Phát ngôn hỏi cầu khiến kiểu “P+ hay không?” hoặc “Ha y+ P?” có thể tham gia biểu đạt các

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 44)

V. PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN VÀ TÍNH LỊCH SỰ

2.Phát ngôn hỏi cầu khiến kiểu “P+ hay không?” hoặc “Ha y+ P?” có thể tham gia biểu đạt các

có thể tham gia biểu đạt các hành vi: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, rủ rê.

2.1. Hành vi ra lệnh

 Dừng lại, tất cả có dừng lại hay không thì bảo?

(Tác phẩm được thưởng cây bút vàng 1996 - 1998)

 Bà Phán nói:

- Anh tát nó cho tôi một cái xem nó còn nỏ mồm nữa hay không? (Đoạn tuyệt, Nhất Linh)

Hành vi ra lệnh mang sắc thái trịnh thượng, không lịch sự, đe dọa thể diện của người đối thoại, đặc biệt khi có thêm tác tử lôgíc - tình thái “thì bảo” cuối câu. Hành vi này tương ứng với vai xã hội cao hơn của người ra lệnh đối với người nhận mệnh lệnh.

2.2. Hành vi yêu cầu

 Nếu cô Meli tự nhiên chết, cô sẽ làm ô danh gia đình ngay đấy. Lúc đó cô sẽ li dị thật nhanh cho mà coi, tôi nghĩ thế mà chóng cả mặt.

- Anh có đi hay không nào? - Có, tôi đi đây.

(Cuốn theo chiều gió, M. Mitcheln)

 Một lát, sờ soạng chán, bà lại cười, hỏi:

- Ồ, thế kêu ở đâu đấy, tôi chẳng trông thấy gì cả. Có cho cái đèn vào đây

hay không?

Lúc ấy, Pha đã châm xong đèn.

(Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan) Đối với hành vi yêu cầu, chỉ có sắc thái khiến, do đó, người yêu cầu ứng với người có vị thế xã hội cao, người được yêu cầu ứng với người có vị thế xã

hội thấp hơn, hoặc cũng có trường hợp hai người có vị thế ngang bằng nhau. Hành vi yêu cầu không lịch sự lắm.

2.3. Hành vi đề nghị

 Hay là mẹ để con sang với bà ngoại đêm nay? (Phố - Chu Lai)

 Hay là Bằng về nhà Giang ăn cơm?

(Đường bong bóng bay - Thu Trân)

 Nhưng sau khi tôi kể tội xong, chẳng hiểu ngài có vui lòng giảm bớt 1/3 tội nữa cho người buôn kia hay không?

(Nghìn lẻ một đêm, A. Galland)

Nhìn chung, hành vi đề nghị có sắc thái trung hòa, được dùng khi người có vị thế xã hội cao nói với người có vị thế xã hội thấp hơn hay giữa người nói và người nghe có vị thế xã hội ngang bằng nhau hay người có vị thế thấp hơn đề nghị với người có vị thế cao hơn.

2.4. Hành vi rủ rê

 Hay bố con mình đi ăn cái gì đi?

(Tác phẩm được thưởng cây bút vàng 1996 - 1998)

 Hay mai chúng ta đi chơi Bách Thú?

(Nửa chừng xuân - Khái Hưng)

Với hành vi rủ rê, sắc thái cầu có tính thân mật cao, không có tính áp đặt do lời cầu khiến đã đưa ra sự lựa chọn cho người nghe, nhưng người nói vẫn muốn người nghe chấp nhận sự lựa chọn của mình. Tiểu từ cầu khiến đi” đứng

cuối câu tạo nên sắc thái giục giã, pha chút thân mật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Khả năng kết hợp của cấu trúc “P + hay không/Hay + P?” với tiểu từ cầu khiến “đi”, “nào”

 Hay là bố con mình đi ăn cái gì đi?

 Hay là đem ra chợ bán đi?

- Con không bán đâu. U già rồi sống được bao nhiêu lâu nữa. Để ăn cho nó biết mùi.

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú)

 Nếu cô Meli tự nhiên chết, cô sẽ làm ô danh gia đình ngay đấy. Lúc đó cô sẽ ly dị thật nhanh cho mà coi, tôi nghĩ thế mà chóng cả mặt.

- Anh có đi hay không nào? - Có, tôi đi đây.

(Cuốn theo chiều gió, M. Mitcheln)

So với các nhóm phát ngôn hỏi - cầu khiến khác không có các tiểu từ cầu khiến thì mục đích cầu khiến ở nhóm này rất rõ nét do sự xuất hiện của các tiểu từ cầu khiến “đi” và “nào”. Chủ ngôn thực hiện đồng thời hai hành vi: hành vi hỏi và hành vi cầu khiến.

 Hay là đem ra chợ bán? (hành vi hỏi)

 Đem ra chợ bán đi. (hành vi cầu khiến) Và:

 Anh có đi hay không? (hành vi hỏi)

 Anh đi nào. (hành vi cầu khiến)

“Đi” đứng cuối câu bổ sung thêm sắc thái giục giã cho hành vi đề nghị,

còn nào” bổ sung sắc thái thúc giục có chút trịnh thượng của người nói cho cả

câu “Anh có đi hay không?”

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 44)