Nhận xét về các phát ngôn cầu khiến có tiểu từ “thôi, đi, với, đã” trong kết hợp với “chứ”

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 56)

V. PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN VÀ TÍNH LỊCH SỰ

3.4.Nhận xét về các phát ngôn cầu khiến có tiểu từ “thôi, đi, với, đã” trong kết hợp với “chứ”

2. Nội dung ngữ nghĩa (chia theo hành vi)

3.4.Nhận xét về các phát ngôn cầu khiến có tiểu từ “thôi, đi, với, đã” trong kết hợp với “chứ”

trong kết hợp với “chứ”

3.4.1. Khả năng kết hợp của phát ngôn hỏi - cầu khiến với tiểu từ cầu khiến “thôi”

Xét ví dụ sau:

 Thế ta vào thôi chứ?

“Thôi” trong ví dụ trên là tiểu từ cầu khiến. Nó đã đáp ứng được những

yêu cầu tạo câu cầu khiến:

- Xuất hiện ở cuối phát ngôn mà phát ngôn đó không mở rộng ra phía sau và không thể kết hợp với chỉ mà không ảnh hưởng đến nội dung phát ngôn.

 Ta vào thôi! (+)

 Chỉ ta vào thôi. (-)

- Khi sử dụng “thôi” người nói đề nghị người nghe thực hiện hành động mà mình mong muốn chứ không phải hành động nào khác trong thời điểm nói đó. Khi đề nghị người đối thoại thì cùng lúc đó người nói cũng thực hiện hành động đó. Đại từ nhân xưng thường ở ngôi gộp .

 Ta vào thôi!

Nguyễn Thị Hoàng Chi và Chu Thị Thuỷ An đều cho rằng, “thôi” thể

hiện quyết định dứt khoát, cuối cùng của người nói về hành động phải làm, qua đó gián tiếp thúc giục người nghe cùng hành động. Vì vậy, “thôi” có hàm ý là cả người nói và người nghe cùng thực hiện hành động.

“Chứ” cũng là trợ từ tạo phát ngôn hỏi - cầu khiến mang nét nghĩa rủ rê

người khác cùng làm gì. Do vậy, “P + chứ” có khả năng dung hợp được tiểu từ cầu khiến “thôi”.

Về sắc thái nghĩa của cấu trúc “P + thôi chứ?”. Xét các ví dụ sau: (1). Ta vào thôi!

(2). Thế ta vào chứ? (3). Thế ta vào thôi chứ?

(1) có sắc thái: người nói thúc giục người nghe làm gì, nghiêng về sắc thái khiến.

(2) có sắc thái: người nói rủ rê người nghe cùng làm việc gì, nghiêng về sắc thái cầu.

(3) có sắc thái: là sự tổng hòa sắc thái của “thôi” và sắc thái của “chứ”. Tuy

nhiên, đây là phát ngôn hỏi - cầu khiến nên sắc thái của “chứ” vẫn bao trùm

toàn câu. Do vậy, có thể sắp xếp mức độ sắc thái theo thứ tự từ cao đến thấp là: 1. Ta vào thôi!

2. Thế ta vào thôi chứ? 3. Thế ta vào chứ?

3.4.2. Khả năng kết hợp của phát ngôn hỏi - cầu khiến với tiểu từ cầu khiến “đi”

Xét các ví dụ sau:

(1). Các con vào rót nước mời bác xơi đi chứ?

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) (2). Đổng sốt ruột hỏi phóng:

- Thế nào, quyết đi chứ?

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú)

“Đi” trong hai ví dụ trên là tiểu từ cầu khiến tạo ý nghĩa mệnh lệnh cho

câu. Tiểu từ “đi” đứng cuối câu, làm nhiệm vụ cầu khiến hóa cho toàn bộ nội dung phát ngôn. Về sắc thái, Nguyễn Thị Hoàng Chi cho rằng “Đi với tư cách là một tiểu từ tình thái, nó biểu thị sự thúc giục của người nói đối với người nghe, yêu cầu người nghe phải thực hiện một hành động nào đó mà người nói cho là cần thiết, là nên làm”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) là hành vi yêu cầu. Người mẹ có vị thế xã hội cao có quyền yêu cầu những đứa con thực hiện những đòi hỏi của mình mang tính thúc giục. Tiểu từ

“đi” chỉ bổ sung một phần sắc thái thúc giục cho phát ngôn (1). Điều này khác

với “đi” tạo ra sắc thái cầu khiến chính cho phát ngôn (1a) dưới đây: (1a). Các con vào rót nước mời bác xơi đi!

Ở đây, sắc thái khiến rất rõ nét. Sắc thái cầu không có. Lại so sánh với:

Sắc thái khiến không đậm nét bằng sắc thái khiến ở ví dụ (1a).

3.4.3. Khả năng kết hợp của phát ngôn hỏi - cầu khiến với tiểu từ cầu khiến “với”

Xét ví dụ sau:

 Chị cho phép tôi ngồi chung với chứ?

(Trở về Êđen, R. Miles)

“Với” trong ví dụ này cũng là tiểu từ cầu khiến, đứng cuối câu. Theo từ

điển tiếng Việt, “Với” là trợ từ khi dùng cuối câu thì biểu thị ý yêu cầu thân mật hoặc tha thiết một việc gì đó cho mình hay cho người có quan hệ thân thiết với mình”. Nguyễn Thị Hoàng Chi đưa ra nhận xét “Phát ngôn cầu khiến với “với” nghiêng về sắc thái cầu, nhiều hơn là khiến. Chu Thị Thuỷ An thì nói rõ hơn “Với nét nghĩa tha thiết, khẩn thiết, “với” là phương tiện đặc trưng để biểu đạt hành vi thỉnh cầu, nhờ vả,…”.

(1). Chị cho phép tôi ngồi chung với! So sánh với:

(2). Chị cho phép tôi ngồi chung chứ?

(2) có hành vi trực tiếp hỏi, cái đích là hành vi gián tiếp cầu khiến, cụ thể là hành vi xin phép. Thực hiện hành vi này chỉ có thể khi người có vị thế xã hội thấp xin phép người có vị thế xã hội cao hơn. Do đó, phát ngôn nghiêng về sắc thái cầu hơn, tuy không đến mức tha thiết như lời cầu khiến trong phát ngôn (1).

Cả hai phát ngôn (1) và (2) đều cùng nghiêng về sắc thái cầu hơn cả. Điều này cho phép “với” và “chứ” có thể kết hợp cùng nhau tạo thành tổ hợp “với chứ” theo đúng quy luật tương hợp về ngữ nghĩa của ngôn ngữ.

 Chị cho phép tôi ngồi chung với chứ?

Mặc dù sắc thái của tổ hợp “với chứ” là sự tổng hoà của hai sắc thái

“với” và “chứ”, tuy nhiên, sắc thái bao trùm toàn câu vẫn là sắc thái của “chứ”.

Có thể xếp ba câu dưới đây theo thứ tự sắc thái tha thiết đến sắc thái kém tha thiết hơn.

1. Chị cho phép tôi ngồi chung với! 2. Chị cho phép tôi ngồi chung với chứ? 3. Chị cho phép tôi ngồi chung chứ?

3.4.4. Khả năng kết hợp của phát ngôn hỏi - cầu khiến với tiểu từ cầu khiến “đã”

(1). Các đồng chí ơi, nghỉ tay ăn cơm đã chứ?

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) (2). Em uống gì đã chứ, Zaphia?

(Hai số phận, J. Archer)

“Đã” trong các ví dụ (1), (2) cũng là tiểu từ tạo câu cầu khiến theo như

các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Anh Quế, Chu Thị Thủy An, Nguyễn Thị Hoàng Chi quan niệm. Có thể kiểm tra bằng cách lược bỏ “chứ”.

(1a). Các đồng chí ơi, nghỉ tay ăn cơm đã! (2a). Em uống gì đã, Zaphia!

“Đã” trong câu cầu khiến mang sắc thái trì hoãn, do vậy, trong tổ hợp “đã chứ”, ”đã” cũng bổ sung thêm sắc thái trì hoãn, thương lượng và hàm ý sự

tiếp tục hành động. Tuy nhiên, sắc thái của “chứ” vẫn quyết định sắc thái cho

toàn phát ngôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể sắp xếp các thang độ sắc thái cầu khiến theo mức độ từ tha thiết đến kém tha thiết hơn trong lời thỉnh cầu.

1. Các đồng chí ơi, nghỉ tay ăn cơm đã! 2. Các đồng chí ơi, nghỉ tay ăn cơm đã chứ? 3. Các đồng chí ơi, nghỉ tay ăn cơm chứ?

3.4.5. Khả năng kết hợp của phát ngôn hỏi - cầu khiến với “ạ”

Theo Nguyễn Anh Quế, “ạ” được dùng để biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép. Trong các câu hỏi, nếu là câu hỏi bộ phận muốn tỏ thái độ kính trọng vẫn phải dùng “ạ”.

Nhưng nếu là câu hỏi toàn bộ thì “ạ” được dùng thay thế cho cả “à”.

 Thầy bị mệt?  Thầy bị mệt ạ?

Về cơ bản Nguyễn Thị Lương cũng đồng quan điểm với ý kiến của Nguyễn Anh Quế, tuy nhiên, tác giả có nói rõ hơn “Về cơ bản, ạ được dùng

trong bối cảnh nghi lễ chính thức, vai xã hội của A < B và quan hệ tình cảm giữa A và B không ở mức thân thiết, gần gụi. Khi vai xã hội của A  B, quan hệ tình cảm giữa A và B là thân mật, gần gụi thì ạ được dùng để tỏ lòng quý trọng, sự trìu mến. Đừng buồn con ạ”.

Trong phát ngôn hỏi - cầu khiến, “ạ” có thể được đặt cuối câu sau “chứ” để biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép và có sự dè dặt trong lời đề nghị, mời, xin phép của người nói.

 Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ ạ?

(Trở về Êđen, Rosalind Miles)

 Dạ thưa, tôi về được chứ ạ?

(Tác phẩm được giải cây bút vàng 1996 - 1998)

 Thưa ông, dùng cà phê chứ ạ?

(Hai số phận, J. Archer)

 Bà cho phép tôi ngồi chứ ạ?

(Trở về Êđen, R. Miles)

Không có “ạ”, lời cầu khiến sẽ thiếu đi sự lễ độ và mất đi sự dè dặt của người nói. So sánh:

 Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ ạ?

 Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ?

 Dạ thưa, tôi về được chứ ạ?

 Dạ thưa, tôi về được chứ?

 Thưa ông, dùng cà phê chứ ạ?

 Thưa ông, dùng cà phê chứ?

 Bà cho phép tôi ngồi chứ?

“Ạ” dùng khi người nói có vị thế xã hội thấp hơn hoặc ngang hàng với

người nghe, và trong bối cảnh nghi lễ chính thức, hoặc quan hệ thân mật giữa người nói và người nghe.

4. Mô hình cấu trúc

 Anh vào nhà em chơi một lát được chứ? CN VN BN D2 VN BN (Vỡ bờ, Nguyễn Đình Thi)  Chúng ta ăn chứ? CN VN NG VN

Cô ăn một cách khoan khoái và cứ khen ngon mãi. (Hai số phận, J. Archer) Mô hình 1: (CNngôi 2/ngôi gộp) - VN - BN - chứ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mẹ ơi, bây giờ con ăn bánh được chứ? Hô ngữ CN VN BN

D2 D1 VN

(Nhà thờ Đức Bà Pari, V. Hugo) Mô hình 2: (CNngôi1) - VN - BN - chứ?

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 56)