2. Về đặc điểm cấu tạo của từ mô phỏng
2.1 Về phương thức cấu tạo
Đặc điểm về mặt cấu tạo của từ tƣợng thanh, tƣợng hình tiếng Việt: Thƣờng là từ láy. Trong cuốn từ điển tiếng Việt, chúng tôi đã khảo sát đƣợc 321 từ mô phỏng là từ láy chiếm hơn 56% tổng số từ mô phỏng khảo sát đƣợc. Ví dụ: ù ù, thình thịch, phành phạch, rào rào, sột soạt…
Nhƣ chúng ta đã biết, láy là phƣơng thức tạo từ (tạo đơn vị định danh phái sinh) phổ biến ở nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Hầu nhƣ tất cả các từ tƣợng thanh đều có hình thức láy. Ví dụ: ầm-> ầm ầm, xịch-> xình xịch, oái-> oai oái, róc rách, …
Hiện tƣợng láy là kết quả của quá trình nhân đôi từ theo những quy tắc nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa để tạo từ láy và dạng láy của từ.
Theo các tác giả của cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” thì phƣơng thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy
(còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).
Các từ láy-tƣợng thanh trong tiếng Việt thƣờng có độ dài tối thiểu là hai tiếng.
Một từ sẽ đƣợc coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm đƣợc lặp lại; nhƣng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: sầm sập: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần.
Từ láy đƣợc chia làm hai loại là láy hoàn toàn và láy bộ phận.
Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhƣng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến ngƣời ta vẫn nhận ra đƣợc hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố đƣợc gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:
a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố đƣợc nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: ào ào, ù ù, bép bép, bịch bịch, sạo sạo…
b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trƣớc, trắc đứng sau.
BẰNG TRẮC
Ngang (1) Hỏi (4) Sắc (5) Huyền (2) Ngã (3) Nặng (6)
Ví dụ: sa sả, ra rả, the thé, ông ổng, nheo nhéo…
c. Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:
m – p ng – c
n
– t nh – ch
Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, chan chát, sồn sột, đành đạch, phành phạch, rinh rích...
Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì đƣợc gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.
a. Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ nhƣ: rả rích, rào rạt, rầm rì, réo rắt, lảnh lót, sụt sùi…
b. Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ nhƣ: léo nhéo, lí nhí, lọc cọc, lộp độp, lốp bốp…
Trong bảng khảo sát chúng ta có thể thấy rất nhiều từ tƣợng thanh tƣợng hình có cấu tạo theo hình thức láy nhƣ: lầm rầm, bần bật, bấp bênh, choang choang… Tuy không khẳng định từ tƣợng thanh tƣợng hình là từ láy nhƣng khi cần dẫn ra các ví dụ về từ tƣợng thanh tƣợng hình thì ngƣời ra hay dẫn ví dụ là từ láy. Điều này cho thấy phƣơng thức láy là phƣơng thức phổ biến để cấu tạo nên từ tƣợng thanh tƣợng hình tiếng Việt.
Trong 573 từ mô phỏng khảo sát đƣợc có 321 từ là từ láy chiếm hơn 56%, trong đó có từ láy tƣợng thanh là 249 từ, từ láy tƣợng hình là 72 từ. Nhƣ vậy số từ láy tƣợng thanh nhiều hơn gấp hơn 3,4 lần từ láy tƣợng hình. Trong đó có những từ láy hoàn toàn nhƣ: ầm ầm, ào ào, choang choang, đùng đùng, ình ình…; và từ láy bộ phận nhƣ: lầm rầm, lẹt đẹt, lọc xọc, lốp cốp, rả rích, lộp bộp, léo nhéo …
Vì từ tƣợng thanh tƣợng hình tiếng Việt phần lớn là từ láy nên phải tuân theo quy luật không chỉ về âm mà còn về thanh hết sức tỉ mỉ, nghiêm ngặt.
Các nhà nghiên cứu xƣa nay công nhận rằng đối với từ láy âm thì phụ âm đầu của hai âm tiết thành tố là nhƣ nhau và các nguyên âm làm thành âm chính của chúng “luôn có sự luân phiên giữa những nguyên âm khác dòng và phổ biến nhất là sự luân phiên giữa những cặp nguyên âm cùng độ mở”. Cụ thể nhƣ sau:
Dòng
Độ mở trƣớc giữa sau
hẹp I ƣ u
iê / ia ƣơ / ƣa uô / ua
vừa ê ơ / â ô
rộng e a / ă o
Ví dụ:
+ [i] - [u]: tủm tỉm, mũm mĩm, hú hí... + [ô] - [ê]: ngô nghê, hổn hển, xộc xệch... + [o] - [e]: cò kè, ho he, hó hé, vo ve, khò khè…
Ở các từ tƣợng thanh-từ láy, dù là điệp vần, nhƣ vo vo, ầm ầm… hay là đối vần nhƣ thì thùng, chí chát… thì tính có lí do về nghĩa của chúng thể hiện dƣới hình thái biểu trƣng ngữ âm ít nhiều có tính chất đặc biệt là hình thái phỏng thanh.
Hình thức láy thƣờng dùng để diễn đạt mức độ số nhiều hay cƣờng độ âm thanh.
Ví dụ:
ào->ào ào ầm->ầm ầm
sầm->sầm sầm bốp->bôm bốp chụt->chùn chụt thụp->thùm thụp vút->vun vút
Từ các ví dụ trên cho ta thấy rằng hình thức láy cho ta những từ có cƣờng độ âm thanh nhanh, mạnh, gấp gáp hơn.
Nhƣ vậy các từ mô phỏng âm thanh trong tiếng Việt có 2 loại nhỏ: a) Hai thành tố giống nhau hoàn toàn về âm thanh và ý nghĩa (cùng mô phỏng âm thanh giống nhau: rầm rầm, oang oang, đoàng đoàng, choang choang. Đây cũng là dạng lặp để chỉ âm thanh liên tiếp);
b) Hai thành tố chỉ giống nhau phụ âm đầu, nguyên âm khác nhau nhƣng không phải là những nguyên âm có cùng độ mở nhƣ ở các từ láy: thì thầm, rì rầm…
Từ tƣợng thanh tƣợng hình tiếng Việt cũng thƣờng sử dụng nguyên âm để tạo ấn tƣợng về nghĩa. Ví dụ từ có nguyên âm “a” thƣờng cho ấn tƣợng về sự to tát, rộng lớn: á, ào ào, lao xao….; từ có nguyên âm “i” thƣờng cho ấn tƣợng về sự nhỏ bé, chặt chẽ: khít, sít, kít, lí nhí…
-Nhóm vần -et mô phỏng những tác động của hai vật dẹt, sát vào nhau, những tác động theo một mặt phẳng hay những hình dáng có diện tích mà không có chiều dày:
+bét: nát, dí sát xuống
+bẹt: (hình khối) có bề mặt rộng, không dày, trông nhƣ bị ép xuống +chẹt: ép hai bên cho mỏng ra
+dẹt: mỏng và phẳng
+kẹt: mắc vào hai vật gì
+tẹt: dẹp xuống, không nhô cao
-Nhóm vần -en mô phỏng động tác qua những chỗ hẹp, khó đi: chẹn, chèn, len, lẻn, xen…
-Nhóm vần –om, -op mô phỏng động tác thu gọn lại hoặc kết quả của tác động ấy. +óp: lép, không chắc +gom: góp vào +hỏm: lõm sâu vào +hõm: lõm sâu xuống +hóp: lõm vào (hai má)
+lõm: trũng xuống thành hình phía trong của bán cầu +móp: lõm vào
+nhom: gầy gò nhƣ teo tóp lại +tọp: hao sút gầy hẳn đi
+xọp: xọp xuống, mất thể tích
-Nhóm có cặp vần -ức, -ôi biểu thị trạng thái khó chịu: bức bối, bực bội, nhức nhối, tức tối…
-Nhóm có cặp vần -ất, -ương biểu thị trạng thái không vững chắc:
chật chưỡng, khật khưỡng, ngất ngưởng, ngật ngưỡng, vất vưởng, vật vưỡng…
-Nhóm có cặp vần –úc, ắc biểu thị trạng thái không ăn khớp: lúc lắc, ngúc ngắc, trúc trắc, trục trặc…
Có hai loại nhỏ từ láy, một loại yếu tố láy cụ thể hóa ý nghĩa của yếu tố gốc, làm cho nó trở nên hình tƣợng hơn, ví dụ: bềnh->lềnh bềnh; một loại khác cả hai yếu tố đều không có nghĩa tự thân (kiểu chơ vơ) nhƣng cả tổ hợp vẫn có ý nghĩa nào đó. (từ chơ và vơ khi đứng riêng thì bản thân
chúng không có nghĩa, nhƣng khi kết hợp lại với nhau thì chơ vơ có nghĩa là lẻ loi, trơ trọi giữa khoảng trống rộng).
Một số khuôn vần từ láy có tác dụng biểu trƣng, tƣợng hình rất rõ, nhƣ vần -ấp miêu tả hoặc vị trí không ổn định của sự vật hoặc bề mặt không bằng phẳng của nó hoặc hƣớng di chuyển không đều đặn theo chiều thẳng đứng của sự vật ấy, ví dụ: bập bềnh, nhấp nhô, bập bùng, chấp chới, dập dờn, dập dềnh, gập ghềnh, mấp mô, khấp khểnh, phập phồng…
Từ tƣợng thanh tƣợng hình tiếng Việt đƣợc sử dụng rất phổ biến, rộng rãi trong cuộc sống đời thƣờng và phải thỏa mãn đƣợc những đòi hỏi của một ngôn ngữ sinh động, giàu âm thanh, nhịp điệu. Phƣơng thức láy sinh ra chính là để làm việc đó: tạo đƣợc hài hòa âm thanh không chỉ trong từ mà còn cả trong câu, trong đoạn để giúp miêu tả sinh động, hấp dẫn hơn. Giá trị gợi tả của từ láy tƣợng hình tƣợng thanh là khả năng làm cho ngƣời đọc, ngƣời nghe cảm thụ và hình dung đƣợc một cách cụ thể, tinh tế và sống động màu sắc, âm thanh, hình ảnh của sự vật mà từ biểu thị.
Cái khả năng ấy không dễ dàng nắm bắt và giải thích bằng lời lẽ rành mạch, nhƣng hiển nhiên là ngƣời bản ngữ tỏ ra nhạy cảm hơn, so với ngƣời nƣớc ngoài dùng tiếng Việt. Khả năng ấy không phải là kết quả của một sự cảm thụ chủ quan, có tính chất cá nhân, mà là một thực tế khách quan, có tính chất xã hội, bắt nguồn từ bản chất của từ láy. Về bản chất, láy là phƣơng thức cấu tạo những từ mà trong đó có sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trƣng hoá, tức là có một sự tƣơng quan âm-nghĩa nhất định.
Chính sự hoà phối, hay mối tƣơng quan âm- nghĩa này, dƣới nhiều hình thái khác nhau, đã làm cho từ láy có sức gợi tả lớn. Có thể chỉ ra những hình thái biểu hiện chủ yếu của giá trị gợi tả của từ láy là giá trị tƣợng thanh, giá trị tƣợng hình và giá trị gợi ý của nó. Giá trị tƣợng thanh
quan âm- nghĩa có tính chất tự nhiên, trực tiếp, nhƣ leng keng, huỳnh
huỵch… Đó là những từ mô phỏng âm thanh gần đúng âm thanh tự nhiên,
bằng những phƣơng tiện và quy tắc ngữ âm của tiếng Việt. Sự mô phỏng này là dạng đơn giản nhất của sự biểu trƣng ngữ âm. Nói là đơn giản vì sự biểu trƣng này còn mang tính chất tự nhiên và trực tiếp. Mối tƣơng quan âm- nghĩa trong từ phỏng thanh là mối tƣơng quan trực tiếp, âm đổi thì nghĩa đổi. Song, không phải vì thế mà giá trị gợi tả của nó giảm đi. Trái lại, do từ láy phỏng thanh trong tiếng Việt chịu sự chi phối của quy tắc điệp và đối, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, nên những từ này có khả năng miêu tả âm thanh tự nhiên một cách tinh tế trong sự đa dạng về đặc trƣng của nó. Không phải vô cớ mà ngƣời Việt lại có xu hƣớng chọn dùng phụ âm đầu t/t, những cặp khuôn vần –ung, -om, -inh, hoặc –i- ung, với thanh bằng… để mô phỏng những tiếng trống khác nhau:
Ví dụ: Thùng thùng Thòm thòm/tòm tòm/tom tom Lùng tùng/tùng tùng/tung tung Thì thòm/thì thùng Thình thình/thùng thình…
Rõ ràng là những từ láy phỏng thanh nhƣ thế đều gợi tả một loại tiếng trống với âm sắc, âm vực, và âm điệu riêng biệt. Thật vậy, bung- bập bung rõ là tiếng trống cơm; thùng thùng là tiếng trống cái, tiếng trống hội mùa, tiếng trống ra quân; tom tom chỉ có thể là tiếng trống con, và lùng tùng là tiếng trống trong hội ngày xuân. Nhƣng tùng tùng tùng lại là tiếng trống vật giục giã.
Cũng nhƣ vậy, tiếng chuông đƣợc mô phỏng bằng nhiều từ khác nhau ứng với những âm điệu riêng biệt của nó. Hãy so sánh, bi li (tiếng
chuông nhà thờ), boong boong (tiếng chuông chùa), leng keng (tiếng chuông xe xích lô), kính coong (chuông xe đạp), leng reng (tiếng chuông điện thoại)…
Việc chứng minh cho luận điểm khẳng định rằng từ láy có giá trị tƣợng hình thì phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, giá trị tƣợng hình là hình thái biểu hiện cao và tinh tế của sự biểu trƣng hoá ngữ âm. Mối tƣơng quan âm- nghĩa ở những từ nhƣ loằn ngoằn, lơ thơ, lác đác, bâng khuâng… tuy không rõ nét, nhƣng không thể nói là không có. Quả là những từ này “không phải là bắt chƣớc, là mô phỏng những tiếng kêu, tiếng động do một sự vật phát ra để gọi tên sự vật ấy, nhƣng ở đây vẫn có một mối tƣơng quan giữa mặt âm của từ với sự vật mà từ đó chỉ ra, chính mối tƣơng quan này chỉ ra sắc thái biểu cảm hay gợi ý của từ. Mối tƣơng quan âm- nghĩa ở từ láy là có thực: khi đƣợc cách điệu hoá, nó biểu hiện dƣới hình thái biểu trƣng hoá ngữ âm, khiến cho từ láy có khả năng gợi ý, gợi hình.
Từ láy biểu trƣng hoá ngữ âm giản đơn đó chính là những từ chúng ta quen gọi là từ tƣợng thanh, từ tiếng vang, ví dụ: tí tách, lộp bộp…
Từ láy ở nhóm này bao gồm những từ thuộc nhiều từ loại khác nhau, nhƣng đều có một nét chung là mô phỏng âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí với nhau rằng cùng một âm thanh tự nhiên, nhƣng mỗi ngôn ngữ mô phỏng theo cách riêng, thông qua những phƣơng tiện và quy tắc ngữ âm của mình. Điều này biểu hiện rõ trong từ láy.
Khảo sát 358 từ láy tƣợng thanh tƣợng hình thuộc dạng đang xét đƣợc ghi nhận trong từ điển tiếng Việt, chúng ta có thể thấy tuyệt đại bộ phận là từ láy điệp vần. Số từ láy đối vần chiếm tỉ lệ không cao. Ở từ láy điệp vần, sự dị biệt về nghĩa của chúng có thể do:
phụ âm đầu /l/ với các phụ âm đầu khác: lốp bốp, lách cách, leng keng, lạch cạch, lép nhép… Những từ có thể đối kiểu chạo rạo, bi li… chỉ là hãn hữu.
-Sự dị biệt về chính âm: lép bép/lốp bốp, leng keng/loong coong, lạt sạt/lột sột, long tong/lung tung…
-Sự dị biệt về thanh: lách cách/lạch cạch, lách tách/lạch tạch, lung tung/lùng tùng…
Nghĩa của từ láy điệp vần với những nét dị biệt vừa nêu bao giờ cũng là sự mô phỏng âm thanh lặp đi lặp lại với cƣờng độ hoặc âm sắc khác nhau. Lách cách là “cách” lặp đi lặp lại với âm sắc cao. Lạch cạch là
“cạch” lặp đi lặp lại với âm sắc trầm. Lộp bộp, lạch bạch, lép bép… đều có thể giải thích theo cách nhƣ vậy.
Đối với các từ láy đối vần thì tình hình ít nhiều có khác. Từ láy bộ phận đối vần phỏng thanh thƣờng đƣợc cấu tạo theo một mẫu, trong đó tiếng láy có khuôn vần đƣợc kết hợp vào để tạo thế đối đứng trƣớc, còn tiếng gốc đứng sau, theo kiểu: đùng>đì đùng, bõm>bì bõm, rầm>rầm rĩ… Những khuôn đƣợc dùng để kết hợp vào tiếng láy, đứng trƣớc có sức sản sinh hơn cả là:
-i: đì đẹt, đì đùng, bí bốp, bí bép, bì bõm, chí choé, chí chát, tí tách, rì rào, rì rầm, thì thầm, thì thùng, phì phò…
-âm: hầm hừ, hầm hè, ấm ứ, hấm hứ, ấm oái, ấm oé, ậm ạch, ậm oẹ, rậm rịch…
-âp: chập cheng, bập bùng, thập thùng…
Nghĩa của từ láy đối vần kiểu này cũng là sự mô phỏng âm thanh lặp đi lặp lại với cƣờng độ hoặc âm sắc khác nhau, nhƣng sự lặp đi lặp lại ấy là sự lặp đi lặp lại theo chu kì. Sự khác nhau về cƣờng độ, âm sắc cũng nhƣ về tính chất của chu kì là do kiểu cấu tạo của từ và bản chất của khuôn vần đƣợc kết hợp vào tiếng láy quy định. Thật vậy, từ láy đối vần có khuôn vần
u-i kết hợp vào tiếng láy sẽ dùng để mô phỏng âm thanh diễn ra theo chu kì