Ngữ cảnh của phát ngôn hỏi cầu khiến

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 120)

II. NGỮ CẢNH VÀ NGÔN CẢNH CỦA PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN

1.Ngữ cảnh của phát ngôn hỏi cầu khiến

Tại sao một phát ngôn hỏi lại có thể trở thành một phát ngôn hỏi - cầu khiến? Những nhân tố gì đã tạo nên điều này?

a. Một ngữ cảnh để xuất hiện một phát ngôn hỏi thường là: - Người nói: ngôi thứ 1.

- Người nghe: ngôi thứ 2. - Thời gian: hiện tại .

- Không gian: cuộc hội thoại diễn ra trực tiếp.

Một phát ngôn cầu khiến chính danh cũng có đầy đủ các yếu tố trên. Chính cùng tương tự như nhau về nhân tố ngữ cảnh nên một phát ngôn hỏi có thể dễ dàng trở thành một phát ngôn hỏi - cầu khiến.

b. Sự có mặt của nhu cầu ý chí, hoặc động cơ, đó chính là nguyện vọng, ý định của người hỏi. Nhưng đối với phát ngôn hỏi, người hỏi tác động đến người trả lời để biết về “cái không rõ’. Còn đối với phát ngôn cầu khiến, người nói tác động đến người nghe để người nghe thực hiện một hành động theo mong muốn của mình. Như vậy, mục đích hành động phát ngôn của người nói là khác nhau: phát ngôn hỏi thì hỏi về “cái không rõ”, còn phát ngôn hỏi - cầu khiến thì đề nghị một hành động phản hồi từ phía người nghe.

Từ hai nhân tố: 1. Đồng ngữ cảnh giữa phát ngôn hỏi và phát ngôn cầu khiến 2. Cùng có mặt ý định, mong muốn của người nói nên một phát ngôn hỏi sẽ dễ dàng trở thành một phát ngôn hỏi với mục đích cầu khiến. So sánh:

(1). Nàng ngượng ngập nhìn Thảo: - Chị cho em xin.

- Chị xin làm gì?

Câu hỏi tự nhiên của Thảo làm Loan ngượng nghịu, nàng đáp:

- Em cũng chẳng biết để làm gì. Trông cái hộp hay hay, ngộ nghĩnh. Thôi chị cho em xin.

(Đoạn tuyệt, Nhất Linh) Phát ngôn “Chị xin làm gì?” trong trích đoạn trên là phát ngôn hỏi.

(2). Hoa cùng Mai đến nhà Hạ chơi. Chợt trông thấy một cái hộp rất đẹp để ở trên bàn, Hoa muốn xin Hạ nhưng không biết nói thế nào, nên đành hỏi Mai:

- Mình rất thích cái hộp, nhưng nói thế nào để Hạ cho cái hộp đây, Mai? - Đừng xin, chị. Đây là cái hộp mà bạn trai Hạ tặng nó nhân ngày sinh

nhật đấy.

- À, thế à, mình không biết.

Phát ngôn “Đừng xin, chị” là phát ngôn cầu khiến với “đừng”, nhân tố đặc trưng tạo kết cấu cầu khiến.

(3). Hai chị em Vân và Hương đi dạo trên đường phố. Hương kể chuyện rằng muốn xin mẹ mua cho một chiếc xe máy đời mới. Vân bèn khuyên chị:

- Chị xin làm gì? Mẹ khó tính lắm, mẹ không mua cho đâu.

Phát ngôn “Chị xin làm gì?” là phát ngôn hỏi - cầu khiến, có nghĩa cầu khiến “Chị đừng xin”.

* Ngữ cảnh trong (1) là: - Người hỏi: Thảo. - Người trả lời: Loan. - Thời gian: hiện tại.

- Không gian: ở nhà Thảo, cuộc thoại diễn ra trực tiếp. * Ngữ cảnh trong (2) là:

- Chủ ngôn: Hoa. - Đối ngôn: Mai. - Thời gian: hiện tại.

- Không gian: ở nhà Hạ, cuộc thoại diễn ra trực tiếp. * Ngữ cảnh trong (3) là:

- Chủ ngôn: Hương. - Đối ngôn: Vân. - Thời gian: hiện tại.

- Không gian: trên đường phố, cuộc thoại diễn ra trực tiếp.

(1) và (2) + cùng đồng ngữ cảnh: người nói: ngôi thứ 1, người nghe: ngôi thứ 2, thời gian: hiện tại, không gian: trực tiếp.

+ cùng có một nhu cầu ý chí của người nói, nhưng mục đích phát ngôn lại khác nhau. Cụ thể: ở (1), người hỏi hỏi người đối thoại để biết về “cái không rõ”, mà ở đây “cái không rõ” là “xin cái hộp để làm cái gì”; còn ở (2), người nghe đã phản hồi mong muốn “có cái hộp” của người nói bằng lời khuyên.

Trong (3), nó có đầy đủ các nhân tố kết hợp giữa (1) và (2) để trở thành một phát ngôn hỏi có hành vi gián tiếp là cầu khiến, nghĩa là a. cũng có đầy

đủ các yếu tố của ngữ cảnh của phát ngôn hỏi: người nói: ngôi thứ 1, người nghe: ngôi thứ 2, thời gian: hiện tại, không gian: trực tiếp b. Chủ ngôn mong

muốn đối ngôn làm việc gì đó, cụ thể ở đây đối ngôn đã đưa ra lời khuyên có lợi cho chủ ngôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy phát ngôn hỏi - cầu khiến là hiện tượng giao thoa giữa phát ngôn hỏi và phát ngôn cầu khiến. Nó có hình thức của phát ngôn hỏi, và có ý nghĩa cầu khiến của phát ngôn cầu khiến.

Xét ví dụ sau:

(4). Vừa nhìn thấy Mai, Sơn đã hỏi ngay: - Tối nay em có bận không?

- Bình thường.

- Thế mà mẹ lại nói tối nay em bận.

(Khẩu ngữ) (5). Tối nay em có bận không?

- Bình thường. - Đi chơi đi.

(Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà)

Phát ngôn hỏi trong (4), (5) “Tối nay em có bận không? đều nhận được câu trả lời “Bình thường”. Chỉ dừng đến đó thì người ta sẽ dễ dàng tưởng hai phát ngôn trên là những câu hỏi tìm kiếm thông tin về “cái chưa biết”. Nếu tiếp tục khảo sát những thông tin phía dưới trong (5) thì “Tối nay em có bận không? lại là lời cầu khiến có tính chất rủ rê. Tiêu điểm để nhận ra hàm ý cầu khiến là “Đi chơi đi”. Còn đối với phát ngôn hỏi chính danh trong (4) lại là

“Thế mà mẹ lại nói tối nay em bận”. Vậy ngôn cảnh là quan trọng để nhận ra mục đích cầu khiến của chủ ngôn.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 120)