Từ tượng thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt (Trang 27)

Trong cuộc sống, vô tình hay hữu ý, chúng ta đang sử dụng rất nhiều từ mô phỏng. Trong tiếng Việt, lớp từ mô phỏng không đƣợc tách ra và mô tả dựa trên bộ tiêu chí phổ dụng với các lớp từ loại khác. Chúng chỉ đƣợc các nhà nghiên cứu lƣu ý khi mô tả về đặc trƣng hình thức (vỏ âm thanh) của từ trong liên hệ với tính gợi hình gợi cảm khi họ đặt vấn đề về mối liên hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của từ. Trong các nghiên cứu cũng nhƣ trong các sách công cụ, từ mô phỏng thƣờng không đƣợc nói đến nhiều và nếu có cũng chỉ là các mô tả ở một vài phƣơng diện nào đó.

Theo từ điển tiếng Việt, mô phỏng là phỏng theo, lấy làm mẫu (để tạo ra cái gì). Ví dụ: meo là âm thanh mô phỏng tiếng mèo kêu.

Sự hiện diện của từ mô phỏng cũng nhƣ các giải thích về chúng trong các từ điển, theo chúng tôi cũng chƣa thể nói là đã đầy đủ nhƣng đó thực sự là một nguồn ngữ liệu tốt, mang tính căn bản. Trong thực tế, lớp từ này tồn tại thiên biến vạn hóa trong đời sống ngôn ngữ. Cái hay, cái đẹp của lớp từ này chỉ có điều kiện bộc lộ khi ngƣời nói sử dụng chúng trong môi trƣờng giao tiếp thực. Đáng tiếc, đến nay vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về chúng.

Lớp từ mô phỏng trong tiếng Việt bao gồm từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình. Đây không chỉ là một “rào cản” đối với những ngƣời mới học mà ngay cả những ngƣời đã đạt đến một trình độ nhất định cũng chƣa chắc có thể hiểu và sử dụng đƣợc một cách linh hoạt, đúng đắn từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình phù hợp với ngữ cảnh và tự nhiên. Trong tất cả các thứ tiếng, từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình luôn là một mảng đề tài cực kì phong phú và đa dạng nhƣng cũng không kém phần phức tạp. Từ tƣợng thanh và tƣợng hình không có một quy phạm nhất định, biến đổi rất linh

hoạt tùy theo cách sử dụng của mỗi ngƣời, thậm chí ngƣời nói có thể thêm bớt, biến tấu làm cho câu văn trở nên uyển chuyển, sinh động hơn. Nhiều ngƣời gặp không ít khó khăn bởi rõ ràng, trong cùng một hoàn cảnh, cùng một tình huống, chỉ cần thêm hay bớt từ tƣợng thanh, tƣợng hình, sắc thái biểu đạt cũng sẽ trở nên khác nhau. Nếu nhƣ không đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, có lẽ chúng ta sẽ chỉ nghĩ đó là những từ, cụm từ thêm vào làm cho câu văn hay lời nói của chúng ta thêm phần sinh động mà thôi.

Vậy từ tƣợng thanh là gì? Từ tƣợng hình là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về hai loại hình từ đặc biệt này.

2.1 Khái niệm từ tượng thanh

Có một số tác giả không cho từ tƣợng thanh là từ với lí do rằng nó không có khả năng biểu đạt khái niệm. Trƣớc hết cần nhận rằng từ tƣợng thanh là một hiện tƣợng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ. Đó là những đơn vị ngữ ngôn, có khả năng phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ (cụ thể là có khả năng phản ánh trực tiếp những tiếng động trong hiện thực) và có thể hoạt động tự do trong lời nói. Vì vậy, từ tƣợng thanh chính là từ.

Theo từ điển tiếng Việt, từ tƣợng thanh đƣợc định nghĩa là: “từ mô phỏng, gợi tả âm thanh trong tự nhiên, thực tế: róc rách,tích tắc…”

Nhƣ vậy có thể nói, từ tƣợng thanh là những từ mô tả âm thanh của động vật hay của sự vật. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng từ tƣợng thanh xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Đó là tiếng nói, tiếng khóc, tiếng cƣời, tiếng thở dài, tiếng động cơ, tiếng động vật kêu… Từ tƣợng thanh đảm nhận chức năng thể hiện tất cả những âm thanh ấy bằng ngôn ngữ. Chỉ bằng lời nói, ngƣời nghe cũng có thể hình dung đƣợc những âm thanh ấy một cách rõ ràng và sinh động.

VD:

- Từ tƣợng thanh chỉ tiếng loài vật: meo meo, gâu gâu, ò...ó...o, chiêm chiếp, ụt ịt…

- Từ tƣợng thanh chỉ tiếng động: thình thịch, đùng đoàng, rầm rập, loẹt quẹt, ào ào, huỳnh huỵch...

2.2 Phân loại từ tượng thanh

Theo tác giả Hồ Lê trong cuốn « Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại », ông đã phân biệt 2 khái niệm : từ tƣợng thanh thực và từ tƣợng thanh giả. Từ tƣợng thanh thực là những từ mô phỏng tiếng động, chứ không phải tên gọi của tiếng động, càng không phải là tên của sự vật ; nói cách khác từ tƣợng thanh thực không có chức năng định danh.

Ví dụ : bõm, boong, bốp, sạo sạo, suỵt, ụt ịt…

Còn từ tƣợng thanh giả là những từ đƣợc sinh ra từ từ tƣợng thanh thực nhƣng ở những mức độ khác nhau, không trực tiếp mô phỏng tiếng động và đã có chức năng định danh. Ví dụ : (con) quạ, (chim) ác là, (chim)

bìm bịp

Cũng theo tác giả, trong tiếng Việt có gần 200 từ tƣợng thanh thực. Tất cả các từ tƣợng thanh thực đều có thể chuyển loại thành từ tƣợng thanh giả theo trình tự nhƣ sau :

Từ tƣợng thanh thực=> Từ tƣợng thanh giả phụ vào động từ

=>Từ tƣợng thanh giả làm động từ

Ví dụ :

Câu : Quạc quạc, con vịt kêu lên kinh hãi khi bị đuổi bắt thì « quạc quạc » ở đây là từ tƣợng thanh thực. Còn trong câu : Con vịt kêu quạc quạc khi bị đuổi bắt thì « quạc quạc » không đơn thuần là từ để mô phỏng tiếng vịt kêu mà đã đƣợc dùng để biểu thị một trạng thái hoặc một hoạt động, và nhƣ vậy là từ « quạc quạc» đã có chức năng định danh. Từ « quạc quạc » ở đây là từ tƣợng thanh giả.

Trong phạm vi từ tƣợng thanh thực cần phân biệt từ tƣợng thanh cụ thể và từ tƣợng thanh khái quát.

Từ tƣợng thanh cụ thể là từ tƣợng thanh luôn tƣơng ứng với một tiếng động nhất định trong tự nhiên. Ví dụ : ụt ịt là tiếng lợn kêu, gâu gâu

là tiếng chó sủa, ò ó o là tiếng gà gáy…

Còn từ tƣợng thanh khái quát có khả năng biểu thị một cách khái quát nhiều thứ tiếng động cụ thể. Ví dụ : ào ào chỉ tiếng động có sức vang động mạnh mẽ nói chung : gió thổi ào ào, nước chảy ào ào, nói ào ào… Tính khái quát này của từ tƣợng thanh khái quát sẽ làm cơ sở cho một sự liên tƣởng rộng rãi của trí óc đến nhiều thứ tiếng động khác nhau về chi tiết nhƣng giống nhau ở một điểm chung nào đó. Nó cũng sẽ là cơ sở của sự suy phỏng ra một số đơn vị ngôn ngữ khác có vỏ ngữ âm và nội dung ý nghĩa gần gũi với từ tƣợng thanh khái quát. Ví dụ : ào ào có thể là tiếng gió, tiếng ngƣời nói hay tiếng nƣớc chảy…, nên nó không phải là một cái gì riêng rẽ hoàn toàn, không phải là cái chỉ có một mối tƣơng quan duy nhất với hiện thực cụ thể nhƣ tiếng chim ác là (ác là), tiếng lợn kêu (ủn ỉn)

hay tiếng gà gáy (ò ó o)… Do đó, xuất phát từ âm hƣởng của từ « ào ào » có thể liên hệ đến các âm hƣởng khác –những âm hƣởng tuy không hoàn toàn giống với nó nhƣng có cái gì đó gần gũi với nó, ví dụ : ầm ầm, sầm sầm…

Khác với từ tƣợng thanh khái quát, từ tƣợng thanh cụ thể không thể nào làm cơ sở cho sự liên tƣởng và suy phỏng ra những từ tƣợng thanh khác nhƣ vậy. Những từ mô phỏng tiếng kêu của loài vật đều là những từ tƣợng thanh cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt (Trang 27)