1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long

39 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 101,8 KB

Nội dung

Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại vàphát triển, qua đó mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao đời sống nhân viên và tạo sựphát triển vững chắc cho doa

Trang 1

TÓM LƯỢC

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sảnxuất hàng hóa Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thờicũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa cho các doanh nghiệp Để có thể đứng vữngtrước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệpluôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp Việc đứng vững này chỉ có thểkhẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả Vì vậy, các doanh nghiệpphải quan tâm, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại vàphát triển, qua đó mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao đời sống nhân viên và tạo sựphát triển vững chắc cho doanh nghiệp

Thực tế cho thấy rằng, mặt hàng điện thoai và máy tính bảng; laptop; máy tính đểbàn; linh kiện PC; thiết bị văn phòng; các thiết bị nghe nhìn, âm thanh; các máy mã số,

mã vạch và các thiết bị của nó; các hệ thống và máy kiểm soát, an ninh là ngập tràntrên thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt và quyết liệt Điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải có những chính sách đúng đắn để nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp chính vì thế, trong quá trình thực tập tốt nghiệp em đã mạnh dạn lựa

chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long” Nội dung của đề

tài tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau:

Đề tài đã tập hợp, hệ thống và làm rõ một số khái niệm và những vấn đề lý thuyết

có liên quan đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bằng các phươngpháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, đề tài đãphát hiện ra một số vấn đề cần giải quyết như: chiến lược, chính sách nâng cao hiệuquả kinh doanh còn hạn chế, thị trường hoạt động kinh doanh còn bó hẹp, hoạt độngmarketing còn yếu kém, các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh còn bộc lộ nhiềuhạn chế và nêu ra những nguyên nhân của những bất cập đó

Dựa trên cơ sở phân tích, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương MạiGia Long trong thời gian tới Dựa trên hệ thống các giải pháp đó, các doanh nghiệpthương mại có thể tham khảo và áp dụng những giải pháp này vào kinh doanh nhằmmục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trongkhoa Kinh tế - Luật, Trường Đại Học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thứctrong 4 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ lànền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bướcvào đời một cách vững chắc và tự tin

Em xin chân thành cảm ơn Cô TS Nguyễn Thị Thu Hiền đã hướng dẫn em hoànthành bài báo cáo thực tập tổng hợp và định hướng đề tài khoá luận

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS Vũ Thị Hồng Phượng đã tận tìnhhướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp

Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Pháttriển Công nghệ và Thương Mại Gia Long đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để

em thực tập tại Công ty Em xin gởi lời cảm ơn đến anh Trịnh Khắc Tú, trưởng phòngkinh doanh bán lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và ThươngMại Gia Long đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sựnghiệp cao quý của mình Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty tráchnhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long luôn dồi dào sức khỏe,đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống

Sinh viên Hoàng Thị Hồng Hà

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 7

1.1.2 Khái niệm kinh doanh 7

1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

1.1.4 Khái niệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

1.2 Một số lý thuyết về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

1.2.1 Bản chất nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

1.2.2 Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.3 Nguyên tắc, chính sách và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.3.1 Nguyên tắc của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.3.2 Chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI GIA LONG 16

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty 16

2.1.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 16

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty 18

Trang 4

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 20

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 20

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận 22

2.3 Đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty 24

2.3.1 Thành công đã đạt được 24

2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 25

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI GIA LONG 27

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty .27 3.1.1 Mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2014 – 2015 27

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty 27

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của công ty .28 3.2.1.Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh 28

3.2.2 Tăng cường công tác sử dụng vốn 29

3.2.3 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 29

3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing 30

3.2.5 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty 30

3.2.6 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 30

3.2.7 Giải pháp về nguồn nhân lực 31

3.3 Các kiến nghị với nhà nước 31

3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 32

KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh tổng hợp của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Bảng 2.2 Bảng hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Bảng 2.3 Bảng hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 3.1 Bảng mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2015

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, với điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộngvào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đã đem lại cho các doanh nghiệptrong nước nhiều cơ hội để học hỏi, hoàn thiện và phát triển hơn nhưng bên cạnh đó nócũng đem lại không ít những thách thức cho các doanh nghiệp trong nước Đòi hỏi ởcác doanh nghiệp nhiều hơn về khả năng nhạy bén, linh hoạt, chủ động tìm kiếm, nắmbắt những cơ hội kinh doanh, vượt qua những thách thức để tồn tại và phát triển.Không còn là nền kinh tế tập trung bao cấp với điều kiện ngày nay, các doanh nghiệpphải tự xây dựng phương án kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra, tự chịu trách nhiệm

về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Dưới tác động của quy luậtkinh tế trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thìphải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất, đặt việc nâng cao hiệuquả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợinhuận là lớn nhất

Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp hiện nay vẫn làmột bài toán khó Ở nước ta hiện nay, số doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanhthương mại chưa nhiều

Trong những năm qua Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ vàThương mại Gia Long đã có sự biến đổi không ngừng về hoạt động kinh doanh củamình Với sản phẩm kinh doanh về công nghệ thông tin là các thiết bị linh kiện máytính, điện tử tin học, viễn thông, công ty chuyên kinh doanh theo hình thức bán buôntại kho và bán lẻ tự chọn tại thị trường miền bắc chủ yếu là thành phố Hà Nội, sau đótới các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên Công ty luôn tìm kiếm và mở rộng thịtrường hoạt động của mình và cũng đã thu được những thành quả đáng kể Nhưng bêncạnh đó vẫn còn nhiều những hạn chế và yếu kém

Thời gian gần đây, hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng giảm sút Điềunày đã làm cho công ty khó quay vòng vốn để kinh doanh, nợ ngày càng nhiều màchưa trả được, mặt bằng hoạt động kinh doanh và thị trường hoạt động của công tyđang ngày càng phải thu hẹp, cụ thể năm 2013 công ty đã phải thu hẹp mặt bằng hoạtđộng kinh doanh của mình chỉ còn 70% so với năm 2011 và năm 2012 Những hậuquả này đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trình độ quản lý,vốn, hoạt động xúctiến, quảng cáo hay chính sách bảo hành của công ty…

Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm nâng

Trang 7

“Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

 Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty phần mềm vàtruyền thông VASC ( Nguyễn Thị Phương Mai, trường Đại học Thương Mại, năm2006)

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quan sát để đánhgiá về hoạt động kinh doanh của công ty, nhận thức một số vấn đề lý luận về doanhnghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm rõ tầm quan trọng của việc nângcao hiệu quả kinh doanh của công ty VASC Luận án đánh giá được những thànhcông, hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, giúp công ty khắc phụcđược những điểm còn tồn tại và tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được Vấn

đề mà luận án đưa ra được giải quyết vào giai đoạn 2003 – 2005

Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máyvật liệu bưu điện (Nguyễn Thúy Hiền, trường Đại học Thương Mại, năm 2005)

Luận văn khảo sát và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn

2002 – 2004 Trong bài luận văn đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu hiện trường kết hợp và phỏng vấn quansát để giải quyết vấn đề chung của đề tài, phương pháp phân tích thống kê được sửdụng để giải quyết từng nội dung cụ thể của đề tài Các phương pháp đều giúp bài luậnvăn có được những số liệu và dữ liệu một cách đầy đủ và hữu dụng nhất để từ đó đưa

ra được những đánh giá sát thực và có những biện pháp thiết thực với vấn đề về hiệuquả kinh doanh của công ty Luận văn đã làm rõ được những vấn đề cơ bản và sự cầnthiết về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng tổchức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy vật liệu bưu điện trongthời gian qua, làm cơ sở cho việc về xuất giải pháp cơ bản nhằm tạo điều kiện thúc đẩy

và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới

 Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổphần xây dựng Đạt Phương (Hoàng Trung Hưng, trường Đại học Thương Mại, năm2006)

Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp so sánhtổng hợp để phân tích và đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinhdoanh của công ty cổ phần xây dựng Đạt Phương Đưa ra được những mặt ưu điểmcủa công ty trong hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và nâng cao khả năng cạnh

Trang 8

tranh của công ty với các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nướcngoài Vấn đề mà khóa luận tốt nghiệp đưa ra được giải quyết vào giai đoạn năm 2003– 2005

 Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần vật liệuđiện và dụng cụ cơ khí (Đặng Thu Hương, trường Đại học Thương Mại, năm 2006)Phương pháp được sử dụng trong phân tích của luận văn là phương pháp so sánh

và phương pháp loại trừ nhằm thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

từ đó phân tích được những thành công và hạn chế trong hoạt động kinh doanh củacông ty để đề ra những giải pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệuquả kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu điện và dụng cụ cơ khí giai đoạn 2003 –

2005 Luận văn giúp cho công ty có được khả năng cạnh tranh cao với các đối thủ vàtạo được hiệu quả kinh doanh lớn giúp công ty mở rộng được thị trường

 Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sữa HàNội – HANOIMILK.JSC ( Nguyễn Thị Thùy Mây, trường Đại học Thương Mại,2007)

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu một số lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinhdoanh của công ty cổ phần sữa Hà Nội để từ đó rút ra những thành tựu và những hạnchế còn tồn tại, và từ đó là căn cứ để đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm góp phần nângcao hiệu quả kinh doanh của công ty Phương pháp được sử dụng trong luận văn làphương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quan sát, duy vật biện chứng Luận văn đưa

ra được giải quyết vào giai đoạn 2004 – 2006

Như vậy, các đề tài trên đều đưa ra những vấn đề riêng cần giải quyết, nhưng vẫncòn tồn tại những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa Đề tàicủa khóa luận tốt nghiệp được nghiên cứu và làm trong giai đoạn 2011 – 2013 vớiphương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp cân đốitrong điều kiện hiện nay là nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếkhu vực và thế giới với nền kinh tế luôn luôn biến động khôn lường Đề tài đưa rađược những mặt thành công mà công ty đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồntại để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế đó, góp phầnvào giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh và

mở rộng thị trường Đề tài khóa luận tốt nghiệp đưa ra là không trùng lặp với nhữngcông trình nghiên cứu có liên quan kể trên

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Với tính cấp thiết của đề tài nói trên em đưa ra quyết định lựa chọn vấn đề cần

Trang 9

hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long” Đề tài tập trung trả lời cáccâu hỏi:

 Tại sao cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh?

 Tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty tráchnhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương mại Gia Long thời gian qua như thếnào?

 Đâu là những thành công và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty vànguyên nhân của thực trạng đó là gì?

 Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạnPhát triển Công nghệ và Thương mại Gia Long trong thời gian tới?

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng: hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triểnCông nghệ và Thương mại Gia Long

 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu về lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu thực tiễn:

 Nắm được tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty

 Đánh giá được những thành công và hạn chế trong nâng cao hiệu quả kinhdoanh của công ty

 Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty

Phạm vi về nội dung:

Với đề tài của khóa luận tốt nghiệp, nội dung được nêu về hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm hiệu quả tổng hợp, hiệu quả bộ phận

5 Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp được sử dụng để phân tích và đánh giá trong bài khóa luận là:

 Phương pháp thu thập số liệu:

Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm bàikhóa luận này bằng việc trực tiếp xin số liệu của công ty, thu thập, sử dụng những số

Trang 10

liệu trên sách báo, tạp chí, trên các website cũng như vận dụng những kiến thức đã họcđược trong nhà trường và xã hội.

 Phương pháp xử lý số liệu:

Sau khi thu thập được số liệu thì phương pháp xử lý số liệu được sửa dụng Mọi

số liệu thu thập được đều qua quá trình xử lý để có thể sử dụng được trong bài khóaluận tốt nghiệp Các số liệu được xử lý bằng cách kết hợp giữa phương pháp so sánh

và phương pháp tỷ lệ để phân tích những thay đổi, biến động về tình hình sử dụng vốn,

sử dụng lao động… của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, bài khóa luận còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đểphân tích, so sánh từ đó đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

 So sánh giữa số thực hiện kỳ của năm sau so với năm trước để thấy xu hướngthay đổi về tài chính của doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời

 So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanhnghiệp

 So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, sosánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và sốtuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán tiếp theo

 Phương pháp cân đối:

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dựa trên sự cânbằng về lượng (lượng của các yếu tố và lượng của các mặt yếu tố) Ví dụ: cân đối giữathu và chi, vốn và nguồn vốn, nhu cầu sử dụng và khả năng thanh toán của công ty

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo,phục lục kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:

Lời mở đầu

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp thương mại

Trang 11

Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệmhữu hạn Phát triền Công nghệ và Thương mại Gia Long

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương mại Gia Long

Kết luận

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

1.1.2 Khái niệm kinh doanh

Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, kinh doanh là việc thực hiện liêntục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụsản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Như vậydoanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp cócác hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận

1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ so sánh giữa kếtquả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.Thực chất, đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới nhữngmục tiêu đã xác định Ở đây, nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quảchính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại Do vậy, theonghĩa rộng, hiệu quả thương mại được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục tiêu vàphương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ

Hiệu quả thương mại không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, nó còn đượcnghiên cứu là một phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp trên cả tầm vĩ mô và phạm vidoanh nghiệp Trên bình diện vĩ mô, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực phục vụ cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụnói chung của cả nền kinh tế Tác động về kinh tế, về xã hội và môi trường của thươngmại được phản ánh qua các chỉ tiêu hiệu quả theo cách tiếp cận này

1.1.4 Khái niệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là làm cho các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu địnhtính theo hướng tích cực

1.2 Một số lý thuyết về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Bản chất nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bản chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh sựtăng lên thường xuyên của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh

Trang 13

nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.2 Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiếtkiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm,lâu dài của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh càngcao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực Nâng cao hiệuquả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm,lâu dài của mình Nhưng không chỉ trong môi trường xã hội mà cả môi trường doanhnghiệp, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là hiệu quả vềmặt tài chính mà còn là hiệu quả về mặt chính trị, xã hội Một doanh nghiệp khi khôngđạt được hiệu quả kinh doanh về mặt tài chính nhưng lại có hiệu quả kinh doanh vềmặt khác như chính trị, xã hội để tạo tiền đề cho mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tài chính lâu dài, bền vững và ổnđịnh trong tương lai thì trong hiện tại doanh nghiệp đó vẫn trong tình trạng đạt hiệuquả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ bao trùm cả nâng cao hiệu quả về kinh tế và cả nâng cao hiệu quả vềmặt xã hội làm sao để đạt được mục tiêu lâu dài, bao trùm của doanh nghiệp Vì vậy,mục tiêu cốt lõi và cơ bản của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpchính là đạt hiệu quả cao trong kinh doanh cả về trước mắt và lâu dài, hiệu quả caotrong cả mặt kinh tế và mặt xã hội, hiệu quả cả về chiều sâu và chiều rộng, tạo nguồnlợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và bền vững

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn liền với thị trường,nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gaygắt lẫn nhau Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏicác doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người tacàng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của còn người Trong khi các nguồn lựcsản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng Điềunày phản ánh quy luật khan hiếm quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phảitrả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vìthị trường chỉ chấp nhận cách sản xuất nào đưa ra được sản phẩm với số lượng và chấtlượng phù hợp Để thấy được sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường

và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Trang 14

Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa Nó tồn tại một cách khách quankhông phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào Bởi vì thị trường ra đời và phát triểngắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa.

Ngoài ra thị trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưuthông hàng hóa Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phốicác nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường Trên thị trường luôn tồn tạicác quy luật vận động của hàng hóa, giá cả, tiền tệ … như các quy luật giá trị , quy luậtthặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh … các quy luật này tạo thành hệ thốngthống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường Như vậy cơ chế thị trường đượchình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hóa trên thịtrường Thông qua các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nó tác động đếnviệc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấungành Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lựctrong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tốt nhất

Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sựcạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanhnghiệp cả về chiều sâu lẫn chiều rộng Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thứchoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phùhợp và có hiệu quả

1.2.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng,

nó được thể hiện thông qua:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặtcủa doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh là nhân tố trực tiếp đảm bảo

sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển vữngchắc Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đốivới tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay Do yêu cầucủa sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanhnghiệp phải không ngừng tăng lên Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹthuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổnhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinhdoanh Như vây, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trongviệc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 15

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến

bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tựtìm tòi, đầu tư để tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh Chấp nhận cơ chế thị trường làchấp nhận cạnh tranh Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữacác doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Trong khi mục tiêu chung củacác doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnhlên nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thịtrường Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phảichiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường Do đó, doanh nghiệp phải có hàng hóa,dịch vụ chất lượng tốt và giá cả hợp lý Mặt khác, hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩavới việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán, chất lượng không ngừng đượccải thiện nâng cao…

Thứ ba, mục tiêu lâu dài và bao trùm của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận

Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường Muốn vậy, doanh nghiệp phải sửdụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụngcác nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được lợi nhuận nhiều bấy nhiêu.Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệmcác nguồn lực xã hội, nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài củadoanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụngtiết kiệm các nguồn lực sản xuất Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏikhách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm và lâu dài là tối đa hóa lợinhuận Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh

và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp

1.3 Nguyên tắc, chính sách và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Nguyên tắc của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyên tắc của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phải đạtkết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất địnhhoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theonghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phảibao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏqua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việckinh doanh này Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải loại rakhỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực Cách tính như vậy sẽ khuyến

Trang 16

khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng kinhdoanh có hiệu quả hơn.

1.3.2 Chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Chính sách giá

Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng.Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêuthụ của doanh nghiệp Hiện nay giá cả hnagf hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tínhdựa theo các yếu tố sau:

 Giá thành sản xuất, chế biến sản phẩm

 Mức thuế Nhà nước quy định

 Quan hệ cung cầu trên thị trường

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thờiđiểm Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêucủa chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường,từng đối tượng khách hàng

Chính sách xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường

Trong thời kì kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì hoạt động xúctiến thương mại trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên quan trọng hơn, nóquyết định đến việc doanh nghiệp này kinh doanh thất bại hay thành công, vì nó là cầunối để các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng Do đó việcnâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động nghiên cứu thị trường

là một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc đưa ra chiếnlược phát triển Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thôngqua các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thịtrường doanh nghiệp phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiêncứu thị trường như:

 Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu?

 Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?

 Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung…

 Tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu so với tổng lợi nhuận vàdoanh thu của doanh nghiệp?

 Chính sách đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại củabất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào Con người tác động đến việc nâng cao chấtlượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm … Chính vì vậy, trong bất

Trang 17

được Việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực

để thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là rất cần thiết

 Chính sách vốn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượngvốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác Doanhnghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh.Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả caonhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước Mộtthực tế là các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về vốn Vốn góp phần rấtquan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp củadoanh nghiệp Để sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp phải giải quyết tốt các côngviệc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trongkinh doanh vì :

Tổng doanh thu thuần =Vốn lưu động bình quân xhệ số luân chuyển

 Chính sách khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng trong quyết định tới hiệu quả kinh doanh củamỗi doanh nghiệp Do nếu không có các chính sách về khách hàng như chính sáchkhuyến mại cho từng đối tượng khách hàng, chính sách trước và sau bán cho kháchhàng … thì các sản phẩm của doanh nghiệp không thể bán được, các sản phẩm tồnđọng, luồng vốn không lưu chuyển… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mộtdoanh nghiệp thương mại mà cuối cùng sẽ dẫn tới kết quả kinh doanh giảm sút và hiệuquả kinh doanh kém Vì vậy, các chính sách về khách hàng là một trong những chínhsách của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng các so sánh giữa kết quảkinh tế và chi phí kinh tế, chúng ta có thể lập được một bảng hệ thống chỉ tiêu để đánhgiá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Có thể phân các chỉ tiêu thành hai nhómchỉ tiêu đó là: nhóm các chỉ tiêu tổng hợp và nhóm các chỉ tiêu bộ phận:

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

 Chỉ tiêu doanh lợi (chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)

Xét trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của các hoạt động kinh doanh, cácnhà kinh tế cũng như các nhà quản trị kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp khi xemxét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì họ đều quan tâm đến việc tính toán vàđánh giá các chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của toàn doanh nghiệp

 Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh

Trang 18

hệ số doanh lợi vốn kinh doanh= lợi nhuận

vốn kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận cho doanh nghiệp Khi chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh cao sẽ phản ánh đượchiệu quả kinh doanh cao, một đồng vốn bỏ ra thu được lợi nhuận lớn và ngược lại thì vốn

bỏ ra lớn nhưng thu được lợi nhuận kém và kinh doanh lúc đó là kém hiệu quả

 Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu

hệ số doanh lợi của doanh thu= lợi nhuận

doanh thu

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợinhuận Hệ số doanh lợi của doanh thu cao có nghĩa là lợi nhuận thu được lớn so vớidoanh thu thu được và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, ngược lại lợi nhuận thuđược quá ít so với doanh thu thu được Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp càng cao

 Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí

hiệu quả sử dụng chi phí = doanh thu

chi phí

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêuđồng doanh thu Nếu hiệu quả sử dụng chi phí cao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanhnghiệp, khi đó chi phí bỏ ra ít nhưng mang về doanh thu lớn và kinh doanh có hiệu quảcao Ngược lại thì doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận

 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: vốn kinh doanh của doanh nghiệp thươngmại là số tiền ứng trước về các tài sản cần thiết nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bảncủa kinh doanh trong kỳ, bao gồm tiền ứng cho tài sản lưu động và tài sản cô định

số vòng quay của toànbộ vốn= doanh thu

vốn kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh bỏ ra sẽ mang lại baonhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh Nếu sốvòng quay của toàn bộ vốn cao có nghĩa là doanh nghiệp đạt hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh, vốn kinh doanh bỏ ra thu được nhiều doanh thu và ngược lại thì doanhnghiệp kinh doanh kém hiệu quả

Trang 19

doanh thực sự có hiệu quả, còn ngược lại thì kinh doanh kém hiệu quả và lợi nhuận thuđược rất ít so với đồng vốn bỏ ra.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

hiệu quả sử dụng tài sản lưu động= lợi nhuận

vốn lưu động

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trongmột năm thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động caophản ánh được lợi nhuận thu được là rất lớn so với đồng vốn lưu động bỏ ra và kinhdoanh thực sự có hiệu quả, còn ngược lại thì kinh doanh kém hiệu quả và lợi nhuận thuđược rất ít so với đồng vốn bỏ ra

 Số vòng luân chuyển của vốn lưu động:

số vòng luânchuyển của vốn lưu động= doanhthu

vốn lưu động

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ được quay bao nhiêu vòng trongmột năm

 Hiệu quả sử dụng lao động:

Mức sinh lời của một lao động:

mức sinh lờicủa một lao động=¿ lợi nhuận

tổng số laođộng¿

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trong thời kỳ phân tích Mức sinh lời của một lao động caophản ánh lao động tạo ra được lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đượccoi là kinh doanh có hiệu quả và ngược lại thì kinh doanh kém hiệu quả

Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động:

doanh thubình quân một lao động= doanh thu

tổng số lao động

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu trong một thời kỳ phân tích Nếu doanh thu bình quân của một lao động cao thìđược coi là lao động đó tạo ra doanh thu lớn trong thời kỳ phân tích và doanh nghiệp

đã kinh doanh có hiệu quả và ngược lại thì doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả

 Ngoài hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế tài chính nêu ở trên ra chúng tacòn thấy được hiệu quả kinh doanh còn thể hiện về mặt xã hội Vì vậy, ta có các chỉtiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là:

 Tăng thu ngân sách

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm

vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu,

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS – TS Nguyễn Văn Công (2009), Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh doanh
Tác giả: PGS – TS Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh TếQuốc Dân
Năm: 2009
2. TS Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: TS Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ
Nhà XB: Nhàxuất bản thống kê
Năm: 2008
3. PGS – TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch (2004), Giáo trình Kinh tế Doanh nghiệp Thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Doanhnghiệp Thương mại
Tác giả: PGS – TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2004
4. Nguyễn Đăng Hậu, Nguyễn Xuân Tài (2007), Quản lý công nghệ, Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý công nghệ
Tác giả: Nguyễn Đăng Hậu, Nguyễn Xuân Tài
Nhà XB: Nhà xuất bản KinhTế Quốc Dân
Năm: 2007
5. TS Thân Danh Phúc (2011), Tập bài giảng Kinh tế Thương mại Việt Nam, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Kinh tế Thương mại Việt Nam
Tác giả: TS Thân Danh Phúc
Năm: 2011
6. TS Ngọc Quang (2008), Quản lý và điều hành doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và điều hành doanh nghiệp
Tác giả: TS Ngọc Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao độngXã hội
Năm: 2008
7. Dương Vương (2004), Bộ sách Phương pháp quản lý hiệu quả kế hoạch doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ sách Phương pháp quản lý hiệu quả kế hoạch doanh nghiệp
Tác giả: Dương Vương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm: 2004
8. Bộ môn kinh tế thương mại (2006), Đề cương bài giảng Kinh tế Thương mại đại cương, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng Kinh tế Thương mại đạicương
Tác giả: Bộ môn kinh tế thương mại
Năm: 2006
9. Luật Doanh Nghiệp, 60/2005/QH11, Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh Nghiệp, 60/2005/QH11
10. Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long, Báo cáo tài chính năm 2011 Khác
11. Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long, Báo cáo tài chính năm 2012 Khác
12. Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long, Báo cáo tài chính năm 2013 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w