V. PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN VÀ TÍNH LỊCH SỰ
B. NHÓM 2: PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN KHUYÊN KHÔNG NÊN HÀNH ĐỘNG
1.3. Các phát ngôn hỏi cầu khiến có thể tham gia biểu đạt các hành vi: khuyên nhủ, ra lệnh,
khuyên nhủ, ra lệnh, đề nghị
Và bây giờ, đó là nhịp đều đặn, khoan thai của cây chổi trong tay chị Hoài và tiếng lăn rào rào của lá khô theo hơi gió tạt trên nền đất ẩm.
- Chị Hoài, chị quét làm gì? Có lần em quét, ông không nghe, ông bảo: để lá khô cho nó tự nhiên.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Sao không ở nhà chuẩn bị cho anh ấy, lại ra đây làm gì? (Bán nhà, Nam Cao)
Hoàng đế nghe xong cười khì khì đáp:
- Trẫm nhân việc nước lo phiền, ở trong cung buồn quá nên xuất kinh vài hôm đi săn đó thôi. Khanh hốt hoảng, nóng nẩy làm gì?
(Thanh cung, Hứa Tiểu Thiên)
Nay cần gì mà Caca phải nhường ai?
(Thủy hử, Thi Nại Am)
Hành vi khuyên nhủ được dùng khi người có vị thế xã hội cao nói với người có vị thế xã hội thấp hơn theo hướng phủ định lại nội dung của phát ngôn. Sắc thái khuyên nhủ có sự thân mật, ân cần. Hoặc nếu người có vị thế xã hội thấp khuyên người có vị thế xã hội cao hơn thì phát ngôn phải có thành phần bổ trợ nêu lên nội dung khuyên nhủ (ví dụ: Nay cần gì mà Caca phải nhường ai?).
1.3.2. Hành vi ra lệnh
Bà Thuận Thành hậm hực, giận cá chém thớt, quay sang chị Mười: - Chị đứng đó làm gì? Việc của chị ở đây hả?
Chị Mười định lủi thủi quay vào, bà Thuận Thành lại trừng mắt: - Ra mở cổng.
(Những khoảng cách còn lại, Nguyễn Mạnh Tuấn)
Một thằng đội xếp Tây to lớn, mặt đỏ gay, quát vào mặt anh: - Mày đứng đây làm gì? Muốn ăn cắp hả?
(Vỡ bờ, Nguyễn Đình Thi)
Chúa lại giục:
- Trạng! Còn chờ đợi gì mà ngươi chưa thả gà của ngươi ra? Con gà chọi của ta đang đợi đấy.
(Trạng Quỳnh, Nguyễn Bảo Châu) Ở hành vi này, do bản chất của hành vi ra lệnh mang tính áp đặt cao nên chỉ người có vị thế xã hội cao mới tự cho phép có quyền ra lệnh đối với người có vị thế xã hội thấp hơn. Vì vậy, sắc thái khiến rất đậm nét.
1.3.3. Hành vi đề nghị
Cha đi ngủ đi, để ý làm gì?
(Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
Ơ, mà các bác về làm gì vội? Ngồi chơi một chốc để tôi bảo cháu đi gọi bố cháu về.
(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) Cấu trúc “P + gì?” không có hành vi đề nghị.
2. Cấu trúc
Phát ngôn hỏi - cầu khiến kiểu “P + làm gì?” có hai dạng cơ bản:
- Dạng 1: Thể hiện gián tiếp ý nghĩa cầu khiến thông qua cấu trúc câu
ghép
Này con Bôhêmiêng, nếu cả mày lẫn con dê đều không biết nhảy múa gì cả thì còn đứng đó làm gì?
(Nhà thờ Đức Bà Pari, V. Hugo)
Trời còn mưa to, cô về làm gì vội?
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
Nay cần gì mà Caca phải nhường ai?
(Thủy hử, Thi Nại Am)
Ở dạng 1, vế 1 nêu nguyên nhân của lời khuyên nhủ của chủ ngôn đối với đối ngôn, còn vế 2 thực hiện hành vi khuyên nhủ.
Này con Bôhêmiêng ,
nếu cả mày lẫn con dê đều không biết nhảy múa gì cả Vế 1
thì còn đứng đó làm gì? Vế 2
Trời còn mưa to, cô về làm gì vội?
Vế 1 Vế 2
Cấu trúc “P + gì?” có hành vi khuyên nhủ ở vế 1, còn vế 2 nêu nội dung khuyên nhủ.
Nay cần gì mà Caca phải nhường ai?
Vế 1 Vế 2
Như vậy, những phát ngôn có cấu trúc câu ghép đẳng lập, cấu trúc câu ghép điều kiện thì không cần đến ngôn cảnh để biểu hiện ý nghĩa cầu khiến.
- Dạng 2: Nếu phát ngôn hỏi - cầu khiến có cấu trúc câu đơn thì cần phải có ngôn cảnh để hiểu ý nghĩa cầu khiến.
Một thằng đội Tây béo lớn, mặt đỏ gay, quát vào mặt anh: - Mày đứng đây làm gì? Muốn ăn cắp hả?
Lại một cái tát nữa làm Hội tối hết mặt mũi. - Cút ngay! Alle!
(Vỡ bờ, Nguyễn Đình Thi)
Ở dạng 2, ngôn cảnh như là một nhân tố tạo nên hành vi cầu khiến gián tiếp, trong ví dụ trên, đó là “Cút ngay! Alle!”.
Anh làm gì thế? Anh tưởng mời tôi đi dự hòa nhạc và cho tôi ăn một
bữa là có thể mó vào người tôi hay sao?
(Hai số phận, J. Archer)
Đối với phát ngôn “Anh làm gì thế?”, ngôn cảnh khiến người tham gia cuộc thoại biết được dụng ý ngôn ngữ của người nói, đó là: Anh làm gì thế? =
3. Nhận xét
a. Phát ngôn hỏi - cầu khiến cấu trúc “P + làm gì?” và “P + gì?” có ý nghĩa khuyên không nên hành động. Kiểu “P + làm gì?” có 18 phiếu có ý nghĩa khuyên không nên hành động, chiếm 60% trong số 30 phiếu, còn kiểu “P +
gì?” có 2 phiếu có ý nghĩa khuyên không nên hành động, chiếm 28,57% trong
số 7 phiếu. Như vậy, để khuyên nhủ ai đó không nên làm một việc gì đó, người ta thường dùng cách nói “P + làm gì?”.
b. Ngôi gộp không xuất hiện trong cấu trúc “P + làm gì?” và “P + gì?”. c. Kiểu “P + làm gì?” có 30 phiếu, chiếm 10,41% trong tổng số 288
phiếu. Còn kiểu “P + gì?” có 7 phiếu, chiếm 2,43% trong tổng số 288 phiếu.
Như vậy, kiểu “P + làm gì?” hay được dùng hơn kiểu “P + gì?” trong đời sống.