- CPNVL phụ: Tại XNCC là các loại đinh, bu long, ke góc,…
3.2.1. Công tác kế toán tài sản cố định
3.2.1.1. Công tác hạch toán tài sản cố định
Hệ thống sản xuất của công ty gồm 4 phân xươ sản xuất. Vì vậy để theo dõi khấu hao TSCĐ trong kỳ một cách dễ dàng, thuận lợi đảm bảo chính xác về chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm thì kế toán nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để theo dõi chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty cho từng đối tượng. Từ đó, sẽ giúp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tập hợp chi phí sản xuất chung một cách dễ dàng chính xác.
3.2.1.2. Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Ngoài những tài sản cố định mới được thay thế, lắp đặt mới trong thời gian gần đây còn lại những tài sản cố định đã cũ, lạc hậu, tính năng kỹ thuật của máy móc thiết bị đã suy giảm nhiều. Công ty phải thường xuyên bỏ ra những chi phí để sửa chữa, TSCĐ sửa chữa hoàn thành ở tháng nào thì chi phí tập hợp được tính trực tiếp cho chi phí của tháng đó. Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ phát sinh trong tháng kế toán tập hợp vào tài khoản 241-“Xây dựng cơ bản dở dang” theo định khoản:
Nợ TK 335:
Nợ TK 642 (số trích trước < số thực chi) Có TK 2413
Có TK 642 ( Số trích trước > số thực chi)
Số chi phí này được tập hợp vào chi phí sản xuất chung vào cuối tháng.
Điều này làm cho giá thành của thành phẩm không ổn định giữa các tháng. Như vậy, để khắc phục tồn tại này và đồng thời cũng giúp cho công ty cũng có sự chủ động trong việc tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, công ty nên thực hiện trích trước chi phí sữa chửa lớn tài sản cố định.
Để làm được điều đó, cuối năm phòng kế hoạch và phòng kế toán xem xét tình hình, khả năng hoạt động của TSCĐ , từ đó lập ra kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định trong tháng bằng cách lấy tổng chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định cả năm theo kế hoạch chia cho 12 tháng.