Cuốn sách đề cập cách thức xây dựng và phát triển chương trình Marketing quaEmail cho các doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: cách thức thu thập dữ liệu kháchhàng, xây dựng nội dung Emai
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại Đại học Thương mại Có được bảnluận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đếntrường Đại học Thương mại, phòng đào tạo khoa Hệ thống thông tin kinh tế, đặc biệt
là ThS Lê Thị Thu đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫnkhoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài Ứngdụng Marketing điện tử (E-Marketing) trong hoạt động kinh doanh tại Tổng công tyMay 10
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy truyền đạtnhững kiến thức chuyên ngành Hệ thống thông tin Quản lý cho bản thân tác giả trongnhững năm tháng học tập tại trường Đại học Thương mại
Xin gửi tới Tổng công ty May 10 lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu cần thiết liên quan tới đềtài tốt nghiệp
Xin ghi nhận công sức với những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạnsinh viên cùng lớp, nhóm thực tập đã đưa ra những ý kiến và giúp đỡ tác giả trong việcxác định đề tài tốt nghiệp Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trướchết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã hội Đặc biệt là sựquan tâm, động viên khuyến khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia đình Nhânđây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòngquan tâm và giúp đỡ tác giả hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này Tác giả rất mongnhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô và đọc giả
Xin chân thành cảm ơn!
i
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu 1
1.1.2 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 4
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ( phỏng vấn điều tra) 4
1.5.2 Phương pháp định lượng 4
1.5.3 Phương pháp định tính 5
1.6 Kết cấu khóa luận 5
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TỔNG CÔNG TY MAY10 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.1.1 Khái niệm về Marketing truyền thống 6
2.1.1.2 Tổng quan về Marketing điện tử 7
2.1.2 Lý thuyết liên quan tới Marketing điện tử 8
2.1.2.1 Mục tiêu cần đạt được của Marketing điện tử 11
2.1.2.2 Nội dung của việc xây dựng hệ thống thông tin Marketing điện tử 12
2.1.3 Phân định nội dung nghiên cứu 13
ii
Trang 32.2 Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng
công ty May 10 15
2.2.1 Giới thiệu về Tổng công ty May 10 15
2.2.1.1 Tổng quan về Tổng công ty May 10- Công ty cổ phần 15
2.2.1.2 Qúa trình thành lập và phát triển 16
2.2.1.3 Cấu trúc nhân sự của Tổng công ty May 10 17
2.2.1.4 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến việc ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty May 10 19
2.2.1.5 Ảnh hưởng của môi trường nội tại đến việc ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty May 10 21
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 23
2.2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May 10 23
2.2.3 Phân tích thực trạng Marketing tại Tổng công ty May 10 27
2.2.3.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động Marketing của Tổng công ty May 10 27
2.2.3.2 Thực trạng về hoạt động Marketing của Tổng công ty May 10 29
2.2.4 Đánh giá thực trạng Marketing của Tổng công ty May 10 34
2.2.4.1 Những mặt tích cực đã đạt được 34
2.2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 35
2.2.4.3 Nguyên nhân 36
PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 39
3.1 Định hướng và phát triển trong việc ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty May 10 39
3.2 Đề xuất ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty May 10 39
3.2.1 Đẩy mạnh các hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu về Marketing điện tử 40
3.2.2 Giải pháp ứng dụng Marketing điện tử cho Tổng công ty May 10 41
3.2.2.1 Hoạch định chiến lược Marketing điện tử phù hợp 41
3.2.2.2 Nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng 41
3.2.2.3 Lập kế hoạch Marketing điện tử 42
3.2.2.4 Xây dựng ngân sách cho hoạt động Marketing điện tử 42
iii
Trang 43.2.3 Đề xuất lựa chọn các giải pháp Marketing điện tử tối ưu 42
3.2.3.1 Giải pháp vận dụng Email 42
3.2.3.2 Giải pháp quảng cáo trên mạng Internet 43
3.2.4 Giải pháp ứng dụng phần mềm Solid Email Marketing 43
3.2.5 Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin Marketing điện tử cho Tổng công ty May 10 46
3.2.6 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hệ thống Marketing điện tử 48
3.3 Một số kiến nghị 49
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 49
3.3.2 Kiến nghị đối với công ty 50
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU Chỉ số
Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.4 Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty 32
v
Trang 6Hình 2.8 Những điểm còn tồn tại tác động trực tiếp tới hoạt
động Marketing của Công ty
Trang 8PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự ra đời của Internet và sự phát triển vượt bậc của công nghệthông tin, nhất là mấy năm gần đây, cuộc cách mạng Công nghệ thông tin đang diễn ranhư vũ bão trên toàn thế giới Cuộc cách mạng này đã và đang trực tiếp đem lại những
sự thay đổi rõ rệt cho xã hội loài người Nó tác động trực tiếp và góp phần ảnh hưởngđáng kể sâu sắc đối với mọi lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, văn hóa, xã hội, chínhtrị Sự phát triển đó cũng đem tới một hình thức kinh doanh mới đó chính là kinhdoanh điện tử Để đáp ứng nhu cầu sử dụng kinh doanh điện tử đạt hiệu quả cao thìdoanh nghiệp cần có chiến lược hệ thống thông tin dài hạn Áp dụng Marketing điện tử(E- Marketing) là chiến lược quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao hoạtđộng kinh doanh của mình Tác giả thấy đây là một vấn đề cấp thiết mà mỗi doanhnghiệp đều phải quan tâm Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty May 10, qua việcthực hiện điều tra, phát phiếu điều tra phỏng vấn tác giả thấy rằng công ty hiện chưa ápdụng Marketing điện tử một cách bài bản và chỉ mang tính bộc phát Vì vậy chưa thểphát huy hiệu quả và thế mạnh của Marketing điện tử trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của công ty Chính vì lẽ đó việc xây dựng hệ thống thông tin và ứng dụngMarketing điện tử là hoạt động tối quan trọng hiện nay
1.1.2 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Ứng dụng Marketing điện tử mang lại ý nghĩa rất lớn đối với công ty cũng nhưđối với khách hàng
Đối với công ty: Là bước đi thông minh để đẩy nhanh công việc kinh doanh và
đạt được các chỉ tiêu kinh doanh nhanh nhất thời đại này Giúp thu thập thông tin thịtrường và đối tác nhanh, ít tốn kém Chia sẻ thông tin giữa người mua và người bánthông qua Marketing điện tử cũng diễn ra dễ dàng hơn Bằng việc thực hiện các hoạtđộng Marketing qua Internet công ty sẽ giảm được rất nhiều chi phí: chi phí bán hàng,giao dịch, quảng cáo; loại bỏ trở ngại về không gian và thời gian; mở rộng thị trườngtrong và ngoài nước; giúp công ty thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phongphú, ít tốn kém
Trang 9Đối với khách hàng: Tiếp cận được nhiều sản phẩm để dễ dàng so sánh sản
phẩm và lựa chọn cho phù hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí…
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trước xu hướng phát triển của TMĐT nói chung và Marketing điện tử nói riêngtrên thế giới đã phát triển từ những năm 1998, 1999 Chính vì vậy các nghiên cứu trênthế giới về Marketing điện tử là rất chuyên sâu và khoa học Một số sách và tài liệu vềMarketing điện tử như:
+ Strauss, El – Anssary &Frost, (2003), Giáo trình “ E- Marketing”.
Trọng tâm của cuốn sách là về Marketing điện tử và Kinh doanh trực tuyến.Tác giả nhấn mạnh vào cách tiến hành bốn phối thức: Sản phẩm, giá, phân phối và xúctiến thông qua các chiến lược và đưa ra các công cụ để tiến hành như: Blog, mạng xãhội, Marketing qua công cụ tìm kiếm…
+ John Wiley &Sons, (1999), “E – Marketing/ Simon Collin – New York”.
Cuốn sách đưa ra các nội dung của hai vấn đề chính đó là về Internet Marketing
và thương hiệu trực tuyến như: Marketing trực tiếp, quảng cáo, Website, nhãn hiệu,các chiến lược …
+ J.Price & M.Starkov, (2009), “Developing an Email Marketing”.
Cuốn sách đề cập cách thức xây dựng và phát triển chương trình Marketing quaEmail cho các doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: cách thức thu thập dữ liệu kháchhàng, xây dựng nội dung Email, cách thức tiến hành…
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, trong nước có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu khoa học trựctiếp về Marketing điện tử và việc ứng dụng các giải pháp Marketing điện tử vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu làm đề tàikhóa luận Ứng dụng Marketing điện tử (E-Marketing) trong hoạt động kinh doanh tạiTổng công ty May 10 tôi đã kế thừa một số cơ sở lý thuyết, dữ liệu từ các giáo trình từtrong nước như:
+ PGS.TS.Đinh Văn Thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Phát triển Marketing trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt nam”
Đề tài nghiên cứu không chỉ tìm hiểu về lý thuyết về Marking trực tuyến nóichung mà tác giả còn đề xuất giải pháp phát triển Marketing trực tuyến cho các doanh
Trang 10nghiệp tại Việt Nam ngày nay Hạn chế của đề tài đó là tập mẫu quá rộng áp dụng chotất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Bộ slide bài giảng “Marketing Thương mại điện tử”, Bộ môn Quản trị chiến
lược, Đại học Thương mại, Hà Nội Đây là bộ slide khá đầy đủ và toàn diện về cáchthức quản trị chiến lược Marketing TMĐT (E-Marketing) của một doanh nghiệp vớicách tiếp cận coi chiến lược Marketing TMĐT là một chiến lược cấp chức năng của
doanh nghiệp Bài giảng đưa ra những công cụ xúc tiến TMĐT, phân tích ưu – nhược
điểm của từng công cụ, các xu hướng phát triển của các công cụ xúc tiến này, sự ảnhhưởng của các công cụ theo thứ bậc
+ GS.TS Nguyễn Bách Khoa, (2003), “Giáo trình Marketing TMĐT”, NXB thống kê, Đại học Thương mại.
Nội dung bao trùm các vấn đề liên quan đến Marketing TMĐT, đồng thời cuốnsách cũng đưa ra quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT và triển khai kếhoạch Marketing điện tử
+ TS Nguyễn Hoàng Việt, (2011), “ Giáo trình Marketing TMĐT”, NXB thống
kê, Đại học Thương mại
Nội dung là nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành những kiến thức, kỹnăng và phương pháp cơ bản để triển khai các hoạt động từ quản trị chiến lược và quảntrị chiến thuật các hoạt động, các quá trình Marketing cơ bản của một doanh nghiệplàm Thương mại điện tử theo tiếp cận giá trị cung ứng cho khách hàng và quản trị trithức
Thông qua các sách báo và giáo trình, tác giả đã kế thừa cách tiếp cận vấn đềđặc biệt là mô hình nghiên cứu Tuy nhiên khóa luận “ Ứng dụng Marketing điện tử(E-Marketing) trong hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty May 10 “ là một đề tàihoàn toàn mới nên nội dung có rất nhiều nét khác biệt so với các tài liệu trước
1.3 Mục tiêu của đề tài
- Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng hệ thống thông tin, ứngdụng Marketing điện tử cho công ty
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khóa luận tiến hành tổng hợp, phân tích đánhgiá về hoạt động kinh doanh nói chung và ứng dụng Marketing điện tử nói riêng tạiTổng công ty May 10
- Đưa ra định hướng phát triển, đề xuất giải pháp nhằm ứng dụng Marketing điện tử
Trang 11và định hướng ứng dụng Marketing điện tử vào Tổng công ty May 10 trong tương lai.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình hoạt động kinh doanh và ứng dụng Marketing nói riêng tại Tổng công tyMay 10
- Về mặt nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung của vấn đề ứng dụngMarketing điện tử mà cụ thể là ứng dụng Marketing điện tử cho hoạt động kinh doanhcủa Tổng công ty May 10 theo đúng mô hình lý thuyết đã đưa ra
1.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ( phỏng vấn điều tra)
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập, phân tích những thôngtin liên quan đến thực trạng cũng như nhu cầu sử dụng Marketing, hệ thống thông tinMarketing điện tử tại Tổng công ty May 10 Và để thu thập được dữ liệu sơ cấp thì tacần thực hiện cuộc khảo sát nhỏ cùng với việc phát phiếu điều tra sơ bộ ở công ty Từ
đó rút ra kết luận về thực trạng Marketing và hệ thống thông tin Marketing điện tử tạiTổng công ty May 10
1.5.2 Phương pháp định lượng
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu thuthập được Trước hết, nhập các kết quả của 10 phiếu điều tra vào phần mềm Sau đó,ghi các dữ liệu liên quan và tiến hành phân tích, phần mềm sẽ phân tích và cho kết quả
là các biểu đồ hình tròn, hình cột,… Ngoài phần mềm SPSS có thể sử dụng cácchương trình chuyên về xử lý số liệu thống kê như: MS – Excel, SAS,…
1.5.3 Phương pháp định tính
Phương pháp định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và
Trang 12phân tích đặc điểm văn hóa, hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểmcủa nhà nghiên cứu Một số phương pháp định tính mà tác giả sử dụng là phương phápquy nạp, phương pháp diễn dịch và phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp quy nạp: Từ hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian
vừa qua nhận thấy còn tồn tại nhiều vướng mắc và thiếu sót nên tác giả đi sâu nghiêncứu và thấy được công ty cần sử dụng Marketing điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động của công ty trong môi trường kinh doanh hiện đại
- Phương pháp diễn dịch: Dựa vào hoạt động của công ty nói riêng và những
tài liệu, giáo trình, bài giảng, đề tài nghiên cứu nói chung về lĩnh vực Marketing điện
tử để làm sáng tỏ từng luận điểm, từng lợi ích mà Marketing điện tử đem lại
- Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản, được sử dụng xuyên
suốt trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khácnhau, đảm bảo một nội dung phong phú, đa dạng và thống nhất về mặt khoa học
1.6 Kết cấu khóa luận
Ngoài danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tàiliệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được thiết kế bao gồm 3 phần:
- Phần 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Phần 2: Cơ sở lý luận về Marketing điện tử và thực trạng của hoạt động
Marketing tại Tổng công ty May 10
- Phần 3: Định hướng phát triển và đề xuất việc ứng dụng Marketing điện tử
trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10
Trang 13PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về Marketing truyền thống
Khái niệm Marketing hiện nay không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp ViệtNam Marketing đã trở thành một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp muốn tồn tại
và kinh doanh thành công; là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ Có thể hiểu, Marketing
là một tiến trình mà doanh nghiệp thực hiện nhằm xác định các nhu cầu của kháchhàng, xem xét khả năng đáp ứng của doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động nhằm đápứng được các nhu cầu, mong muốn đó của khách hàng Các nhà làm Marketing tiếnhành nghiên cứu thị trường để nắm bắt các thông tin về khách hàng như nhu cầu, thóiquen tiêu dùng, quy mô dân số, thu nhập,… để từ đó sáng tạo ra các sản phẩm mà họđang mong muốn
Khái niệm Marketing đã được áp dụng nhiều trên thế giới và hiệu quả mà nómang lại là vô cùng to lớn Có rất nhiều quan niệm về Marketing nhưng có thể chialàm hai quan niệm chính là quan niệm Marketing hiện đại và quan niệm Marketingtruyền thống:
Quan niệm truyền thống cho rằng Marketing chỉ bao gồm các hoạt động sảnxuất, định hướng các sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng mộtcách tối ưu (theo http://www.wikipedia.org/)
Quan niệm hiện đại cho rằng Marketing là chức năng quản lý doanh nghiệp vềmặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ranhu cầu, mong muốn của khách hàng đến việc sản xuất ra sản phẩm thực thụ tới tayngười tiêu dùng cuối cùng một cách tối ưu (theo http://www.wikipedia.org/)
Như vậy hai quan niệm trên có sự khác biệt nhau đó là: quan niệm truyền thốngcho rằng Marketing là các hoạt động cung cấp sản phẩm mà doanh nghiệp có đếnngười tiêu dùng sao cho có thể cung ứng được càng nhiều sản phẩm càng tốt Ngượclại, quan niệm hiện đại cho rằng Marketing xuất phát từ khách hàng, doanh nghiệp sẽcung cấp các sản phẩm mà khách hàng cần chứ không phải là thứ mà doanh nghiệp có
Vì vậy, nó bao gồm nhiều giai đoạn trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, chỉ dẫn cácthông tin cần thiết để giúp doanh nghiệp lập kế hoạch, xây dựng các chiến lược và thoả
Trang 14mãn các nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Các chiến lược và kế hoạch Marketing đều phảiphù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp Chức năng cơ bản củaMarketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp.
2.1.1.2 Tổng quan về Marketing điện tử
- Khái niệm về Marketing điện tử:
Như chúng ta đã biết, ngày nay có rất nhiều quan điểm về Marketing điện tử.Khái niệm về Marketing điện tử cũng được phát triển từ khái niệm Marketing truyềnthồng.Theo vị cha đẻ của Marketing, Marketing điện tử là là một bô phận củaMarketing trực tiếp Bản chất của Marketing trực tiếp là việc cố gắng kết hợp cả bayếu tố quảng cáo, xúc tiến bán và bán hàng cá nhân để thực hiện việc bán hàng trựctiếp không qua trung gian Có sáu công cụ chủ yếu tiến hành Marketing trực tiếp đó là:Marketing bằng catalog, Marketing bằng thư trực tiếp, Marketing qua điện thoại,Marketing trực tiếp trên truyền hình, Marketing trực tiếp trên đài truyền thanh, tạp chí
và báo, Computer Marketing Và Marketing điện tử chính là một trong sáu công cụ củaMarketing trực tiếp cụ thể thuộc công cụ Computer Marketing là hình thức mua hàngqua máy tính nối mạng Với hình thức này khách hàng có thể đặt hàng và thanh toánthông qua Internet Vì thế có thể coi, Marketing điện tử là một bộ phận của Marketingtrực tiếp
Đồng tình với quan điểm của Philip Kotler, GS.Nguyễn Bách Khoa vàPGS.Đinh Văn Thành coi Marketing điện tử là một bộ phận của Marketing trực tiếp vànhấn mạnh vào phối thức xúc tiến Marketing điện tử giới hạn bởi ba công cụ: Quảngcáo điện tử, quan hệ cộng đồng điện tử và bán hàng điện tử
“Quảng cáo là hoạt động truyền thông tin phi cá nhân thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng khác nhau, thường mang tính thuyết phục về sản phẩm
hoặc về quan điểm và là hoạt động phải trả tiền” [1] Bản chất của quảng cáo điện tử
cũng tương tự quảng cáo truyền thống nhưng nó được thực hiện trên nền tảng Internetnhư: Qua Website, Email…
“Quan hệ công chúng điện tử bao gồm một loạt các hành động được thực hiện nhằm tạo được cái nhìn tích cực và thiện chí về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và Công
ty với các đối tượng có liên quan đến DN qua Internet.”[3]
“Bán hàng điện tử là hình thức của hoạt động bán hàng hiện đại - phương thức
mà người bán và người mua không cần tiếp xúc mà thương vụ vẫn diễn ra.” Hoạt động
Trang 15bán hàng điện tử được phân định ba mức ứng dụng TMĐT: mức hiện diện tĩnh, mứcchào hàng qua catalog và mức trực tiếp đặt hàng và thanh toán điện tử.
Vậy ta có thể định nghĩa Marketing điện tử như sau: “ Marketing điện tử là một dạng thức của Marketing trực tiếp; là một trong 8 công cụ truyền thông Marketing tích hợp để chỉ một hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng kênh truyền thông Internet nhằm đem lại một sự đáp ứng có thể đo lường được và/hoặc một giao dịch với khách hàng/khách hàng tiềm năng ở bất kỳ một địa điểm nào nhằm mục tiêu xâm nhập, bảo vệ và phát triển các thị trường của doanh nghiệp Marketing điện tử nhằm chỉ bất kỳ hoạt động truyền thông nào sử dụng Internet để quảng cáo xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng và bán hàng tới khách hàng điện tử” [3].
- Hệ thống thông tin Markting (MIS) bao gồm con người, thiết bị và quy trìnhthu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời
và chính xác cho những người soạn thảo các quyết định Marketing [8]
- Căn cứ vào các khái niệm, cơ sở lý luận đã được nghiên cứu, tác giả đã đưa rakhái niệm hệ thống thông tin Marketing điện tử: Là một hệ thống hoạt động thườngxuyên có sự tương tác giữa con người, thiết bị tin học, các nguồn lực và các phươngpháp dùng để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tinchính xác, cần thiết, kịp thời cho người phụ trách lĩnh vực Marketing để sử dụngchúng với mục đích thiết lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra các kế hoạchhoạt động
2.1.2 Lý thuyết liên quan tới Marketing điện tử
- Lý thuyết về Marketing trực tiếp
+ Khái niệm: Trải qua nhiều năm, thuật ngữ Marketing trực tiếp đã được hiểutheo những nghĩa mới Lúc đầu Marketing trực tiếp chỉ là hình thức Marketing trong
đó sản phẩm hay dịch vụ được chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng màkhông sử dụng một trung gian nào, theo nghĩa này, những công ty sử dụng nhân viênbán hàng để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng đều sử dụng Marketingtrực tiếp Sau này thuật ngữ được dùng để chỉ Marketing được dùng qua bưu điện, tức
là Marketing bằng Catalog hay Marketing bằng thư trực tiếp
Như vậy: “Marketing trưc tiếp là việc sử dụng một số dạng tiếp xúc phi cá nhân như thư điện tử, điện thoại, Internet… để truyền tin hoặc yêu cầu sự đáp ứng từ phía khách hàng hiện tại và tiềm năng”.
Trang 16+ Cách thức tiến hành Marketing trực tiếp: Marketing trực tiếp cố gắng kết hợp
cả ba yếu tố quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân để có thể thực hiện được việcbán hàng trực tiếp thông qua trung gian Nó là một hệ thống tương tác trong đó sửdụng một hoặc nhiều phương tiện quảng cáo để tác động vào khách hàng tiềm năng tạonên phản ứng đáp lại của khách hàng hay một giao dịch mua hàng của họ tại bất kỳthời điểm nào Những công cụ chủ yếu của Marketing trực tiếp:
+ Marketing bằng catalog: Doanh nghiệp gửi các catalog tới khách hàng tiềmnăng qua đường bưu điện, dựa trên các catalog này khách hàng sẽ đặt hàng qua đườngbưu điện
+ Marketing bằng thư trực tiếp: Doanh nghiệp gửi qua bưu điện những thư chàohàng, tờ quảng cáo, tờ gấp và các hình thức chào hàng khác cho khách hàng qua đó hyvọng bán được hàng hoá hay dịch vụ, thu thập hay tuyển chọn được danh sách kháchhàng cho lực lượng bán hàng, thông qua báo thông tin hoặc gửi quà tặng cho kháchhàng
+ Marketing qua điện thoại: Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để chào hàng trựctiếp đến khách hàng chọn lọc Doanh nghiệp có thể đặt một số điện thoại miến phí đểkhách hàng đặt mua những mặt hàng mà họ biết được qua quảng cáo trên truyền hình,trưyền thanh, gửi thư trực tiếp, catalog hay khiếu nại và góp ý với doanh nghiệp
+ Marketing trực tiếp trên truyền hình Truyền hình được sử dụng hai cách đểbán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng Cách thứ nhất là phát các chương trình truyềnhình giới thiệu về sản phẩm và cho khách hàng số điện thoại miễn phí để đặt hàng.Cách thứ hai, sử dụng toàn bộ chương trình truyền hình cho việc quảng cáo và bán sảnphẩm và dịch vụ
+ Marketing trực tiếp trên đài truyền thanh, tạp chí và báo Các phương tiện nàycũng được sử dụng để chào hàng trực tiếp cho khách hàng với một số điện thoại miễnphí cho khách hàng đặt hàng
+ Computer Marketing: Mua hàng qua máy tính nối mạng Khác hàng có thểđặt hàng, thanh toán trực tiếp qua mạng Internet
- Phân biệt các khái niệm
+ Marketing trực tuyến (Online Marketing): Marketing trực tuyến là các hoạtđộng Marketing có sự trợ giúp của công nghệ thông tin và mạng Internet (theo HộiMarketing Việt Nam)
Trang 17Hình 2.1 Mô hình Marketing Online
+ Marketing TMĐT (Electronic Marketing): Marketing Thương mại điện tử làquá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch
vụ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và các cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử vàInternet (Philip Kotler)
+ Marketingvirus: chính là hình thức bằng dư luận, tạo nên một hình ảnh đẹp vềcông ty nhằm tiếp thị sản phẩm/hoặc dịch vụ của công ty đó Khi sự cạnh tranh trongkinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing đặc biệt đểquảng cáo sản phẩm của mình Và một trong các chiến lược được nhiều doanh nghiệp
sử dụng mang lại hiệu quả cao là “Marketing virus”
+ Viral Marketing: Viral Marketing là sự lan truyền những thông điệpMarketing kèm theo sự đảm bảo của người gửi, về chất lượng của sản phẩm và dịch
vụ Dựa vào mức độ thân thiết của các mối quan hệ trong xã hội (việc nhận Email,hoặc quà tặng từ bạn mình cho dễ, làm người tiêu dùng tin tưởng hơn việc nhận đượcthông điệp đó từ tờ rơi hoặc Email được gửi trực tiếp từ công ty) Việc lan truyềnthông điệp được thực hiện chủ yếu bởi người tiêu dùng và thông qua mạng Internet do
đó doanh nghiệp có thể hạn chế chi phí tới mức thấp nhất
Trang 18- Lợi ích của Marketing điện tử
Với việc ứng dụng Marketing điện tử chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách Vịtrí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng Internet đã rút ngắn khoảng cách, cácđối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay
ở xa Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyềnthống Một trong những lợi ích mà Marketing điện tử mang lại đó là tiếp thị toàn cầu.Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động Marketing tiếp cận với cácthị trường khách hàng trên toàn thế giới Điều mà các phương tiện Marketing thôngthường khác hầu như không thể Marketing điện tử giúp giảm thời gian Thời giankhông còn là một yếu tố quan trọng Những người làm Marketing điện tử có thể truycập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7 Ngoài ra khi doanh nghiệpứng dụng Marketing điện tử, doanh nghiệp có thể giảm chi phí Chi phí sẽ không còn
là gánh nặng Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing điện tử có thể đem lại hiệuquả gấp đôi
- Hạn chế của Marketing điện tử
Tuy nhiên, từ quan điểm của người mua, sự bất lực của người mua hàng khi cầnliên lạc, cầm, nắm, và “để thử” hàng hóa hữu hình trước khi thực hiện việc mua hàngđiện tử có thể bị hạn chế Tuy nhiên có một giải pháp chuẩn cho các nhà bán hàng điện
tử là cung cấp cho khách hàng các chính sách trả lại, cũng như các dịch vụ khách hàngđiện tử
2.1.2.1 Mục tiêu cần đạt được của Marketing điện tử
Marketing điện tử chủ yếu sử dụng mạng Internet để thực hiện một hay nhiềuhơn những điều sau đây:
- Truyền tải thông điệp của doanh nghiệp về bản thân họ, sản phẩm và dịch vụtrên mạng Internet Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ, phương tiệncủa Marketing như: bán hàng điện tử, quảng cáo điện tử, quan hệ công chúng điện tử
để cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm hay dịch vụ một cách dễ dàngthông qua mạng Internet
- Giao dịch sản phẩm, dịch vụ hoặc đặt quảng cáo trên mạng Internet Tuỳthuộc vào mô hình kinh doanh cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn một haynhiều nội dung của chiến lược Marketing điện tử Có thể là giao dịch sản phẩm, dịch
vụ hay lựa chọn các mô hình quảng cáo điện tử
Trang 19- Tăng doanh thu, thị phần và lợi nhuận Marketing điện tử giúp giảm thiểu chiphí cho hoạt động xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh thương hiệu của công tyvới hiệu quả cao Chính vì vậy nó sẽ giúp tăng lợi nhuận và thị phần cho công ty.
2.1.2.2 Nội dung của việc xây dựng hệ thống thông tin Marketing điện tử
Xây dựng hệ thống thông tin Marketing điện tử là xây dựng hệ thống đáp ứng
ba nội dung chính: quảng cáo trực tuyến, quan hệ công chúng điện tử, bán hàng trựctuyến
- Quảng cáo trực tuyến: là hoạt động truyền thông tin phi cá nhân thông qua cácphương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, thường mang tính thuyết phục về sảnphẩm hoặc về quan điểm và là hoạt động phải trả tiền
+ Quảng cáo qua thư điện tử (Quảng cáo Email): Nhà quảng cáo mua khônggian thư điện tử được tài trợ bởi nhà cung cấp dịch vụ như yahoo, gmail, hotmail…Nộidung quảng cáo ngắn, thường là text link được gắn lồng vào nội dung thư của ngườinhận
+ Quảng cáo không dây là hình thức quảng cáo qua các phương tiện di động,thông qua banner, hoặc các nội dung trên Website mà người sử dụng đang truy cập
Mô hình sử dụng trong quảng cáo không dây thường là mô hình quảng cáo kéo (PullModel) Đó là việc người sử dụng lấy nội dung từ các trang web có kèm quảng cáo
+ Banner quảng cáo là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp đưa ra các thôngđiệp quảng cáo qua Website của một bên thứ ba dưới dạng văn bản, đồ hoạ, âm thanh,siêu liên kết… Banner quảng cáo bao gồm các mô hình: quảng cáo tương tác, quảngcáo tài trợ, quảng cáo lựa chọn vị trí, quảng cáo tận dụng khe hở thời gian và quảngcáo Shoskele
- Quan hệ công chúng trực tuyến: Bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm
tạo được cái nhìn tích cực và thiện chí về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của công ty vớicác đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp qua Internet Gồm các nội dung:
+Xây dựng nội dung trên Website của doanh nghiệp: Website của doanh nghiệpđược coi là công cụ của MPR (Marketing public relations) vì nó cung cấp đầy đủthông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
+ Xây dựng cộng đồng điện tử: cộng đồng điện tử được xây dựng qua cácchatroom, các nhóm thảo luận, các diễn đàn, blog…Nền tảng của cộng đồng trực tuyến
là việc tạo ra các bảng tin và các hình thức gửi thư điện tử Việc xây dựng và phát triển
Trang 20cộng đồng điện tử giúp tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người tiêudùng.
+ Các sự kiện trực tuyến: các sự kiện trực tuyến được thiết kế để thu hút và tậphợp những người sử dụng có cùng sở thích và gia tăng số lượng người truy cậpWebsite Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình, sự kiện trực tuyến thông quacác buổi thảo luận, hội nghị, hội thảo trực tuyến nhằm thu hút khách hàng tiềm năng
và khách hàng hiện tại, từ đó hiểu rõ nhu cầu của họ
- Bán hàng trực tuyến: Bán hàng trực tuyến là hình thức của hoạt động bán hàng
hiện đại phương thức mà người bán và người mua không cần tiếp xúc mà thương vụvẫn diễn ra Để triển khai hoạt động bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp cần xây dựngWebsite với sự hỗ trợ của các công cụ Internet, phương tiện điện tử Website khôngnhững cung cấp thông tin về công ty, hình ảnh sản phẩm mà còn tích hợp giỏ hàng đểkhách hàng thực hiện quá trình mua hàng trực tuyến Đồng thời, doanh nghịêp cầnphải phát triển công tác tổ chức lực lượng bán hàng như tổ chức phân bổ, bố trí lựclượng bán hàng phù hợp với cơ cấu, nâng cao nghiệp vụ bán hàng trực tuyến, tuyểnchọn, đào tạo chuyên môn…Điều này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việcđưa sản phẩm được tiếp cận tới khách hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinhdoanh trực tuyến, tạo lòng tin trong tâm trí khách hàng Bán hàng trực tuyến bao gồmcác mô hình: Mô hình Marketing trực tiếp bằng đơn đặt hàng qua thư, bán hàng trựctiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán lẻ điện tử thuần tuý, nhà bán lẻ hỗn hợp và PhốInternet
2.1.3 Phân định nội dung nghiên cứu
Có nhiều cách thức và công cụ để phân tích tình thế chiến lược E-Marketing,một trong những công cụ hiệu quả để phân tích là sử dụng ma trận SWOT
SWOT là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyếtđịnh trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh Nói một cách hình ảnh,SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược,xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuấtkinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp Và trênthực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiếnlược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trongcác báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Trang 21Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếptheo định dạng SWOT trong đó, S-Streng là điểm mạnh, W-Weaknesses là điểm yếu,O-Opportunities là cơ hội và T-Threats là thách thức, theo mô hình sau:
Để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích môitrường bên trong Phân tích môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội lực củadoanh nghiệp như: vốn tự có và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp, trình độ kỹthuật công nghệ, trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên, hệ thống mạng lướiphân phối, số lượng các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hoạt động củadoanh nghiệp…Mỗi một yếu tố có những tác động khác nhau lên hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Do tác động từ bên trong nên doanh nghiệp có thể chủ độngtìm ra được điểm mạnh hoặc điểm yếu trong quá trình kinh doanh, để đưa ra chiếnlược phù hợp
Để tìm ra cơ hội và thách thức, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích môitrường bên ngoài Phân tích môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố có ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ bên ngoài như: khách hàng củadoanh nghiệp, sự cạnh tranh trong ngành, các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp luật,văn hóa – xã hội…Mỗi một yếu tố có những tác động khác nhau lên hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, từ đó tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp hoặc thách thức màdoanh nghiệp phải đối mặt và tìm cách để vượt qua
Trang 22Mô hình nghiên cứu của đề tài:
2.2 Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty may 10
2.2.1 Giới thiệu về Tổng công ty May 10
2.2.1.1 Tổng quan về Tổng công ty May 10- Công ty cổ phần
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10.
Tên tiếng Anh: GARMENT 10 CORPORATION-JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: GARCO10.JSC
Trụ sở chính: 765 Nguyễn Văn Linh-Sài Đồng-Long Biên-Hà Nội
Điện thoại: TEL: (844) 38276 923 / FAX; (844) 38276 925
Website: www.http://garco10.vn/
Email: ctmay10@garco10.com.vn; viet-td@garco10.com.vn
Mã số thuế: 0100101308
Số tài khoản: 0011000014409 - sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam
Năm thành lập: thành lập từ năm 1946 và chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần
năm 2004
Loại hình công ty: công ty cổ phần.
Giấy phép ĐKKD: số 0100101308 (đăng ký lần đầu ngày 15/12/2014; đăng ký thay
Đề xuất các giải pháp ứng dụng Marketing điện tử cho công ty
Lựa chọn các giải pháp Marketing điện tử tối ưu
Phân tích
bên ngoài
Kế hoạchhóa thựcthi vàkiến nghịgiải pháp
Trang 23- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệptiêu dùng khác
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, khách sạn, nhà ở cho công nhân
Trang 24Phó tổng GĐ
GĐ điều hành
ĐDLĐ về
MT
ĐDLĐ về CL
GĐ điều hành
GĐ điều hành
Tổ là A
Các tổ cắt may
Các tổ may
Tổ cắt B
Tổ là B
(Nguồn: Ban tổ chức hành chính công ty May 10)
Trang 25Tổng số nhân viên: 10.454 lao động.
- Cơ cấu nhân sự: 01 Tổng giám đốc, 03 phó Tổng giám đốc, 02 giám đốc điều hành,
14 phòng chức năng, 17 xí nghiệp thành viên (tại 7 tỉnh trên cả nước)
2.2.1.4 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến việc ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty May 10
Kinh tế
Trong tình trạng khủng hoảng hiện nay, nhu cầu tiêu dùng giảm, xu hướng tựnhiên của các doanh nghiệp là cắt giảm chi phí và chi phí Marketing bị cắt trước tiên
vì hiệu quả của nó khó thể hiện được một cách rõ ràng
Trong bối cảnh khó khăn của năm 2009, Thương mại điện tử (TMĐT) đãkhẳng định được vai trò quan trọng của mình như là một công cụ giúp doanh nghiệpViệt Nam cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong một môi trường cạnhtranh toàn cầu ngày càng gay gắt
- Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2010
đạt khoảng 6,78% so với năm 2009 Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trongnăm 2011 xuống còn 6,1% so với mức dự báo 7,0% được đưa ra hồi tháng 9/2010 và
dự báo thêm rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng trở lại lên mức 6,7%trong năm 2012, khi mà môi trường kinh tế ổn định và kích thích đầu tư, tiêu dùng
- Lạm phát: Lạm phát năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng lạm
phát năm 2011 là do nội tại nền kinh tế Trong năm 2011 vẫn tiếp tục duy trì biện phápthắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và chính sách tài khóa của Chính phủ sẽ không quá
mở rộng như những năm trước, tốc độ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam sẽ khó thể
Trang 26xuống thấp hơn mức thực hiện của năm 2010
(Nguồn: Vneconomy.vn)
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất: Năm 2011 lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến
động theo chiều hướng tăng Lãi suất cho vay khoảng 19%, kéo theo lãi suất đi vay lêntới 22-25% Như vậy khi lãi suất thực tăng lên, hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắmnhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá nàytăng lên
Văn hóa – xã hội
- Thói quen tiêu dùng của dân cư: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet để tìm kiếm thông
tin hoặc tiến hành giao dịch trực tuyến ngày càng tăng
Các mạng xã hội đang tiếp tục phát triển tại Việt Nam, trong đó hoạt động chia sẻnội dung, quan điểm trên mạng và tham gia diễn đàn trực tuyến đã lấn át các hoạt động
làm quen, kết nối xã hội Bộ phận dân miền Bắc thường xuyên sử dụng blog và các
mạng xã hội
- Thói quen sử dụng Internet: Hầu hết mọi người truy cập Internet là đọc tin tức trực
tuyến, chơi game trực tuyến và mua bán hàng trực tuyến 50% đồng ý rằng họ có thểchọn rất nhiều sản phẩm khác nhau trên Internet nhưng chỉ có 15% nghĩ rằng việc muacác sản phẩm trên Internet là an toàn
Bên cạnh đó, với hơn 55 triệu thuê bao điện thoại đang sử dụng và việc các đại giaviễn thông Việt Nam đầu tư mạnh vào 3G, năm 2010 đã chứng kiến nhiều chiến dịchMarketing trên điện thoại di động
Trang 27 Pháp luật TMĐT
Pháp luật TMĐT bao gồm: Luật Giao dịch điện tử (1/3/2006), Luật Công nghệthông tin (1/1/2007) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Đến cuối năm 2009,khung pháp lý cho TMĐT Việt Nam đã tương đối hoàn thiện
Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Marketing trực tuyến như:
- Văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo là Pháplệnh Quảng cáo 2001 Báo điện tử và mạng thông tin máy tính được xem là một trongnhững phương tiện quảng cáo và được Pháp lệnh Quảng cáo điều chỉnh
- Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh Quảng cáo và Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP
2.2.1.5 Ảnh hưởng của môi trường nội tại đến việc ứng dụng Marketing điện tử tại Tổng công ty May 10
Nguồn nhân lực
Tổng công ty May 10 có 4 phòng ban chính: Phòng kế hoạch, Phòng tài chính
kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng chất lượng QA và Đứng đầu bộ máy lãnh đạo củaCông ty là Tổng Giám Đốc (TGĐ) do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiếncủa Đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty Tổnggiám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh Giúpviệc cho Tổng giám đốc gồm có 1 phó Tổng giám đốc đại diện lãnh đạo về chất lượng,
1 giám đốc điều hành đại diện về an toàn sức khoẻ, môi trường và phụ trách khối vănphòng, 1 giám đốc điều hành phụ trách phòng kỹ thuật và các phân xưởng phụ trợ, 1giám đốc điều hành phụ trách các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận và trường đàotạo may
Lực lượng nhân sự của công ty là sự kết hợp giữa những nhân viên trẻ, năngđộng, nhiệt tình, có sáng tạo trong công việc, có trình độ và có kỹ năng Internet cùngvới những cán bộ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh tạiViệt Nam.Trong đó, số lượng nhân viên hiểu biết về TMĐT là chưa nhiều Đây là mộttrở ngại khi công ty thực hiện ứng dụng Marketing điện tử
Trang 28 Hạ tầng CNTT
- Phần cứng
Phần cứng là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ hoạt động trong hệ thống thông tincủa bất cứ công ty nào tham gia vào hoạt động Thương mại hiện nay Dưới đây là hạtầng kỹ thuật của công ty May 10:
Hệ điều hành của máy chủ: Microsoft windows
- Mạng WAN được cung cấp bởi Viettel /VNPT/FPT có kết nối Internet băng thôngrộng
- Công ty đã và đang sử dụng máy chủ mailserver với tên miền thư điện tửhttp://www.garco10.com.vn và áp dụng chữ ký thư điện tử vào việc trao đổi thông tinđiện tử giữa các cơ quan
- Phần mềm
Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác hoạt động kinh doanh mà công ty May
10 đã và đang đầu tư cho việc sử dụng những phần mềm quản lý như: phần mềm quản
lý mã số mã vạch, phần mềm kế toán (ttsoft), phần mềm chấm công, phần mềm quản
lý nhân sự tiền lương, phần mềm quản lý nguyện phụ liệu, phần mềm quản lý siêu thị.Ngoài ra công ty còn sử dụng các ứng dụng văn phòng như: Email, Gmail, SMS,Office, Skype…
Nguồn lực tài chính
Công ty đã được thành lập từ lâu và đã đạt được những thành tựu nhất địnhnhưng bộ máy cán bộ quản lý còn chưa chú trọng nhiều tới việc ứng dụng công nghệthông tin hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Vì thế công tychưa có chiến lược áp dụng Marketing điện tử cụ thể cho hoạt động kinh doanh
Trang 292.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10
2.2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May 10
Dưới sự điều hành của cán bộ lãnh mà tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty May 10 có những chuyển biến tích cực rõ rệt Dưới đây là bản tình hình kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh 2008 – 2010 được chích từ báo cáo kết quả sản xuấtkinh doanh hàng năm của công ty May 10
Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008-2010
Đơn vị : tỷ đồng
2008
Năm2009
Năm2010
So sánh 2009 với2008
So sánh 2010với 2009
Trang 30Qua số liệu ở bảng trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăngdần theo các năm từ năm 2008 đến 2010 Cụ thể: tổng doanh thu năm 2009 đạt hơn
698 tỷ đồng, tăng hơn 78 tỷ so với năm 2008 với tỷ lệ là 12.66% Năm 2010 đạt 1014tỷ đồng tăng 316 tỷ với tỷ lệ tăng là 45.27% Năm 2008 Công ty tập trung vào hoạtđộng xuất khẩu nên doanh thu từ hoạt động này đã tăng đáng kể so với năm 2007.Cũng chính vì đó mà năm 2009 doanh thu từ nội địa giảm 16.91 tỷ so với năm 2008,ứng với mức giảm 16.2%
Năm 2008 đến 2009 là năm khó khăn của ngành dệt may do ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới Chi phí đầu vào tăng nên lợi nhuận sau thuế củacông ty năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1.81% Công ty dã phải cắt giảm bớt laođộng để giảm bớt một phần chi phí nhân công Cụ thể: năm 2008 tổng số lao độngbình quân là 7134 người, đến năm 2009 tổng lao động bình quân chỉ còn 6419 người
Năm 2010 là năm thắng lợi của toàn ngành dệt may nói chung và của Công tyMay 10 nói riêng Với những dấu hiệu phục hồi nền kinh tế toàn cầu làm cho sức mua
ở thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật bản tăng mạnh Tổng doanh thu năm 2010 củaCông ty là 1014 tỷ, trong đó doanh thu từ xuất khẩu chiếm hơn 80%, tốc độ tăngdoanh thu là 45.27%
Trong những năm qua Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách củamình, số tiền nộp ngân sách của Công ty tăng hàng năm Năm 2008, Công ty nộp ngânsách là hơn 5.55 tỷ đồng, đến năm 2009, số tiền đã tăng lên là 7.8 tỷ đồng, tăng40.46% so với năm 2008 Sang năm 2010, Công ty đã nộp vào ngân sách 19.6 tỷ đồng
và tăng tới 151.28% so với năm 2009
- Tình hình xuất nhập khẩu
Song song với tình hình sản xuất kinh doanh là tình hình xuất nhập khẩu của công tyMay 10 Tình hình xuất nhập khẩu được thể hiện qua bảng dưới đây:
Trang 312009 Công ty đã có thêm nhiều khách hàng mới qua các năm, hiện tại May 10 đã đặtmối quan hệ hợp tác lâu dài với các hãng như: Brantex, C&A, Elcorte, Teetop,Oktava…
Năm 2009: tổng giá trị doanh thu xuất khẩu đạt 324 tỷ đồng, tăng 10% so với
kế hoạch Lợi nhuận các đơn hàng FOB đạt hơn 22 tỷ, tăng 47% so với kế hoạch Thịtrường xuất khẩu chủ yếu là Hoa kỳ và Châu âu, trong đó thị trường Mỹ chiếm 50%,thị trường Châu âu chiếm 40%, còn lại là các thị trường khác
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu thị trường
(Nguồn : phòng thị trường)
Trang 32Biểu đồ 2.1 Doanh thu theo thị trường
( Nguồn: Tự tổng hợp)
Sở dĩ Hoa Kỳ là nơi nhập khẩu nhiều hàng dệt may bởi vì Hoa Kỳ là một thịtrường lớn với nhiều tầng lớp dân cư và thị hiếu rất khác nhau Đây là quốc gia nhậpkhẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, với mẫu mã đa dạng và những hợp đồng có giátrị lớn Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam,chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.Thị phần của Việt Nam về dệt may tại thịtrường Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây Năm 2008,Việt Nam đứng thứ hai trong số các nhà cung ứng hàng dệt may vào thị trường Hoa
Kỳ, sau Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6.1 tỷ USD, năm 2009 là 9.07tỷ USD và năm 2010 là 11.2 tỷ USD Đóng góp vào những kết quả đó không thếkhông kể đến Tổng công ty May 10
Triệu
USD
Năm