Lượng hành vi trong một phát ngôn hỏi cầu khiến

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 124)

III. PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN NHÌN TỪ HÀNH VI NGÔN NGỮ

1.Lượng hành vi trong một phát ngôn hỏi cầu khiến

Mỗi phát ngôn cầu khiến thường chỉ biểu đạt một hành vi cụ thể. Chẳng hạn:

(1). Mắt mở tròn nhìn Thức, giọng bác lạc đi:

- Thế… thế… ý anh thế nào? Anh cứ nói đi, tôi nghe đây. - Theo cháu phải làm lại từ đầu một số việc.

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) (2). Tay bưng chén nước, tay cầm cái tăm xỉa hờ hờ vào những kẽ răng, vừa đùa vừa dứ với đứa con Kếnh đang bế trên tay, Tỵ vừa nói:

- Mai cô đi bóc lá mía nhé.

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) (3). Cơm xong, Tỵ vừa súc miệng vừa gọi: - - - Em đâu, đưa đây tao bế cái nào.

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) Với tiểu từ cầu khiến “đi”, phát ngôn (1) có sắc thái khiến mang tính thúc giục đối ngôn hãy “nói”. Còn sắc thái cầu nhẹ nhàng của tiểu từ cầu khiến

“nhé” trong (2) khiến cho lời đề nghị trở nên “mềm mại” hơn, tạo cảm giác dễ

chịu cho đối ngôn khi bị người khác sai khiến. Sắc thái nài nỉ là sắc thái đặc trưng của tiểu từ cầu khiến “nào”, ở (3) chủ ngôn nài nỉ đối ngôn đưa con để

cho mình bế. Chỉ duy nhất có một sắc thái là điểm nổi bật của các các hành vi cầu khiến trực tiếp. Điều này bắt nguồn từ tính hiển ngôn của lời cầu khiến. Đối ngôn có thể tri nhận được hành động đề nghị, ra lệnh, yêu cầu, … của chủ ngôn một cách trực tiếp, không phải trải qua một quá trình suy ý nào cả thông qua ngữ nghĩa của các tiểu từ cầu khiến (đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé), các phụ từ

(hãy, đừng, chớ), các động từ cầu khiến (hộ giúp, để, khuyên, …), các động từ tình thái (nên, cần, phải). Trái lại, các phát ngôn hỏi - cầu khiến là hành vi cầu khiến một cách gián tiếp nên dụng ý cầu khiến không phải bao giờ cũng được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn, bởi vì muốn hiểu được nhau thì người nói và người nghe phải có một tiền đề là có những nhận thức cơ bản tối thiểu, những cách suy nghĩ, suy luận đại để giống nhau. Không có cái nền, cái phông chung này thì dễ xảy ra tình trạng mỗi người nói một kiểu, hiểu một kiểu, dẫn đến hiểu sai ý của nhau. Nhưng cũng chính nhờ cái phông chung này nên cho phép người nói có thể nói ít, không nói hết, mà làm cho người đối thoại lại có thể tự mình suy ra mà hiểu nhiều, hiểu đầy đủ. Bởi vì, nói theo L. Feuerbach, “Viết một cách thông minh có nghĩa là giả định người đọc cũng thông minh, là không nói hết, là để người đọc tự nói với mình”. Người nói thường lợi dụng khả năng “nói ít hiểu nhiều” của ngôn ngữ để cho người đối thoại đi từ một ý này sang một ý khác (hàm ý, ngụ ý). Đây là đặc trưng quan trọng của các phát ngôn hỏi có mục

đích cầu khiến, điều mà không thể tìm thấy trong các lời cầu khiến trực tiếp. So sánh:

(1). Ngát bực lên tận cổ. Cô đứng dậy, hai tay run bắn. Thức cũng vùng đứng lên:

- Có một thằng chồng mang tai mắc tiếng như tôi, chắc cô xấu hổ lắm. Thôi, cô về đi! Cô bỏ tôi đi cho nó nhẹ mình.

- Anh Thức!

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) (2). Thằng Thắng bị đánh, khóc oà lên. Chị Thầm vớ lấy cành gióng tre: - Mày có im không, tao cho mày một trận. Nào!

Đang khóc thì nín ngay làm sao được. Thế là thằng Thắng vừa chạy quanh sân vừa khóc.

(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú) Ở (1) có hành vi trực tiếp là cầu khiến, chủ ngôn yêu cầu đối ngôn phải “về ngay” và “bỏ ngay chủ ngôn”, mang tính thúc giục. Còn ở (2), ngoài hàm ý ra lệnh cho đối ngôn phải “im ngay tức khắc”, còn có thêm một cấu trúc ngụ ý: đe dọa đối ngôn nếu không thực hiện mệnh lệnh ngay thì sẽ nhận được hậu quả xấu.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 124)