính tả. Các em phát âm sai dẫn đến việc viết cũng sai. Các em học sinh hằng ngày ngoài giờ học trên lớp thì lượng thời gian các em được tiếp xúc với Thầy, cô giáo, bạn bè, được giao tiếp và trau dồi vốn Tiếng Việt, chữ viết là rất ít. Khi về nhà các em lại tiếp xúc với ngôn ngữ địa phương( cụ thể ở đây là tiếng Thái) của mhững người thân trong gia đình, cộng đồng, địa phương nơi các em học sinh sinh sống.Mà ngôn ngữ địa phương( tiếng dân tộc Thái) như chúng ta đã biết thường hay lẫn lộn và sai chính tả. Bên cạnh đó hầu hết gia đình các em đều làm nông nghiệp nên ngoài giờ học trên lớp về đến nhà các em còn phải giành thời gian giúp đỡ gia [...]... CỦA HỌC SINH KHI CHẤM, CHỮA BÀI VIẾT CŨNG NHƯ BÀI TẬP CHÍNH TẢ Để khắc phục lỗi chính tả và nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh dân tộcThái và Hmông trường tiểu học Chiềng Khừa nói chung, học sinh dân tộc Thái và Hmông lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa nói riêng Giáo viên phải nắm vững quy tắc chính tả, thuật ngữ chính tả, thuật nhớ và mẹo chính tả Nắm vững cơ sở ngữ âm, ngữ nghĩa của chính tả. .. âm tiết Tiếng Việt Mặt khác phải quán triệt nguyên tắc chính tả tại địa phương ( cụ thể ở đây là học sinh trường tiểu học Chiềng Khừa - Mộc Châu) Cũng xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh trường tiểu học Chiềng Khừa nói chung, học sinh lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa nói riêng Để giúp học sinh viết đúng và chuẩn chính tả người giáo viên phải rèn chữ viết thường xuyên, viết... ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI VẬN DỤNG “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Kết quả đạt được Trong năm học 2011- 2012 vừa qua tôi đã cùng các đồng chí giáo viên trong khối 4 vận dụng 5 biện pháp trong đề tài vào việc giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh Sau một năm học kết quả được nâng lên rõ rệt Học sinh biết cách trình bầy bài một cách khoa học hơn, chữ viết tương đối... tả Chất lượng học tập các phân môn của môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ, chi phối nhau, phân môn này có ảnh hưởng và hỗ trợ cho phân môn kia Nếu học tốt phân môn chính tả học sinh có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài chính xác, nhanh, đẹp Thế nhưng chất lượng học phân môn chính tả của học sinh hiện nay
ở trường tiểu học Chiềng Khừa nói chung và học sinh trường Khu Trung tâm nói... viết chính tả cần phân tích, so sánh để học sinh nắm được nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng mọi lúc, mọi nơi Như vậy bằng phương pháp này học sinh sẽ có thói quen viết chính tả theo nghĩa của từ BIỆN PHÁP THỨ HAI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ VỀ ÂM, VẦN, DẤU THANH Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc; Luyện từ và câu; Tập làm văn; Tập viết; Kể chuyện; Chính tả Phân môn. .. đề tài”
Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4
trường Tiểu học Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.Được sự quan tâm sát sao, góp ý chân thành của Hội đồng khoa học Nhà trường Sự giúp đỡ của tập thể giáo viên trong khối 4 + 5 Tôi đã đạt được những kết quả như trên Song tôi nhận thấy do kinh nghiệm của bản thân còn có hạn, chất lượng còn nhiều hạn chế, trong những năm học tiếp theo tôi... nhiều biện pháp hơn nữa để học sinh học phân môn chính tả đạt kết quả cao hơn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc rèn chữ viết cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng chữ viết, rèn luyện thói quen cẩn thận, ý thức viết đúng chính tả cho các em học sinh dân tộc nói chung, các em học sinh dân tộc Thái, HMông thuộc xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu. .. sao cho khoa học, sạch, đẹp Ngoài
một số biện pháp cơ bản trên, trong quá trình giảng dạy tôi còn vận dụng
một số biện pháp khác như: Yêu cầu học sinh tự luyện viết ở nhà mỗi tuần ít nhất hai bài , tổ chức thi vở sạch, thi viết chữ đẹp,… động viên các em kịp thời tạo cho các em niềm tin Từ đó các em sẽ có ý thức học tập tốt hơn không riêng gì phân môn chính tả mà trong tất cả các môn học CHƯƠNG IV:... lớp trong giờ chính tả cũng như các tiết học khác các em viết còn ẩu, nhanh chưa chính xác.Mặc dù thời gian viết chính tả trên lớp là thời gian luyện viết tốt nhất với các em Muốn viết đúng chính tả cũng như muốn áp dụng các thuật nhớ, các mẹo chính tả, phải hướng cho học sinh biết nhận dạng và nắm chắc đơn vị trung tâm của chính tả Tiếng Việt là ( tiếng) hay( âm tiết) và yêu cầu cơ bản của chính tả. .. chuyện, truyền thuyết) Khi học sinh nắm chắc nguyên tắc chính tả thì mỗi khi viết bài các em sẽ viết chính xác và viết đúng chính tả Cũng từ đó giáo dục ý chí và đức tính tốt, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp BIỆN PHÁP THỨ TƯ: XÂY DỰNG BÀI TẬP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH Dạy chính tả trong trường tiểu . Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiêng Khừa- Huyện Mộc Châu . Qua thực tế thực nghiệm đề tài “ Một số biện pháp giảng dạy. em học các môn học khác cũng như học lên lớp 4 cũng như các cấp học sau. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4. Việc tìm và đưa ra các biện pháp giảng dạy phân môn chính. NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG KHỪA HUYỆN MỘC CHÂU” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm