Về cấu trúc ngữ nghĩa của từ mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt (Trang 49)

Nhƣ chúng ta biết, theo ngữ nghĩa học hiện đại, ý nghĩa của từ lập thành một cấu trúc, bao gồm một số nghĩa vị (hay còn đƣợc gọi là nét nghĩa) đƣợc kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, chi phối và quy định lẫn nhau.

Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa của các từ đại diện, giáo sƣ Hoàng Phê đã đi đến kết luận : “Nghĩa của từ, nói chung:

a) là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau; b) giá trị của các nét nghĩa không nhƣ nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo;

c) các nét nghĩa có tính độc lập tƣơng đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với nhau.

Cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc động”.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Tồn: nghĩa của từ là một hiện tƣợng tâm lí, tinh thần, nghĩa của từ là cái xuất hiện (hay đƣợc gợi lên) trong trí óc mọi ngƣời khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy. Nhƣ vậy cũng có nghĩa là nghĩa của từ không thể nhìn thấy, nghe thấy, hay động chạm đến đƣợc… bằng các giác quan. Để hiểu và nhận biết đƣợc nghĩa của từ, mỗi ngƣời chỉ có thể tự cảm nhận trong trí não.

“Vỏ âm thanh” của từ là kí hiệu đƣợc dùng để chỉ ra những ý nghĩa của từ. Trong mỗi ngôn ngữ, một phát âm nhất định (“vỏ âm thanh của từ”) có mối liên hệ quy ƣớc với một ý nghĩa nhất định (khái niệm). Ngƣời ta thƣờng nói rằng từ là đơn vị mà ở đó một ý nghĩa gắn với một phát âm. Nếu nhiều ngƣời cùng sử dụng một ngôn ngữ thì cùng một ý nghĩa (khái niệm) tồn tại trong đầu của họ liên hệ với cùng một phát âm.

Cũng nhƣ nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt có nhiều vị từ chỉ những biến cố, những sự chuyển động có tính tƣợng thanh rõ rệt: bốp, bịch, vèo, xịt, vút, xẹt, sạt…

Khá nhiều từ láy tƣợng thanh, tƣợng hình rất đặc sắc về phƣơng diện ngữ nghĩa: dƣờng nhƣ chúng “vẽ” ra các bức tranh, gợi lên ở chúng ta những ấn tƣợng và hình ảnh hết sức trực quan, sinh động về sự vật với các thuộc tính không gian của nó. Ví dụ 2 từ láy tƣợng hình: ngoằn ngoèo, khúc khuỷu…

Khúc khủyu là có nhiều đoạn gấp khúc ngắn nối nhau liên tiếp.

Ngoằn ngoèo: từ gợi tả dáng vẻ cong queo uốn lƣợn theo nhiều hƣớng khác nhau.

Hoặc từ láy miêu tả những thuộc tính không gian của một số bộ phận cơ thể con ngƣời. Ví dụ:

cao lêu đêu: cao một cách khác thƣờng, đến mức mất cân đối so với bề ngang.

Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng, đặc trƣng ngữ nghĩa cơ bản của các động từ tƣợng thanh là hƣớng chủ thể của hành động. Phần lớn các động từ tƣợng thanh là động từ chủ thể. Trong ngữ nghĩa của động từ chứa đựng chủ thể với tƣ cách là kẻ gây ra hành động: gừ gừ, ăng ẳng, gâu gâu

(nói về chó); cục cục, cục tác, tục tác, chiếp chiếp (nói về gà) v.v… Mô hình ngữ nghĩa cơ bản của chúng là: “chủ thể” – “tiến hành hành động” – “kéo theo âm thanh nhất định”.

Ví dụ: Chó/ sủa/ gâu gâu. Mèo/ kêu/ meo meo. Gà/ gáy/ ò ó o.

Bên cạnh đó, trong tiếng Việt cũng có những động từ tƣợng thanh có hƣớng ngữ nghĩa khách thể: chép (miệng), ực, cốc, bịch, uỵch v.v… Trong nghiên cứu của Vũ Thế Thạch về từ tƣợng thanh trong tiếng Việt, tác giả đã thống kê đƣợc trong số 100 động từ tƣợng thanh rút từ “Từ điển tiếng Việt” (Văn Tân, 1967) có 75 động từ chủ thể, 25 động từ khách thể.

Chủ thể của hành động có thuộc tính ngữ nghĩa phạm trù rất đa dạng. Có thể là “ngƣời”, “động vật”, “sự vật, hiện tƣợng”. Hầu hết tất cả các động từ chủ thể đều là những động từ một chủ thể. Chẳng hạn: chủ thể hành động chỉ có thể là ngƣời nói chung: ú ớ, ừ hữ, oang oang v.v… chủ thể hành động chỉ có thể là trẻ con: ê a, oe oe, chí chóe. Âm thanh chỉ có thể do động vật phát ra: gừ gừ, cạc cạc, ủn ỉn v.v…

Có thể có một vài động từ hai chủ thể. Tức là chủ thể của hành động nằm trong hai phạm trù ngữ nghĩa khác nhau. Sự thay đổi chủ thể có thể không dẫn đến việc nảy sinh các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, ví dụ: (ngã)

thay đổi phạm vi chủ thể dẫn đến sự biến đổi nghĩa và ta có động từ chủ thể đa nghĩa.

Ví dụ: be, be be 1) “tiếng kêu con dê”, 2) “chỉ ngƣời kêu ca, phàn nàn nhiều”;

quác 1) “gà kêu”, 2) “ngƣời nói to, nhiều”;

lẹt đẹt 1) “tiếng nổ nhỏ”, 2) “nói về ngƣời chậm tiến”.

Nhƣ đã nói ở trên, trong số các động từ tƣợng thanh có thể có những động từ có hƣớng chi phối ngữ nghĩa khách thể. Đó là những động từ một khách thể. Khách thể của hành động nằm ngay trong thành phần nghĩa vị của động từ. Ví dụ: chép (miệng), chậc (lƣỡi), ọe (thức ăn).

Ngoài ra trong thành phần nghĩa vị của động từ khách thể có thể có các nghĩa vị khác: “hành động” – “khách thể” – “khách thể” – “quan hệ tƣơng hỗ của hành động”: (chim), chí chóe (trẻ con cãi nhau), “hành động” – “công cụ” – “khách thể” – “phƣơng thức”: đét: “đánh vào lƣng, mông, bằng roi, không mạnh”; xoẹt: “cắt vật mãnh bằng dao, kéo, nhanh” …

Về mặt ngữ nghĩa, từ tƣợng thanh có những nét riêng biệt khác với từ thực. Ví dụ: từ tƣợng thanh có khả năng mô phỏng tiếng động một cách sinh động và biểu cảm, nhƣng nó không phải là tên gọi của tiếng động, tức là nó không có khả năng định danh. Vì vậy, có thể xếp từ tƣợng thanh vào cùng loại với từ cảm (tức là những từ do nguyên vị tình cảm trực tiếp tạo thành). Tuy nhiên chính sự mô phỏng tiếng động một cách sinh động và biểu cảm ấy- sự mô phỏng làm cho ngƣời nghe, qua tiếng phát ra từ cơ quan phát âm, có thể liên tƣởng trực tiếp đến tiếng động tự nhiên- là nội dung ngữ nghĩa của nó.

Loại thứ nhất gồm những từ láy là từ tiếng vang thực sự. Đó là những từ láy mô phỏng trực tiếp, gần đúng âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy, nhƣ:

-kính coong, thùng thùng, lộc cộc… -ái ái (kêu), oai oái…

-í ới (gọi nhau), nheo nhéo

Nghĩa của những từ này chỉ giản đơn là sự bắt chƣớc, sự mô phỏng và gợi tả âm thanh tự nhiên theo những quy tắc mà cơ chế láy cho phép.

Loại thứ hai gồm những từ láy mà sự mô phỏng âm thanh chỉ là “hình thức bên trong”, còn chức năng chính của nó đã là gọi tên sự vật hay hiện tƣợng quá trình phát ra âm thanh do từ mô phỏng. Đó vốn cũng là những “từ tiếng vang”, “từ tƣợng thanh” nhƣng đã đƣợc chuyển nghĩa theo phép hoán dụ, đƣợc dùng để biểu trƣng cho bản thân sự vật, hiện tƣợng, hay quá trình phát ra âm thanh mà từ mô phỏng. Những từ này có thể là danh từ, nhƣ bìm bịp (chim), cút kít (xe), bình bịch (xe),… có thể là tính từ, nhƣ chao chát, chát chúa… hoặc động từ, ví dụ: lục đục, rì rầm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu nghĩa của từ láy thuộc loại thứ nhất có mấy đặc điểm sau đây: -Khác với từ tiếng vang đơn âm tiết, từ láy đang xét bao giờ cũng phỏng âm thanh tự nhiên dƣới hình thái láy lại trong một sự hoà phối ngữ âm, theo quy tắc điệp và đối, nhƣ đã miêu tả: đốp->đôm đốp, kẹt->kẽo kẹt, bụp->bùm bụp, đét->đen đét, bõm->lõm bõm…

-Quan hệ âm- nghĩa trong từ láy thuộc loại này là quan hệ có lí do “trực tiếp”. Vỏ ngữ âm của từ khác nhau cốt là để mô phỏng những âm thanh khác nhau trong tự nhiên. Một yếu tố nào đó trong vỏ ngữ âm của từ thay đổi, thì bên cạnh những nguyên nhân bên trong của ngôn ngữ (những phƣơng tiện, những quy tắc ngữ âm vốn có), có một nguyên nhân quan trọng, nếu không nói là quyết định, là cốt để gợi tả cho đƣợc những sắc thái

khu biệt tinh tế của âm thanh tự nhiên. Đặc điểm này vừa phản ánh tính phổ quát (quan hệ có lí do giữa âm- nghĩa) vừa phản ánh tính đặc thù (khả năng và xu hƣớng diễn đạt một cách tinh tế những sắc thái khu biệt) của mỗi ngôn ngữ.

Vì là những từ mô phỏng tiếng động của những âm thanh trong tự nhiên nên hầu hết từ tƣợng thanh không có tính đa nghĩa. Tất cả những từ tƣợng thanh cụ thể đều chỉ có tính đơn nghĩa.Ví dụ:

Bập bập là từ mô phỏng tiếng gọi gà.

Boong là từ mô phỏng tiếng chuông.

Cồm cộp là từ mô phỏng tiếng to, trầm và vang xa , nhƣ tiếng của vật cứng nện liên tiếp trên mặt nền cứng.

Cục tác là từ mô phỏng tiếng gà mái kêu to sau khi đẻ hoặc khi hoảng sợ.

Theo mối quan hệ với hiện tƣợng khách quan, từ tƣợng thanh mô phỏng những âm thanh do ngƣời, động vật, sự vật phát ra còn các động từ tƣợng thanh đƣợc tạo thành theo quan hệ cải biến ngữ nghĩa (chuyển loại).

be be: “mô phỏng để kêu” --> be be “kêu” (nái và dê),

ực: “mô phỏng âm thanh phát ra khi nuốt” --> ực “nuốt”,

bịch: “mô phỏng âm thanh phát ra do vật bị rơi hay do đấm mạnh” -- > bịch “đấm”,

cốc cộc: “mô phỏng tiếng gõ” --> cốc, cộc “gõ” …

Những động từ tƣợng thanh này có thể phân ra theo phạm vi chủ đề, phạm vi hiện thực khách quan mà chúng biểu thị, thành các nhóm sau:

Những động từ biểu thị âm thanh do ngƣời phát ra: nói:

cƣời: khóc:

lúng búng, xì xào, lè nhè, ầm ừ, ừ hữ… ha hả, hô hố, khì khì, khúch khích… hu hu, oa oa, oe oe, ti tỉ, ré…

Những động từ biểu thị âm thanh do động vật phát ra: chít chít, chiếp chiếp, cục tác, o o, be be, ủn ỉn, cạc cạc, gừ gừ, ẳng ẳng…

Những âm thanh của sự vật, hiện tƣợng tự nhiên: a. Tiếng máy móc, động cơ: xình xịch, phành phạch

b. Tiếng gõ, va chạm kim loại: cốc, cộp, choang, xoảng, cạch… c. Âm thanh phát ra do sự chuyển động trong không gian, nƣớc: ào ào, ầm ầm, vù vù, chíu, tõm, tòm…

d. Tiếng nổ vũ khí: bùm, đẹt, đùng

Đây là những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên. Tính có lí do của các từ này thể hiện dƣới dạng một hình thái biểu trƣng ngữ âm đặc biệt là hình thái phỏng thanh (nên gọi là từ phỏng thanh hay từ tƣợng thanh).

Việc phân tích giá trị định danh của các từ tƣợng thanh cho thấy rằng, ý nghĩa định danh trực tiếp của các từ tƣợng thanh mang đặc điểm biểu vật rất rõ. Mức độ biểu vật đƣợc ghi lại bằng âm thanh của thực tế khách quan. Ý nghĩa của các từ tƣợng thanh đƣợc hình thành theo con đƣờng biểu trƣng hóa ngữ âm. Chẳng hạn, cốc: “tiếng gõ”, oạch: “mô phông âm thanh phát ra do bị ngã vì đƣờng trơn”.

Ý nghĩa định danh của các động từ tƣợng thanh nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chủ đề tiến hành hành động hay khách thể chịu tác động. Ví dụ: ủn ỉn (nói về lợn), oa oa (trẻ con khóc), chép (miệng), cốc (vào đầu)…

Nhƣ vậy, giá trị tƣợng thanh của những từ đang xét thể hiện ở khả năng mô phỏng, hay gợi tả một cách tinh tế và hài hoà âm thanh tự nhiên trong sự đa dạng về âm điệu, âm sắc của nó. Giá trị đó không hề mất đi ngay cả khi những từ này đƣợc dùng với nghĩa hoán dụ, tức là dùng để chỉ những sự vật hay quá trình phát ra tiếng động mà những từ ấy mô phỏng.

Bìm bịp vốn là từ mô phỏng tiếng kêu của một loài chim, đồng thời cũng là chỉ loài chim phát ra tiếng kêu ấy. Cút kít là tiếng vang của một loại xe đẩy

và cũng lại là từ chỉ loại xe phát ra tiếng động ấy… Trong những trƣờng hợp này, các từ kiểu bìm bịp, cút kít… cũng có chức năng định danh y hệt nhƣ nhà cửa, chim… Nhƣng đồng thời với chức năng định danh ấy, các từ này có giá trị gợi tả lớn hơn nhiều, do nguồn gốc tƣợng thanh và do hình thái chuyển nghĩa của nó. Nếu nói rằng chúng giàu tính hình tƣợng hơn thì đó cũng là một nhận định có căn cứ.

4.Về chức năng ngữ pháp của từ mô phỏng

Đặc điểm từ loại của từ tƣợng thanh tƣợng hình tiếng Việt: Thƣờng là động từ hoặc tính từ.

Ở ngôn ngữ nào cũng vậy, từ mô phỏng là một phần không thể thiếu đƣợc trong vốn từ vựng thuộc nhóm thể từ: những từ tƣợng thanh thƣờng là động từ hoặc tính từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số 587 từ mô phỏng khảo sát đƣợc thì có 446 từ mô phỏng là tính từ, 106 từ mô phỏng là động từ, còn lại 35 từ mô phỏng thuộc các thể loại từ khác nhƣ: 12 từ mô phỏng là động từ/tính từ, 11 từ mô phỏng là danh từ/tính từ, 6 từ mô phỏng là phụ từ, 4 từ mô phỏng là cảm từ và 2 từ mô phỏng là phụ từ/tính từ.

Trong đó tính từ chiếm số lƣợng nhiều nhất rồi đến động từ. Số lƣợng tính từ nhiều gấp 4,2 lần số lƣợng động từ và gấp 12,7 lần số lƣợng các loại từ khác.

Từ mô phỏng là tính từ cũng chiếm số lƣợng lớn nhất trong số những từ mô phỏng khảo sát đƣợc: 446/587.

Nhƣ chúng ta đã biết, tính từ là một từ loại cần thiết, có tác dụng miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt của tiếng Việt, đặc trƣng của tính từ là gọi tên tính chất về màu sắc, thuộc tính phẩm chất, mùi vị, hình dáng, kích thƣớc, … của sự vật.

Hầu hết những tính từ mô phỏng đều là từ tƣợng hình.

Trong khi đó, động từ có một số lƣợng từ khá lớn trong vốn từ vựng. Nó có vai trò hoạt động ngữ pháp hết sức quan trọng trong cấu tạo câu tiếng Việt. Động từ là từ loại có khả năng tạo từ, làm tăng vốn từ, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Việt. Qua khảo sát 587 từ mô phỏng tiếng Việt thì có 106 từ mô phỏng đƣợc xếp vào từ loại động từ chiếm hơn 18%, là số lƣợng từ mô phỏng, cao thứ 2 sau loại từ mô phỏng là tính từ.

- Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý nhƣ: kêu, gào, thét, quất, quật, nguây nguẩy, rục rịch…

- Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí nhƣ: nức nở

Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ.

+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tƣợng khác, ví dụ: gầm, gào, đu đưa, ấp úng, ho, khạc, thét, nghêu ngao…

+Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tƣợng khác hoặc tạo ra một đối tƣợng khác.Ví dụ: quất, quật, nốc (rượu), rồ (máy)…

Về chức năng ngữ pháp, trong tiếng Việt, từ tƣợng thanh tƣợng hình có thể đứng ở một số vị trí khác nhau trong câu và đóng nhiều vai trò, chức năng trong câu nhƣ:

– Có thể làm vị ngữ trong câu. Ví dụ:

Mái tranh / liêu xiêu.

VN Cậu bé / loắt choắt.

VN Con đƣờng / gồ ghề. VN

Nó / lắp bắp không ra tiếng. VN

Cây khế/ chi chít quả. VN

Cái máy khâu/ chình ình nơi góc nhà. VN

Thân thể nó/ gầy gò, yếu ớt. VN

-Chức vụ ngữ pháp phổ biến và thƣờng trực của động từ mô phỏng là trạng ngữ chỉ cách thức đứng trƣớc hoặc sau động từ trung tâm:

Ví dụ:

Gà / gáy le te. Chim/ hót líu lo. Nƣớc/ chảy ầm ầm.

Cô ấy chỉ khúc khích cười./Cô ấy chỉ cười khúc khích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt (Trang 49)