1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và xuất nhập khẩu cửa cuốn Tiến Thịnh

66 820 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 334,15 KB

Nội dung

Thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất NhậpKhẩu Cửa Cuốn Tiến Thịnh, kết hợp với kiến thức được trang bị trong suốt quá trìnhhọc tập trên ghế nhà trường, em đã

Trang 1

Thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất NhậpKhẩu Cửa Cuốn Tiến Thịnh, kết hợp với kiến thức được trang bị trong suốt quá trìnhhọc tập trên ghế nhà trường, em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Xác định được tính cấp thiết của kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệpsản xuất và sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thương

mại và Xuất Nhập Khẩu Cửa Cuốn Tiến Thịnh nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và xuất nhập khẩu cửa cuốn Tiến Thịnh”.Trên phương diện lý thuyết, nội dung bài khóa

luận tìm hiểu các khái niệm có liên quan đến chi phí sản xuất và các lý luận chung về

kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất theo chế độ hiện hành

Trên phương diện thực tế, bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học, sửdụng kết hợp dữ liệu được cung cấp, nội dung bài luận đi sâu nghiên cứu các ảnhhưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và thực trạng kế toán chiphí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH thương mại và XNK cửa cuốn TiếnThịnh

Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề, em xin đưa ra kết luận về những ưu điểm cơ bảncũng như những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Từ đó đưa

ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH thươngmại và xuất nhập khẩu cửa cuốn Tiến Thịnh

Trang 2

Trong suốt thời gian học tập tại giảng đường trường Đại học Thương Mại đếnnay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạnbè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểmtoán, trường Đại học Thương Mại đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đểtruyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành Khóa Luận tốt nghiệp: “Kế Toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tạicông ty TNHHTM và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh” trong điều kiện áp dụng chuẩn mực

kế toán theo QĐ15/2006 Nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô thì bài khóa luậnnày của em rất khó có thể hoàn thiện được

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và Phòng Kế toán Công ty TNHHThương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để

em trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Bài khóa luận được thực hiện trong thời gian ngắn,kiến thức của em còn nhiều

bỡ ngỡ Vì thời gian và trình độ cá nhân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếusót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô để bài khóaluận của em được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tụcthực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Trân trọng!

Trang 3

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

2 Các mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp thực hiện khóa luận 2

5 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản: 5

1.1.2 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán tính chi phí sản xuất sản phẩm 8

1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất 9

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo quy định của chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam 9

1.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỬA CUỐN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

Trang 4

CPSX sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK Cửa Cuốn

Tiến Thịnh 21

2.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh 21

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH thương mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh 22

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh 24

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24

2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 27

2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 29

2.2.2.4 Tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 31

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỬA CUỐN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK CỬA CUỐN TIẾN THỊNH 32

3.1 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuât sản phẩm tại công ty TNHHTM và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh 32

3.1.1 Ưu điểm 32

3.1.2 Một số điểm hạn chế 34

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty TNHH Thương Mại và xuất nhập khẩu cửa cuốn Tiến Thịnh 35

3.2.1 Công tác kế toán tài sản cố định 35

3.2.2 Công tác kế toán tiền lương 36

3.2.3 Công tác luân chuyển chứng từ 37

3.2.4 Các vấn đề phân bổ CCDC và sản phẩm hỏng 37

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Trang 6

Phụ Lục 1.1: Sơ Đồ Tài Khoản 621 1

Phụ lục1.2: Sơ đồ Tài khoản 622 2

Phụ lục 1.3:Sơ đồ tài khoản 627 2

Phụ lục1 4: Sơ đồ tài khoản 154 3

Phụ lục 2.1: PHIẾU XUẤT KHO 4

Phụ lục 2.2: PHIẾU XUẤT KHO 5

Phụ lục 2.3: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG 6

Phụ lục 2.4: PHIẾU NHẬP KHO 7

Phụ lục 2.5: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 8

Phụ lục 2.6: BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 04 NĂM 2014 9

Phụ lục 2.7: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP CÔNG NHÂN 10

Phụ lục 2.8: BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG 11

Phụ lục 2.9: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 12

Phụ lục 2.10: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 13

Phụ lục 2.11: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6271 14

Phụ lục 2.12: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6271 15

Phụ lục 2.13: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 16

Phụ lục 2.14: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 17

Trang 7

16 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

21 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải bỏ racác khoản chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động….Nguyên tắc của sảnxuất kinh doanh đảm bảo mọi chi phí cho sản xuất nhỏ hơn giá trị thu về Có nhưvậy mới đảm bảo kinh doanh có lãi, chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanhnghiệp quan tâm là việc tập hợp chi phí và tính giá thành đúng đủ và chính xác.Việc này rất cần thiết, nó giúp các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp biết được chiphí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng sản phẩm, lao vụ cũng nhưtoàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó phân tích,đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình giá thành phẩm tănghay giảm, từ đó kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu, các quyết định phù hợp cho

sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Đối với doanh nghiệp sản xuất việc hoạch toán, tập hợp chi phí đóng vai trò

vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới hầu hết các quyết định kinh doanh sản xuất củadoanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay để cóchiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường chodoanh nghiệp một yêu cầu cấp thiết là phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sảnxuất

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác

kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh, em nhậnthấy kế toán tập hợp chi phí sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ

công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất Do đó em đã chọn đề tài “Hoàn Thiện

kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK Cửa cuốn Tiến Thịnh”.

2 Các mục tiêu nghiên cứu

- Về lý luận: Nhằm hệ thống hóa lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành làm rõ các nội dung như khái niệm, kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn

Trang 9

- Về thực tiễn: Là việc nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sảnphẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh từ đóđánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất sảnphẩm tại công ty, thấy được những tồn tại và khó khăn mà công ty gặp phải trên cơ

sở đó đưa ra những ý kiến đề xuất các giải pháp để giải quyết những tồn tại và hạnchế đó

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về kế toánchi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK cửacuốn Tiến Thịnh

- Về phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu được thực hiện tại công

ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh

+ Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được lấy của tháng 04 năm 2014

4 Phương pháp thực hiện khóa luận

* Nghiên cứu lý luận:

Sưu tầm giáo trình, tài liệu liên quan đến lĩnh vực kế toán tài chính như:Giáo trình kế toán tài chính trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Kinh tếquốc dân, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 Chuẩn mực kế toán ViệtNam

* Khảo sát thực tế:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Sau một thời gian thực tập tai Công ty

TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh, được sự giúp đỡ tận tình củaphòng kế toán và sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty em đã tìm hiểu về bộ máyquản lý cũng nhu bộ máy kế toán của công ty nói chung và phần hành kế toán chiphí sản xuất của công ty nói riêng Để có những hiểu biết này em đã tiến hành thuthập:

+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua hai nguồn chủ yếu:

Trang 10

Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn như 26 chuẩn mực kế toán, chế độ kế

toán ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

Nghiên cứu các chứng từ kế toán trong đó có sổ kế toán chi tiết, sổ cái các

TK 621, TK 622, TK627, TK 154… ngoài ra còn có các tài liệu về lịch sử hìnhthành và phát triển của công ty

+ Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phương pháp:

 Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp này được áp dụng theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các cán

bộ trong ban lãnh đạo và phòng kế toán tài chính về tình hình sản xuất của của công

ty, cơ cấu bộ máy kế toán cũng như tình hình tổ chức công tác kế toán chi phí sảnxuất tại công ty Quy trình tiến hành phương pháp phỏng vấn được bắt đầu từ khâuxây dựng kế hoạch phỏng vấn bao gồm mục tiêu phỏng vấn và các đối tượng đượctham gia phỏng vấn Tiếp đó là phải chuẩn bị các câu hỏi có chất lượng tốt phực vụtrực tiếp cho việc nghiêm cứu kế toán chi phí sản xuất tại công ty

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn đã giúp em nắm rõ hơn về tình hìnhsản xuất, cơ cấu bô máy kế toán tại công ty Từ đó có những đánh giá chính xác về

ưu điểm, cũng như một số tồn tại đang còn gặp phải trong công tác kế toán chi phísản xuất tại công ty Bên cạnh đó các phương pháp phỏng vấn còn giúp em thu thậpnhững nhận xét, đánh giá rất quan trọng của nhà lãnh đạo về thực trạng kế toán chiphí xây lắp tại công ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Sau khi thu thập được các dữ liệu và thông tin cần thiết để giúp hoàn thànhbài khóa luận được tốt, em vận dụng một số kỹ năng đã học như phân tích, so sánh,đối chiếu các số liệu thu thập được với tình hình phát triển chung của công ty vàmặt bằng chung của các doanh nghiệp sản xuất để có thể đưa ra các ý kiến đánh giánhận xét phù hợp qua đó có một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn kế toánchi phí sản xuất tại công ty

Trang 11

Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu trên em có được nguồn thôngtin xác thực và khách quan Số liệu thu thập được phản ánh đầy đủ, chính xác tìnhhình thực tế tại công ty.

5 Kết cấu khóa luận

Bài khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK Cửa cuốn Tiến Thịnh” gồm 3

CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾTOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỬA CUỐN TẠI CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI VÀ XNK CỬA CUỐN TIẾN THỊNH

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:

- Khái niệm Chi phí:Chi phí là một khái niệm rất phổ biến, vì vậy có rất

nhiều sách, tài liệu định nghĩa về chi phí Sau đây xin nêu ra một số định nghĩa vềchi phí như sau:

Theo chuẩn mực kế toán 01 - chuẩn mực chung: “Chi phí là tổng giá trị cáckhoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản chi ra, cáckhoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sởhữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”

(Trích trang 12 - 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: “Chi phí sản xuất làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và cácchi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong mộtthời kỳ nhất định”

(Trích giáo trình Kế toán tài chính – Đại học Thương mại)

- Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của

toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác màdoanh nghiệp chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳnhất định (tháng, năm, quý)

Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – dịch chuyển giá trị của các yếu tốsản xuất vào các đối tượng tính giá

- Phân loại chi phí sản xuất:

* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí (theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm)

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho

Trang 13

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu,vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thànhthực thể sản phẩm xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt độngsản xuất chung)

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và cáckhoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp

+ Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằmthực hiện khối lượng xây lắp bằng máy Máy móc thi công là loại máy trực tiếpphục vụ xây lắp công trình Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơinước, diezen, xăng, điện…

Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời:+ Chi phí thường xuyên: Cho hoạt động của máy thi công gồm lương chính,phụ của công nhân điều khiển phục vụ máy thi công Chi phí nguyên liệu, vật liệu,công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ,điện nước, bảo hiểm xe, máy…) và các chi phí khác bằng tiền

+ Chi phí tạm thời: Chi phí sữa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu), chiphí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…) Chiphí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (hạch toán trên TK 142, 242) sau đóphân bổ dần vào TK 623 Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sửdụng may thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng máy thi công trong kỳ).Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí (hạch toán trên TK 335)

+ Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trườngxâydựng bao gồm: tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội, công trường, cáckhoản trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương củacông nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và công nhânquản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và nhữngchi phí khác liên quan đến hoạt động của đội

* Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (yếu tố chi phí):

Trang 14

Theo quy định hiện hành toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp được chia thànhcác yếu tố:

+ Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vậtliệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, nhiên liệu động lực… sử dụng vào quátrình sản xuất xây lắp

+ Chi phí nhân công: Gồm tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp theolương phải trả cho công nhân viên chức, chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐtrích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp trả cho cán bộ công nhânviên

+ Chí phí khấu hao TSCĐ: Tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ củatất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất xây lắp

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chosản xuất xây lắp

+ Chi phí bằng tiền khác: Toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vàocác yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất xây lắp

Theo cách này doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chiphí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời phục

vụ cho nhu cầu của công tác quản trị trong kinh doanh làm cơ sở để lập định mức

dự toán cho kỳ sau

* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành:

Theo cách này, chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay làxem xét sự biến động của chi phí khi mức hoạt động thay đổi Chi phí được phânthành ba loại:

+ Biến phí: Là những khoản chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi vềmức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng xét trên khối lượng hoạt động thì biếnphí thường có thể là hằng số đối với mọi mức hoạt động, thường bao gồm: chi phínguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì…

+ Định phí: Là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn

Trang 15

Định phí thường bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhânviên, cán bộ quản lý…

+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tốbiến phí và định phí Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hốn hợp biểu hiện các đặcđiểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí

Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chiphí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phươnghướng nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm

* Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp chi phí vào đối tương kế toán chi phí:

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành hailoại:chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng

kế toán tập hợp chi phí, chúng có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chiphí Đây là những chi phí dễ nhận biết và hạch toán chính xác hầu hết chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thuộc loại chi phí này

+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kếtoán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượngtập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúngphát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ chi phí chotừng đối tượng, doanh nghiệp cần chọn lựa tiêu thức phân bổ thích hợp Chi phí sảnxuất chung, chi phí sử dụng máy thi công thuộc loại này

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nhìn nhận để lựa chon các phươngpháp tập hợp chi phí cho phù hợp, lựa chon tiêu chuẩn phân bổ chi phí vào từng đốitượng phù hợp để tính giá thành hợp lý

Ngoài các cách phân loại trên, chi phí còn được phân loại theo nhiều cáchkhác phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận và mục đích khác nhau

1.1.2 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán tính chi phí sản xuất sản phẩm

Chi phí sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêukinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với

Trang 16

doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức kế toán chi phí sản xuấtsản phẩm kế hoạch hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí,giá thành sản phẩm Do đó, để đáp ứng cấp thiết yêu cầu quản lý chi phí sản xuất,

kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí sản phẩm trong hệ thống kếtoán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan

- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanhnghiệp;

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kếtoán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng đượcyêu cầu thu nhận- xử lý-hệ thống hoá thông tin về chi phí

- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí sản phẩm của các bộphận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí sản xuất sản phẩm

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, cung cấp những thông tincần thiết về chi phí sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được cácquyết định 1 cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo quy định của chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam

- Theo CMKT số 01: chi phí gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh

trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phíkhác

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý, chi phí lãi tiền vay,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và cáckhoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị

Trang 17

Chi phí khác ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chi phí thanh lýnhượng bán TSCĐ, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng,…

Trong chuẩn mực này cũng quy định các nguyên tắc cơ bản đối với kế toántrong đó có các nguyên tắc quy định liên quan trực tiếp đến kế toán chi phí như sau:

“Nguyên tắc cơ sở dồn tích nói lên mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanhnghiệp phát sinh liên quan tài sản, nợ phải trả, doanh thu hay chi phí đều phải đượcghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặcthực tế chi tiền BCTC của doanh nghiệp trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tàichính trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.Chính vì vậy kế toán chi phí sản xuấtphải tuân thủ nguyên tắc này trong việc ghi nhận chi phí phát sinh lúc nào phảiđược ghi nhận lúc đó, tránh nhầm lẫn, sai sót…đồng thời đảm bảo chi phí được tínhchính xác tại thời điểm phát sinh

“Nguyên tắc phù hợp là việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp vớinhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu là chiphí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưngliên quan đến doanh thu của kỳ đó.” Nguyên tắc này chi phối đến kế toán chi phísản xuất đòi hỏi các khoản chi phí sản xuất phát sinh phải được hạch toán, tập hợpđầy đủ, phù hợp với việc tính giá thành sản xuất cũng như căn cứ để tính giá bánsản phẩm sao cho đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Việc ghi nhậnchi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, chi phí phát sinh liên quanđến nhiều kỳ sản xuất, nhiều loại sản phẩm thì phải được phân bổ hợp lý cho từng

kỳ từng loại sản phẩm.Vì thế việc tuân thủ nguyên tắc phù hợp là cần thiết trong kếtoán chi phí sản xuất

“Nguyên tắc thận trọng quy định doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhậnkhi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phảiđược ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí”.Vì thế tất cả cácchi phí phát sinh trong quá trình sản xuất phải được kế toán ghi nhận đầy đủ bằng

Trang 18

các bằng chứng xác thực, tất cả phải thu thập dựa trên các chứng từ liên quan:phiếu xuất, nhập kho, hóa đơn GTGT…

Theo CMKT số 02 “Hàng Tồn Kho” chi phối kế toán chi phí sản xuất

thông qua các khoản chi phí cấu thành nên giá gốc HTK, bao gồm chi phí mua, chiphí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địađiểm và trạng thái hiện tại

Nội Dung:Xác định giá trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiệnđược thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại

Chi phí mua:

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúF30ng quy cách, phẩmchất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Chi phí chế biến:

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cốđịnh và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm

Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phânxưởng sản xuất

Trang 19

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩmtheo chi phí thực tế phát sinh

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuấtchung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánhmột cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theotiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tậphợp chung cho sản phẩm chính

Chi phí liên quan trực tiếp khác:

Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, tronggiá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng

cụ thể

Trang 20

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho:

Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất,kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương phápsau:

(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;

(b) Phương pháp bình quân gia quyền;

(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;

(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có

ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp

Trang 21

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho

ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giátrị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trịcủa hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còntồn kho

1.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành.

1.2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sảnxuất phát sinh được tổ chức tập hợp và phân bổ theo đó Giới hạn tập hợp chi phísản xuất có thể là nơi gây ra chi phí hoặc nơi chịu phí Để xác định đúng đối tượngtập hợp chi phí cần căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sảnxuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiếtcủa công tác hạch toán chi phí sản xuất Chỉ có xác định đúng đắn đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất mới có thể tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí Trên cơ sởđối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thíchứng

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Tuỳ theo từng loại chi phí và điềukiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thíchhợp Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Trang 22

+ Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phísản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuấtriêng biệt Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp chotừng đối tượng riêng biệt.

+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trườnghợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí,không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được Như vậy, phải tập hợpchung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phânbổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí

Mức phân bổ cho từng đối tượng:

Ci = Ti * H (i = 1,n )

Trong đó:

H là hệ số phân bổ

Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

- Là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tậphợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạchtoán chi phí Trong doanh nghiệp sản xuất có phương pháp hạch toán chi phí sảnxuất theo công trình, hạng mục công trình, phương pháp hạch toán chi phí sản xuấttheo đơn đặt hàng

1.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

a,Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…, Bảng lương, bảng

phân bổ Lao cụ, Bảng phân bổ NVL CCDC, các sổ chi tiết và sổ cái TK621,

Trang 23

Trình tự luân chuyển chứng từ:

- Phiếu xuất kho: chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ về xuất kho một loạihàng hóa tồn kho nào đó Phiếu xuất kho do kế toán trưởng hoặc phụ trách viết khimuốn xuất vật tư, sản phẩm , hàng hóa Khi xuất kho phải căn cứ vào các nguyênnhân xuất thông qua các chứng từ nguồn bao gồm: Lệnh xuất kho, phiếu xin lĩnhvật tư, hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Luân chuyển: + Bước 1: Người có nhu cầu vật tư, sản phẩm, hàng hóa lậpgiấy xin xuất hoặc ra lệnh xuất đối với vật tư, sản phẩm, hàng hóa…

+ Bước 2: Chuyển cho chủ doanh nghiệp, hoặc phụ trách đơn vị duyệt lệnhxuất

+ Bước 3: Phụ trách bộ phận hoặc kế toán vật tư căn cứ vào đề nghị xuấthoặc lệnh xuất tiến hành lập phiếu xuất kho

+ Bước 4: Chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sảnphẩm , hàng hóa… sau đó ký vào phiếu xuất kho rồi chuyển cho kê toán vật tư

+ Bước 5: Khi nhận phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán trưởng ký duyệtchứng từ rồi ghi sổ kế toán

Bộ Tài chính quy định mẫu hoá đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hoáđơn bán hàng Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hoá đơn bán hàng thì phảiđược cơ quan Tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện

Trình tự xử lý và luân chuyển Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT):

Trang 24

- Hoá đơn do bộ phận kế toán hoặc bộ phận kinh doanh lập thành 3 liên (đặt

giấy than viết 1 lần) - người lập phiếu ký

- Chuyển hoá đơn cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt Nếu hoá

đơn thanh toán tiền ngay, phải đến bộ phận kế toán làm thủ tục nộp tiền (tiền mặt,séc)

- Người mua nhận hàng hoá, sản phẩm ký vào hoá đơn, còn nếu vận chuyển,

dịch vụ thì khi công việc vận chuyển, dịch vụ hoàn thành, khách hàng mua dịch vụ

ký vào hoá đơn

+ Ba liên hoá đơn được phân chia và luân chuyển như sau: liên 1 lưu tạiquyển hoá đơn (cuống), liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 thủ kho giữ lại ghi thẻkho, cuối ngày hoặc định kỳ chuyển cho bộ phận kế toán để ghi sổ

b,Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng các TK như:

- TK621- “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

- TK622- “ Chi phí nhân công trực tiếp”

- TK627- “ Chi phí sản xuất chung”

- TK154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: “ Chi phí NVLTT ” phản ánh chi phí

nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp, nó được mở chi tiết cho từng phân xưởng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán vào tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

(Phụ lục 1.1).

+ Khi xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm kế toán ghi tăng cho tài

khoản Chi phí NVLTT và ghi giảm cho tài khoản NVL

+ Khi mua NVL,CCDC đưa thẳng vào bộ phân sản xuất, kế toán ghi tăng

cho tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và tài khoản thuế giá trị gia tăngđược khấu trừ và ghi giảm cho tài khoản thanh toán

+ NVL sử dụng không hết nhập lại kho kế toán ghi tăng tài khoản NVL và

ghi giảm cho tài khoản chi phí NVLTT

Trang 25

+ Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu chotừng loại sản phẩm, kế toán ghi tăng tài khoản “Chi phí SXKD dở dang”, ghi giảmtài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

- TK Chi phí nhân công trực tiếp- TK 622: Tài khoản này dùng để phản ánh

chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương , phụ cấp mang tính chấtlương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản phẩm, thực hiệncác dịch vụ Ngoài ra, nó còn bao gồm các khoản BHYT,BHXH,CPCĐ mà doanhnghiệp phải chịu

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp” (Phụ lục 1.2)

+ Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghităng cho tài khoản chi phí NCTT và ghi tăng cho tài khoản phải trả công nhân viên

+ Tính trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN cả công nhân sản xuất kế toánghi tăng cho tài khoản chi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng cho tài khoảnphải trả phải nộp khác

Khi trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho côngnhân sản xuất kế toán ghi tăng cho tài khoản chi phí NCTT và ghi tăng cho tàikhoản chi phí phải trả

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chiphí, kế toán ghi tăng cho TK chi phí kinh doanh dở dang và ghi giảm cho tài khoảnchi phí nhân công trực tiếp

- Tài khoản “chi phí sản xuất chung” – TK 627

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chungphát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch

vụ gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội khoản trích bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiềnlương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất

Sơ đồ1.3 Sơ đồ hạch toán TK 627: “Chi phí sản xuất chung” ( Phụ lục 1.3)

Trang 26

+ Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho cán bộ côngnhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất ghi tăng cho tài khoản CPSXC và ghi tăngcho tài khoản phải trả công nhân viên.

+ Tính BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng bộ phận sản xuất

kế toán ghi tăng TK chi phí SXC và ghi tăng tài khoản phải trả phải nộp khác

+ Khi xuất dùng chung cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐdùng cho quản lý tổ đội sản xuất kế toán ghi tăng TK chi phí SXC và ghi giảm cho

TK NVL

+ Khi xuất dùng CCDC sản xuất có giá trị nhỏ cho hoạt động sản xuất phânxưởng, bộ phận sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi tăng cho TK chi phíSXC và ghi giảm cho TK CCDC

+ Khi xuất CCDC dùng cho sản xuất một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần,

kế toán ghi tăng cho TK chi phí trả trước và ghi giảm cho TK CCDC

+ Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi tăng cho

TK chi phí SXC và ghi giảm cho TK chi phí trả trước

+ Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải do phânxưởng sản xuất quản lý sử dụng ,kế toán ghi tăng tài khoản chi phí sản xuất chung,đồng thời ghi giảm các TK liên quan 111,112,331,335

- Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước về chi phí sửa chữa TSCĐthuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất quản lý sử dụng tính vào chi phí sản xuất chung

+ Khi trích trước hoặc tính dần số chi phí sửa chữa, kế toán ghi tăng chi phísản xuất chung, đồng thời có các TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn; TK 335- Chiphí phải trả

+ Khi sữa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, kế toán ghi Nợ các TK142, TK 331,đồng thời ghi có TK thanh toán TK 111,112 hoặc ghi có TK 214

Toàn bộ khoản chi phí có liên quan tới quá trình tạo ra sản phẩm được phảnánh vào TK 621, TK622, TK627

Cuối kỳ, kết chuyển vào tài khoản 154 để xác định tổng giá thành và giá

Trang 27

Kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí: Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT,Chi phí SXC vào tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kế toán ghi tăngcho tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và ghi giảm cho các tài khoản chiphí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.

c, Các hình thức sổ kế toán:

Chế độ sổ kế toán ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006của bộ trưởng Bộ tài chính quy định rõ việc mở sổ, ghi chép, quản lý lưu trữ và bảoquản sổ kế toán Việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào là tùy thuộc vào từngdoanh nghiệp Hiện nay, trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kếtoán sau:

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (CTGS)

- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (NKCT)

- Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái (NKSC)

- Hình thức kế toán Nhật ký chung (NKC)

- Hình thức kế toán máy

Mỗi hình thức kế toán đó lại có hệ thống sổ sách kế toán chi tiết, sổ tổng hợp

để phản ánh ghi chép, xử lý và hệ thống hóa số liệu thông tin cung cấp cho việc lậpbáo cáo tài chính Bên cạnh các sổ quy định tùy điều kiện thực tế tại các doanhnghiệp mà các doanh nghiệp có thể mở các sổ phù hợp với đặc điểm hoạt động củamình

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỬA CUỐN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP

KHẨU CỬA CUỐN TIẾN THỊNH 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới công tác kế toán CPSX sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK Cửa Cuốn Tiến Thịnh

2.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh

Công ty TNHH thương mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh là một trongnhững nhà phân phối cửa cuốn hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sản xuất lắp đặt sảnphẩm cửa cuốn nhôm cao cấp Đức theo công nghệ Châu Âu Đặc biệt dòng cửacuốn Eurodoor là nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền, công ty đã lắp đặtnhiều công trình, từ nhà dân dụng, biệt thự, đến các văn phòng công ty…tại cácquận hầu hết trong nội thành Đồng thời công ty xúc tiến việc mở rộng tìm kiếm vàxây dựng hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc

- Chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm cửa cuốn bao gồm:+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu

chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm

và thường bao gồm: Nhôm M1 250, nhôm M2 265, tôn… Giá trị của chúng đượcxác định theo giá thực tế, bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn và các khoản chi phíthu mua thực tế phát sinh như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…

- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp,

tiền thưởng và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN của côngnhân sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ bộ

Trang 29

BHTN, chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, dụng cụ bảo hộ lao động, chiphí dịch vụ mua ngoài như chi phí về điện nước, điện thoại và các khoản chi bằngtiền khác.

Như vậy cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí sản xuấttheo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là cơ sở để lập định mức chi phí và kế hoạchgiá thành cho kỳ sau

- Đối tượng tập hợp chi phí

Hệ thống sản xuất của công ty bao gồm 4 xí nghiệp: Xí nghiệp sản xuất ống,

xí nghiệp sản xuất cửa, xí nghiệp sản xuất van, xí nghiệp điện công nghiệp và dândụng Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đối tượng tính tập hợp chi phí sảnxuất được xác định theo nơi phát sinh ra chi phí do đó đối tượng tập hợp chi phí sảnphẩm cửa cuốn là phân xưởng cửa cuốn

Trong phân xưởng cửa cuốn bao gồm các loại cửa: Cửa cuốn khe thoáng, cửacuốn tấm liền, cửa cuốn trong suốt, cửa cuốn Eurodoor

Chi phí phát sinh được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho từng loại cửacuốn, những chi phí chung phát sinh liên quan đến nhiều loại cửa cuốn được căn cứvào hệ số phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỉ lệ tiền lương của công nhân trựctiếp sản xuất loại sản phẩm đó để phân bổ

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH thương mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh

2.1.2.1Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Các chuẩn mực và chế độ kế toán

Các văn bản pháp luật về kế toán của nhà nước như luật kế toán, chế độ kế toán,chuẩn mực kế toán… Những văn bản này mang tính pháp lý của nhà nước tác độngtrực tiếp đến tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần nắmbắt thường xuyên và kịp thời những thông tư quyết định của nhà nước để có nhữngđiều chỉnh phù hợp và tránh những sai sót trong công tác kế toán của mình

Trang 30

Hiện nay Công ty TNHH Thương Mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh đang ápdụng chế độ kế toán theo quyết định số QĐ 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/03/2006 do

bộ tài chính ban hành Trong chế độ đã hướng dẫn rất rõ ràng cụ thể, tạo sự thuậnlợi, nhanh chóng cho kế toán của Công ty khi vào số liệu các chứng từ, sổ sách giúpcông việc kế toán gọn nhẹ và nhanh chóng hơn

Tình hình kinh tế chính trị.

Trong giai đoạn hiện nay khi mà kinh tế khó khăn và sự biến động giá cảthường xuyên diễn ra vì thế tình hình chi phí nguyên vật liệu và các chi phí kháctrong quá trình sản xuất cũng có sự biến động rất nhiều Công tác kế toán chi phísản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mọidoanh nghiệp đều chịu sự chi phối và tác động chung của nền kinh tế đất nước vàkhu vực cũng như trên thế giới

Chính sách pháp luật của nhà nước

Các DN hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Có như vậy mới tạo được

sự ổn định và công bằng trong nền kinh tế Nhà nước ta đã ban hành một hệ thốngcác bộ luật nhằm giám sát tốt hơn hoạt động của các DN cũng như định hướng chocác DN trong vấn đề điều tiết cạnh tranh, cách ứng xử trong kinh doanh, qua đó tạonên một moi trường kinh tế lành mạnh

Khoa học công nghệ

Để thực hiện công tác kế toán được nhanh, gọn và khoa học thì các DN ứngdụng những thành tựu khoa học công nghệ vào hệ thống kế toán của DN mình Hiệnnay, các DN đã áp dụng các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán máy, phầnmềm hỗ trợ kê khai quyết toán thuế nhằm nâng cao hiệu quả công việc kế toánđồng thời tiết kiệm thời gian và giảm nhẹ côn việc của kế toán Do vậy, sự pháttriển của khoa học – công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức kế toán tại các

DN hiện nay Lãnh đạo DN cần quan tâm đến sự thay đổi trong lĩnh vực công nghệ

để thích ứng kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho DN

Trang 31

2.1.2.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp

Quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của chi phí sản xuất sản phẩmcủa Công ty: Đây là yếu tố quyết định tới việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phísản xuất sản phẩm Bộ phận kế toán của Công ty phải căn cứ vào quy trình sản xuất

và đặc điểm chi phí sản xuất để có được đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp

Cơ sở vật chất: Công ty trang bị máy tính, máy in, máy fax cho bộ phận kế

toán để hoàn thành tốt nhất các công việc Đầu năm 2011, Công ty đã mua phần mềm

kế toán Misa để tiện cho công việc ghi chép, theo dõi tình hình chi phí sản xuất

Vật tư, nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo NVL của Doanh nghiệp: là bộ phận quan trọng quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có nó

thì hoạt động sản xuất kinh doanh mói được tiến hành Kế hoạch sản xuất có thànhcông hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có đảm bảo hay không

Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty: Cơ cấu tổ chức của Công ty được

phân ra thành các phòng ban rõ ràng tạo điều kiện cho công tác quản lý và kế toánđược dễ dàng, nhất quán Công tác chi phí sản xuất đòi hỏi phải tập hợp chính xácchi phí liên quan, trong đó có chi phí nhân công Do vậy, cơ cấu tổ chức của Công

ty gọn nhẹ, khoa học sẽ giúp công tác kế toán chi phí hiệu quả và chính xác hơn

Bộ máy kế toán, các chính sách áp dụng tại Công ty:Có ảnh hưởng lớn

đến công tác kế toán của đợn vị Nếu bộ máy kế toán và các chính sách kế toán ápdụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, với yêu cầu quản lý và phù hợpvới chế độ kế toán hiện hành thì đảm bảo công tác kế toán tại doanh nghiệp sẽ hoạtđộng hiệu quả hơn

Khoa học công nghệ: Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất và

ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý kế toán sẽ giảm bớt đáng kể khối lượng côngviệc, tiết kiệm thời gian, nhân lực và hạn chế sai sót trong việc hạch toán kế toán

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thương mại và XNK cửa cuốn Tiến Thịnh

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

a) Chứng từ sử dụng.

Trang 32

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Chứng từ thanh toán: Phiếu chi…

+ Phiếu xuất, nhập kho nguyên vật liệu

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

-trình tự luân chuyển chứng từ:

Kế toán làm thủ tục gồm phiếu để xuất mua nguyên vật liệu, sau khi vật liệumua về làm thủ tục kiểm nghiệm vật tư đảm bảo số lượng và chất lượng Kế toáncăn cứ vào hóa đơn GTGT mua vào của vật tư kiểm tra hóa đơn hợp lệ và viết phiếunhập kho Đồng thời viết phiếu xuất kho cho vật liệu đã mua về, đối với vật liệudùng không hết hoặc phế liệu thu hồi nhập kho

b) Tài khoản sử dụng

Để hoạch toán chi phí nguyên vật liệu, công ty sử dụng Tài Khoản 621- “ Chi phí NVLTT”, và các tài khoản liên quan như TK112,TK133, TK141,TK 331,

TK 152…

c) Trình tự hạch toán và sổ kế toán.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thànhsản phẩm sản xuất Vì vậy việc hạch toán chi phí này chính xác và đầy đủ có ýnghĩa quan trọng trong việc xác định lượng chi phí thực tế tiêu hao trong sản xuất,đồng thời đảm bảo cho tính chính xác giá thành sản phẩm sản xuất Đế sử dụng hợp

lý và có hiệu quả công ty phải lập dự toán nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

CPNVLTT được công ty hạch toán vào từng đối tượng sử dụng (từng loạitôn, nhôm, sắt…)

- CPNVL chính: Tại XNCC là các loại nhôm như: nhôm M1 250, nhôm M2 265

- CPNVL phụ: Tại XNCC là các loại đinh, bu long, ke góc,…

NVL trực tiếp được phản ánh vào tài khoản 152 và chi tiết cho từng loại vật liệu:

TK 1521 – NVLC

TK 1522 – NVLP

TK 1523 – Nhiên liệu

Trang 33

TK 1527 – Phế liệu thu hồi

* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng cửa cuốn trong tháng 4-2014

- Trong tháng xuất kho Tôn mạ màu Đài Loan để sử dụng trực tiếp cho hoạt

động sản xuất sản phẩm căn cứ phiếu xuất kho (phụ lục 2.1) kế toán ghi tăng chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp ( chi tiết cho phân xưởng cửa cuốn) Đồng thời ghigiảm nguyên liệu vật liệu TK 152: 90.000.000 đ

- Trong kỳ mua thép lõi chống gỉ đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sản

xuất sản phẩm căn cứ HĐ GTGT( phụ lục 2.3) kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp – chi tiết PXCC,ghi tăng TK 133- thuế GTGT được khấu trừ Đồngthời ghi giảm TK 112( thanh toán chuyển khoản) số tiền: 16.060.000 đ

- Cuối tháng tập hợp số tôn sử dụng cho sản xuất không hết (phế liệu thu

hồi) căn cứ phiếu nhập kho (phụ lục 2.4), kế toán ghi tăng nguyên liệu vật liệu,

đồng thời ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- chi tiết PXCC, trị giá nhậpkho: 9.000.000 d

- Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu chotừng loại sản phẩm, kế toán ghi tăng chi phí kinh doanh dở dang, đồng thời ghigiảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, với tổng chi phí nguyên vật liệu trongkỳ:77.060.000đ

Hàng tháng thủ kho tập hợp chứng từ chuyển lên phòng kế toán tại công ty

để tập hợp và ghi sổ

Từ phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy theomẫu bảng biểu có trong phần mềm Khi nhập số liệu vào máy kế toán chỉ ghi sốlượng vật tư xuất kho còn đơn giá xuất sẽ được máy tự động cập nhật, lên số liệu

vào sổ chi tiết TK 621 (phụ lục 2.5 )

*Kế toán NVL phụ

Vật liệu phụ của phân xưởng sản xuất cửa cuốn bao gồm: các loại băng đinh,các loại bu lông và các ốc vít, ke góc……

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w