Sử dụng ,số thí nghiệm t, dạy học Hóa Học THCS
Trang 17 I Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
14 b Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan 6
17 e Phương pháp trắc nghiệm có ưu điểm và nhược điểm 8
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS môn Âm nhạc.
Nhóm tác giả : Hoàng Long- Lê Minh Châu- Lê Tuấn Anh
NXB GD
2 Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS môn Âm nhạc lớp 8
Nhóm tác giả : Hoàng Long- Lê Minh Châu- Lê Tuấn Anh
NXB GD
3 Tuyển tập Văn hoá và Âm nhạc Trần Hoàn
Nhóm tác giả : Dương Viết Á - Hiếu Giang- Thanh Nghị
NXB văn hoá thông tin
4 Tâm đắc đôi điều về tác giả tác phẩm
Nhóm tác giả : Đào Ngọc Dung- Đắc Quỳnh
NXB Âm nhạc
5 Kiến thức môn hát nhạc phổ thông
Nhóm tác giả : Trần Cường – Hàn Ngọc Bích – Cao Minh Khanh
8 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Âm nhạc.
Nhóm tác giả : Hoàng Long- Lê Anh Tuấn
Trang 3Từ lâu việc dạy Âm nhạc trong các trường THCS ở nước ta còn mang tính truyền thụ
kiến thức, đơn thuần Phương pháp dạy học bộ môn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cáchdạy trong các trường nghệ thuật âm nhạc chuyện nghiệp Đây là là môn học ít tiết trongtrường THCS nên học sinh và phụ huynh vẫn còn coi nhẹ đó là một trong những nguyênnhân khiến các em học sinh chưa yêu thích bộ môn Âm nhạc
Nhiều giáo viên lên lớp soạn bài còn sơ sài, nghiên cứu bài chưa kĩ, sử dụng đồ dùngchưa linh hoạt, chưa nắm chắc được đặc trưng của bộ môn, chưa tìm cách thu hút, kíchthích học sinh say mê học Nhìn chung giáo viên ít có sự tìm tòi, tích luỹ “ vốn liếng” đềkiểm tra trắc nghiệm môn Âm nhạc, chưa sưu tầm đề kiểm tra 15’, 45’, học kì của đồng
nghiệp để tham khảo.
Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất
theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn củagiáo viên Để giải quyết vấn đề ấy thì các khâu trong quá trình dạy học đều rất quan trọng
mà chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ khâu nào Từ việc xác định mục tiêu dạy học,phương thức tổ chức các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, ở đây tôichỉ đề cập một phần nhỏ của khâu đánh giá Gần đây nhu cầu cải tiến hệ thống các phươngpháp đánh giá chất lượng của các cấp học tăng lên càng nhiều các phương pháp đánh giákết quả học tập của học sinh rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm nhất địnhcủa nó, không có phương pháp nào là hoàn mĩ với mọi mục tiêu giáo dục Có thể và nên sửdụng nhiều kĩ thuật khác nhau để đánh giá sự phát triển của một học sinh về môn Âm nhạc
Ở đây tôi chỉ đi vào một lĩnh vực kiểm tra trắc nghiệm đối với đối tượng học sinh lớp 8.Môn Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật, dùng âm thanh để diển tả tư tưởng, tình cảm của conngười Chính vì thế mà khi kiểm tra kiến thức đã học của học sinh thì lí thuyết ít đượckiểm tra hơn thực hành ( Hát- Tập đọc nhạc ) và học sinh thiên về ôn tập học hát, ôn tậpTĐN ít chú tâm đến lí thuyết Âm nhạc Chính điều đó đã khiến tôi nảy sinh tìm cho mìnhmột cách kiểm tra kiến thức nhanh nhất và có hiệu quả cao
2 Cơ sở thực tiễn:
Từ tình hình thực tế cho thấy học sinh chưa chú ý cao độ trong khi học và làm bài.Các em vẫn còn học lệch, thiên về các môn Toán- Lý- Hoá, Văn Sử -Địa, Ngoại ngữ …vàhầu hết các em mới chỉ có SGK, chưa có vở bài tập và các sách tham khảo, tranh ảnh cácnhạc sĩ, tranh ảnh các loại nhạc cụ…cho nên khi làm bài kiểm tra học sinh vẫn chưa thựchiện tốt các yêu cầu của đề bài
Trong tình hình thực tế câu hỏi trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắnkiểm tra được nhiều học sinh, nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức ( trong khi đó kiểm
Trang 4tra thực hành đòi hỏi thời gian, chuẩn bị nhiều hơn) Phạm vi kiểm tra đánh giá kiến thức
khá rộng, vì thế có thể chống lại khuynh hướng “học lệch, học tủ”.
Dùng câu hỏi truyền thống cung cấp một bài làm rõ ràng, người chấm có thể sửa câu,sửa lỗi chính tả, biết được khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề, kết quả bài làm của học sinhnhiều khi phụ thuộc vào trạng thái tâm lí của người chấm hay phụ thuộc vào người xâydựng ba rem chấm bài Nếu trong1 tiết kiểm tra theo kiểu cổ truyền chỉ nêu được vài bacâu hỏi mở thì với loại câu hỏi trắc nghiệm có thể kiểm tra sự lựa chọn được rất nhiều câuhỏi Ưu điểm của phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm đã được chứng minh nhưngtrong thực tế giảng dạy ở THCS hiện nay, giáo viên chưa quen dùng câu hỏi trắc nghiệm( đối với bộ môn Âm nhạc), có rất nhiều nguyên nhân: Do bộ môn này còn mới mẻ, dogiáo viên còn chưa có phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm hoặc do giáo viên chưađầu tư thời gian cho công việc chuẩn bị soạn, hoặc do cơ sở vật chất thiếu thốn chưa cóđiều kiện soạn hàng loạt câu hỏi trắc nghiệm…
Trên cơ sở đó tôi lựa chọn mảng đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8”.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong tình hình thực tế của việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS hiện nay, nhất là
trong tình trạng “học lệch, học tủ” của học sinh THCS, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm rèn cho học sinh kĩ năng nghe- hát- đọc – ghi và cảm thụ âm nhạc Từ đó làm cho các em có
thói quen học đều cả 3 phân môn( Hát- Nhạc lí, Tập đọc nhạc - Âm nhạc thường thức ) vàyêu thích, hứng thú học bộ môn Âm nhạc hơn Qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc trong nhà trường, nhất là chất lượng dạy và học Âm nhạc hiện nay
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Đối tượng nghiên cứu :
Trong phạm vi của đề tài này tôi xây dựng, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và lấy họcsinh khối lớp 8 là đối tượng để nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu :
Âm nhạc là môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tư tưởng và tình cảm của conngười Chính vì thế mà khi nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình
Âm nhạc lớp 8 có rất nhiều phương pháp, phải kể tới các phương pháp như:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu sách vở
+ Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, hình ảnh
+ Phương pháp ứng dụng
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp kiểm tra
+ Phương pháp so sánh đối chứng
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu sách vở:
- Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và tham khảo nhiều loại sách có liên quan đến môn
Âm nhạc để rút kinh nghiệm phục vụ cho công tác dạy và học
* Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, hình ảnh:
Trang 5- Qua các lần làm album ảnh, sưu tầm tranh ảnh các nhạc sĩ để giảng dạy tôi đã làm tưliệu cho mình: Tranh ảnh các nhạc sĩ, nhạc cụ
- Sưu tầm khai thác thông tin các bài viết từ truyện, báo, tạp chí, truyền hình,internet…
*Phương pháp ứng dụng :
- Khi nghiên cứu vấn đề này tôi đã đưa các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh làmtrong các đợt kiểm tra vào giữa kì I, cuối kì I và đầu kì II Sau đó tôi rút ra bài học và làmcâu hỏi sát với thực tế, để đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều làm được
* Phương pháp trực quan: Sử dụng phương tiện cho hs nghe bài hát, bản nhạc qua đàicassette hoặc băng , đĩa hình
* Phương pháp trình bày tác phẩm : GV trình bày bài hát một cách trọn vẹn, có cảm xúcthể hiện đúng tính chất bài hát
II ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU
Bài viết này được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS từnăm 2006-2007 Chương trình SGK lớp 8 môn Âm nhạc nói riêng đã đổi mới, bản thân tôicũng trực tiếp giảng dạy bộ môn này nên tôi đã nghiên cứu soạn hệ thống câu hỏi trắcnghiệm cho chương trình Âm nhạc lớp 8 Qua đó cũng thấy được những kinh nghiệm rút ranhững bài học để nâng cao kiến thức cho mình, hy vọng các bạn đồng nghiệp có thể thamkhảo và trao đổi
Dưới đây là số liệu điều tra cuối năm học 2005 -2006 :
Trang 6a Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm:
Câu hỏi trắc nghiệm( test, viết tắt :T) trong giáo dục là phương pháp để thăm dò một
số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh(chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năngkhiếu) hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS Chotới nay người ta thường hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ có phương án trả lời sẵn yêucầu cho học sinh phải suy nghĩ, lựa chọn phương án trả lới đúng nhất dùng một số kí hiệuđơn giản nhất đã qui ước để trả lời
b Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan:
+ Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo
nhữngcâu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tincần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ.Loại này còn được gọi là câu hỏi đóng, được xem là khách quan vì chúng bảo đảm tínhkhách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm , trắcnghiệm khách quan được xây dựng sao cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc làmột câu trả lời tốt nhất Thực ra, tính khách quan ở đây cũng không tuyệt đối Tính chủ quan của dạng trắc nghiệm này có thể nằm ở việc lựa chọn nội dung để kiểm tra và ở việc định ra những câu trả lời sẵn
+ Trắc nghiệm chủ quan là dạng trắc nghiệm dùng những câu hỏi mở (còn gọi là câu
hỏi
tự luận), yêu cầu HS tự xây dựng câu trả lời Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, mộtbài diễn giải hoặc một tiểu luận( ở cấp học trên) Dạng này là dạng truyền thống quenthuộc được xem là trắc nghiệm chủ quan vì việc đánh giá cho điểm có thể phụ thuộc rấtnhiều vào chủ quan người chấm, từ khâu xây dựng đáp án, biểu điểm, xác định các tiêu chíđánh giá đến khâu đối chiếu bài trả lời với đáp án, biểu điểm, với các tiêu chí đã định
c Những loại câu trắc nghiệm thường dùng:
c1.Câu lựa chọn đúng sai:
Trước một câu dẫn xác định thông thường không phải là câu hỏi, học sinh trả lời câu đóđúng(Đ) hay sai(S) Loại câu trắc nghiệm này thích hợp để kiểm tra những sự kiện, cũng
có thể dùng để kiểm tra về định nghĩa các khái niệm Loại này đòi hỏi trí nhớ, ít có khảnăng phân biệt HS giỏi với HS yếu kém Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm thì cũng có thểsoạn những câu hỏi suy nghĩ nhiều
Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm Đ- S, cần chú ý những điểm sau:
- Chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khó nhận ra là đúng -sai
- Không nên trích nguyên văn những câu trong SGK
- Cần đảm bảo tính đúng hay sai của câu dẫn là chắc chắn
- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả 1 ý độc nhất
- Tránh dùng những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ ”, “không một ai”, “ đôi khi”
- Trong một bài trắc nghiệm không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên
bố trí các câu đúng theo một trật tự nhất định có tính chu kì
c2 Câu nhiều lựa chọn :
Trang 7Mỗi câu hỏi nêu ra có 3 đến 5 câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có một câu đúng hoặc đúngnhất Nếu câu hỏi đúng sai chỉ có hai phương án trả lời để lựa chọn một thì câu nhiều lựachọn có từ 3 đến 5 phương án trả lời để lựa chọn, tức là tăng khả năng chọn sai để phânbiệt HS khá, giỏi với HS yếu, kém Trong các câu trả lời sẵn chỉ có một câu là trả lời đúnghoặc đúng đắn và đầy đủ nhất Những câu trả lời khác được xem là “gây nhiễu” hoặc “gàibẫy” HS phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được Các câu “gây nhiễu” hoặc “gàibẫy” có vể bề ngoài đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng một phần Loại câu hỏinhiều lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất, kích thích suy nghĩ nhiều hơn loại câu đúng -sai, nhất là khi người biên soạn câu hỏi trắc nghiệm đã có nhiều kinh nghiệm.
Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sau :
- Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc câu hỏi bỏ lửng và phần lựa chọn là loại bổsung để phần gốc trở nên đủ nghĩa
- Phần lựa chọn nên là từ 3 đến 5, tuỳ trình độ kiến thức và tư duy của học sinh; cốgắng sao cho các câu “gài bẫy” đều hấp dẫn như nhau, đều dễ gây nhầm là câu đúng đốivới những HS chưa hiểu rõ hoặc học chưa kĩ Cần nhớ rằng những câu này không nhằmmục đích chính là “gây nhiễu” hoặc “gài bẫy” mà là để phân biệt HS giỏi với HS kém
- Tránh để cho ở một câu hỏi nào có hai câu trả lời đều là đúng, hoặc đúng nhất
- Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tướng ứng như nhau ở mọi câu hỏi.Trong một số trường hợp có thể thêm phương án lựa chọn: Không câu trả lời nào là đúngnhất hoặc có hai câu trả lời nào đó đều có thể coi là đúng nhất để thêm khó lựa chọn, HSnào còn lưỡng lự sẽ lựa chọn
- Có thể chuyển một bài tập thành loại câu nhiều lựa chọn, mỗi trả lời là một đáp số ,
để HS suy nghĩ tính toán rồi lựa chọn
c3 Câu lựa chọn ghép đối:
Loại này gồm 2 dãy thông tin Một dãy là những câu hỏi Một dãy là những câu trảlời(hay câu để lựa chọn) HS phải tìm ra câu trả lời ứng với câu hỏi Chẳng hạn tên kháiniệm ứng với định nghĩa khái niệm
Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức cóliên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện
Khi biên soạn loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý mấy điểm sau:
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một nhóm có liên quan, HS
Trong khi biên soạn loại trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sai :
- Bảo đảm mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ (hay một cụm từ ) thích hợp
- Từ phải điền nên là những thuật ngữ Âm nhạc và là từ có ý nghĩa trong câu
- Mỗi câu chỉ nên có một hoặc hai chỗ trống, được bố trí ở giữa hoặc cuối câu Cáckhoảng trống nên có độ dài bằng nhau để HS không đoán được từ phải điền là dài hayngắn
Trang 8- Tránh những câu trích nguyên văn trong SGK vì sẽ khưyến khích học thuộc lòng
- Khi biên soạn một nhóm câu trắc nghiệm điền, nên cho các từ sẽ dùng để điền ( có thểthêm những từ không dùng đến) để HS không điền bằng những từ ngoài dự kiến, khóchấm
Trên đây là 4 loại câu trắc nghiệm khách quan thường dùng để kiểm tra kiếnthức, trong đó được dùng phổ biến nhất là loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn Ngoài ra,người ta còn dùng một vài loại câu trắc nghiệm khác như :
c5 Câu trả lời ngắn:
Câu hỏi yêu cầu học sinh tự tìm một câu trả lời ngắn gọn, có thể chỉ là một từ, một cụm
từ hay một câu ngắn Khi biên soạn loại câu trắc nghiệm này cần chú ý câu hỏi phải gọn,
rõ, chỉ có một khả năng trả lời đúng, HS không phải trả lời dài dòng
c6 Câu hỏi bằng tranh, ảnh:
Câu trắc nghiệm yêu cầu HS chú thích một vài chi tiết để trống trên một hình
ảnh( tranh).Loại câu trắc nghiệm này HS ấn tượng và khắc sâu kiến thức cho HS
Khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm thái độ này cần lưu ý :
- Nên dùng những câu đơn giản , ngắn gọn
- Bảo đảm mỗi câu chỉ hàm một nghĩa
- Tránh dùng những câu phủ định kép( Ví dụ : Không thể không có)
- Trong một bảng trắc nghiệm nên dùng cả những câu phủ định xen với những câukhẳng định
d Cách soạn câu hỏi trắc nghiệm:
- Mỗi câu hỏi cần liên hệ với một nhiệm vụ của mục tiêu trên câu trả lời đúng và cáccâu “ đánh lừa” phải tập trung một vấn đề
- Phần thân câu hỏi hoặc câu dẫn cần rõ ràng, đơn giản Khi đọc xong thân câu hỏihọc sinh phải hiểu ngay nhiệm vụ phải làm gì? Sử dụng từ hỏi phải rõ ràng
- Khi dùng hình thức hỏi, chọn câu hỏi đúng sai cần gạch chân để học sinh không bịnhầm lẫn
- Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm cần tính đến thời gian hoàn thành công việc, tránh thờigian thừa để học sinh ngồi chơi, hoặc số lượng câu hỏi nhiều quá, khó quá mà chỉ học sinhkhá, giỏi mới làm được
- Khi soạn cần dựa vào số tiết của mỗi bài, số câu hỏi truyền thống của mỗi bài đểsoạn câu hỏi trắc nghiệm cho cân đối và đa dạng
e Phương pháp trắc nghiệm có những ưu điểm, nhược điểm :
+ Ưu điểm:
- Trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ
thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức Phạm vi kiểm tra của một bài
trắc nghiệm là khá rộng, chống lại khuynh hướng “học tủ, học lệch”, chỉ tập trung vào
một vài kiến thức trọng tâm ở vài bài trọng điểm Trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêuđược vài ba câu hỏi mở thì với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêu năm sáu chụccâu hỏi, tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá HS
- Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện; đặc biệt là khâu chấm bài Biên soạn một bàitrắc nghiệm thì mất nhiều thời gian nhưng khi tổ chức kiểm tra và chấm bài thì rất nhanh
Trang 9chóng Với bài trắc nghiệm thì một giờ có thể chấm hàng trăm bài Nếu chấm bằng máy thìcàng nhanh Ngày nay, các chương trình chuẩn hoá đã được đưa vào phần mềm máy vitính HS làm bài trên máy, làm xong được máy báo điểm và xếp hạng ngay lập tức.
- Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, tránh được những sai lệch dođánh giá của chủ quan người chấm
- Trắc nghiệm thuận lợi cho việc tổ chức làm bài và chấm bài trên máy vi tính, dễ sửdụng toàn thống kê xác suất để tổng hợp, phân tích kết quả kiểm tra
- Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực học tập của HS Vì là một hình thứckiểm tra mới Trắc nghiệm được HS ưa thích, việc chấm bài nhanh, gọn, HS sớm biết kếtquả bài làm của mình HS có thể tự đánh giá bài làm của mình và tham gia đánh giá bàilàm của nhau
+ Nhược điểm :
Một số nhà giáo dục cho rằng trắc nghiệm có những nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng :
- Trắc nghiệm đúng sai có thể gây ra những biểu tượng sai lầm, bất lợi cho đầu óc củatrẻ, nên hạn chế việc đưa ra những câu dẫn chứa đựng sai lầm
Về nhược điểm này, có những công trình nghiên cứu tâm lí học cho biết là việc đối chiếunhững kiến thức đúng- sai trái ngược nhau sẽ giúp HS lật lại vấn đề cảnh giác với nhữngsai lầm, có lợi hơn là trình bày kiến thức theo một chiều toàn đúng
- Trắc nghiệm lựa chọn có thể gặp trường hợp HS lựa chọn đúng một cách ngẫu nhiên,chưa nhận định rõ ràng nhưng cứ đánh liều chọn một câu
- Có người cho rằng trắc nghiệm chỉ rèn trí nhớ máy móc, không phát triển về tư duy
Về điều này, nhiều tác giả cho biết là nếu người biên soạn trắc nghiệm có trình độ chuyênmôn cao và kinh nghiệm sư phạm phong phú thì bài trắc nghiệm đòi hỏi phải tư duy phântích, so sánh, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, kích thích suy nghĩ sáng tạo chứ không phải chỉđòi hỏi sự nhận dạng, tái hiện kiến thức đã học Ngày nay người ta đã dùng những câu
“trắc nghiệm phức hợp”, câu “ trắc nghiệm có cấu trúc” đòi hỏi HS phối hợp nhiều câukhác nhau mới cấu tạo được câu trả lời
- Có người cho rằng trắc nghiệm không cho GV biết tư tưởng, nhiệt tình hứng thú, thái
độ của HS đối với vấn đề nêu ra Tuy nhiên, bên cạnh các trắc nghiệm kiểm tra kiến thức,người ta đã có những thích hợp với mục đích thăm dò, đánh giá thái độ
Với sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật, trắc nghiệm đang được sử dụng ngàycàng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp Nhưng trắcnghiệm không phải là phương pháp vạn năng, không hoàn toàn thay thế các phương phápkiểm tra đánh giá cổ truyền mà vẫn được sử dụng phối hợp với chúng một cách hợp lí.( đặcbiệt đối với bộ môn Âm nhạc )
g Kĩ thuật tổ chức bài trắc nghiệm trên lớp :
- Các GV khi biên soạn trắc nghiệm phải tuân thủ những yêu cầu kĩ thuật từ các khâuxác định mục đích bài trắc nghiệm, xác định cấu trúc nội dung bài trắc nhiệm đến các khâuviết các câu trắc nghiệm, trình bày bài trắc nghiệm…
- Các GV cần chú ý đến việc tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm
- Tuỳ mục đích sư phạm, bài trắc nghiệm có thể được thức hiện ở đầu tiết, trong tiếthoặc cuối tiết học Một bài trắc nghịêm có qui định thời gian để hoàn thành, phù hợp với
số lượng câu, độ khó của bài
- Đối với những bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức từng phần, tiến hành trong 5-10 phútcủa tiết học, có thể dùng máy chiếu phóng to lên bảng, HS xem đề chung và ghi trả lời lênphiếu làm bài cá nhân Nếu GV sưu tầm, biên soạn được nhiều bài trắc nghiệm thì in sẵnthành vở bài tập và lần lượt sử dụng vào lúc thích hợp
Trang 10- Đối với những bài trắc nghiệm vào cuối học kì, cuối năm thì nên sử dụng những bàitrắc nghiệm chuẩn hoá Cần đặc biệt quan tâm việc tổ chức để HS nhìn bài của nhau thìđánh gía mới chính xác Có thể đồng thời sử dụng một số bài trắc nghiệm khác nhau, cótrình độ tương đương, được phát xen kẽ.
- Phương pháp trắc nghiệm phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp kiểm tra,đánh gía khác mới phát huy được tác dụng của nó Khi chưa có kinh nghiệm biên soạn và
sử dụng thì tác dụng của trắc nghiệm có thể bị hạn chế, nhưng khi đã sử dụng thành thạothì trắc nghiệm sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho GV và HS trong hoạt động dạy học
h Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm :
Sau đây là 45 câu hỏi trắc nghiệm được soạn theo từng bài học và thử nghiệm trên 4lớp 8 ở trường THCS vào năm 2006-2007 (và hiện nay tôi vẫn đang thực hiện) đề cập đếntoàn bộ những kiến thức cơ bản của chương trình Âm nhạc lớp 8
Câu 1: Sắp xếp thứ tự các ý sau thành định nghĩa nhịp 2
Câu 2 : Trả lời các câu hỏi sau về bài hát “Mùa thu ngày khai trường” :
a Bài hát ngày khai trường có mấy đoạn?
………
b Chia đoạn cho bài ?
Câu 3: Chép bài TĐN số 1 Câu 4: Em hãy điền dấu + vào bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn :
a Thăm bến nhà rồng
b Lời ru trên nương
c Nhớ mùa thu Hà Nội
a Thất ngôn bát cú b Lục bát c Cả hai đều đúng
Câu 6: Khi nốt kết thúc của bài là nốt La, hoá biểu không có dấu #, b bài hát đó được viết ở giọng gì ?
a Son trưởng c La thứ
b La trưởng d Tất cả đều sai
Câu 7: Trả lời các câu hỏi sau về bài TĐN số 2 “ Trở về Su- ri- en- tô” :
a Bài TĐN số 2“ Trở về Su- ri- en- tô”được viết sở giọng gì?
b Căn cứ vào yếu tố nào để biết được giọng của bài TĐN số 2 ?
1 Hoá biểu không có dấu #, b 3 Nốt kết thúc của bài là nốt La
2 Âm chủ là nốt La 4 Cả 3 ý đều đúng
Câu 8: Bài “Hò kéo pháo” ra đời trong chiến dịch nào?
a Chiến dịch biên giới ( 1950)
b Chiến dịch Điện Biên Phủ ( 1954)
c Chiến dịch Hồ Chí Minh ( 1975)
Trang 11Câu 9: Em hãy viết tên mỗi nhạc sĩ vào chỗ trống dưới hai bức ảnh sau đây:
Câu 12 : Em hãy viết lại âm hình tiết tấu chính trong bài TĐN số 1 và TĐN số 2.
a Âm hình tiết tấu chính trong bài TĐN số 1:
Câu 14: Em hãy điền vào các ô chữ sau cho hoàn chỉnh tên bài hát của nhạc sĩ
Trương Quang Lục theo những nội dung gợi ý sau đây:
a Bài hát thiếu nhi thường được sử dụng trong những buổi sinh hoạt tập thể của học sinhphổ thông( gồm 20 chữ cái)
Trang 12b.Tên bài hát mang âm điệu của một trò chơi dân gian( gồm 7 chữ cái)
c Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trương Quang Lục được sáng tác trong giai đoạn khángchiến chống Mỹ cứu nước( gồm 9 chữ cái )
d Bài hát rất dễ thương của nhạc sĩ Trương Quang Lục dành cho lứa tuổi học trò(gồm 8chữ cái)
b c d
a
Câu 15 : Đánh dấu + vào ô có câu trả lời đúng
a Trong một khuông nhạc với khoá Son, hoá biểu không có dấu #, b hai giọng song song
đó là:
1.Rê trưởng // Si thứ 2 Son trưởng // Mi thứ 3 Đô trưởng // La thứ
b Trong một khuông nhạc với khoá Son , trên hoá biểu có ghi dấu Si giáng, hai giọng songsong đó là:
1.Đô trưởng // La thứ 2 Pha trưởng // Rê thứ 3 Si trưởng// Son thứ
Câu 16: Bài hát nào sau đây của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có lời thơ do Ngọc Anh phỏng dịch từ dân ca H’rê ?
a Thuyền và biển c Tình trong lá thiếp
b Bóng cây Kơ- nia d Những ánh sao đêm
Câu 17: Nhân dân ta sáng tác ra các điệu hò nhằm mục đích :
a Để thúc đẩy , cổ vũ nhịp độ và tinh thần lao động
b Để giải trí khi lao động mệt mỏi
c Để thể hiện tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa
Câu 19: Bài “Hò ba lí” là dân ca của địa phương nào trên đất nước ta? Em hãy viết
ra phần “Xướng” và phần “Xô” trong bài “Hò ba lí”
- Hò ba lí là dân ca tỉnh:……….
Trang 13“ Xô”
………
………
………
………
………
“Xướng” ………
………
………
………
………
Câu 20 : Chọn câu trả lời đúng hay sai: a Dấu thăng(#) nâng cao độ nốt nhạc lên một cung 1.Đúng 2 Sai
b Dấu giáng (b) giảm cao độ của nốt nhạc xuống nửa cung 1 Đúng 2 Sai
c Các dấu (#) và dấu (b) ở hoá biểu xuất hiện theo một thứ tự nhất định 1 Đúng 2 Sai
d Dấu hoá bất thường đặt ở trước nốt nhạc và có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc 1 Đúng 2 Sai
Câu 21 : Giọng cùng tên là gì?
a Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hoá biểu
b Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ
c Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hoá biểu
Câu 22: Hãy điền vào các ô chữ cho hoàn chỉnh tên hai tác phẩm của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, theo nội dung gợi ý dưới đây:
a Ca ngợi cuộc sống tươi đẹp.( gồm 16 chữ cái )
b Viết về Trường Sơn với tình cảm thương nhớ.( gồm15 chữ cái)
Câu 23: Đánh dấu + vào sau đây để chọn đúng dụng cụ tác động lên các nhạc cụ cồng, chiêng, đàn T’rưng.