TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI GIALONG

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long (Trang 30)

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty

Trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long còn gặp không ít khó khan và thử thách mới tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của công ty. Song với kinh nghiệm và thực tiễn đã được khẳng định, công ty nhất định vượt qua khó khăn thử thách phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục khai thác tốt những tiềm năng nội lực, những mặt tích cực của công ty và dần khắc phục những điểm yếu, nhược điểm. Tiếp tục đổi mới và phát triển với các quan điểm, mục tiêu định hướng.

3.1.1. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2014 – 2015

Công ty đã xây dựng cho mình các mục tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong năm 2014.

Bảng 3.1 Bảng mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2015

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng doanh thu 34056 38274 39000 41500

Tổng chi phí 27368 31691 31000 31000

Lợi nhuận 6688 6583 8000 10000

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty năm 2014

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy công ty đã đưa ra các mục tiêu phát triển của công ty. Doanh thu tăng lên và giảm chi phí để có được lợi nhuận cao. Ta thấy, doanh thu tăng 726 triệu đồng so với năm 2013, tương đương 1,9%. Năm 2015 tăng đột phá so với năm 2014 là 2.500 triệu đồng trong khi đó chi phí được giữ không đổi. Chi phí năm 2014 và 2015 được giảm bớt 691 triệu đồng so với năm 2013 và lợi nhuận được tăng lên lần lượt là 1.417 triệu đồng và 2.417, tương đương 22% và 36,7%

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Ngoài việc đề ra các mục tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Công ty còn đề ra những quan điểm định hướng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể:

− Về thị trường: Tiếp tục giữ vững trong thị trường tại Hà Nội và xu hướng mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác trong cả nước như Quảng Ninh…

− Về mặt hàng: có xu hướng đa dạng hóa hơn các mặt hàng hơn, nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời để có những mặt hàng hợp thời với công nghệ ngày càng phát triển.

− Về lao động: định hướng nâng cao hơn sức sinh lời của mỗi lao động của công ty, tổ chức khóa đào tạo lao động về chuyên môn, kinh nghiệm cho lao động. Đào tạo ban lãnh đạo có kinh nghiệm, có khả năng quản lý tốt.

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của công ty

3.2.1. Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh

Việc thực hiện tiết kiệm chi phí là một biện pháp để có hiệu quả kinh doanh cao. Trong thực tế công ty vẫn chưa tiết kiệm được chi phí, còn để thất thoát và lãng phí nhiều. Nguyên nhân là do khâu quản lý chưa tốt, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Để có thể quản lý chi phí một cách chặt chẽ, giảm các khoản dư bất hợp lý, công ty cần phải rà soát lại tất cả các khâu và các chỉ tiêu định mức bằng cách: − Xác định nhu cầu vốn kinh doanh của từng thời kỳ kinh doanh. Nếu thiếu vốn thì làm cho hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Nếu thừa vốn sẽ dẫn tới lãng phí và làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm.

− Tổ chức lao động hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các phòng ban, các bộ phận trong công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa trong các hoạt động. Công ty cần có mô hình cơ cấu tổ chức hợp lý để đưa ra sự nhất quán từ trên xuống dưới trong công ty trong việc phối hợp kinh doanh giữa các bộ phận. Đồng thời tạo ra sự tương trợ lẫn nhau trong công việc giữa các phòng ban, bộ phận. Trên cơ sở đó làm giảm quỹ tiền lương để cho tổng chi phí giảm xuống. Giảm quỹ tiền lương không có nghĩa là giảm tiền lương của cán bộ công nhân viên mà làm cho tiền lương bình quân tăng lên và mức độ tăng đó phải nhỏ hơn tốc độ tăng hiệu suất lao động mà người lao động đạt được.

− Giảm các chi phí lãi vay: công ty phải đề ra kế hoạch để lượng sản phẩm tồn kho là hợp lý, đẩy nhanh thời gian thu nợ từ phía khách hàng, giảm thiểu bán hàng cho những khách hàng nợ quá lâu. Có như thế khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của công ty sẽ nhanh được giảm lãi vay.

− Giảm chi phí văn phòng: các chi phí này là chi phí điện thoai, fax, email… để giảm được các chi phí này cần phải giáo dục ý thức nhân viên trong các phòng ban không được sử dụng điện thoại, fax, email… vào các mục đích riêng, mục đích cá nhân.

− Đối với các khoản chi phí bất thường, kế toán cần tăng cường và thường xuyên kiểm tra tình hình chi phí nhằm phát hiện ra nguyên nhân và tìm biện pháp giảm thiểu những chi phí không cần thiết này.

− Trước mỗi tháng, cần đưa kế hoạch chi phí cụ thể, hợp lý, quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí theo kế hoạch, những chi phí nào vượt quá mức dự toán phải được sự đồng ý của cấp trên.

3.2.2. Tăng cường công tác sử dụng vốn

• Đối với vốn cố định:

Theo nghiên cứu ta thấy lượng vốn cố định của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long là khá lớn so với tổng vốn, bởi vậy cần phải quan tâm đến chiều sâu trong việc khai thác mảng vốn này để đưa nó vào hoạt động kinh doanh phải mang hiệu quả cao nhất.

Mặt khác với yêu cầu kinh doanh hiện nay, công ty cần đổi mới lại tài sản cố định, để ngày một hiện đại hóa, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đây cũng chính là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nhưng việc đầu tư phải nghiên cứu kỹ, tránh tình trạng tràn lan, lãng phí trong đầu tư khi đưa vào sử dụng lại kém tính năng tác dụng, hoặc phải làm đi làm lại do nhiều nguyên nhân gây thiệt hại đến vốn.

• Đối với vốn lưu động:

Với các doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động là yếu tố rất quan trọng của quá trình kinh doanh, vốn lưu động càng lớn thì cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp càng nhiều, nhưng bên cạnh việc tăng vốn lưu động công ty cần chú ý giải quyết lượng hàng hóa dự trự ứ đọng và các khoản phải thu làm chậm quá trình luân chuyển quá trình thu hồi vốn bằng cách:

− Công ty có thể tiến hành tìm những nhà cung ứng giá thấp, thiết lập mối quan hệ tốt với các hãng cung cấp hàng hóa cho công ty, hoặc mua với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá. Từ đó có thể áp dụng cơ chế giá bán ra linh hoạt nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và tăng vòng quay của vốn.

− Thực hiện phương thức thanh toán năng động, cách này cho phép công ty có thể thắt chặt mối liên kết với nhóm khách hàng truyền thống, đồng thời có thể thu hút thêm được nhóm khách hàng mới, qua đó góp phần tăng thêm tiêu thụ hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

− Đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản thu, thực hiện tiến hành thanh lý tài sản, hàng hóa ứ đọng, kém phẩm chất, để đưa lượng tiền mặt vào luân chuyển trong lưu thông. 3.2.3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Vì là sản phẩm nhập về để kinh doanh nên công ty cần có một bộ phận chuyên kiểm kê hàng hóa, nhập hàng. Công tác này rất quan trọng để có được những sản phẩm đúng chất lượng, mẫu mã… công ty cần phải có được hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm được nhập vào để đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng. Tránh trường

hợp tồn tại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh cũng như danh tiếng của công ty. Hoạt động kinh doanh sẽ bị yếu kém do mất niềm tin từ khách hàng, hàng hóa không lưu chuyển sẽ làm cho nợ nhiều, khả năng quay vòng vốn kém. Vì thế mà mất đi hiệu quả kinh doanh.

3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing

Trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh như ngày nay thì hoạt động marketing là không thể thiếu được nhằm thúc đẩy, hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ của công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế trong thời gian qua công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long chưa thực sự chú trọng tới hoạt động marketing, không có phòng ban riêng về hoạt động này, cũng như có thì cũng đơn lẻ, không tập trung… Điều này làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty yếu kém đi, kết quả hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc có riêng một phòng ban về hoạt động marketing đối với công ty là rất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn luôn có hiệu quả.

3.2.5. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty

Công ty cần phát triển mạng lưới, các đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm để phát triển rộng hơn hoạt động kinh doanh như hiện nay của công ty. Hiện nay, công ty có trụ sở chính và showroom tại Hà Nội, thị trường như vậy là vẫn còn hạn hẹp, vì vậy công ty nên phát triển các chi nhánh không những tại Hà Nội mà còn tại các tỉnh thành khác để chiếm lĩnh thị trường. Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Những nơi nào có nhu cầu ít hoặc vừa phải thì hệ thống cửa hàng cần ít hơn đảm bảo để không bị phân phối chồng chéo giữa các cửa hàng, đại lý với nhau.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước cần thiết và là công tác đầu tiên đối với tất cả các hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ của sản phẩm hay nhóm sản phẩm của công ty mình. Từ việc nghiên cứu thị trường các sản phẩm mà công ty mình bán ra, công ty mới có thể nâng cao khả năng thích ứng thị trường và tiêu thụ những sản phẩm mà thị trường hàng hóa đó đòi hỏi. Bên cạnh đó để công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả thì công ty phải nắm bắt vững yêu cầu thị trường sản phẩm, hang hóa của công ty về chất lượng sản phẩm, số lượng, giá cả, mẫu mã, đối thủ cạnh tranh, phương thức thanh toán… có như vậy công ty mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vai trò quan trọng nhất của nghiên cứu thị trường là đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tốc độ tiêu thụ sản phẩm để từ đó có thể nâng cao doanh thu cũng như

tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn làm được điều đó thì phải tìm ra phương pháp tiếp cận thị trường, và đó cũng là mục đích của nghiên cứu thị trường.

3.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực

Biện pháp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, quản lý trong công ty để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường là rất quan trọng. Hoạt động kinh doanh sẽ không tránh được những rủi ro, do đó đội ngũ cán bộ quản lý phải có chuyên môn tốt, đáp ứng đòi hỏi của thị trường. do vậy, trong công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong công ty cần chú trọng hơn nữa đến đội ngũ phòng kinh doanh.

Công ty nên thường xuyên tuyển chọn bổ sung nhân lực kịp thời vào những vị trí còn thiếu hoặc các vị trí chưa đáp ứng được yêu cầu. Khi tuyển chọn nhân lực, phải tuyển theo phương pháp công khai, khách quan đúng yêu cầu. Cần kết hợp tuyển chọn với thường xuyên đào tạo các nguồn lực trong công ty, tổ chức các cuộc giao lưu học hỏi giữa các thành viên với nhau và với các đơn vị bạn để cùng nhau chia sẻ, học tập lẫn nhau và phải thường xuyên đưa nhân viên đi tham gia các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng trình độ ngắn hạn để nâng cao trình độ của nhân viên về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về chuyên môn nghiệp vụ… Điều này không những có lợi thế về chuyên môn mà tinh thần cán bộ, nhân viên cũng tăng lên rất nhiều giúp họ làm việc hăng say hơn nữa, tạo ra nhiều giá trị cho công ty.

3.3 Các kiến nghị với nhà nước

Để thực hiện tốt quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thì ngoài những cố gắng nỗ lực của công ty, thì cũng cần có sự trợ giúp đắc lực của Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải có những chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại trong nước. • Nhà nước cần có những biện pháp xử lý nghiêm túc các hoạt động buôn bán các mặt

hàng làm giả, làm nhái, kém chất lượng.

• Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ về vốn cũng như về kinh nghiệm cho công ty trong chiến lược mở rộng thị trường.

• Nhà nước nên tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thương mại nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long nói riêng. Cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính để các công ty có sự chủ động hơn trong kinh doanh, đầu tư phát triển, từ đó tăng khả năng đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

• Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng, phù hợp để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi hơn, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực.

• Xây dựng chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế nước ta nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn bằng các ưu đãi về thuế.

• Cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng lạm phát, giúp các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng thoát khỏi khó khăn trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong quá trình làm khóa luận em đã rất cố gắng để đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhưng với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế, những nhân tố tác động theo rất nhiều hướng khác nhau mà trong bài chưa thể phân tích được hết nên còn tồn tại nhiều thiếu sót. Em rất muốn phân tích những tác động của yếu tố vĩ mô đến hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long. Vì vậy, em sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này trong các công trình nghiên cứu tiếp theo và sẽ mở rộng hơn nữa danh mục hàng hóa kinh doanh của công ty để tạo khả năng cạnh tranh cho công ty.

Mặc dù đã cố gắng để có hệ thống hóa một cách tốt nhất những kiến thức có liên quan và phục vụ cho công tác nghiên cứu, đã giới hạn về phạm vi nghiên cứu là chỉ có hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận để đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty, tuy nhiên do kiến thức, số liệu và kỹ năng phân tích còn hạn chế nên em chưa thể đi sâu phân tích được hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng cụ thể theo những chỉ tiêu này mà chỉ có thể dừng lại ở tổng các mặt hàng của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w