PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN UYÊNTRƯỜNG MẦM NON SỐ 1 THỊ TRẤN TÂN UYÊN --- ---SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN UYÊN
TRƯỜNG MẦM NON SỐ 1 THỊ TRẤN TÂN UYÊN
-
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Người thực hiện: Hồ Thị Vinh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Tổ chuyên môn: Mẫu giáo
Tân Uyên, tháng 3 năm 2012
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Giỏo dục mầm non là bậc học đầu tiờn của hệ thống giỏo dục quốc dõn, cú vai trũ đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền múng cho sự hỡnh thành và phỏt triển của nhõn cỏch con người Chớnh vỡ thế, hầu hết cỏc quốc gia và cỏc tổ chức quốc tế đều xỏc định giỏo dục mầm non là một mục tiờu quan trọng của giỏo dục
cho mọi người Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc
đời'' Chăm súc giỏo dục trẻ ở tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết; cụng việc đú đũi hỏi phải cú sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đỡnh
và xó hội để tạo ra một mụi trường giỏo dục thống nhất và thuận lợi, đõy cũng là một nguyờn tắc cơ bản được quỏn triệt trong quỏ trỡnh chăm súc giỏo dục trẻ mầm
non Điều 93 Luật Giỏo dục 2005 khẳng định“Nhà trường cú trỏch nhiệm chủ
động phối hợp với gia đỡnh và xó hội để thực hiện mục tiờu, nguyờn lý giỏo dục”.
Trường Mầm non cú nhiệm vụ chăm súc, nuụi dưỡng, giỏo dục trẻ để trẻ phỏt triển một cỏch toàn diện và chuẩn bị tõm thế cho trẻ bước vào lớp 1 Song khụng thể coi trường Mầm non là nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn quỏ trỡnh giỏo dục cho trẻ, bởi vỡ hàng ngày trẻ chỉ ở trường Mầm non với một thời gian nhất định, cũn lại trẻ sống ở gia đỡnh và chịu sự ảnh hưởng sõu sắc của mụi trường giỏo dục gia đỡnh Do đú để thực hiện mục tiờu giỏo dục núi chung, giỏo dục Mầm non núi riờng, khụng những phải làm tốt cụng tỏc giỏo dục trong nhà trường mà cũn phải kết hợp chặt chẽ với gia đỡnh và xó hội để làm tốt cụng tỏc chăm súc giỏo dục trẻ
Hồ Chủ Tịch đó dạy: "Giỏo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cũn
cần cú sự giỏo dục ngoài xó hội và trong gia đỡnh để giỳp cho việc giỏo dục trong nhà trường được tốt hơn Giỏo dục trong nhà trường dự tốt đến mấy nhưng thiếu giỏo dục trong gia đỡnh và ngoài xó hội thỡ kết quả cũng khụng hoàn toàn" Vỡ vậy việc kết hợp thống nhất giữa giỏo dục nhà trường, gia đỡnh
và xó hội đó trở thành một nguyờn tắc cơ bản của nền giỏo dục xó hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong thực tế hiện nay cho ta thấy trường nào cú chất lượng chăm súc giỏo dục trẻ tốt hơn thỡ nơi đú mối quan hệ giữa nhà trường, gia đỡnh và xó hội gắn bú, thường xuyờn cú sự kết hợp chặt chẽ thống nhất ba mụi trường giỏo dục trong quỏ trỡnh chăm súc giỏo dục trẻ
Xỏc định được tầm quan trọng cũng như vai trũ, vị trớ của cụng tỏc kết hợp giữa nhà trường, gia đỡnh và xó hội trong việc chăm súc giỏo dục trẻ nhằm làm tốt hơn cụng tỏc chăm súc giỏo dục trẻ, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đỡnh và xó hội, từng bước đỏp ứng mục tiờu, chiến lược phỏt triển giỏo dục Mầm non trong thời kỳ cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện phỏp kết hợp giữa nhà trường, gia đỡnh, xó hội nhằm
Trang 3nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” ở trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên - HuyÖn T©n Uyªn
II Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác chỉ đạo “Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ” ở trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên
Nghiên cứu nội dung và biện pháp chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non trong
2 năm học trước tại trường Mầm non Thân Thuộc; tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong năm học 2011- 2012 tại trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu
lý luận (Tìm đọc sách và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu); phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp trò chuyện; phương pháp thống kê toán học
IV Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ vấn đề lý luận của công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ
Dựa vào tình hình thực tiễn, đề tài phân tích thực trạng về công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trường Mầm non
Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực, tài lực trong xã hội Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường Mầm non
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ngành học cho mọi tầng lớp nhân dân, tạo niềm tin tưởng vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường, tuyên truyền sâu rộng về ngành học, nâng cao chất lượng đội ngũ
Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền tới phụ huynh học sinh và các đoàn thể xã hội, tổ chức hoạt động dựa trên đặc trưng của ngành học và có vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn quản lý
Kết hợp công tác chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội với giáo viên
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận:
1 Chức năng của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Dân tộc ta vốn có truyền thống rất coi trọng gia đình vì nó là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mỗi con người Mỗi con người sinh ra
ai cũng có gia đình, việc nuôi dạy con là công việc quan trọng nhất của mỗi gia đình
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, gia đình có cấu trúc đa dạng về đời sống, là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp Do đó việc giáo dục mang tính phối hợp mhiều mặt, phương pháp giáo dục của gia đình là thuyết phục, giảng giải, lắng nghe và trao đổi ý kiến
Gia đình là cái nôi của xã hội, cái nôi đầu tiên giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách trẻ Chăm sóc giáo dục trẻ là một quá trình liên tục và lâu dài, diễn ra mọi lúc, mọi nơi Trẻ nhỏ chủ yếu sống trong sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ, của những người thân trong gia đình và trường Mầm non, đặc biệt là sự chăm sóc giáo dục tận tình của cô giáo Mầm non
Giáo dục gia đình có ưu thế hơn xã hội và giáo dục nhà trường vì nó xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, có khi không cần lời nói mà chỉ cần qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình, gia đình là một tổ ấm đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ nhỏ phát triển Nhân cách của đứa trẻ phụ thuộc một phần vào nề nếp gia đình, giáo dục phải được bắt đầu từ gia đình rồi mới đến nhà trường và xã hội Gia đình là cơ sở hết sức quan trọng cho sự hình thành nhân cách của mỗi con người từ nhỏ đến khi trưởng thành và về sau
Ngày nay xã hội đã xác định giáo dục con cái là trách nhiệm của gia đình, như điều 64 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
“Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con trở thành người công dân tốt, con cháu
có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông, bà, cha, mẹ” Với một nguồn tình cảm
tự nhiên các gia đình đã thực hiên chức năng giáo dục con cái một cách tích cực với mong muốn có những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, lớn lên là người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội
Maraken đã khẳng định: “Những gì bố mẹ làm được cho con trước 5 tuổi
đó là đã đạt 90% kết quả của quá trình giáo dục”.
2 Vị trí, nhiệm vụ của trường Mầm non trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Có thể nói giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ Theo su thế tiến bộ của thời đại đây là khâu đầu tiên của quả trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, những
Trang 5năm đầu của cuộc đời trẻ nhỏ có tầm quan trọng đặc biệt, đó là thời kỳ mà sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh, nhân cách bắt đầu được hình thành; khối lượng thu hoạch đạt được rất lớn khiến chúng ta có thể coi sự thành đạt trong những năm đầu đời của trẻ quyết định lớn đến tương lai sau này Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi thành người chủ tương lai của đất nước, đó là một người con người cường tráng về thể chất, phát
triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức Bởi vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực kỳ quan trọng của sự nghiệp đào tạo con người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách
Do vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non phải nhằm đạt được mục tiêu: Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu trên trường Mầm non cần kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường với gia đình và xã hội nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất
3 Sự cần thiết phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã khảng định: "Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn đảng, của nhà
nước và của toàn dân Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo Kết hợp chặt chẽ giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng và từng tập thể".
Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa học Đội ngũ giáo viên Mầm non được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, thực sự biết tổ chức và thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt động bằng phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tối ưu cho
sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và trang bị những kiến thức cơ bản nhất định, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 Kết hợp giữa nhà trường và gia đình
sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
II Thực trạng của đề tài
1 Thực trạng:
Năm học 2011-2012 được sự phân công UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên bản thân tôi được điều động về công tác tại trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên Trường có 2 điểm trường cách nhau 1,5 km; địa bàn tương đối rộng gồm 9 khu phố Thị trấn Tân Uyên là nơi sinh sống của 10 dân
Trang 6tộc gồm: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy Trong đó, người Kinh chiếm số đông với gần 58% Mặc dù là trường thị trấn thuộc trung tâm huyện nhưng phần đa học sinh là con em công nhân Công ty trà, nông dân, buôn bán;
và một điểm trường 100% học sinh là dân tộc thiểu số nên phần do mải lo toan cuộc sống gia đình, phần nhận thức về ngành học Mầm non của một số phụ huynh còn hạn chế bởi vậy chưa thực sự quan tâm tới việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ còn phó mặc cho nhà trường; đóng góp bữa ăn cho trẻ tại trường chưa đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ…
Tìm hiểu những năm qua cho thấy công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên đã được quan tâm
và bước đầu đạt những kết quả nhất định Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quá trình triển khai công tác này còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết Để đẩy mạnh hơn nữa công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cần sử dụng một cách đồng
bộ các giải pháp khác nhau
Với việc vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm chỉ đạo “Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội", sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình tâm huyết với nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên nên năm học 2011 - 2012 nhà trường đã đạt được những thành công nhất định, góp phần phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thị trấn Tân Uyên nói riêng và huyện Tân Uyên nói chung
Năm học 2011 - 2012 quy mô phát triển được tăng lên rõ rệt, mạng lưới lớp học được phát triển theo quy hoạch Toàn trường hiện có 2 điểm trường/ 11 lớp với 328 học sinh Công tác phát triển số lượng, chất lượng của nhà trường ngày càng tăng lên được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2
* Bảng 1: Công tác phát triển số lượng:
Tổng số học sinh 0 đến 2 tuổi 81 96
Tỷ lệ huy động 0 - 2 tuổi ra lớp 36% 45,3%
Tổng số học sinh 3 - 5 tuổi ra lớp 221 232
Tỷ lệ huy động 3 -5 tuổi ra lớp 90,1% 95,7%
Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100% 100%
Trang 7Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ trẻ đến trường tăng dần, hệ thống trường lớp ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc địa phương
* Bảng 2: Công tác chất lượng nuôi dạy trẻ:
Năm học 2010 -2011 nhà trường có 90% học sinh được ăn bán trú với hình thức nấu ăn, mức ăn 8000 đồng/ngày/1 trẻ; 10% học sinh ăn cơm cặp lồng Đến năm 2011 -20112 đã có 100% học sinh ăn bán trú với hình thức nấu ăn, mức ăn nâng lên 12000 đồng/ngày/1 trẻ; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày được nâng cao
Cụ thể:
Năm học
Chất lượng chăm sóc Chất lượng giáo dục
CNBT SDDV CCBT TCĐ1 Bé khoẻ
Bé ngoan
Bé chăm
Bé sạch
2010 - 2011
273 (90,4%)
29 (9,6%)
272 (90,1%)
30 (9,9%)
272 (90,1%)
258 (85,4%)
273 (90,4%)
284 (94%)
2011 - 2012
310 (94,5%)
18 (5,5%)
307 (93,5%)
21 (6,5%)
315 (96%)
310 (94,5%)
312 (95,1%)
326 (99,4)
* Về cơ sở vật chất:
- Các lớp đều được cấp bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo
độ tuổi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập của học sinh
- 100% học sinh có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Các lớp trang trí đẹp phù hợp chủ đề và môi trường giáo dục
- Bếp ăn được trang cấp đầy đủ dụng cụ phục vụ công tác nuôi dưỡng
- Nhà trường được cấp đất chuẩn bị xây dựng trường theo quy hoạch mới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương
* Về danh hiệu thi đua, giáo viên dạy giỏi:
- Năm học 2010 - 2011: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 50%; tổ Mẫu giáo và tổ Nhà trẻ được UBND huyện tặng Giấy khen “Tập thể lao động tiên tiến”, có 56,5% cá nhân đạt lao động tiên tiến trở lên, trong đó 12,5% cán bộ giáo viên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”
- Năm học 2010 - 2011: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 72,5% Tập thể nhà trường và 2 tổ Nhà trẻ, Văn phòng phấn đấu đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đề nghị UBND huyện tặng Giấy khen; tổ mẫu giáo phấn đấu đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc”
Trang 82 Đánh giá thực trạng:
Đời sống của một số phụ huynh trên địa bàn còn khó khăn về kinh tế, sự nhìn nhận về giáo dục mầm non một số phụ huynh còn chưa đúng, chưa nhận thấy trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ; các yêu cầu của nhà trường chưa được phụ huynh thực hiện đầy đủ, bữa ăn của trẻ ở trường chưa đủ dinh dưỡng
Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ, các biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa đồng bộ Xuất phát từ những tồn tại cơ bản trên, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn và từ nhận thức vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành nghiên cứu vận dụng một số biện pháp “Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ” mà tôi đã thực hiện thành công tại trường Mầm non Thân Thuộc
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1 Nâng cao nhận thức vai trò vị trí ngành học mầm non cho đội ngũ giáo viên, đoàn thể xã hội và cộng đồng.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập các Chỉ thị Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của tỉnh và chính sách phát triển giáo dục Mầm non, kế hoạch thực hiện đề án phổ cập cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015 Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên gắn liền với việc học tập “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” Qua việc học tập các Nghị quyết cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc quan điểm chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước về giáo dục Mầm non đồng thời thấy rõ vị trí, nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục Mầm non hiện nay
Xây dựng kỷ cương, nề nếp nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục khoa học lành mạnh phù hợp với giáo dục Mầm non
Tăng cường công tác Đảng trong nhà trường, lấy Chi bộ Đảng là hạt nhân chính trị giúp đội ngũ giáo viên nắm bắt nhanh nhất các quan điểm của Đảng về giáo dục mầm non; đồng thời giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
Nâng cao hiệu lực của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng tập thể đoàn kết
Khi cán bộ, giáo viên nhà trường hiểu, nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, của ngành học thì chính họ là những tuyên truyền viên tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội về ngành học Từ đó nâng cao
Trang 9trách nhiệm, phối hợp giũa nhà trường, gia đình và xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Bản thân tôi nhận thấy giáo dục Mầm non khác với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân: Giáo dục Mầm non gắn liền với dân, sự tồn tại, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc vào sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội Như Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong " Vì vậy làm tốt công tác kết hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội sẽ đẩy giáo dục Mầm non tiến lên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tạo niềm tin và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc địa phương
2 Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền với các
gia đình và đoàn thể xã hội.
* Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Trường Mầm non là nơi tập trung lực lượng phụ huynh khá đông nên công tác tuyên truyền có nhiều thuận lợi, vì vậy tôi đã lập kế hoạch, nội dung hình thức tuyên truyền cụ thể thiết thực
- Thông qua chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học mà nhà trường cần được thực hiện trong năm học Cụ thể về số lượng, chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất thực hiện các chuyên đề…
- Thông báo các nội quy, nề nếp quy định cụ thể về cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh để thống nhất cùng thực hiện
- Thông qua Hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học, cuối học kì
và tổng kết năm học, để phụ huynh cùng nắm được những kết quả của cô, trẻ và nhà trường đã đạt được đồng thời cùng đánh giá chỉ rõ những tồn tại cần quán triệt khắc phục cho năm học tới
- Xây dựng kế hoạch nội dung và thời gian để cùng ban phụ huynh họp bàn trao đổi các vấn đề liên quan đến các hoạt động của nhà trường tối thiểu 5 lần /năm
* Đối với giáo viên đứng lớp:
- Xây dựng góc tuyên truyền của lớp học: 100% các lớp đều có góc tuyên truyền với nội dung tuyên truyền và hình thức phong phú hấp dẫn:
Ví dụ: - Tuyên truyền về một số bài học trong tháng: Làm quen với Toán,
Chữ Cái, Thơ, Truyện, Môi trường xung quanh, kết hợp góc chơi: Bé tập làm bác sĩ, an toàn giao thông
- Tuyên tuyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho học sinh theo giai đoạn, theo mùa, một số thức ăn phù hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ, kết quả khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ
Trang 10- Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp
- Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cô và cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt,
xé, dán
- Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo mùa, theo tháng nên gây được sự chú ý và để phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới
- Thống nhất với các bậc phụ huynh của nhóm lớp về nội quy, nề nếp, những yêu cầu về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng phục vụ các chuyên đề cần có của trẻ ở trường để cùng kết hợp thực hiện
Tối thiểu 3 lần /năm (họp toàn thể) và các hình thức khác ngoài các cuộc họp đã định cần chủ động tuyên truyền qua góc tuyên truyền, qua sinh hoạt hàng ngày, qua các sản phẩm của trẻ và nhiều hình thức khác
* Lãnh đạo nhà trường và giáo viên:
Cần chủ động về phương tiện tuyên truyền, nội dung tuyên truyền sao cho sát với yêu cầu của từng thời điểm, tạo hiệu quả cao nhất
3 Tuyên truyền qua thông tin đại chúng:
Nhà trường có hệ thống loa đài thường xuyên mở nhạc để cho các cháu tập thể dục buổi sáng và mở băng nhạc thiếu nhi, những băng cô hát cho trẻ nghe, băng trẻ thơ hát chúng tôi đã sắp xếp thời gian để mở băng tuyên truyền
và đọc tin bài viết qua loa phát thanh vào giờ đón, trả trẻ phụ huynh đưa đón con vào các ngày thứ 3 và thứ 5
Để có tin nhà trường đã mua các băng tuyên truyền của Vụ giáo dục Mầm non; băng của y tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu; viết tin bài cứ một tháng viết một bài, nội dung viết được thống nhất trong ban giám hiệu Tuỳ theo thời điểm và các hoạt động trong tháng mà viết bài cho phù hợp
Ví dụ: Ngày khai giảng thì đưa tin về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường;
Ngày tết trung thu thì đưa tin về lễ hội trung thu mà nhà trường đã tổ chức cho các cháu tại trường; bài viết về kết quả khám sức khoẻ lần 1, 2 cho trẻ trong trường Mầm non; bài viết về các hội thi của trường trong năm học; bài viết về cách phòng chống bệnh chân tay miệng….bên cạnh đó nhà trường còn mời phóng viên truyền thanh truyền hình huyện về quay hình ảnh và đưa tin các hội thi do trường tổ chức để đông đảo quần chúng nhân dân được nghe, được nhìn thấy các hoạt động, kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường Qua hội thi họ hiểu hơn về các hoạt động của trường Mầm non, nắm bắt được các nội dung giáo dục trẻ trong nhà trường, tạo niềm tin về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và có trách nhiệm hơn về công tác phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ Đây là biện pháp tuyên truyền của nhà trường trong năm học qua có sự thành công đáng kể