Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
200,5 KB
Nội dung
PHÂNNNNN HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ BÌNH CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MN XUÂN THẮNG MÔN: QUẢN LÝ Đề tài: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non. 1 . Đặt vấn đề: "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" Vâng đúng như vậy, việc chăm sóc những mầm non của thế hệ tương lai không chỉ là trọng trách nhiệm vụ của các nhà giáo, nhà khao học mà còn là trọng trách của cả gia đình và toàn xã hội. Một đứa trẻ cùng vứi niềm vui của những người bố, người mẹ còn có thêm những trách nhiệm làm thế nào để nuôi bé khôn lớn trưởng thành. Ai cũng mong muốn con mình không chỉ là một đứa trẻ khoẻ mạnh mà còn phải phát triển cân đối hài hoà về tất cả các mặt. Vì trẻ em hôm nay chính là những nhân tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó để bé lớn lên khoẻ mạnh cân đối hài hoà về các mặt thì việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ nhưng năm đầu đời là vô cùng quan trọng, đó là một yêu cầu không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đây là vấn đề mang tính thời đại và cấp thiết đối với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non – mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1 Trường Mầm non nói chung, lớp nhà trẻ nói riêng, đây là môi trường thuận lợi nhất, ở đây trẻ sẽ được cung cấp những kiến thức sơ đẳng nhất, cần thiết nhất trên tất cả các lĩnh vực tạo điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển những phôi phai trí tuệ ấp ủ trong trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của cả nhân dân Việt Nam suốt cuộc đời mình đã hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ.Bác đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt, bác đã dành cho trẻ em những tính cảm yêu thương vô bờ, mỗi lần đi thăm nhà trẻ gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở:Giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt để nuôi dạy các cháu ngoan và khoẻ.Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non: Muốn cho người mẹ sản xuất tốt cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ.Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này các cháu mới thành người tốt.Và hôm nay đây, tầm quan trọng của giáo dục mầm non càng được nhận thức đúng đắn, sâu sắc.Nghị quyết TU4 khoá VII đến nghị quyết TW2 khoá VIII lần lượt ra đời đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.Đảng xác định chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé chính là sự đầu tư lâu dài, tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế – xã hôi tương lai: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. ” Đối với gia đình, nhà trường, người mẹ và cô giáo đóng một vai trò to lớn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ “Mẹ và cô là hai cô giáo, cô và mẹ là hai mẹ hiền”. Đến trường trẻ được các cô chăm lo dạy bảo từ những bước đi chập chững, từ những lời nói bập bẹ đầu tiên. Mọi nỗi niềm các cô ấp ủ cũng là mục tiêu phấn đấu của cả trường đó là tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục hiện nay. 2 Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của toàn xã hội xong thực tế việc chăm sóc, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng đang còn nhiều khó khăn bất cập trong quá trình phát triển. Nhà trường vừa phải phát triển qui mô trường lớp, động viên khuyến khích trẻ ra lớp, vừa phải nâng cao chất lượng giáo dục trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng nhu cầu của địa phương và gia đình trẻ còn nhiều hạn chế. Một trong những giải pháp có tính quyết định để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là cải tiến công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng chăm sóc giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự năng động, sự nhạy bén của người hiệu trưởng và của từng cô giáo, sự nhận thức của từng trẻ cộng điều kiện chăm sóc, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.Từ chế độ sinh hoạt, quá trình phát triển ngôn ngữ đến quá trình vận động của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để trẻ phát triển và hoàn thiện một cách tự nhiên, mỗi cô giáo cần nắm vững qui trình chăm sóc, giáo dục theo đúng qui định của ngành. Xuất phát từ những lí do trên cùng với quá trình công tác, nghiên cứu thực tế, tôi chon đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non. 2. Mục đích đề tài: Nghiên cứu thực trạng quản lý chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non Xuân Thắng và đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ NHÀ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THẮNG . 1. Những khó khăn và thuận lợi: a. Thuận lợi: - Các cấp ban ngành trong xã và tập thể cán bộ giáo viên trong trường đã xác định rõ mục tiêu giáo dục mầm non là chiến lược lâu dài là nền tảng cho giáo 3 dục phổ thông “ Muốn cây phát triển được thì mầm của nó phải khoẻ mạnh”. Được sự quan tâm của các Cấp chính quyền Địa phương các ban ngành Đoàn thể, các bậc phụ huynh tới sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất đang từng bước được cải thiện.Với sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với Địa phương trường đã xây dựng xong khu trung tâm và bếp ăn đang đưa vào sử dụng. Nhờ cơ chế chuyển đổi vật nuôi cây trồng mà đời sống nhân dân trong xã dần được cải thiện ngày một khá lên. Người dân quan tâm đến việc học hành của con em mình nhiều hơn. Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề , mến trẻ, 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đã tạo được lòng tin cho nhân dân, nhà trường chính là nơi yên tâm tin tưởng nhất để các bậc cha mẹ gửi gắm con em mình.Vì vậy chất lượng giáo dục ngày một tăng lên, số cháu ra lớp ngày càng đông. b. Khó khăn: - Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn một số khó khăn ảnh hưởng đến giáo dục của nhà trường. Xã Xuân Thắng là một trong những xã miền núi của Huyện Thọ Xuân, địa bàn rộng dân cư phân phối không đồng đều, dân chủ yếu là dân tộc Mường (Chiếm 85%) dân trên toàn xã sống chủ yếu bằng nghề nông: Trồng mía, trồng lúa nước, trồng luồng, làm nương rẫy Đời sống của đa số giáo viên ngoài biên chế còn gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học còn hạn chế. Ngân sách địa phương còn hạn hẹp chưa giúp được nhiều cho giáo dục, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trình độ nhận thức của đại đa số các bậc phụ huynh với bậc học mầm non còn thấp, nhiều bậc phụ huynh còn có thái độ thờ ơ điều đó ảnh hưởng không ít đến tâm lý cán bộ giáo viên. 4 Điều kiện kinh tế nhân dân trong xã còn nghèo không đủ tiền để đóng góp cho con em đi học. Vì vậy các em hay bỏ học giữa chừng. 2. Đặc điểm của nhà trường: Trường mầm non Xuân Thắng thành lập từ năm 1978, bước đầu thành lập mới chỉ có một số nhóm trẻ, cơ sở vật chất, phòng học mới chỉ là hình thức tạm bợ, cơ sở vật chất trang thiết bị phòng học còn thiếu thốn nhiều.Qua quá trình phấn đấu trường đã từng bước vượt qua mọi khó khăn để đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng nâng lên.Trường mầm non bán công, thuộc v ùng núi thấp,các cháu chủ yếu là người dấn tộc, nhiều cháu chưa nói được tiếng phổ thông. Để việc nghiên cứu thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ đạt kết quả, tôi tách riêng trẻ trong độ tuổi nhà trẻ để nghiên cứu. Bảng :Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhà trẻ đầu năm học tháng 9/ 2010 Năm học Tổng số trẻ được cân đo Cân nặng Chiều cao Tháng 9/2010 91 Kênh BT Kênh SDD(dưới -2 và -3) Cao hơn so với tuổi (trên +2 và +3) Kênh BT Kênh thấp còi Kênh cao hơn so với tuổi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 77 84,6 14 16,4 0 0 76 83,5 15 16,5 0 0 Bảng : Chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ đầu năm học tháng 9/ 2010 Năm học Tổng só trẻ TX TT CC SL % SL % SL % 5 Tháng 9/ 2011 91 54 59,3 28 30,7 9 10 3. Thực trạng quản lí việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trương mầm non Xuân Thắng. Công tác giáo dục mầm non của trường mầm non Xuân Thắng trong những năm qua đã thu được một số kết quả nhất định, số trẻ khoẻ mạnh, chăm ngoan học giỏi ngày càng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, công tác giáo dục còn một số tồn tại đáng kể. * Thứ nhất : Giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm lại giao cho đứng chính của lớp ,và ngược lại giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ lại là giáo viên phụ lớp * Thứ hai: giáo viên nằm trong định biên còn thiếu, số giáo viên trong biên chế tuổi đời cao chưa đạt trình độ chuẩn vẫn phải đứng lớp một số đơn vị đội, việc tiếp cận với phương pháp mới còn nhiều bất cập và hạn chế. * Thứ ba: Số trẻ là người dân tộc( trẻ từ 18 đến 36 tháng) chiếm một số lượng lớn, việc dạy những trẻ này phát triển ngôn ngữ theo tiếng phổ thông làm một công việc hết sức khó khăn, bởi lẽ:khi trẻ ở nhà những người thân của trẻ giao tiếp với chỉ bằng tiếng dân tộc mà không nói tiếng phổ thông. * Thứ tư: Trường mầm non Xuân Thắng là một trường miền núi, dân cư thưa thớt và địa bàn lại rộng, tổng các lớp học là 14 nhóm lớp, nhưng chỉ có 05 nhóm lớp học tập trung, còn lại 09 nhóm lớp đang còn phân bổ lẻ tẻ tại các thôn xóm. Chính vì vậy rất khó khăn cho việc thực hiện, chỉ đạo chuyên môn và quản lý, năm học 2010- 2011 trường chúng tôi vẫn đang thực hiên chương trình đổi mới hình thức giáo dục. 6 Qua thực tế quan sát, trao đổi với ban giám hiệu, với giáo viên chúng tôi nhận thấy: * Đối với các cháu : 80% các cháu thực hiện tốt. Còn 20% các cháu còn rụt rè nhút nhát, kém ăn hay khóc không chịu chơi, tập. * Đối với cô: - 90% giáo viên thực hiện đúng yêu cầu. - 94% giáo viên có thái độ tốt, tổ chức tốt mọi hoạt động cho trẻ, ăn nói nhẹ nhàng có tác phong sư phạm chuẩn mực, yêu thương gần gủi cởi mở và trò chuyện với trẻ, biết tuyên truyền trao đổi giao tiếp tạo lòng tin với phụ huynh - 6% cô giáo chưa thực hiện tốt, trong mọi hoạt động còn dập khuôn cứng nhắc, chưa linh hoạt. 4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên : - Việc xây dựng kế hoạch và quản lí chăm sóc giáo dục của hiệu trưởng nhà trường chưa được sát sao, chặt chẽ, chưa cụ thể. - Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Địa bàn dân cư rộng, các lớp lẻ đông nằm rãi rác ở rãi rác ở các đơn vị đội, các lớp cách xa nhau. Nên việc quản lý của Hiệu trưởng đến từng giáo viên, từng nhóm lớp là rất khó khăn, việc chỉ đao, kiểm tra nhắc nhở thường xuyên trong công tác dạy và học chưa dược thường xuyên liên tục nên nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động. -Số trẻ nhà trẻ đến lớp còn ít không đều đặn, số trẻ ở nhà với ông bà còn nhiều - Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn quá nghèo nàn chưa đồng bộ, phòng học chật hẹp thiếu thốn, không đủ diện tích thiếu ánh sáng . - Đời sống của đội ngũ giáo viên ngoài biên chế còn gặp nhiều khó khăn. 7 - Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa thực sự đổi mới trong giảng dạy. - Môi trường chăm sóc giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu - Sự quan tâm của lảnh đạo các cấp đối với giáo dục mầm non là chưa thoả đáng về cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ: Từ thực tế, việc chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non cùng với việc quản lí, chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường, tôi đã rất trăn trở nghiên cứu, tìm tòi và tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hiệu trưởng quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ trong nhà trường. 1. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ. - Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên khi đón trẻ cần thực hiện tốt những vấn đề sau: + Phải có thái đọ thân mật, niềm nở đối với cháu, dỗ dành cháu để cháu vui vẻ và lớp cùng các bạn. + Hướng dẫn trẻ biết chào cô, chào các bạn, chào người lớn khi trẻ và lớp. + Hướng dẫn cháu cất mũ, áo, dép. Vào nơi qui định để từ đó hình thành cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng. + Đối với phụ huynh: Phải tôn trọng phụ huynh, phải biết tiếp thu ý kiến đóng góp của phụ huynh, có vấn đề gì liên quan đến trẻ cần trao đổi với phụ huynh, cùng nhau bàn biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt việc ăn ngủ cho trẻ: + Cô phải tổ chức cho trẻ ăn ngủ đúng giờ. Phải chú ý cho trẻ ăn ngủ hợp lí, ăn uống hợp vệ sinh, phải tạo cho trẻ cảm giác luôn muốn ăn và ăn ngon miệng. Nếu trẻ không muốn ăn thì cô giáo phải tìm nguyên nhân và biện pháp để xử lí kịp thời. Cô giáo không được quát mắng, doạ nạt khi trẻ lười ăn, không bắt trẻ ăn khi trẻ đang khóc, cần hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống. 8 + Đối với các bữa ăn: Phải xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, thức ăn được lựa chọn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ ,giúp trẻ ăn ngon miệng vừa góp phần tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và giúp trẻ phát triển thể lực. + Yêu cầu giáo viên tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ sâu và ngủ đủ giấc. Tạo cho trẻ có cảm giác được an tâm, được âu yếm vỗ về, yêu thương trong giấc ngủ. - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt khâu vệ sinh. + Giáo viên phải dạy trẻ từ việc nhỏ nhất là vệ sinh thân thể, mặt mũi, chân, tay, quần áo sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt và đi tiểu tiện đúng nơi qui định từ đó hình thành cho trẻ có nề nếp vệ sinh. - Khi trả trẻ, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên: + Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tạo cho trẻ không khí vui vẻ khi trẻ về nhà với gia đình. + Trong khi trẻ chờ đợi gia đình đến đón, cô có thể đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ xem tranh hay chơi các trò chơi do trẻ tự chọn tạo cho trẻ ấn tượng tốt với lớp, với trường để ngày mai trẻ lại thích đến trường với cô, với bạn. + Dạy trẻ biết lấy đồ dùng của mình, biết chào cô, chào bạn khi ra về. 2. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc phát triển vận động cho trẻ. . Căn cứ vào từng độ tuổi của trẻ, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch vận động cho trẻ phù hợp đảm bảo nguyên tắc giữa động và tĩnh, giúp trẻ bớt mệt mỏi, căng thẳng, không vận động quá sức. - Chọn các bài tập và các trò chơi gây hứng thú cho trẻ đồng thời có tác động chung đến sự vận động của cơ thể đặc biệt là sự vậ động tích cực của cá cơ bắp. - Cô hướng dẫn trẻ vận động từ đơn giản đến phức tạp, cần khuyến khích trẻ hoạt động song tránh hoạt động quá sức. Ví dụ: + Đối với trẻ năm đầu: Trẻ đi chưa vững, cô nên tập cho trẻ đi, tập đi chậm rồi đi nhanh và tập những động tác đơn giản nhất như nâng tay cao, hạ tay 9 xuống hay xoay cổ tay. Cô có thể tập cho từng trẻ để các trẻ có thể quan sát, hướng dẫn trẻ, uốn nắn trẻ những động tác sai, tư thế sai như đi lệch vai, khuềnh chân hay ngồi cong lưng. + Đối với trẻ năm thứ hai: Cô hướng dẫn trẻ những bài tập khó hơn một chút như chạy chậm, tập các bài tập thể dục, chơi các trò chơi vận động như bắt chước động tác của các con vật. Song cô cũng cần lên kế hoạch cụ thể để tránh hoạt động quá sức làm trẻ mệt. + Đối với trẻ năm thứ ba: Cô có thể tổ chức vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nếu có thể: Tổ chức trong giờ học, giờ luyện tập, giờ vui chơi, ở tuổi này, trẻ rất thích thú với việc vận động và trẻ vận động dẻo dai hơn, trẻ chạy nhanh, chạy thăng bằng tốt, phức tạp hơn trẻ vừa bò, vừa chui qua vòng hay trẻ nhảy và ném bóng. . . Như vậy người lớn cần chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ để xây dựng kế hạch phát triển vận động cho trẻ hợp lí. 3. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch và hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật, đồ chơi. Hoạt động với đò vật,với đồ chơi là hoạt động chủ đạo của tuổi nhà trẻ. Hoạt động này có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ,nó chi phối mọi hoạt động, do vậy hiệu trưởng chỉ đậo giáo viên nhận thức rõ vai trò của hạt động này để lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi, chủ đề, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà. - Đối với nội dung này, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên cần phải: + Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất, sân chơi sạch sẽ để trẻ có thể tích cực hoạt động. + Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi thích hợp, không nên để đồ chơi một chỗ mà nên để rải rác trên sàn hay treo lơ lửng trẻ nên ngang với tầm với trẻ để để trẻ lớn 10 [...]... các phương pháp, biện pháp dạy học nhà trường giúp trẻ phát triển toàn diện hài hoà về thể chất và trí tuệ Với nội dung đề tài này, tôi đã đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đặc biệt là trường mầm non Xuân Thắng nơi tôi nghiên cứu: Muốn làm tốt công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng... cơ sở lý luận, thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Xuân Thắng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ,chắc chắn rằng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thành ở mức độ cao hơn 3 Một số kiến nghị: - Đề nghị phòng giáo dục, Sở giáo dục, ... trực tiếp chăm sóc trẻ là những tấm gương học tập và noi theo,là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mâm non Hiệu trưởng lên kế hoạch cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học.Hàng năm tổ chức thi trang trí sắp xếp ở các lớp ,nhằm đáp ứng cải thiện môi trường giáo dục và đó cũng là việc làm hiệu quả trong đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo... % 95,6 4 4,4 0 0 Bảng : Chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ đến tháng 05/2011: 19 Năm học Tổng số trẻ TX TT CC SL tháng 91 % SL % SL % 63 69,2 28 30,8 0 0 05/ 2011 2 Bài học kinh nghiệm: Trường mầm non là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đảm nhận việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 6-72 tháng tuổi Việc chăm sóc giáo dục trẻ phải tuân theo nội dung chương trình của bộ giáo dục qui định, cùng với việc... hiệu trưởng phải thật sự tâm huyết, thường xuyên ,sát sao, phát huy hết khả năng mạnh dạn sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ ,nhiệt tình không quản khó khăn Nêu cao tinh thần "Tất cả vì trẻ thơ thân yêu" - Hiệu trưởng trường mầm non cần thực hiện tốt các nhóm biện pháp sau : + nhóm biện pháp quản lý mục tiêu nhiệm vụ năm học + nhóm biện pháp quản lý các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ + Nhóm biện pháp quản lý... cầu của xã hội - Hiệu trưởng huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ sự đóng góp của cha mẹ trẻ đó là chủ trương đa dạng hoá nguồn lực cho giáo dục mầm non 10.Hiệu trưởng chỉ đạo quản lí bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Để chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phát triển tốt đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần chỉ đạo, xây dựng... trẻ nhà trẻ ở trường mầm non Xuân Thắng trong năm học 2010 – 2011 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt Số trẻ nhà trẻ ra lớp tăng lên đáng kể, đạt 41% so với tổng điều tra trẻ nhà trẻ Chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên rõ rệt đặc biệt là chất lượng nuôi dưỡng, 100% trẻ tăng cân và trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khoẻ định kì Trong năm nhà trường không có trường hơp nào bị ngộ... học mầm non - Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học - Có biện pháp nâng cao đời sống cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phấn đấu yên tâm công tác Nếu làm tốt những điều trên đây tôi tin rằng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhất là trẻ nhà trẻ sẽ đạt kết quả tốt, như vậy chúng ta đã góp một. .. trong trường hợp cần thiết 6 Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch và an toàn cho trẻ: Hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức của giáo viên ,cán bộ công nhân viên trong toàn trường về vai trò của môi trường giáo dục đối với sự phát triển toàn 13 diện của trẻ. Yêu cầu giáo viên tổ chức môi trường giáo dục sao cho phù hợp.Đây được coi là biện pháp then chốt bởi vì đội ngũ giáo viên,cán... cho trẻ Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với trẻ, có giá trị thẩm mĩ Có như vậy mới thu hút được trẻ đến trường lớp và lôi cuốn trẻ vào các giờ học 18 - Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng và bảo quản đồ chơi trong lớp, trong trường III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1 kết quả đạt được: Chính áp dụng những biện pháp trên trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường . cứu: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non. 2. Mục đích đề tài: Nghiên cứu thực trạng quản lý chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm. trường mầm non Xuân Thắng và đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ NHÀ TRẺ Ở. HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MN XUÂN THẮNG MÔN: QUẢN LÝ Đề tài: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non. 1 . Đặt vấn đề: " ;Trẻ em