Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 47)

V. PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN VÀ TÍNH LỊCH SỰ

1.Nhận xét chung

Theo Từ điển tiếng Việt, “chứ” là trợ từ, dùng trong đối thoại, thường ở cuối câu hoặc cuối đoạn câu, là “Từ biểu thị ý ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm. Anh vẫn khoẻ đấy chứ? Anh quen ông ấy chứ?”.

Như vậy, câu hỏi với trợ từ “chứ” nhằm mục đích yêu cầu người nghe xác nhận điều mà người nói đã biết chắc chắn, vì thế nó có thể được dùng để bày tỏ đề nghị của chủ ngôn một cách gián tiếp.

Ví dụ: Cà phê chứ?

(Trở về Êđen, R. Miles)

“Chứ” đánh dấu hành động hỏi có định hướng, hàm ý mời rõ rệt, do đó mà tạo sắc thái áp đặt ý định chủ quan đi kèm trong hành động mời của chủ

ngôn rất rõ. Có thể diễn giải ví dụ trên như sau: Cà phê chứ = tôi nghĩ rằng anh thích uống cà phê, tôi ít nhiều tin vào suy nghĩ này của tôi và tôi mời anh uống cà phê vì tôi chắc anh cũng đồng tình với suy nghĩ của tôi.

Phát ngôn hỏi có trợ từ chứ” và phát ngôn hỏi - cầu khiến có trợ từ

chứ” rất khó phân biệt nếu không dựa vào ngữ cảnh:

(1) “Quan Chánh lừ mắt, cả bọn mật thám nhóc vây chặt lấy Tuần Đoàn, để cho một tên đến cái tủ chè xem binh tình ra sao. Quan Chánh nghĩ: “Chắc là trâu vàng nên nó mới cất vào trong tủ chè”, rồi e hèm hỏi tên Tuần Đoàn:

- Trâu vàng chứ? Còn cả chín con chứ? Hay bạc?

- Dạ, còn cả chín con ạ. Nhưng làm gì có trâu vàng, trâu bạc nào ạ. Chín con trâu sành, bẩm quan.”

(Ba Giai - Tú Xuất, Lữ Huy Nguyên) (2) “Buổi chiều, thường thường họ cùng ngồi với nhau bên bờ biển, nướng những con cá mà Dan bắt được và ăn với nhau.

- Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ ạ?

- Cho vàng tôi cũng không từ chối đâu. Chị trả lời ngay tức khắc với giọng trịnh trọng cố ý.”

(Trở về Êđen, R. Miles)

Phát ngôn (1) có kiểu kết cấu hỏi, mặc dù cũng hướng đến ngôi thứ 2, nhưng trong tình huống giao tiếp quan Chánh muốn tìm cho ra chín con trâu vàng nên phát ngôn với chứ” là phát ngôn hỏi. Trái ngược hẳn với phát ngôn

(1), ở (2), chứ” trong tình huống người nói mời người nghe đi ăn tối và cũng

dựa vào ngôn cảnh (Cho vàng tôi cũng không từ chối đâu) là yếu tố tạo ra kết cấu hỏi có ý nghĩa cầu khiến.

* Những phát ngôn kèm theo tiểu từ cầu khiến thì sự nhận diện ra tính chất cầu khiến sẽ rõ hơn.

 Các con vào rót nước mời bác xơi đi chứ?

(Hai số phận, J. Archer)

 Bỗng thốt nghĩ riêng đến nỗi khổ của mình, Dũng nện gót giầy xuống gạch, cầm cốc rượu uống cạn cười bảo Độ:

- Anh rót cho tôi cốc nữa. Anh uống đi, uống nhiều đi chứ? Độ vừa rót xong, Dũng lại dốc cạn lần nữa.

(Đoạn tuyệt, Nhất Linh) * Dùng động từ có ý nghĩa cầu khiến cũng làm nổi rõ nét cầu khiến

 Bà cho phép tôi ngồi chứ ạ?

(Trở về Êđen, R. Miles)

 Chị cho phép tôi ngồi chung với chứ?

(Trở về Êđen, R. Miles)

 Cô Erơ, mời cô xơi điểm tâm chứ?

(Jên Erơ, Ch. Bronte)

 Bà cho phép tôi được gặp họ chứ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)

 Ngài sẽ giúp ta chứ?

Lý Cố nói: Vâng. Tôi không phải là một người vong ân bội nghĩa, sau này thế nào cũng xin báo đáp ông.

(Thủy hử, Thi Nại Am)

Các động từ có ý nghĩa cầu khiến: cho phép, mời, giúp xuất hiện trong phát ngôn như một dấu hiệu nhận diện tính cầu khiến. Với hành vi xin phép, động từ “cho phép” khiến cho lời xin phép trở nên lịch sự hơn, dễ được người nghe chấp nhận hơn. Người nói thực hiện hai hành vi: hành vi hỏi và hành vi xin phép.

So sánh:

(1). Bà cho phép tôi được gặp họ chứ?

 (1a). Tôi được gặp họ chứ?

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 47)