Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp Nội dung chính của khóa luận được trình bày gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại côn
Trang 1TÓM LƯỢC
Tên đề tài: “Kế toán các khoản thanh toán cho người lao động tại Công tyTNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh”
Sinh viên thực tập: Võ Thị Tâm
Giáo viên hướng dẫn: TS Hà Thị Thúy Vân
Thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại SơnAnh kết hợp với hệ thống kiến thức được trang bị trong suốt 4 năm đại học, em đãhoàn thành khóa luận tót nghiệp của mình
Trên phương diện lý thuyết, nội dung luận văn tìm hiểu khái niệm các khoảnthanh toán với người lao động và các hình thức trả lương trong các doanh nghiệptheo quyết định và chế độ hiện hành
Trên phương diện thực tế, bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học, sửdụng kết hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, nội dung khóa luận đi sâu nghiêncứu để đánh giá kế toán các khoản thanh toán cho người lao động, cách xây dựng và
sử dụng quỹ tiền lương và các quỹ khác có liên quan tại công ty TNHH sản xuất vàthương mại Sơn Anh
Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề em đã đưa ra những kết luận về những ưu điểm cơbản cũng như những tồn tại Theo đó đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện kế toáncác khoản thanh toán với người lao động như: Về hình thức tiền lương và phươngpháp hạch toán, về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ từ phía trường Đại Học Thương Mại, khoa Kế toán- Kiểm Toáncũng như từ phía Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế Toán- KiểmToán, bộ môn Kế toán và đặc biệt là TS Hà Thị Thúy Vân người đã hướng dẫn chỉbảo em rất tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh, đặc biệt làphòng kế toán tài chính đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập để
em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU viii
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1
1.1 Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại doanh nghiệp 1
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương 1
1.1.1.2 Các khoản phải trích theo lương 2
1.1.1.3 Các khoản phải thanh toán khác 3
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại doanh nghiệp 4
1.1.2.1 Quỹ tiền lương 4
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 5
1.1.2.3 Các hình thức trả lương 5
1.1.2.4 Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 6
1.1.2.5 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thanh toán cho người lao động trong doanh nghiệp 6
1.2 Nội dung kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam (theo quyết định số 15 ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính) 7
1.2.1 Nội dung kế toán tiền lương theo quyết định số 15/QĐ-BTC 7
1.2.1.1 Chứng từ kế toán 7
1.2.1.2 Vận dụng tài khoản 7
1.2.1.3 Sổ kế toán 11
Trang 41.2.2 Nội dung kế toán các khoản trích theo lương theo quyết định số
15/QĐ-BTC 12
1.2.2.1 Chứng từ kế toán 12
1.2.2.2 Vận dụng tài khoản 12
1.2.2.3 Sổ kế toán 14
Chương II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 15
2.1 Tổng quan tình hình kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động 15
2.1.1 Tổng quan tình hình kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động ở Việt Nam hiện nay 15
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 16
2.1.2.1 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 16
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH Sơn Anh 18
2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 21
2.2.1 Quy định về các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 21
2.2.1.1 Quy định về tiền lương và các quỹ có liên quan tới các khoản thanh toán với người lao động tại công ty 21
2.2.1.2 Các hình thức trả lương và các khoản thanh toán khác với người lao động trong công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 23
2.2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 26
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng 26
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 27
2.2.2.3 Trình tự hạch toán 28
2.2.2.4 Sổ kế toán 29
Trang 5Chương III CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
VÀ THƯƠNG MẠI SƠN ANH 30
3.1 Các kết luận qua nghiên cứu về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 30
3.1.1 Những kết quả đạt được 30
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 32
3.1.2.1 Những hạn chế, tồn tại 32
3.1.2.2 Nguyên nhân 33
3.2 Các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh 33
3.2.1 Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương 33
3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 35
3.2.3 Về việc chứng từ và luân chuyển chứng từ 36
3.3 Điều kiện thực hiện 37
KẾT LUẬN 38 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1 Bảng chấm công bộ phận Văn phòng
2.2 Bảng thanh toán lương
2.3 Bảng chấm công bộ phận trực tiếp đội XD1
2.4 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
2.5 Phiếu chi ( lương cho phòng tài chính - kế toán )
2.6 Bảng phân phối tiên lương
2.7 Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH
2.8 Trích danh sách người lao động đề nghị chế độ đau ốm
2.9 Trích bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
2.10 Trích sổ chi tiết TK 334 – phải trả CNV bộ phận Văn phòng
2.11 Trích sổ chi tiết TK 334 – phải trả CNV bộ phận TTSX
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Theo quan điểm của Mác: Lao động của con người, đối tượng lao động vàcông cụ là ba yếu tố của quá trình sản xuất Trong đó lao động của con người là yếu
tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò chủ chốttrong quá trình tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần ch o xã hội Quản lý lao động
là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện của các đơn vị sản xuấtkinh doanh Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi doanh nghiệpthanh toán đúng với tiền công mà sức lao động của họ bỏ ra Đó chính là số tiền màngười sử dụng lao động trả cho người lao động để họ có thể tái sản xuất lao động,đồng thời có phần tích lũy thì được gọi là tiền lương
Tiền lương là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công việc
và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh Với người lao động tiền lương nhằmđảm bảo tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động của bản thân và gia đình
họ, gắn trách nhiệm của người lao động với công việc, tiền lương tương xứng vớisức lao động bỏ ra là đòn bẩy để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, phát huyhết khả năng tăng năng suất lao động, thu hút được nguồn nhân lực có tay nghềvững, trình độ chuyên môn cao Đối với doanh nghiệp, chi phí tiền lương là mộttrong những yếu tố cơ bản cấu thành chi phí sản xuất-kinh doanh Việc sử dụng chiphí tiền lương một cách hợp lý góp phần hạ chi phí sản xuất - kinh doanh Tiềnlương không chỉ là phạm trù kinh tế mà cao hơn đó còn là vấn đề xã hội, liên quantrực tiếp đến các chính sách của nhà nước, động cơ thái độ sử dụng nhân lực củadoanh nghiệp, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống xã hội Gắn liền với tiền lương làcác khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ Các khoản này thể hiện sự hỗtrợ lẫn nhau của các thành viên trong xã hội Do đó, trong quá trình hoạt động cácdoanh nghiệp phải tổ chức, tính toán và quản lý tiền lương một cách chặt chẽ, phùhợp với đặc điểm tình hình thực tế của mình và chính sách chế độ của Nhà nướcban hành
Chính vì những điều trên đã thôi thúc em muốn đi sâu vào tìm hiểu các chế
độ và chính sách về tiền lương, cách hạch toán tiền lương Trong thời gian thực tậptại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Sơn Anh, tuy thời gian thực tập có
Trang 9hạn, em không có điều kiện tìm hiểu kỹ và sâu sắc về các phần hành kế toán củacông ty Nhưng em nhận thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương làmột trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại công ty Vìvậy em quyết định chọn đề tài thực tập: “Kế toán các khoản phải thanh toán vớingười lao động tại công ty TNHH SX và TM Sơn Anh”
2 Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trang kế toán các khoản phải thanh toánvới người lao động ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh Từ đó hiểusâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tế hơn về kế toán các khoản phải thanh toánvới người lao động
- Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu cơ sở lỹ luận về các khoản thanh toán với người lao động
Phản ánh thực tế hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ởdoanh nghiệp
Đề ra nhận xét chung và đế xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện côngtác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các khoản thanh toán vớiNLĐ tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kế toán các khoản phải
thanh toán với NLĐ ở bộ phân nhân viên chính thức tại công ty TNHH sản xuất vàthương mại Sơn Anh
Về thời gian : các số liệu được lấy tại thời điểm tháng 3 năm 2014
4 Phương thực hiện pháp đề tài
Phương pháp thực hiện ở đây chủ yếu là điều tra, phỏng vấn để tìm hiểu vềcác khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mạiSơn Anh
Trang 105 Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
Nội dung chính của khóa luận được trình bày gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thanh toán với người
lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh.
Chương 2 Thực trạng kế toán các khoản phải thanh toán với người lao
động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
Chương 3 Các kết luận và đề xuất về kế toán các khoản phải thanh toán
với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
Trang 11Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán các khoản phải thanh toán với
người lao động tại doanh nghiệp.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương
Tiền lương là số tiền mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vàokhối lượng,tính chất và chất lượng lao động của từng người sau một thời gian làmviệc Tiền lương là những khoản thu nhập chủ yếu dùng để bù đắp những hao phí vềthời gian,về sức lực, về trí tuệ và tích lũy cho người lao động trong quá trình làmviệc tại doanh nghiệp
Tiền lương hay còn gọi là tiền công gắn liền với thời gian và kết quả laođộng mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Tiền lương thực chất là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động Là thước
đo kết quả lao động, là đòn bấy kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Tiền lương phải trả cho người lao động bao gồm: lương chính, lương phụ vàcác khoản phụ cấp mang tính chất lương theo quy định của Nhà nước và của doanhnghiệp trong đó:
+ Lương chính: là khoản tiền lương chủ yếu trả cho người lao động được xácđịnh căn cứ vào ngạch bậc chuyên môn kỹ thuật,chức trách,nhiệm vụ,khối lượngcông việc được giao của người lao động,và theo thang bặc lương theo quy định củaNhà nước hoặc của doanh nghiệp , hoặc là tiền lương phải trả theo hợp đồng laođộng đã ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp
+ Lương phụ: là khoản tiền lương trả thêm cho người lao động trong thờigian không thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định ,
ví dụ: lương trả cho người lao động trong thời gian được doanh nghiệp của đi học.Lương phụ được xác định trên cơ sở khối lượng, tính chất và chất lượng công việcđược giao căn cứ vào mức lương cơ bản của người lao động
+ Các khoản phụ cấp mang tính chất lương: là các khoản tiền trả thêm chongười lao động do đảm nhiệm thêm các trách nhiệm quản lý hoặc làm việc trongcác ngành nghề độc hại hoặc làm ca đêm…
Trang 121.1.1.2 Các khoản phải trích theo lương
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngoài việc tính lương phải trảcho người lao động các doanh nghiệp còn phải trích theo lương một số khoản theoqui định là bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế(BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)
+ Bảo hiểm xã hội: BHXH là một ngân quỹ được hình thành nhằm thực hiệnquá trình phân phối lại cho người lao động trong nền kinh tế quốc dân Quĩ BHXHđược hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phải trảcho cán bộ công nhân viên trong kì Hiện nay theo chế độ hiện hành thông thườngcác công ty tiến hành trích lập 26% quỹ BHXH trong đó 8% khấu trừ trực tiếp vàotiền lương của nhân viên , còn 18 % doanh nghiệp chịu tính vào chi phí của công ty.Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho người laođộng bị ốm đau, thai sản trên cơ sở xác định các chừng từ hợp lệ Cuối tháng,doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH
+ Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN là ngân quỹ được hình thành nhằm trợ cấpthất nghiệp cho người lao động trong trường hợp bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề,
hỗ trợ tìm việc làm và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.Trong quyđịnh hiện hành Quĩ BHTN được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Người lao độngđóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; người sửdụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp;Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cồn đóng bảo hiểm thấtnghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi nămchuyển một lần
+ Bảo hiểm y tế: BHYT là ngân quỹ được sử dụng để hỗ trợ chi cho việckhám chữa bệnh của người lao động trong doanh nghiệp Theo qui định hiện hành
số trích lập BHYT là 4,5% tính trên lương cơ bản của người lao động, trong đódoanh nghiệp tính trích vào chi phí sản xuất kinh doanh 3%,còn 1,5% người laođộng phải nộp
+ Kinh phí công đoàn: KPCĐ là ngân quỹ được sử dụng để chi cho hoạtđộng của các tổ chức công đoàn trong đó bao gồm cả tổ chức công đoàn của doanhnghiệp Theo qui định hiện hành các doanh nghiệp phải trích 2% tính trên lươngthực tế phải trả người lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Trang 131.1.1.3 Các khoản phải thanh toán khác
a Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong
xã hội, trong khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm) Thuế TNCN là một sắcthuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thựchiện công bằng xã hội Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhânkhông kinh doanh Thuế này thường được coi là laoij thuế đặc biệt vì có lưu ý đếnhoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác địnhmiễn,giảm thuế hoặc miễn trừ đặc biệt
b Quỹ tiền thưởng
Tiền thưởng là những khoản thu nhập ngoài lương mà doanh nghiệp trả chongười lao động do hoàn thành tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong khi thựchiện các nhiệm vụ được giao,mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Tiềnthưởng được chia thành hai loại, tiền thưởng mang tính chất lương và tiền thưởngkhông mang tính chất lương: tiền thưởng mang tính chất lương là tiền thưởngthướng gắn với số lượng và chất lượng của người lao động như thưởng tiết kiệm chiphí, thưởng nâng cao năng suất lao động,thưởng cải tiến sang kiến kỹ thuật,…các khoản tiền thưởng này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; tiềnthưởng không mang tính chất lương là khoản tiền thưởng không thường xuyênnhư thưởng hoàn thành kế hoạch năm, các khoản thưởng này lấy từ quỹ khenthưởng của doanh nghiệp
c Quỹ phụ cấp
- Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuấthoặc làm công việc chuyên môn nghiệp vụ, vừa kiêm nhiệm công tác quản lý khôngthuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệmcao chưa được xác định trong mức lương Phụ cấp trách nhiệm được tính và trảcùng lương tháng
- Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với người lao động tại những vùng kinh tếmới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn chưa có
cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
- Phụ cấp khác: Là số tiền doanh nghiệp trả cho người lao động ngoaig tiềnlương, thưởng gồm: Phụ cấp làm ngoài giờ,làm thêm, người lao động gặp khó khăn…
Trang 14d Quỹ phúc lợi
Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người laođộng, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanhnghiệp Dù ở cương vị cao hay thấp, hoàn thành tốt công việc hay chỉ ở mức
độ bình thường, có trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trongdoanh nghiệp thì đều được hưởng phúc lợi Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: bảohiểm xã hội và bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệpđài thọ, trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàncảnh khó khăn, quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các các dịp sinhnhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên
e Các khoản phải thanh toán khác
Các khoản phải thanh toán khác: các khoản phải thanh toán mang tính chấtphụ cấp thường xuyên: ăn ca, đi lại, điện thoại, phụ cấp độc hại hoặckhông thường xuyên: phí công tác, phí đào tạo mà doanh nghiệp phải trả cho ngườilao động
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại doanh nghiệp
1.1.2.1 Quỹ tiền lương
Quĩ tiền lương: là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho tất cảlao động thuộc doanh nghiệp quản lý
Nội dung quĩ tiền lương: Quĩ tiền lương của doanh nghiệp gồm:
+Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiềnlương thời gian và tiền lương sản phẩm)
+Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất lương) :phụ cấp tiền ăn, đi lại, điện thoại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, làmthêm giờ, phụ cấp khu vực…
+Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất, hoạt động vìnguyên nhân khách quan: hội họp, nghỉ phép
+Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độqui định
Quỹ tiền lương hạch toán có thể chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiềnlương phụ
Trang 151.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
Tiền lương không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế,vấn đề lợi ích mà nó còn làvấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Dovậy, tiền lương bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
- Nhóm yếu tố thuộc về Doanh nghiệp: chính sách của doanh nghiệp, khảnăng tài chính, cơ cấu tổ chức,bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp…
- Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động: quan hệ cung cầu trên thịtrường,mặt bằng chi phí tiền lương, chi phí sinh hoạt,thu nhập quốc dân, tình hìnhkinh tế- pháp luật
- Nhóm yếu tố thuộc về người lao động: số lượng- chất lượng lao động,thâmniên công tác,kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ khác
- Nhóm yếu tố thuộc về công việc: Lượng hao phí lao động trong quá trìnhlàm việc,cường độ lao động, năng suất lao động
1.1.2.3 Các hình thức trả lương
Trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có các hình thức trả lương sau:
- Trả lương theo thời gian: theo hình thức này tiền lương phải trả cho ngườilao động được căn cứ vào tiền lương cơ bản hoặc hợp đồng và một số ngày làmviệc thực tế của người lao động để tính tiền lương phải trả Hình thức trả lương theothời gian có nhược điểm vì nó chưa gắn thu nhập với kết quả lao động mà họ đạtđược trong thời gian làm việc
- Trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng sảnphẩm, công việc đã thực hiện trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định.Hình thức trả lương theo sản phẩm được chia làm hai hình thức trả: trả lương theosản phẩm hoặc doanh số và trả lương khoán theo kết quả kinh doanh cuối cùng( theo thu nhập )
Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất thường trả lương khoán theokhối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành hoặc đã tiêu thụ Còn trong các doanhnghiệp thương mại và kinh doanh dịch vụ thường áo dụng trả lương theo doanh sốhoặc thu nhập
Trong các doanh nghiệp tiền lương được trả theo tháng,hàng tháng doanhnghiệp tạm tính và thanh toán lương cho người lao động, cuối kỳ kinh doanh khi
Trang 16quyết toán sẽ xác định quỹ lương thực tế phải trả và thanh toán chính thức vớingười lao động Tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích,gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giátiền lương hợp lý đã được các cơ quan có thaamt quyền phê duyệt
1.1.2.4 Vai trò và ý nghĩa của tiền lương
- Vai trò của tiền lương: Tiền lương là một trong những yếu tố quyết địnhđến chất lượng công việc và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh
Với người lao động tiền lương nhằm đảm bảo tái sản xuất và tái sản xuất mởrộng sức lao động của bản thân và gia đình họ, gắn trách nhiệm của người lao độngvới công việc, tiền lương tương xứng với sức lao động bỏ ra là đòn bẩy để khuyếnkhích tinh thần hăng hái lao động, phát huy hết khả năng tăng năng suất lao động,thu hút được nguồn nhân lực có tay nghề vững, trình độ chuyên môn cao
Đối với doanh nghiệp, chi phí tiền lương là một trong những yếu tố cơ bảncấu thành chi phí sản xuất-kinh doanh Việc sử dụng chi phí tiền lương một cáchhợp lý góp phần hạ chi phí sản xuất - kinh doanh
Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà cao hơn đó còn là vấn đề xãhội, liên quan trực tiếp đến các chính sách của nhà nước, động cơ thái độ sử dụngnhân lực của doanh nghiệp, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống xã hội
- Ý nghĩa của tiền lương
Từ nhưng vai trò của tiền lương ta có thể thấy tiền lương có ý nghĩa hết sứcquan trọng:
+ Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động
+ Tiền lương đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Khôngngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần
+ Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất
+ Tiền lương đảm bảo việc tích lũy để dành
1.1.2.5 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thanh toán cho người lao động trong doanh nghiệp
Các khoản thanh toán với người lao động có ý nghĩa rất quan trọng khôngchỉ đối với người lao động mà còn rất quan trọng đối với nhà nước, đối với sự sốngcòn của nền kinh tế Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán hết sức quan trọng và đểthực hiện tốt điều đó kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Trang 17- Theo dõi ghi chép và tính toán chính xác tiền lương, các khoản trích theolương trong toàn doanh nghiệp cũng như theo từng bộ phận sử dụng lao động.
- Tính toán,phân bổ chính xác đầy đủ các khoản thanh toán cho người laođộng và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầyđủ,đúng đắn các chế độ lao động về tiền lương và bảo hiểm xã hội đúng chếđộ,đúng phương pháp
- Ngăn chặn những hành vi vô trách nhiệm,vi pham chính sách lao động tiềnlương, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế
1.2 Nội dung kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động trong
doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam (theo quyết định số 15 ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính)
1.2.1 Nội dung kế toán tiền lương theo quyết định số 15/QĐ-BTC
1.2.1.1 Chứng từ kế toán
Kế toán thanh toán với người lao động phải căn cứ vào các chứng từ hợplệ,hợp pháp để kiểm tra và ghi chép vào các sổ sách kế toán Những chứng từ chủyếu được sử dụng trong kế toán bao gồm:
- Bảng chấm công ( mẫu số 01- LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( mẫu số 06-LĐTL)
- Phiếu báo làm đêm thêm giờ ( mẫu số 07-LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán ( mẫu số 08-LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu số 05- LĐTL)
- Chứng từ thanh toán: phiếu chi, báo nợ,…
Các chứng từ trên là cơ sở để kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương và cáckhoản thanh toán khác đối với người lao động trong và ngoài doanh nghiệp Đồng thời
nó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện cácquy định, chế độ về chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp
1.2.1.2 Vận dụng tài khoản
a Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334- phải trả người lao động: Tài khoản này dùng để phản ánh cáckhoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của
Trang 18doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoảnphải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Kết cấu của tài khoản 334:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm
xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm
xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động
- Số chi vượt phải thu
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất
lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ Tài khoản 334 rất cábiệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiềnthưởng và các khoản khác cho người lao động
Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương vàthanh toán các khoản khác
Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả vàtình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp vềtiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trảkhác thuộc về thu nhập của công nhân viên
- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhânviên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công
và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động
b Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
1 Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người laođộng, ghi:
Trang 19Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
2 Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
Có các TK 111, 112,
3 Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn, .) phải trả cho côngnhân viên, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
4 Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
5 Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên vàngười lao động của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảohiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 - Phải thu khác
Trang 206 Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao độngkhác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
7 Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên vàngười lao động khác của doang nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
9 Thanh toán với công nhân thuê ngoài, kế toán ghi:
- Xác định tiền công phải trả đối với công nhân thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 622.623,627,641,642
Có TK 334(338) – Phải trả người lao độngKhi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền công phải trả cho công nhân thuêngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 334(338) – Phải trả người lao động
Có TK 111,112- Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng
10 Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất ghi:
Nợ Tk 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335- Chi phí phải trảTrong kỳ, khi tính tiền lương nghỉ phép phải trả công nhân nghỉ phép ghi:
Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếpCuối năm, nếu số trích trước tiền lương nghỉ phép chưa chi hết phải hoànnhập số trích thừa giảm chi phí:
Trang 21Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
11 Đối với các khoản thanh toán khác: Trong kỳ khi tính các khoản tiềnthưởng, tiền phúc lợi, tiền trợ cấp mất việc làm, tiền BHXH… phải trả cho ngườilao động trong doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ TK 334-Phải trả người lao động
Có TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàngNếu trả bằng sản phẩm, hàng hóa ghi:
Nợ TK 334- phải trả người lao động
Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
* Sổ kế toán chi tiết
Kế toán theo dõi chi tiết khoản phải trả người lao động theo từng nội dung:Các khoản phải trả người lao động, các khoản phải khấu trừ,các khoản phải thu…
Trang 22Đối với người lao động có thu nhập cao kế toán phải theo dõi chi tiết phầnthuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp, được khấu trừ,…
Ngoài ra, để phân bổ tiền lương phải trả người lao động vào chi phí sản xuấtkinh doanh kế toán cần mở Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Cơ sở đểlập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được căn cứ vào các bảng thanhtoán lương, thanh toán làm đêm thêm giờ… kế toán tập hợp, phân loại theo từng đốitượng sử dụng được ghi
1.2.2 Nội dung kế toán các khoản trích theo lương theo quyết định số 15/QĐ-BTC
- Biên bản điều tra tai nạn lao động ( mẫu số 09- LĐTL)
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH ( mẫu số 03)
- Bảng thanh toán BHXH ( mẫu số- 04)
- Chứng từ thanh toán gồm: phiếu chi, báo nợ của ngân hàng
1.2.2.2 Vận dụng tài khoản
a Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN kếtoán sử dụng tài khoản 338- phải trả, phải nộp khác, chi tiết theo các tài khoản cấp 2:
TK 3382 – kinh phí công đoàn
TK 3383- bảo hiểm xã hội
TK 3384- Bảo hiểm y tế
TK 3389- Bảo hiểm thất nghiệpKết cấu của các tài khoản cấp 2 như sau:
Bên Nợ: + Số KPCĐ, BHYT,BHXH,BHTN đã nộp cấp trên
+ Các khoản chi thuộc KPCĐ,BHXH,BHYT,BHTN
Bên Có: + Số trích lập KPCĐ,BHXH,BHYT,BHTN
+ Số BHXH được cấp trên bổ sung
Trang 23Số dư Có: Phản ánh số KPCĐ,BHXH,BHYT,BHTN chưa nộp hoặc chi hiện còn
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản như TK 6421- Chi phí nhân viện quản lý,
TK 6411- Chi phí nhân viên bán hàng, TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng,
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp đê phản ánh số trích lập các khoảnBHXH,BHYT,KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; TK 334- Phải trả ngườilao động, TK 111- TIền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân hàng để phản ánh tình hình
sử dụng KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN
b Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
- Cuối kỳ, khi trích KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung( 6271)
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng ( 6411)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý DN( 6421)
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác( Chi tiết các tài khoản cấp 2: 3382,3383,3384,3389)
- Khi tính số bảo hiểm, kinh phí phải thu từ người lao động kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác( Chi tiết các tài khoản cấp 2: 3382,3383,3384,3389)
- Khi doanh nghiệp nộp KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN cho cấp trên kế toán ghi:
Nợ TK 338- phải trả,phải nộp khác
( Chi tiết các tài khoản cấp 2: 3382,3383,3384,3389)
Có TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Khi nhận được tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do được cơ quanquản lý BHXH,BHTN của Nhà nước cấp kế toán ghi:
Nợ TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác ( 3383,3389)
- Khi tính BHXH phải trả người lao động kế toán ghi:
Nợ TK 338- phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334- Phải trả CNVHoặc Có TK 111,112
Trang 24* Sổ kế toán chi tiết
Kế toán theo dõi chi tiết các khoản trích theo lương theo từng nội dung sửdụng: KPCĐ,BHXH,BHYT,BHTN
Trong các doanh nghiệp kế toán các khoản KPCĐ,BHXH,BHYT,BHTNphải mở các sổ kế toán chi tiết cho TK 338 ( chi tiết theo tài khoản cấp 2) để theodõi tình hình biến động của các khoản thanh toán KPCĐ,BHXH,BHYT,BHTN theocác mẫu quy định về chế độ sổ sách kế toán mà Bộ Tài Chính đã ban hành phù hợpvới hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng
Ngoài ra, để phân bổ các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn vào chi phísản xuất kinh doanh kế toán cần mở bản phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hộiphần KPCĐ, BHXH, BHYT,BHTN được căn cứ vào các bảng thanh toán lương, tỷ
lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT,BHTN và tiền lương cở bản phải trả người lao độngtrong doanh nghiệp theo từng đối tượng sử dụng để tính số tiền phải trích KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN ghi vào bảng phân bổ
Trang 25Chương II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Tổng quan tình hình kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động
2.1.1 Tổng quan tình hình kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động
ở Việt Nam hiện nay
Nhìn chung, công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động trongcác doanh nghiệp được thực hiên một cách khoa học, đúng đắn, tuân thủ theo đúngchế độ, chính sách hiện hành của Bộ Tài Chính, trình tự hách toán, chứng từ sổ sáchphù hợp với điều kiện cụ thể của từng Công ty
Tuy nhiên, công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động trongccs doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế, tồn tại Đối với một số doanh nghiệp việctrae lươn vẫn chưa thực sự khoa học, hợp lệ, chưa thực hiện đúng chính sách củaNhà nước
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm cải cách, sửađổi bổ cung chính sách tiền lương, điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần, gópphẩn cải thiện đời sống người lao động hưởng lương, thúc đẩy người lao động sángtạo, hăng say trong công việc Chính sách tiền lương phải được xây dựng trên cơ sởthực tế khách quan, phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế đất nước Ngày10/112012, Quốc Hội đã thông qua Nghị Quyết quy định về mức lương tối thiểuchung Kể từ ngày 01/07/2013, mức lương tối thiểu chung được điểu chỉnh tăng từ1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng Như vậy, đồng thời mức lương tối
đa ( mức trần) tham gia Bảo hiểm Xã Hội-Y tế-Thất nghiệp sẽ tăng lên 23.000.000đồng từ tháng 01/07/2013 thay vì là 21.000.000 như trước đó Mức BHXH cũng đãđược thay đổi: từ 01/01/2014 tỷ lệ trích BHXH sẽ là 26% trong đó doanh nghiệpchịu 18%, người lao động chịu 8% Các văn bản luật và thông tư hướng dẫn và hạchtoán tiền lương và các khản trích theo lương cũng được quy định rõ ràng giúp chocông tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động có cơ sở thực hiện mộtcách chính xác và hiệu quả hơn
Trang 262.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
2.1.2.1 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh được sở kế hoạch và đầu tưthành phố Vinh cấp phép kinh doanh số 0103003400 ngày 26/12/2003
Trụ sở công ty đặt tại: Số 213C1 – Chung Cư Đội Cung- TP Vinh – Nghệ AnGiám đốc : Nguyễn Ngọc Sơn
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh là đơn vị có bề dày kinhnghiệm trong xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi cầu đường,ngoài ra công ty còn cung cấp, kinh doanh các loại vật liệu xây dung, các thiết bịcông trình
Công ty đã trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành có kinh nghiệmtrong công tác chỉ đạo và điều hành quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ Cán bộcông ty ngày càng trưởng thành, đúc rút được nhiều kinh nghiệm và có trình độ taynghề cao, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội
Mô hình tổ chức của công ty phù hợp với loại hình công ty TNHH Hơn nữa
bộ máy của công ty được tính đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo hiệu quả, phù hợp với loạihình công ty vừa và nhỏ
Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh, xây dựng công nghiệp, các côngtrình giao thông thủy lợi, cầu đường
Đối tượng khách hàng: Đơn vị thi công công trình, các khách hàng có nhucầu về vật liệu xây dựng, thiết bị công trình Công ty cũng tổ chức việc xây dựng đểphục vụ nhu cầu của khách hàng
Hiện nay, Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Sơn Anh tổ chức côngtác kế toán theo hình thức tập trung tại Công ty, nghĩa là toàn bộ công tác kế toánđược tiến hành ở phòng kế toán Với hình thức này sẽ đảm bảo chỉ đạo tập trung,thống nhất của kế toán trưởng, đồng thời lãnh đạo của Công ty cũng nắm bắt và chỉđạo kịp thời công tác kế toán tài chính
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
* Chế độ, chuẩn mực kế toán đơn vị đang áp dụng:
- Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán đơn vị theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trang 27- Đơn vị chấp hành toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành
và các thông tư hướng dẫn đến thời điểm lập Báo cáo tài chính
- BCTC được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán
đơn vị theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BộTài chính
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
* Niên độ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 1/1/N và kết thúc ngày 31/12/N
dương lịch
* Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Hiện nay Công ty đang áp dụng
theo phương pháp giá đích danh
- Để tính giá vật tư, hàng hoá xuất kho, Công ty đang áp dụng phương pháp
tính giá bình quân cả kỳ
* Phương pháp khấu hao TSCĐ:
- TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi
nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại
-Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
* Hình thức ghi sổ: Áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc điểm lao động tại công ty:
Với quy mô sản xuất vừa, với tổng số 44 Cán Bộ Công Nhân Viên, trong đóhầu hết là những người đã qua đào tạo các trường đại học, cao đẳng và trung họcchuyên nghiệp
Cụ thể là:
- Đội ngũ kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư và cử nhân khác là: 33 người Trong đó: + Kiến trúc sư: 04
+ Kỹ sư vật liệu xây dựng: 04
+ Kỹ sư cầu đường: 01 + Kỹ sư điện: 02
+ Kỹ sư xây dựng: 12 + Kỹ sư nước: 02
+ Kỹ sư thuỷ lợi: 01 + Kỹ sư tin học: 01
+ Kỹ sư địa chất công trình: 02
+ Cử nhân kinh tế: 04
Trang 28- Kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật: 11 người
Với trình độ trí thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy, công ty đãđáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu phục vụ khách hàng trongthời buổi kinh tế thị trường Ngoài ra công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ côngnhân viên đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn được tốt hơn đáp ứng đượcchỉ tiêu kế hoạch mà công ty đã đề ra
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH Sơn Anh
Bất kỳ doanh nghiệp nào tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu
sự tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Những nhân tốnày ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh và tác động đến tổchức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
a Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:
Môi trường kinh tế: Sự phát triển kinh tế là một trong những nhân tố ảnh
hưởng lớn tới công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động Kinh tếcàng phát triển, đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao kéo theo
đó là yêu cầu về sự đãi ngộ ngày càng cao hơn để đáp ứng những nhu cầu cuộc sốngcủa bản thân và gia đình Không những thế những vấn đề như lạm phát, thấtnghiệp…trong nền kinh tế cũng là những yếu tố tác động không nhỏ đến kế toáncác khoản thanh toán với người lao động, tất cả đều dẫn đến những sự thay đổitrong chính sách lương thưởng của các đơn vị tổ chức kinh doanh Tăng lương hợp
lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, gópphần vào tăng trưởng chung thúc đẩy nền kinh tế Ngược lại nền kinh tế có tăngtrưởng thì tiền lương mới tăng
Khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái, diễn biến xấu của kinh tế dokhủng hoảng và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, điều đó dẫn đến khó khăncho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương củangười lao động bị tác động và ảnh hưởng lớn Hơn thế nữa, trong tình trạng kinh tếsuy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp có thể đứng trong tình trạng rất khókhăn, phải cắt giảm nhân lực, chi tiêu của doanh nghiệp Lúc này doanh nghiệpbuộc phải thay đổi mức lương của người lao động để doanh nghiệp có thể tiếp tục
Trang 29hoạt động Nếu trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp thuậnlợi hơn trong hoạt động của mình, lợi nhuận tăng cao cũng sẽ khiến doanh nghiệp
có điều kiện tăng mức tiền lương của người lao động để khuyến khích và giữ chânngười lao động
Môi trường pháp luật: Một trong những nhân tố có tác động mạnh không
những với kế toán các khoản thanh toán với người lao động mà còn tác động tớitoàn bộ hoạt động kế toán đó là những quy định, những chuẩn mực kế toán mà Nhànước ban hành Trong các thời kỳ Nhà nước lại phải tiến hành nghiên cứu và banhành thêm những quy định mới để phù hợp với tình hình phát triển Đó có thể lànhững quy định về tiền lương tối thiểu, hệ số lương, tỷ lệ các khoản trích theolương, thuế TNCN…Và các tổ chức đơn vị hoạt động cần phải bám sát các quyđịnh thông tư của nhà nước để tiến hành chính xác
Môi trường văn hóa, xã hội:Ảnh hưởng gián tiếp nhưng không kém phần
quan trọng Mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những đặc điểm văn hóa tư tưởngkhác nhau, những lao động tại những địa phương này đem theo nó vào hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mứclương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn Điều đó giúp địa phương có cơ hội thuhút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấungành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Ngoài ra, tại mỗi địa phương,chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cảhàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao động Trong khi đó, giá cả hàng hoá
ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn Vìvậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối theo vùng là để đảmbảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau chocùng một loại hàng hoá
Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: Môi trườngkhoa học công nghệ, sự phát triển công nghệ kéo theo việc tăng NSLĐ từ đó thunhập của người lao động cũng tăng lên
b Môi trường bên trong doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, số lượng lao
động càng nhiều thì công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động sẽ
Trang 30càng phức tạp Các vấn đề về lương thưởng, phụ cấp phá sinh nhiều hơn tại cáccông ty lớn với nhiều lao động hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lĩnh vực kinh doanh của công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Sơn Anh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng công nghiệp, các côngtrình giao thông thủy lợi, cầu đường nên có nhiều loại hình lao động khác nhau Laođộng thường xuyên trong danh sách, lao động tạm thời mang tính chất thời vụ Dovậy việc xây dựng hệ thống tính lương, thưởng sẽ phức tạp hơn
Đặc thù về lao động của Công ty: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có
được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ
đó người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó Cóthể đào tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp Để làm đượcnhững công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiệnđược, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương cao là tấtyếu Cũng tùy thuộc vào thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc của người laođộng mà tiền lương cũng khác nhau Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rútđược nhiều kinh nghiệm, hạn chế được rủi ro có thế xảy ra trong công việc, nângcao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vìthế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên
Khả năng tài chính của công ty: Đây cũng là một trong những nhân tố quan
trọng Với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương chongười lao động sẽ thuận tiện dễ dàng Còn ngược lại nếu khả năng tài chính khôngvững thì tiêng lương cho người lao động sẽ rất bấp bênh
Chính sách tiền lương của doanh nghiệp: Sức lao động là yếu tố đầu vào
chính yếu của quá trình sản xuất kinh doanh cho dù với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật các công nghệ mới được ra đời và ứng dụng nhanh chóng vào sảnxuất với mức độ cơ khí hoá, tự động hoá tối đa thì vai trò lao động sống vẫn khôngthể phủ nhận mà nó ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình thông quasức mạnh của trí tuệ trong việc phát minh và ứng dụng các kỹ thuật vào quá trìnhsản xuất
Sức lao động là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó kết hợp với các yếu
tố khác để tạo ra sản phẩm Nên tất yếu một đòi hỏi đặt ra là phải có một chính sách
Trang 31trả lương hợp lý, thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của người lao động và ngày càng hoànthiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phốitheo việc, gắn cứng tiền lương với hệ số lương tối thiểu như nhau dù có trình độkhác nhau, nên không tạo được động lực làm việc hiệu quả Đồng thời chưa có sựphân biệt giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sáchnhà nước với tiền lương tối thiểu của lao động trong khu vực hoạt động sản xuấtkinh doanh, tạo ra những tác động cản trở, sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn
vị có nguồn thu và không có nguồn thu Các chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, antoàn… còn chưa được coi trọng
Ngoài các nhân tố trên còn có thể kể đến một số nhân tố như: phương pháp
kế toán áp dụng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hay là cơ cấu
tổ chức hợp lý hay bất hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các khoản thanh toáncho người lao động trong doanh nghiệp Việc quản lý được thực hiện như thế nào,sắp xếp đội ngũ lao động ra sao để giám sát và đề ra những biện pháp kích thích sựsang tạo trong sản xuất của người lao động để tăng hiệu quả, năng suất lao động gópphần tăng tiền lương
2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
2.2.1 Quy định về các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
2.2.1.1 Quy định về tiền lương và các quỹ có liên quan tới các khoản thanh toán với người lao động tại công ty.
Công ty thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động.Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, còndoanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoảnkhác theo quy định của hợp đồng
Hiện nay, Công ty Trách Nhiện Hữu Hạn Sản Xuất và Thương Mại Sơn Anhđang sử dụng 2 hình thức trả lương: hình thức trả lương theo thời gian và tiền lươngtính theo sản phẩm
Trang 32Ngoài ra, theo đặc thù của nghành, phải tăng cường thêm lao động bên ngoàicông ty, đối với lao động này Công ty trả lương công nhật Mức lương công nhật dongười sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau
a Quỹ lương của công ty
Quỹ lương của công ty gồm lương tháng( lương thời gian, lương sản phẩm,lương công nhật…) các khoản phụ cấp ( Phụ cấp trách nhiệm…) các khoản phải trảtheo chế độ BHXH( ốm đau, thai sản, tai nạn…) Quỹ lương của Công ty cũng tuântheo chế độ và quy định của Nhà nước Phòng kế toán-tài chính chịu trách nhiệm quản
lý, theo dõi và lên kế hoạch sử dụng quỹ tiền lương Trong quỹ lương bao gồm:
Lương cơ bản: Được xác định dựa vào hệ số lương và mức lương tối thiểuNhà nước quy định đến tháng 7 2013 là 1.150.000 đồng
Lương cơ bản = hệ số lương x 1.150.000
Quỹ lương cơ bản còn dùng để chi trả cho lương nghỉ phép: Lương nghỉphép được tính bằng 100% LCB của người lao động Công nhân hợp đồng, nhânviên hành chính nhân sự có 14 ngày nghỉ 1 năm Người lao động cứ làm việc 5 nămliền thì có thêm 1 ngày nghỉ, làm việc 10 năm liền thì có thêm 2 ngày nghỉ phép…
+Chế độ ốm đau: 1 công ốm được tính bằng 75% LCB Người lao động bị tainạn lao động trong quá trình lao động tại Công ty không còn khả năng lao động thìđược hưởng 100% LCB tới khi về hưu
b Quỹ thưởng:
Được lập nhằm mục đích đưa công tác thi đua, khen thưởng trỏ thành mộtđộng lực thúc đẩy sản xuất phát triển, động viện khuyến khích CBCNV phát huytinh thần sáng tạo, khắc phục khó khăn,hoàn thiện nhiệm vụ được giao
c Quỹ công đoàn
Công ty trích lập 2% tính vào chi phí trong đó: 1% nộp lên cấp trên; 1% cònlại để chi trả cho các hoạt động phục vụ CBCNV trong Công ty
d Quỹ phúc lợi
40% của lợi nhuận đạt được trong năm, sau khi đã nộp thuế cho Nhà nước vàtrích lập các quỹ, được sử dụng cho hoạt động tình nghĩa, ủng hộ và các hoạt độngphúc lợi của Công ty: Tổ chức Tết thiếu nhi, tết trung thu cho con em CBCNVtrong Công ty
Trang 332.2.1.2 Các hình thức trả lương và các khoản thanh toán khác với người lao động trong công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh
a Các hình thức trả lương tại Công ty:
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh áp dung hình thức trả lươngtheo thời gian kết hợp trả lương theo sản phẩm
Với hình thức trả lương theo thời gian: Đây là hình thức áp dụng cho lao
động gián tiếp của Công ty là chủ yếu Từ tiền lương cơ bản của từng người laođộng và dựa vào bảng chấm công các khoản phụ cấp, phòng kế toán tính ra số tiềnthực tế nhận được vủa nhân viên trong công ty Ngày công thực tế theo quy định là
8 giờ Công ty hiện đang làm việc 26 ngày trong 1 tháng
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng theo công thức sau:
Lương cơ bản = Bậc lương (HS lương + HS chức vụ) x 1.150.00 ( Đồng ) Bậc lương x 1.150.000
Lương thời gian = x Ngày công + Lương trách nhiệm
Số ngày làm việc
theo chế độ
Ví dụ: Từ bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương ta tính lương của ôngNguyễn Ngọc Sơn Giám Đốc bộ phận văn phòng với số ngày công là 26, hệ sốlương 5,36 và phụ cấp chức cụ là 1.200.000 đồng như sau:
Với hình thức trả lương theo sản phẩm:
Dùng chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất nên Công ty áp dụng theo quyđịnh về đơn giá tiền lương sản phẩm:
Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương
hoàn thành sản phẩm