- TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng TSCĐ được gh
a. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:
Môi trường kinh tế: Sự phát triển kinh tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động. Kinh tế càng phát triển, đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao kéo theo đó là yêu cầu về sự đãi ngộ ngày càng cao hơn để đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình. Không những thế những vấn đề như lạm phát, thất nghiệp…trong nền kinh tế cũng là những yếu tố tác động không nhỏ đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động, tất cả đều dẫn đến những sự thay đổi trong chính sách lương thưởng của các đơn vị tổ chức kinh doanh. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng.
Khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái, diễn biến xấu của kinh tế do khủng hoảng và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, điều đó dẫn đến khó khăn cho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương của người lao động bị tác động và ảnh hưởng lớn. Hơn thế nữa, trong tình trạng kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp có thể đứng trong tình trạng rất khó khăn, phải cắt giảm nhân lực, chi tiêu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp buộc phải thay đổi mức lương của người lao động để doanh nghiệp có thể tiếp tục
hoạt động. Nếu trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động của mình, lợi nhuận tăng cao cũng sẽ khiến doanh nghiệp có điều kiện tăng mức tiền lương của người lao động để khuyến khích và giữ chân người lao động.
Môi trường pháp luật: Một trong những nhân tố có tác động mạnh không những với kế toán các khoản thanh toán với người lao động mà còn tác động tới toàn bộ hoạt động kế toán đó là những quy định, những chuẩn mực kế toán mà Nhà nước ban hành. Trong các thời kỳ Nhà nước lại phải tiến hành nghiên cứu và ban hành thêm những quy định mới để phù hợp với tình hình phát triển. Đó có thể là những quy định về tiền lương tối thiểu, hệ số lương, tỷ lệ các khoản trích theo lương, thuế TNCN…Và các tổ chức đơn vị hoạt động cần phải bám sát các quy định thông tư của nhà nước để tiến hành chính xác.
Môi trường văn hóa, xã hội:Ảnh hưởng gián tiếp nhưng không kém phần quan trọng. Mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những đặc điểm văn hóa tư tưởng khác nhau, những lao động tại những địa phương này đem theo nó vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao động. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn. Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá.
Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: Môi trường khoa học công nghệ, sự phát triển công nghệ kéo theo việc tăng NSLĐ từ đó thu nhập của người lao động cũng tăng lên.