1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường Đại học khối Kinh tế - (Định hướng nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại)

93 710 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 829,5 KB

Nội dung

Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu về dịch vụ đào tạo trình độ đại học tại cáctrường đại học khối Kinh tế - Quản trị Kinh doanh nhận thấy hiện chưa có nhiều đềtài đề cập tới vấn đề này, tuy

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi, kết quả nghiên cứu đều không trùng lặp với đề tàinghiên cứu khoa học nào gần đây Tư liệu, tài liệu tham khảo đều có trích dẫn

nguồn rõ ràng.

Người cam đoan

Nông Thị Hồng Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,các thầy cô trong khoa sau Đại học, các cán bộ giảng viên trong trường Đại họcThương mại đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu vàhọc tập

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn BáchKhoa là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình nghiêncứu, thực hiện đề tài luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viêntôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn

Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi còn có những thiếusót Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, những ý kiến đóng gópcủa bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

.2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

6 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH 4

1.1 Các khái niệm cốt lõi và lí thuyết cơ sở 4

1.1.1 Một số khái niệm cốt lõi 4

1.1.2 Một số lí thuyết cơ sở 14

1.2 Mô hình nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học khối Kinh tế- Quản trị kinh doanh 20

1.2.1.Khái niệm thực chất của năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học 20

1.2.2 Cấu trúc năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học 21

1.2.3 Mô hình nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học khối Kinh tế- Quản trị kinh doanh 23

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh 25

1.3.1 Khái niệm, thực chất và sự cần thiết nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học 25

1.3.2 Tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh 26

1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối KT - QTKD 30

1.4.1 Yếu tố môi trường hội nhập Đào tạo đại học quốc tế 30

Trang 4

1.4.2 Yếu tố môi trường vĩ mô quốc gia 31

1.4.3 Yếu tố môi trường ngành giáo dục đào tạo khối kinh tế và Quản trị kinh doanh 34

1.4.4 Yếu tố môi trường nội tại trường Đại học 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 38

2.1 Sơ lược quá trình phát triển hệ thống cơ sở giáo dục ĐH khối ngành KT- QTKD trong nước nói chung và Trường đại học Thương mại nói riêng 38

2.1.1 Giới thiệu hệ thống các trường Đại học khối Kinh tế & QTKD trong nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng 38

2.1.2 Quá trình phát triển đào tạo trình độ đại học ở trường Đại học Thương mại 39

2.1.3 Các hệ đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Thương mại giai đoạn hiện nay 40

2.2 Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ Đại học trường Đại học Thương mại giai đoạn hiện tại qua điều tra trắc nghiệm và đối sánh 43

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.2 Thực trạng năng lực lựa chọn và xác định giá trị cung ứng 44

2.2.3 Thực trạng kiến tạo và chia sẻ giá trị cung ứng 45

2.2.4 Thực trạng truyền thông và thực hiện giá trị cung ứng 46

2.2.5 Thực trạng giá trị được chia sẻ và cung ứng cho sinh viên 48

2.3 Thực trạng năng lực nguồn lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường Đại học Thương mại 50

2.3.1 Năng lực nguồn nhân lực giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục 50

2.3.2 Năng lực hạ tầng vật chất kĩ thuật và công nghệ thông tin và học liệu 51

2.3.3 Năng lực tài chính và tài trợ đào tạo 53

2.3.4 Năng lực marketing đào tạo 54

2.3.5 Năng lực lãnh đạo và quản lí nhà trường dựa trên giá trị và tri thức 56

2.4 Đánh giá chung và nguyên nhân 56

2.4.1 Những ưu điểm và nguyên nhân 56

2.4.2 Những hạn chế, điểm yếu 58

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế tồn tại 60

Trang 5

CHƯƠNG III: CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NÓI RIÊNG VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NÓI CHUNG THỜI GIAN TỚI 61 3.1 Định hướng chiến lược, đặc điểm mới căn bản Giáo dục đào tạo đại học nước ta nói chung và khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói chung đến

2020 tầm nhìn 2030 61

3.1.1 Quan điểm và định hướng chung 61 3.1.2 Một số định hướng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh 63 3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển đào tạo trường Đại học thương mại đến

tế - quản trị kinh doanh nói chung thời gian tới 67

3.3.1 Mô hình chiến lược phát triển chung của các trường đại học 67 3.3.2 Hoàn thiện mô hình đào tạo trình độ đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng và giá trị khác biệt hoá nổi trội 67 3.3.3 Nâng cao năng lực việc lựa chọn và định vị giá trị dịch vụ đào tạo cung ứng 67 3.3.4 Nâng cao năng lực cốt lõi trong kiến tạo và chia sẻ giá trị dịch vụ đào tạo cung ứng 67 3.3.5 Tăng cường năng lực truyền thông đào tạo và thực hiện giá trị chuẩn đầu

ra cho sinh viên tốt nghiệp 67 3.3.6 Tăng cường năng lực quản lí chất lượng đào tạo toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế 69

3.4 Một số giải pháp nâng cao năng lực nguồn lực cung ứng dịch vụ đào tạo của các trường đại học khối kinh tế - quản trị kinh doanh nói chung và trường đại học thương mại nói riêng 70

3.4.1 Nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học 70

Trang 6

3.4.2 Nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí

giáo dục 73

3.4.3 Nâng cao năng lực tài chính, tài trợ cung ứng dịch vụ đào tạo 74

3.4.4 Nâng cao năng lực marketing đào tạo trường đại học 75

3.4.5 Nâng cao năng lực hạ tầng vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin, học liệu 76

3.4.6 Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lí trường Đại học 77

3.5 Một số kiến nghị vĩ mô 78

3.5.1 Hoàn thiện Luật giáo dục đại học 78

3.5.2 Đổi mới quản lí nhà nước với giáo dục đại học 79

3.5.3 Với cộng đồng doanh nghiệp 81

3.5.4 Với xã hội và truyền thông đại chúng 82

3.5.6 Với hiệp hội/ Câu lạc bộ trường đại học khối Kinh tế và QTKD 85

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quá trình phát triên chiến lược CƯDVĐT của các cơ sở ĐT

Hình 1.2: Mô hình giá trị cung ứng người học

Hình 1.3: Quá trình cung ứng giá trị cho người học

Hình 1.4: Mô hình chiến lược kinh doanh cân bằng, bền vững

Hình 1.5: Cấu trúc bậc năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

Hình 1.6: Mô hình cấu trúc hệ thống năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo

của trường đại học

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo

của một số cơ sở đào tạo bậc đại học

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh về nhân lực trong lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh diễn ra ngày càng khốc liệt, vì thế các chủ sử dụng lao động đềumuốn tuyển dụng những cái đầu có chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng, sáng tạo,linh hoạt trong điều hành hoạt động kinh doanh Tuy nhiên thực tế hiện nay là khi

-cọ sát với thực tiễn, nhiều sinh viên còn thụ động, vận dụng kiến thức, kỹ năngmềm một cách máy móc, thiếu linh hoạt, sáng tạo như mong muốn của đơn vị tiếpnhận sinh viên thực tập và tuyển dụng Điều này cho thấy giữa kiến thức học thuật -tiếp thu từ giảng đường đến thực tế công việc luôn có khoảng cách xa và nếu khôngsớm điều chỉnh, đổi mới thì sản phẩm đào tạo dù được gắn mác “chất lượng cao” từnhững trường đại học khối kinh tế - Quản trị Kinh doanh có tên tuổi tại Hà Nội vẫn

bị thị trường lao động lắc đầu

Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu về dịch vụ đào tạo trình độ đại học tại cáctrường đại học khối Kinh tế - Quản trị Kinh doanh nhận thấy hiện chưa có nhiều đềtài đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên do tính thời sự nóng hổi và tính cấp thiết cầnphải đảm bảo cung cấp những “sản phẩm” đáp ứng được nhu cầu thị trường lao

động hiện nay nên tôi bạo dạn nghiên cứu đề tài “ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường Đại học khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh tại Hà Nội (Định hướng nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại)”

.2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ đào tạo nói chung và dịch vụđào tạo đại học chính quy tại các trường đại học thuộc khối Kinh tế và Quản trị kinhdoanh nói riêng

- Phân tích tình hình thực trạng các trường đại học thuộc khối Kinh tế

và Quản trị kinh doanh tại Hà Nội và trường Đại học Thương mại trong nhữngnăm qua

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch

vụ đào tạo đại học chính quy của các trường đại học thuộc khối Kinh tế và Quảntrị kinh doanh

Trang 9

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo

đại học chính quy của các trường đại học thuộc khối Kinh tế và Quản trị kinh doanhtại Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo đại học

chính quy của các trường đại học thuộc khối Kinh tế và Quản trị kinh doanh (nghĩa

là chỉ nghiên cứu đối với các trường đại học thuộc khối Kinh tế và Quản trị kinhdoanh tại Hà Nội, định hướng nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại)

- Về thời gian: các nghiên cứu thực tế giới hạn chủ yếu trong thời gian từ

năm 2007 đến nay và đề xuất giải pháp định hướng đến 2020 tầm nhìn 2030

- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ

đào tạo đại học chính quy của các trường đại học thuộc khối Kinh tế và Quản trịkinh doanh xét từ cấu trúc năng lực cung ứng dịch vụ đặt trong bối cảnh các nhân tốảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch đào tạo đại học

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài là sử dụng phương phápduy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, điều tra đốisánh và tổng hợp Kết hợp điều tra khảo sát thực tế với việc kế thừa kết quả nghiêncứu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trước đã tổng kết để làm sáng tỏ nhữngvấn đề do thực tế đặt ra có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm đề xuất được cácgiải pháp khả thi cho đề tài

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về năng lực cungứng dịch vụ đào tạo đại học

Luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao đối với nhà trường, từ những phântích, đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo tại trường đại họcThương mại nói riêng và các trường đại học khối kinh tế - quản trị kinh doanh nóichung trong thời gian vừa qua sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quí báu;đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nâng cao năng lực cung ứng dịch

vụ đào tạo trong thời gian tới trên cơ sở triển khai các giải pháp phát triển cung ứngdịch vụ đào tạo có tính chiến lược và lâu dài của trường

Trang 10

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cung ứng dịch vụ tư

vấn quản lý của doanh nghiệp tư vấn trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý của các

doanh nghiệp tư vấn Việt Nam thời gian qua

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng

dịch vụ tư vấn quản lý của các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam trong giai đoạnhiện nay

Trang 11

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI

HỌC KHỐI KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1 Các khái niệm cốt lõi và lí thuyết cơ sở

1.1.1 Một số khái niệm cốt lõi

a Dịch vụ và dịch vụ đào tạo : Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về dịch

vụ, khái niệm thường được sử dụng nhất là: "Dịch vụ là những hoạt động mang tính

xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thỏamãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người" [ ], "dịch

vụ là hàng hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn nhu cầu nào đó của thịtrường" [ ]

Dịch vụ là một lĩnh vực rất phong phú, đa dạng và luôn có sự phát triểnkhông ngừng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Đây luôn đượccoi là ngành góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của quốc gia, là một yếu tốkhông thể tách rời quá trình sản xuất hàng hóa, làm tăng giá trị và khả năng cạnhtranh của hàng hóa Kinh tế càng phát triển, dịch vụ ngày càng trở nên phát triển

Theo nghĩa rộng xét trên phương diện ngành, dịch vụ được coi là ngành kinh

tế thứ ba, sau công nghiệp và nông nghiệp Nếu vậy tất cả những lĩnh vực nằm ngoàihai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều được coi là dịch vụ Xét trên kết quảhoạt động, dịch vụ là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả củachúng không tồn tại dưới hình thái vật thể Theo quan niệm này dịch vụ bao trùmmọi lĩnh vực như vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, du lịch, văn hóa, hànhchính, tình cảm, pháp luật, Khi đó từ điển trực tuyến (http://www.dictionary.com)định nghĩa "Dịch vụ là một hành động thực hiện một trách nhiệm hay một công việccủa một đối tượng cho một đối tượng khác" [ ]

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để traođổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Theo nghĩa nàydịch vụ chính là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng trước, trong và saubán, dịch vụ gắn liền với quá trình mua bán hàng hóa Việc thực hiện dịch vụ có thểgắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất Theo góc độ này Philip Kotlerđịnh nghĩa "Dịch vụ là mọi hành động hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp chobên kia và chủ yếu là vô hình, không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó Việc thựchiện dịch vụ có thể và cũng có thể không liên quan đến một sản phẩm vật chất" [ ]

Trang 12

Mặc dù có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dịch vụ nhưng nhìnchung đều thống nhất, dịch vụ chính là sản phẩm của lao động SX và đều có các đặcđiểm chung:

- Vô hình hay phi vật chất, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu trữđược KH sử dụng dịch vụ không thể biết trước kết quả khi chưa tiếp nhận sự cungứng và tiêu dùng dịch vụ

- Tính không mất đi về khả năng, kỹ năng sau khi dịch vụ được cung ứng.Hơn nữa những kỹ năng và khả năng này của người cung ứng dịch vụ ngày càngđược hoàn thiện sau khi họ cung ứng dịch vụ thành công

- Tính không thể phân chia, không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó

- Tính không ổn định và khó xác định chất lượng Chất lượng của dịch vụdao động trong một khoảng rất rộng tùy thuộc hoàn cảnh tạo ra dịch vụ, người cungứng, thời gian và địa điểm cung ứng

- Dịch vụ không tạo ra thực thể hàng hóa như sản phẩm công nghiệp, nôngnghiệp nhưng lại tạo ra những dịch vụ cần thiết cho sản xuất công, nông nghiệp.Quá trình sản xuất công, nông nghiệp đều có dịch vụ tham gia

- Quá trình cung cấp dịch vụ thể hiện quan hệ giữa cung và cầu, dịch vụ cógiá trị và giá trị sử dụng, bị tác động bởi quy luật giá trị và quan hệ cung cầu

- Mỗi loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng một giá trị nào đó Giá trịcủa dịch vụ gắn liền với lợi ích mà họ nhận được từ dịch vụ Trong đó giá trị củadịch vụ được hiểu là mức độ thỏa mãn nhu cầu mong đợi của người tiêu dùng, nó cóquan hệ mật thiết với lợi ích tìm kiếm và động cơ mua dịch vụ

Từ các phân tích trên cho thấy: dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồntại dưới hình thái vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời nhằm đápứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng

Theo phân loại của WTO, dịch vụ bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong lĩnh vựcnào trừ các dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động chức năng của Chính phủ, các dịch vụkhông mang tính thương mại và cạnh tranh với các nhà cung cấp khác Dịch vụđược phân thành 155 phân ngành thuộc 12 nhóm được thể hiện ở hộp 1.1

Trang 13

Hộp 1.1 Phân loại dịch vụ theo tiếp cận của WTO

1 Dịch vụ kinh doanh: gồm dịch vụ nghề nghiệp, máy tính và liên quan,nghiên cứu và phát triển, bất động sản, cho thuê, dịch vụ kinh doanh khác

2 Dịch vụ thông tin liên lạc: gồm bưu điện, chuyển phát nhanh, viễn thông,nghe nhìn, DV khác

3 Dịch vụ kỹ thuật và xây dựng: gồm xây dựng nhà cửa, lắp đặt máy móc,hoàn thiện công trình, dịch vụ khác

4 Dịch vụ phân phối: gồm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền,dịch vụ khác

5 Dịch vụ đào tạo: gồm tiểu học, trung học, đại học, dịch vụ đào tạo khác

6 Dịch vụ môi trường: gồm thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh, dịch vụkhác

7 Dịch vụ tài chính: gồm tất cả bảo hiểm và DV liên quan đến bảo hiểm,ngân hàng, tài chính, DV khác

8 Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội: gồm chữa bệnh, bệnh viện,

Trang 14

không dẫn tới kết quả chuyển quyền sở hữu Việc sản xuất chung thường gắn liềnvới và/hoặc hỗ trợ cho các quá trình đào tạo các sinh viên ở các cơ sở đào tạo

Trong hệ thống phân loại các ngành dịch vụ của WTO nhằm mục tiêu phục

vụ cho quá trình đàm phán và cam kết của các thành viên, dịch vụ đào tạo đại họcđược coi là một phân ngành dịch vụ, nằm trong ngành dịch vụ đào tạo

Tại Việt Nam, đào tạo đại học được coi là một bộ phận trong hệ thống giáodục quốc dân, là cấp giáo dục tiếp theo của giáo dục phổ thông Nó bao gồm đàotạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ Như vậy,đào tạo đại học là dịch vụ giáo dục bậc cao, được tiêu dùng sau khi đã hoàn thànhcác bậc học thấp hơn như giáo dục tiểu học, giáo dục trung học Đại học là bậc học

mà trong nền kinh tế tri thức hiện đại các nước nhìn vào đó để đánh giá sự pháttriển giáo dục của một dân tộc, một quốc gia

b Cung ứng dịch vụ và cung ứng dịch vụ đào tạo:

"Cung ứng dịch vụ" là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch

vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụngdịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theothỏa thuận (Điều 3 khoản 9, Luật thương mại 2005)

Theo tiếp cận sản phẩm cổ điển, cung ứng DVĐT là nhiệm vụ của các cơ sởđào tạo bậc đại học, là một thành tố của thị trường DVĐT phản ảnh một trạng thái/cấu trúc số lượng, chất lượng, cơ cấu các sản phẩm DVĐT được cung cấp bởi một

cơ sở đào tạo bậc đại học cho các sinh viên trong một thời gian và không gian xácđịnh

Khái niệm trên là không sai về mặt hiện vật nhưng chưa đầy đủ và chưatrúng bản chất nhu cầu thị trường của chúng Vì vậy thay cho quan niệm sản phẩm,chúng tôi định nghĩa cung ứng DVĐT bậc đại học theo quan niệm giá trị cung ứngcho khách hàng - sinh viên là quá trình quản lý và xã hội để lựa chọn và xác định;kiến tạo và chia sẻ; truyền thông và thực hiện giá trị chào hàng thị trường các dịch

vụ đào tạo nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tệp sinh viên mục tiêu Có 2điểm khác biệt lớn giữa 2 quan niệm này: một là, quan niệm sản phẩm được khởiđầu bằng sản xuất, tiêu điểm là sản phẩm để tạo nên mức thị trường được cungnhưng hầu như không kiểm soát được mức độ thỏa mãn nhu cầu và thị trường đượcthực hiện Theo quan niệm giá trị, điểm xuất phát là nghiên cứu, lựa chọn và xácđịnh nhu cầu thị trường, tiêu điểm là giá trị cung ứng cho sinh viên và vì vậy tạotiền đề thỏa mãn nhu cầu toàn diện hơn và kiểm soát được hiệu lực thị trường được

Trang 15

cung của cơ sở đào tạo; hai là, theo quan niệm sản phẩm chưa phản ảnh đầy đủ nhucầu thực sự của sinh viên về DVĐT bởi sinh viên không thụ hưởng bản thân sảnphẩm dịch vụ đó (ví dụ, dịch vụ giảng dạy trên lớp) mà là thụ hưởng lợi ích/giá trịcủa dịch vụ đó (bao gồm giá trị dịch vụ cốt lõi, dịch vụ hỗ trợ, giảng viên và hìnhảnh thương hiệu của thầy cô, của chuyên ngành, của khoa và của trường), mà vìvậy sinh viên phải tiêu tốn một chi phí xác định (về tiền, thời gian, năng lượng, tâmlý) - nghĩa là thụ hưởng giá trị cung ứng cho sinh viên qua chào hàng thị trườngDVĐT đó Ở đây chào hàng thị trường được hiểu là một tích hợp dịch vụ cốt lõi,dịch vụ hỗ trợ và giá/phí dựa trên giá trị của một DVĐT được chào hàng có phânbiệt và khác biệt hóa) nhằm thỏa mãn nhu cầu của tập sinh viên mục tiêu xác định.

Có nhiều cách “pha trộn” tích hợp này tạo nên nhiều mức trình độ và chất lượngchào hàng, thị trường khác nhau với mức trình độ và chất lượng chào hàng, thịtrường khác nhau với giá/phí khác nhau và tạo nên mức thỏa mãn nhu cầu có khảnăng thanh toán khác nhau cho sinh viên lựa chọn phù hợp

Có một điểm khác biệt căn bản đối với cung ứng các dịch vụ khác, đó làngười cung ứng DVĐT - cơ sở đào tạo bậc đại học đều phải đảm bảo đã được cấpchứng chỉ kiểm định chất lượng DVĐT căn bản của một cơ quan quản lý Nhà nước

có thẩm quyền Những cơ sở và tổ chức cung ứng DVĐT bậc đại học nếu chưa cóchứng chỉ này mà vẫn thực hiện cung ứng thì chỉ là một doanh nghiệp dịch vụthuần túy chứ không phải là trường đại học, cao đẳng chuẩn mực và kết quả, bằngcấp không được công nhận trên thị trường lao động và trong quản trị nhân lực các

tổ chức và doanh nghiệp hợp pháp

Xuất phát từ nguyên lý marketing dịch vụ, đối tượng của cung ứng DVĐTbao gồm gói dịch vụ cốt lõi gắn liền với quá trình giáo dục và đào tạo các yếu tốphẩm chất và năng lực được quy định trong chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp vàcác dịch vụ bổ sung, hỗ trợ cho các dịch vụ cốt lõi Về cấu trúc, gói DVĐT cốt lõigồm 3 nhóm chính: nhóm dịch vụ kiến tạo năng lực kiến thực; nhóm dịch vụ rènluyện năng lực kỹ năng và nhóm dịch vụ giáo dục thái độ, hành vi và thể chất Cácdịch vụ bổ sung, hỗ trợ bao gồm 3 nhóm chính: nhóm dịch vụ tuyển sinh cung ứngcho các sinh viên tiềm tàng; nhóm dịch vụ quản lý và phục vụ đào tạo có liên quanđến sinh viên; nhóm dịch vụ quản lý và phục vụ giảng viên và cán bộ quản lý đàotạo có liên quan đến các DVĐT cốt lõi

Trang 16

c Thị trường dịch vụ đào tạo

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất địnhtheo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản

phẩm, dịch vụ Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có

một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi đểthỏa mãn nhu cầu đó

Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệmua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệcạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào

Dịch vụ giáo dục đào tạo lâu nay vẫn được coi là một lợi ích công nhằm đảmbảo sự công bằng cho toàn xã hội Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng tăng về giáodục, hơn nữa Nhà nước không đủ điều kiện cung cấp nên rất nhiều trường tư đã rađời Hệ thống trường tư tồn tại song song với trường công tạo nên một thị trườngdịch vụ đào tạo đa dạng, tính cạnh tranh trong thị trường dịch vụ đào tạo cũng có xuhướng tăng

Việc tự do hóa và tăng cường trao đổi với bên ngoài của dịch vụ đào tạo đạihọc cũng nằm trong xu thế tự do hóa chung mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trêntoàn thế giới Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo đại học lại là lĩnh vực có mức tự do hóathấp Trong số 150 quốc gia thành viên chính thức của WTO chỉ có hơn 47 quốc gia

có cam kết mở cửa giáo dục, và trong số này cũng chỉ có 36 quốc gia mở cửagiáo dục đại học Bới việc mở cửa ngoài các mặt tích cực như tăng tính cạnhtranh, tạo động lực cho các trường đại học trong nước nâng cao chất lượng đàotạo, sẽ kèm theo nhưng hậu quả - trong đó có việc đẩy một số trường đại học vốnđang non kém có thể lâm vào tình trạng khó khăn hơn nữa, thậm chí phải đóngcửa, việc giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc trong môi trường đại họcquốc tế sẽ khó khăn hơn

Trước kia, trường đại học được xem là nơi đào tạo cho giới tinh hoa, nhữngngười thuộc tầng lớp trên của xã hội nhưng cùng với sự phát triển của khoa học vàcông nghệ và với sự thay đổi quan niệm về đào tạo đại học tính đại chúng ngàycàng tăng, Từ những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế và cạnh tranh trong bốicảnh hội nhập, các nước chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng và tính cạnhtranh của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cũng đang tích cực hoàn thiệnchương trình đào tạo đại học nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo tại các

Trang 17

trường đại học, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo theo kịp sự phát triển chungcủa nền giáo dục thế giới.

Đối với Việt Nam việc mở rộng các hoạt động dịch vụ đào tạo đại học, việccạnh tranh để thu hút sinh viên sẽ trở nên gay gắt hơn rất nhiều Trước mắt, lợi thếcho các trường đại học Việt Nam trong cuộc cạnh tranh này là Việt Nam nói chungvẫn chưa là đích đến của các trường đại học có tên tuổi Mức học phí cao của cáctrường nước ngoài tại Việt Nam cũng là một rào cản lớn với đông đảo thí sinh,trong khi nhà nước bù giá cho các sinh viên trường công lập cũng tạo ưu thế cho cáctrường công lập với gần 90% sinh viên đang theo học

Ngoài ra hiện nay một số trường tại Việt Nam cũng mở rộng cung cấp dịch

vụ đào tạo cho sinh viên nước ngoài ngay tại cở sở của trường như trường đại họcNgoại thương, trường đại học Thương Mại có đào tạo cho sinh viên Lào, TrungQuốc Đại học Vinh dự kiến xây dựng cơ sở của mình tại Xiêng Khoảng(Lào), khitrường cung cấp dịch vụ đào tạo có nghĩa là Việt Nam đã mở rộng thị trường dịch

vụ đào tạo sang nước ngoài

d.Trường ĐH-cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo bậc đại học

Có một điểm khác biệt căn bản đối với cung ứng các dịch vụ khác, đó làngười cung ứng DVĐT - cơ sở đào tạo bậc đại học đều phải đảm bảo đã được cấpchứng chỉ kiểm định chất lượng DVĐT căn bản của một cơ quan quản lý Nhà nước

có thẩm quyền Những cơ sở và tổ chức cung ứng DVĐT bậc đại học nếu chưa cóchứng chỉ này mà vẫn thực hiện cung ứng thì chỉ là một doanh nghiệp dịch vụthuần túy chứ không phải là trường đại học, cao đẳng chuẩn mực và kết quả, bằngcấp không được công nhận trên thị trường lao động và trong quản trị nhân lực các

tổ chức và doanh nghiệp hợp pháp

Đối tượng cung cấp dịch vụ đào tạo đại học chính là các cơ sở giáo dục đạihọc Theo Điều 7, Luật Giáo dục 2012, cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáodục quốc dân bao gồm:

a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng

b) Trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) đào tạo trình

độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép

c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);

Trang 18

d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợpvới trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo cho phép.

Trường đại học có vai trò bảo tồn, làm sáng tỏ, và có khi mở rộng lịch sử vàvăn hóa của xã hội Trong thế kỷ XIX, trường đại học được bổ sung thêm nhiệm vụnghiên cứu, và tiếp theo sau đó ít lâu là nhiệm vụ cung cấp một số dịch vụ cung cấpcho xã hội Theo Ngô Tự Lập (2010): “Trường đại học hiện đại phải giải quyết mốiquan hệ hai mặt của nó với nhà nước Một mặt, trường đại học là nơi đào tạo nhânlực cho Nhà nước, nó phải giáo dục người lao động rằng họ phải sử dụng lý trí đểphục vụ nhà nước Vì thế đại học phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước Mặt khác,trường đại học chỉ có thể vận hành tốt nếu lý trí được tự do tuyệt đối Điều này cónghĩa là trường đại học phải được hưởng một quy chế tự trị để quá trình phê phán

có thể diễn ra thuận lợi”

Trong các vai trò và sứ mạng trọng yếu của trường đại học , hẳn nhiên là cóvai trò đào tạo con người, nhưng trường đại học không phải là nơi bán lẻ tri thức,

mà là nơi mà con người được khai sáng theo nghĩa rộng nhất của từ này, chứ khôngphải chỉ được giáo dục hay huấn luyện Một trường đại học khác với một trườngdạy nghề ở chỗ trường đại học không chỉ mang lại cho sinh viên những kiến thức

và kỹ năng cụ thể trong một lãnh vực chuyên nghiệp nhất định, mà còn giúp họphát triển tinh thần tranh biện và thái độ tôn sùng sự thật, giúp họ thử thách mọichân lý và giá trị Hơn thế nữa, một trường đại học đích thực phải có thể truyền đạtcho sinh viên của mình một tầm nhìn quốc tế và lòng tôn trọng sâu sắc đối với conngười và các giá trị nhân văn Thật vậy, trường đại học cần “phải trở thành cái nềnnơi họ học cách liên kết những dấu chấm, cho dù các dấu chấm đó có vẻ hoàn toànkhông liên quan gì đến nhau” ĐHĐCQT tạo ra một môi trường học vấn giúp đàotạo ra những nhân vật kiệt xuất, không chỉ những nhà khoa học lỗi lạc mà còn làcác nhà hoạt động xã hội và chính trị xuất chúng Tạo ra những sinh viên nổi bậtnhư vậy là một đặc điểm chung của các trường đại học lớn Có một điều rất rõ ràngrằng một trường đại học lớn thì phải sản sinh ra những tên tuổi lớn Điều này đúng

ở Anh Quốc, ở Trung Quốc, ở Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới Mộttrong những lý do cơ bản của sự tồn tại của các trường đại học là vì chúng có thể,

và cần phải, sản sinh ra những công dân có khả năng cải thiện cuộc sống cho nhânloại Các trường đại học hàng đầu đều rất tự hào về những sinh viên vẻ vang củamình: Đại học Yale có một khu triển lãm hình ảnh của các tổng thống, nguyên thủ

Trang 19

các nước từng là sinh viên của trường Harvard không thua kém với một danh sáchdài dằng dặc các tên tuổi cựu sinh viên lẫy lừng thế giới, những người đã làm biếnđổi cả đất nước và xã hội mà họ đang sống.

e Đặc điểm đào tạo bậc đại học khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Dịch vụ đào tạo bậc đại học khối ngành KT và QTKD mang những đặc tính

cơ bản sau đây

- Chất lượng dịch vụ không đồng nhất

Chất lượng dịch vụ đào tạo phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng dịch vụ,ngay cả khi cùng một trường đại học thì dịch vụ do những người trực tiếp cung cấpkhác nhau là không giống nhau Vì vậy mà chất lượng thực sự của dịch vụ đào tạothường khó xác định, việc lựa chọn trường của sinh viên gặp nhiều khókhăn Chẳng hạn như chất lượng đào tạo của các chuyên ngành khác nhau của mộttrường đại học có thể không đồng nhất, thậm chí ở cùng một chuyên ngành khi nóđược giảng dạy bởi những giảng viên với trình độ, kinh nghiệm và cách thức truyềnđạt khác nhau, chất lượng của bài giảng cũng rất khác nhau Ngay cả khi là cùngmột giảng viên thì không phải lúc nào họ cũng trình bày một bài giảng với chấtlượng như nhau, điều đó còn phụ thuộc vào tâm lí của người dạy và người học tạinhững thời điểm khác nhau

- Khách hàng không được tự do lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu và khả năngthanh toán

Đối với các hàng hóa và dịch vụ thông thường, người tiêu dùng có thể tự

do lựa chọn nếu có nhu cầu và có đủ tiền Tuy nhiên, việc tiêu thụ dịch vụ giáo dụccòn phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người học Các trường học thường có yêucầu nhất định đối với sinh viên được nhận vào trường, để đảm bảo việc tiếp thu kiếnthức và kỹ năng đạt được kết quả mong muốn Các yêu cầu đầu vào này rất khácnhau giữa các trường, cùng với chất lượng của các trường khác nhau dẫn đến sảnphẩm đầu ra của các trường trong nhiều trường hợp chênh lệch nhau rất lớn

- Tính xã hội của dịch vụ đào tạo đại học

Dịch vụ giáo dục không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho nhữngngười xung quanh và cả xã hội Lợi ích cho cá nhân là lợi ích của bản thân học viênsau khi học, có được kiến thức và kỹ năng làm việc, sẽ tìm được việc làm tốt hơn và

có thu nhập cao hơn, có cuộc sống phong phú hơn Tuy nhiên lợi ích lớn hơn lại làlợi ích của việc học đó cho sự phát triển xã hội, nâng cao năng suất lao động xã hội

Trang 20

Một đất nước mà trình độ nguồn nhân lực càng cao thì kinh tế càng phát triển, các tệnạn xã hội được giảm bớt, các chính sách kinh tế, văn hóa và xã hội thực hiện dễdàng hơn.

- Tính thương mại hóa tăng cao và bùng nổ tham gia của khu vực tư nhânGiáo dục đại học chuyển từ quan niệm là một lợi ích công sang quan niệm

là lợi ích tư Quan niệm này cho rằng văn bằng đại học mang lợi ích về cho ngườiđược văn bằng nhiều hơn là cho xã hội Do đó tất yếu là người được hưởng lợi íchphải chi trả để đạt được lợi ích đó, và các trường đại học tư thành lập để bán dịch

vụ đào tạo đại học Vào năm 1980 ở nhiều nước trên thế giới không có đại học tưnhưng cho đến nay hầu hết tất cả các nước đều có đại học tư Dịch vụ đào tạo đạihọc được coi là dịch vụ thương mại vì nó được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh

- Tính hướng nghiệp

Tính chuyên môn hóa trong giáo dục đại học chính là nhằm mục đíchhướng nghiệp cho sinh viên theo học, những con người lao động tương lai Nếunhư ở trường tiểu học, trung học các môn học cung cấp các kiến thức cơ bản, nềntảng cho mọi ngành nghề thì trường đại học lại dạy đúng chuyên ngành mà ngườihọc cần cho nghề nghiệp của mình Đối với sinh viên học tại các trường khối KT

và QTKD đó có thể là tài chính ngân hàng, thương mại quốc tế, thuế, hải quan Đại học là nơi đào tạo ra nhiều lao động có trình độ chuyên môn, đóng góp vào sựphát triển kinh tế và xã hội của đất nước

f Năng lực cung ứng dịch vụ

Theo từ điển Tiếng Việt năng lực là "khả năng, điều kiện chủ quanhoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó" , hoặc năng lực là "phẩmchất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đóvới chất lượng cao" Góc độ một tổ chức, năng lực được thể hiện ở mức độ sử dụngkhả năng và nguồn lực sẵn có của tổ chức đó để thực thi các hoạt động chủ yếu

Năng lực là nói đến việc sử dụng khả năng như thế nào, thể hiện trình độ sửdụng khả năng, trình độ khai thác khả năng Thực tế đã chứng minh nếu biết cáchkhai thác tiềm năng có thể biến tiềm năng đó trở thành năng lực Đề cập đến nănglực chính là đề cập đến chiến lược khai thác tiềm năng Ví dụ: Một DN có rất nhiềukhả năng thể hiện ở sự sẵn có của các nguồn lực vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, máymóc, thiết bị, con người Tuy nhiên với mỗi nhà quản trị khác nhau, với chiến lược

sử dụng các khả năng tiềm tàng khác nhau sẽ tạo ra các năng lực khác nhau

Trang 21

Còn đề cập đến nguồn lực là đề cập đến các yếu tố tham gia vào việc tạo rakhả năng Các yếu tố có thể kể đến như là: nguồn nhân lực, vốn, cơ sở vật chất kỹthuật, uy tín, thương hiệu, văn hóa DN, các lợi thế thương mại của tổ chức đó,…

Như vậy năng lực cung ứng của DN là khả năng và nguồn lực sẵn có của DN

để cung cấp những sản phẩm hàng hóa dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của

KH Nói cách khác năng lực cung ứng dịch vụ của DN được hiểu là tích hợp cáckhả năng và nguồn nội lực để cung cấp những sản phẩm cần thiết cho KH nhằm duytrì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế nhằm đạt được các mụctiêu đã xác định Năng lực cung ứng dịch vụ của DN thể hiện thực lực và lợi thế của

DN trong việc thỏa mãn nhu cầu của KH để thu lợi ích ngày càng cao cho DN

1.1.2 Một số lí thuyết cơ sở

a Lí thuyết giá trị cung ứng cho khách hàng

Theo Philip Kotler, giá trị cung ứng cho khách hàng là chênh lệch giữa tổnggiá trị mà khách hàng nhận được và tổng chi phí mà khách hàng phải trả Tổng giátrị của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng trông đợi ở một sảnphẩm hay dịch vụ nhất định

Tổng giá trị mà khách hàng nhận được là toàn bộ những lợi ích mà họ mongđợi ở một sản phẩm, dịch vụ Thông thường, nó bao gồm một tập hợp các giá trị thuđược từ chính bản thân sản phẩm, dịch vụ, các dịch vụ kèm theo, nguồn nhân lực vàhình ảnh của doanh nghiệp

Tổng chi phí mà khách hàng phải trả là toàn bộ những phí tổn mà kháchhàng phải bỏ ra để nhận được những lợi ích mong muốn Trong tổng chi phí này,những bộ phận chủ chốt thường bao gồm: giá tiền của sản phẩm dịch vụ; phí tổnthời gian; phí tổn công sức và phí tổn tinh thần mà khách hàng bỏ ra trong quá trìnhmua hàng

Theo đó trước khi mua sản phẩm dịch vụ đào tạo đại học, người mua sẽ tìmhiểu về độ tin cậy,cơ sở vật chất tại cơ sở đào tạo, chất lượng dịch vụ đào tạo,thương hiệu của cơ sở đào tạo, kiến thức tri thức nhận được, giá trị bằng cấp đượccông nhận trên thị trường lao động Tuy nhiên, không phải sản phẩm dịch vụ nàođạt được những yếu tố tốt nhất cũng được lựa chọn mua Người mua còn xem xéttổng chí phí bỏ ra để thực hiện giao dịch với nhà cung ứng Tổng chi phí màkhách hàng phải trả còn lớn hơn cả chi phí tiền bạc Nó bao gồm cả những phítổn thời gian, sức lực và tinh thần mà người mua bỏ ra Người mua đánh giá

Trang 22

những phí tổn này cùng với chi phí tiền bạc để có được một ý niệm về tổng chiphí của khách hàng.

Như vậy, giá trị cung ứng cho khách hàng không chỉ đơn thuần là nhữnggiá trị, lợi ích nằm trong chính bản thân sản phẩm, dịch vụ Nó bao gồm tất thảy nhữnggiá trị hữu hình và vô hình, giá trị được sáng tạo trong sản xuất và giá trị nằm ngoài khâusản xuất, miễn là những giá trị này mang lại lợi ích cho khách hàng

b Lí thuyết mô hình chiến lược kinh doanh dịch vụ dựa trên giá trị và tri thức:

Chiến lược cung ứng dịch vụ đào tạo của một tổ chức / cơ sở đào tạo là "agame plan", 1 cấu trúc logic gồm xác lập tầm nhìn và các mục tiêu; các công cụ đểlựa chọn, cung ứng, truyền thông và chuyển giao các giá trị đào tạo cho tệp ngườihọc muc tiêu và quy hoạch các chức năng nguồn lực liên minh, liên kết của các cổđông đào tạo nhằm đạt được mục tiêu trong dài hạn thích ứng với môi trường đàotạo đang thay đổi của tổ chức/cơ sở đào tạo

Có thể khái quát mô hình quá trình phát triển chiến lược CƯDV ĐT của một

tổ chức/cơ sở đào tạo theo hình 1 như sau:

Hình 1.1: Quá trình phát triên chiến lược CƯDVĐT của các cơ sở ĐT

Phát triển triết lý dịch vụ đào tạo đại học

Phát triển CL lựa chọn, định vị giá trị cung ứng

Phát triển CL cung ứng giá trị đào tạo cho người học

Phát triển CL truyền thông và chuyển giao giá trị ĐTN cho người học

Phát triển các năng lực cốt lõi phù hợp, cân bằng với cấu trúc cung ứng giá trị cho người học

Trang 23

c Lí thuyết quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng của tổ chức

Mô hình cung ứng dịch vụ ĐTN NTMN trên cơ sở phát triển mô hình quá

trình cung ứng giá trị của Ph,Koller, M.lanning, E.Michaclo [1]

Thứ nhất, xác định rõ giá trị cung ứng cho người học gồm (xem hình1 2)

Hình 1.2: Mô hình giá trị cung ứng người học

Nguồn: Tạp chí khoa học thương mại [ ]

Thứ hai, chuyển mô hình quá trình cung ứng sản phẩm đào tạo thành quá

trình cung ứng giá trị đào tạo cho người học (xem hình 1.3)

Hình 1.3: Quá trình cung ứng giá trị cho người học

d Một số nguyên lí về giáo dục đại học Việt Nam theo Luật giáo dục mới

Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Giáo dục đại học, theo đó

chúng ta có thể nắm được một số nguyên lí về giáo dục đại học Việt Nam theo luật

Tổ chức

hạ tầng

ĐT cácngành

Tổ chức tuyển sinh ĐT

Tổ chức lớp/

khóa học

Tổ chức giảng dạy (LT+TH)

Tổ chức học tập

thực hành

Tổ chức thi, kiểmtraTạo CT và nguồn ĐT Tổ chức các quá trình đào tạo

Phát triển các CT ĐT

Phát triển DV cho NH

Định vị và thực hành giá/

phí ĐT

Tạo nguồn ĐT

Tổ chức thời gian, địa điểm điều kiệnĐT

Truyền thông quảng bá ĐT

Khuyến khích kích đẩy NH

Phát triển phương pháp ĐT thực hành

Tư vấn giúp đỡ hậu ĐT

Cận biên giá trị cho người họcChọn giá trị Cung ứng giá trị Truyền thông, chuyển giao

giá trị

Trang 24

thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năngthực hành nghề nghiệp ; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thíchnghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân

2 Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học

Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện,nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, cókhả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành đượcđào tạo;…

- Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học(điều 6)

Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độđại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụngchuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù

Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức

là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên

- Cơ sở giáo dục đại học(điều 7)

Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

Trường cao đẳng;Trường đại học, học viện; Đại học vùng, đại học quốcgia (sau đây gọi chung là đại học); Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạotrình độ tiến sĩ

Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư,xây dựng cơ sở vật chất;Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức

xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư,xây dựng cơ sở vật chất…

- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện

(điều 28)

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học Triển khaihoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượnggiáo dục đại học Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảođảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo Tổ chức bộ máy; tuyểndụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức,

Trang 25

người lao động Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảngviên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiệnchính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội ; bảo đảm môitrường sư phạm cho hoạt động giáo dục.Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sựkiểm định chất lượng giáo dục Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất;được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật Hợp tác với các tổ chức kinh tế,giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nướcngoài Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của BộGiáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi

cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định

e Lí thuyết chiến lược cung ứng dịch vụ định hướng thị trường dựa trên năng lực

Theo quan điểm quản trị chiến lược (QTCL) dựa trên năng lực kinh doanh(NLKD) của doanh nghiệp (DN), các nhà QTCL cần đánh giá các NLKD của DN

Ở đây, các NLKD được hiểu là các khả năng và nguồn lực được sử dụng cho hoạtđộng kinh doanh của DN Quan điểm chiến lược kinh doanh (CLKD) định hướngthị trường dựa trên NLKD khẳng định rõ mức độ hấp dẫn của các cơ hội thị trườngđối với một DN phụ thuộc vào khả năng và nguồn lực có thể huy động để khai thác

cơ hội đó Vì vậy, nhà quản trị doanh nghiệp (QTDN) phải hiểu rõ và nắm vữngcác NLKD của DN Nguồn NLKD là cơ sở để các DN dựa vào đó xây dựng vịthế cạnh tranh và bất kỳ CLKD nào cũng bị chi phối và phụ thuộc vào các nănglực này Một CLKD không được xây dựng dựa vào những thế mạnh và khôngkhai thác triệt để được NLKD sẽ khó thành công Nếu không có được nhữngNLKD hoặc không tận dụng, khai thác được chúng, CLKD cũng sẽ thất bại trongquá trình triển khai thực hiện

Cũng như vậy bất kỳ cơ sở đào tạo, trường đại học nào cũng có một danhsách các năng lực nhưng điều quan trọng là người quản trị phải xác định đượcnhững năng lực nào có thể giúp trường đại học tạo lợi thế cạnh tranh (LTCT) dàihạn để thu hút được nhiều sinh viên, người học Nguyên lý quản trị kinh doanh đãchỉ ra rằng, những năng lực có khả năng trở thành LTCT dài hạn khi chúng cónhững đặc điểm sau : mang lại giá trị cho khách hàng cao hơn sản phẩm cạnh tranh;không phổ biến; chống được sự sao chép của đối thủ cạnh tranh; giá trị đó đượcđánh giá cao

Những năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo được coi là LTCT tiềm năng bao

Trang 26

gồm: sự nổi tiếng của thương hiệu của cơ sở đào tạo, mối quan hệ với khách hàng,mạng lưới phân phối hiệu quả, quá trình kiến tạo tri thức mới và vị thế cạnh tranhtrên thị trường Những năng lực này được coi là NLKD, do nó liên quan trực tiếptới các hoạt động cung ứng dịch vụ và thúc đẩy trực tiếp vị thế của cơ sở đào tạotrên thị trường, vai trò của chúng là tạo ra lợi ích gia tăng cho khách hàng Nhưngmức độ các năng lực này được bảo vệ chống lại sự sao chép, bắt chước của đối thủcạnh tranh như thế nào? Một số năng lực như vốn, thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật…

dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép hơn một số năng lực khác như danh tiếng, thươnghiệu, vị thế trên thị trường ngày càng được củng cố và phát triển Nhiều NLKD là

vô hình nên khó bị đối thủ cạnh tranh bắt chước

Từ quan điểm QTDN dựa trên NLKD, chiến lược cung ứng dịch vụ hiệu quả

có tính bền vững là chiến lược định hướng thị trường dựa trên năng lực khác biệthóa của cơ sở đào tạo Nhưng trên thực tế, luôn có mâu thuẫn, sự khác biệt giữa nhucầu thị trường và năng lực của cơ sở đào tạo Tất nhiên, nhà quản trị sẽ phải lựachọn vị thế cạnh tranh để đưa ra những phương án giải quyết mâu thuẫn tiềm tàngnày Vị thế canh tranh giúp cơ sở đào tạo xây dựng được CLCƯDV thông qua việcxác định thị trường mục tiêu và LTCT, những LTCT này sẽ giúp cơ sở đào tạo đápứng thị trường mục tiêu đó Vì vậy, sự hấp dẫn của thị trường phụ thuộc một phầnvào năng lực mà cơ sở đào tạo sẵn có, giúp cơ sở đào tạo định vị cạnh tranh vữngmạnh Tương tự như vậy, quan điểm định vị cũng nhận ra rằng để năng lực của cơ

sở đào tạo đem lại lợi ích kinh tế thì những vận dụng của nó phải được thực hiệntrên thị trường Tuy nhiên, để những vận dụng này phát huy được tác dụng lâu dài

và chống được đối thủ cạnh tranh thì lợi thế cạnh tranh phải được xây dựng trên cơ

sở các năng lực khác biệt hóa của cơ sở đào tạo Bản thân việc định hướng thịtrường cũng được coi như là một năng lực chủ chốt của cơ sở đào tạo được tích lũy

và học hỏi qua một thời gian dài và liên tục

Quản trị chiến lược cung ứng dịch vụ dựa trên năng lực là một tiếp cận mới

mà nhiều cơ sở đào tạo nước ta chưa quan tâm, bản chất của chiến lược cung ứngdịch vụ này là phải đạt tới một cân bằng bền vững giữa định hướng thị trường vàdựa trên năng lực (hình 1.4)

Trang 27

Hình 1.4: Mô hình chiến lược kinh doanh cân bằng, bền vững

Không phải toàn bộ khả năng, nguồn lực và tích hợp của chúng ở cơ sở đào

tạo đều tạo nên năng lực cung ứng dịch vụ mà chỉ những tích hợp nào tạo nên giá trịcung ứng khác biệt, hiệu suất giá trị gia tăng đủ lớn cho khách hàng và giá trị khóbắt chước mới được đưa vào cấu thành năng lực kinh doanh cốt lõi và khác biệt của

cơ sở đào tạo (hình 1.5)

Hình 1.5: Cấu trúc bậc năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn: TS.Nguyễn Hoàng Việt

1.2 Mô hình nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học khối Kinh tế- Quản trị kinh doanh

1.2.1.Khái niệm thực chất của năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học

Có nhiều cách tiếp cận và thể hiện khái niệm năng lực của cá nhân vàcủa tổ chức, xuất phát từ quan niệm trường đại học, cao đẳng là một loại hình tổchức dựa trên tri thức có thể đưa ra định nghĩa: năng lực cung ứng DVĐT của cơ

sở đào tạo bậc đại học là tổng thể các kỹ năng, tri thức được tích lũy mà khi tíchhợp chúng với các quá trình, hoạt động cung ứng DVĐT cho phép sử dụng tối ưucác tài sản, nguồn lực của cơ sở đào tạo

Trang 28

Từ khái niệm trên có thể rút ra một số điểm quan trọng sau:

Một là nói đến năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo bậc đại học là nói đến yếu

tố kỹ năng và tri thức “được tích lũy” của cơ sở đào tạo, vì vậy không thể nôn nóngtập hợp một số lớn đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ cao đểtạo nên một năng lực lớn và đạt tới “đẳng cấp” ngay được mà phải là một quá trìnhtích lũy để tạo nên “bản năng gốc”, “truyền thống” và “văn hóa”

Hai là, có một số nhầm lẫn rằng cứ có các nguồn lực dồi dào (tài chính, nhânlực, kết cấu hạ tầng, phương tiện, thiết bị công nghệ…) là có năng lực cung ứngDVĐT cao, đó chỉ là điều kiện cần chứ không phải là nội hàm của năng lực, vấn đề

là ở chỗ tích hợp những yếu tố kỹ năng và tri thức được tích lũy để triển khai thựchiện các quá trình cung ứng DVĐT cụ thể sẽ đảm bảo độ thỏa dụng tối ưu cácnguồn lực, chỉ khi ấy nếu nguồn lực càng mạnh thì năng lực mới càng cao

Ba là, các năng lực cung ứng DVĐT bậc đại học luôn gắn với quá trình cungứng giá trị cho các sinh viên, các DVĐT được cung ứng có trình độ và chất lượngcàng cao nếu hiệu suất của các quá trình cung ứng giá trị chi tiết và tổng hợp càng

1.2.2 Cấu trúc năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học

Xuất phát từ phân tích khái niệm năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo củatrường đại học trên, có thể mô hình hóa cấu trúc hệ thống năng lực cung ứng dịch

vụ đào tạo của trường đại học như sau (xem hình 1.6)

Trang 29

- Vòng tròn hạt nhân biểu thị giá trị cung ứng được chia sẻ cho KH khi mua vàtriển khai các sản phẩm dịch vụ dịch vụ đào tạo của trường đại học Về nguyên tắc,giá trị này phải lớn hơn tổng chi phí KH và không nhỏ hơn giá trị cung ứng của đốithủ cạnh tranh.

- Vòng tròn thứ hai tiếp theo biểu thị chỉ số năng lực cung ứng dịch vụ dịch

vụ đào tạo của trường đại học theo tiếp cận cạnh tranh dựa trên hành vi mua của KH

M ô i t r ư ờ n g c ạ n h

t r a n h n g à n h K D

D V T V Q L

N ă n g lự c / n g u ồ n lự c

Năng lực/nguồn lực kết cấu hạ tầng vật chất-kỹ thuật&CNTT

Năng lực cung ứng DVKH sau chuyển giao&DVKH tổng thể

Độ tin cậy&chất lượng DVKH tổng thể

Trang 30

và bao gồm: mức độ hấp dẫn của chào hàng thị trường mục tiêu; mức độ tin cậy vàlợi ích gia tăng của dịch vụ đào tạo chuyên biệt; mức độ danh tiếng và tín nhiệm củathương hiệu trường đại học; mức độ tin cậy và chất lượng dịch vụ KH tổng thể; vàmức độ linh hoạt của trường đại học với thay đổi trong nhu cầu KH và thị trường.

- Vòng tròn thứ ba từ trong ra phản ảnh nội hàm của năng lực cung ứng dịch

vụ dịch vụ đào tạo của trường đại học theo tiếp cận cấu trúc chu trình cung ứng giátrị cho KH của trường đại học và bao gồm 5 cấu tử: năng lực lựa chọn giá trị cungứng; năng lực quản lý và phát triển KH mục tiêu; năng lực quản lý nhu cầu KH mụctiêu; năng lực kiến tạo giá trị đáp ứng nhu cầu KH mục tiêu; năng lực cung ứng dịch

vụ sau chuyển giao và dịch vụ KH tổng thể

- Vòng tròn ngoài cùng biểu thị cấu trúc các năng lực cốt lõi của trường đạihọc để huy động, vận dụng các nguồn lực trường đại học một cách cân bằng, kịpthời linh hoạt và có hiệu suất cao các cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ dịch vụđào tạo của trường đại học trên Các năng lực cốt lõi đó là: năng lực tài chính và tàitrợ; năng lực marketing; năng lực đội ngũ giáo viên; năng lực kết cấu hạ tầng vậtchất - kỹ thuật và CNTT; năng lực quản lý trường đại học kiến tạo tri thức

- Hình ngũ giác ngoài cùng để phản ánh các nhóm yếu tố, lực lượng cơ bảncủa môi trường vĩ mô và môi trường ngành kinh doanh dịch vụ đào tạo có ảnhhưởng cả về thời cơ và đe dọa đến nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo củatrường đại học

Từ mô tả trên cho thấy, để nghiên cứu nâng cao năng lực cung ứng dịch

vụ đào tạo của trường đại học phải dựa trên một tiếp cận hệ thống để xem xét nónhư là một hệ thống cấu trúc từ 3 bộ phận hợp thành: năng lực theo tiếp cận cạnhtranh dựa trên hành vi chọn, mua dịch vụ được trường đại học cung ứng của KH;năng lực dựa trên cấu trúc chu trình cung ứng giá trị và năng lực huy động, vậndụng các nguồn lực cốt lõi của nhà trường Chỉ trên cơ sở tổng hợp 3 tiếp cận trênmới cho phép đánh giá toàn diện thực chất và khách quan năng lực cung ứng dịch

vụ đào tạo của trường đại học

1.2.3 Mô hình nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học khối Kinh tế- Quản trị kinh doanh.

Xuất phát từ các luận cứ trên, có thể mô hình hóa nghiên cứu năng lựccung ứng DVĐT của một cơ sở đào tạo bậc đại hoc theo hình dưới (xem hình 1.7)

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo

của một số cơ sở đào tạo bậc đại học

Trang 31

Nguồn: Các tác giả

Từ mô hình trên và vận dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, tiến hànhđánh giá hiệu suất quá trình cung ứng giá trị của các chào hàng thị trường cácDVĐT của các cơ sở đào tạo bậc đại học và hiệu ứng thỏa dụng của chúng thôngqua giá trị cung ứng của các DVĐT bậc đại học cả về phía sinh viên và về phía cơ

sở đào tạo

Giá trị được chia sẻ cho cơ sở đào tạo

Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững

Phát triển GT và hình ảnh thương hiệu

Phát triển năng lực cốt lõi và khác biệt

Lựa chọn

và xác định giá trịcung ứng

Truyền thông và thực hiện giá trị CƯ

Nhận biết, lựa chọn nhóm thí sinh mục tiêu

Phát triển định giá/phí dựa trên giá trị Định tiêu điểm và đề xuất giá trị chào hàng

Phát triển phân phối - chia sẻ giá trị DV ĐT Phát triển tạo nguồn lợi thế cạnh tranh CƯDV

Phát triển truyền thông DV ĐT và hình ảnh thương hiệu nhà trường

Phát triển xúc tiến, hỗ trợ đào tạo Phát triển bằng chứng vật chất cơ sở đào tạo

Phát triển thương hiệu chuẩn đầu ra đào tạo của sinh viên trường

Giá trị/chi phí DV rèn luyện năng lực kỹ năng Giá trị/chi phí DV kiến tạo năng lực kiến thức Giá trị được chia sẻ của sinh viên

Giá trị/chi phí DV GD thái độ, hành vi, thể lực Giá trị/chi phí DV tuyển sinh

Giá trị/chi phí DV quản lý, phục vụ với SV GT/chi phí DV quản lý, phục vụ GV, CBQLGD

Trang 32

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh

1.3.1 Khái niệm, thực chất và sự cần thiết nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học

Có nhiều cách tiếp cận phân định nội hàm và ngoại diên của nâng cao nănglực cung ứng dịch vụ nói chung và cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học nóiriêng Có thể nêu một số cách tiếp cận:

- Tiếp cận quản lý theo mục tiêu (MBO - Management by Objectives) Tiếpcận này cho rằng, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ là vấn đề của quản lý trườngđại học, vì vậy bất kì tăng cường năng lực nào mà làm tăng hệ số hoàn thành mụctiêu của năng lực cung ứng dịch vụ đều là nâng cao năng lực Ở đây, theo khái niệm

có hai mục tiêu chung: một là, đáp ứng nhu cầu thị trường; hai là, đạt mục tiêuchiến lược kinh doanh Cách tiếp cận này là đúng về quan niệm logic nhưng khócho triển khai thực hiện, dễ dẫn tới dàn trải vì mục tiêu hoặc rất khái quát, hoặc nếu

cụ thể định lượng thì lại thiếu luận cứ

- Tiếp cận quản lý theo quá trình (MBP - Management by Process) Theo tiếpcận này khắc phục được hạn chế của tiếp cận quản lý theo mục tiêu trên, khi xemxét mục tiêu chính là kết quả của các quá trình, các dòng chảy hoạt động và tìmtrong các quá trình đó những điểm yếu làm giảm hiệu suất quá trình để xử lý Cáchtiếp cận này có ưu điểm là mọi bộ phận đều có nhiệm vụ cải thiện và tăng cường rõhơn và mang lại việc hoàn thành mục tiêu một cách tường minh hơn Biểu hiện củatiếp cận này là xem xét nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông qua các quá trìnhđều theo các chỉ số, chỉ tiêu cụ thể như nâng cao doanh thu, nâng cao thị phần, mứcbao phủ thị trường, chia sẻ cho KH và nhà trường; nâng cao hệ số thỏa mãn nhu cầukhách hàng… Tất cả điều đó đều đúng nhất là trên góc độ quản lý kinh tế, nhưngtheo góc độ quản lý trường đại học sẽ không biết tập trung vào cho nâng cao nănglực nào hay là nâng cao tất cả, đầu tư nâng cao năng lực nào để cùng một mức đầu

tư mang lại hiệu quả cao hơn cho năng lực cung ứng dịch vụ tổng thể Tiếp theo,nếu mọi bộ phận đều có đề xuất phải nâng cao hiệu suất quá trình thì sẽ dẫn tớikhông có nâng cao hiệu suất hệ thống và làm triệt tiêu nâng cao động năng năng lực.Cuối cùng, cần lưu ý một đặc tính của năng lực đó là tính khó bắt chước bởi nếukhông, các đối thủ cạnh tranh sẽ cũng nâng cao tương ứng thì vị thế tương đối vẫn

là giữ nguyên và lợi thế cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu suất quá trình sẽ bị triệt tiêu

Trang 33

- Từ nhận thức trên cho thấy cần phải chỉ rõ thực chất của nâng cao năng lựccung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học là gì? Vận dụng hỗn hợp cả 2 tiếp cậnMBP và MBO có thể rút ra 5 điểm thực chất của nâng cao năng lực cung ứng dịch

vụ đào tạo của trường đại học là:

+ Nâng cao các bậc năng lực theo thứ tự thì năng lực cốt lõi đến năng lựccung ứng giá trị và năng lực động để đảm bảo tính bền vững của năng lực hệ thống

và tạo điều kiện cho các bậc năng lực cao hơn

+ Trong mỗi bậc năng lực, lựa chọn trọng tâm, đột phá ở những chỉ số cóhiệu ứng cường độ cao và có tính lan tỏa hoặc chỉ số mất cân bằng hệ thống so vớichuẩn đối sánh để tập trung đầu tư nâng cao năng lực

+ Trong mỗi chỉ số được chọn, tập trung xử lý các tham số là điểm yếu gâyảnh hưởng đến giá trị chỉ số đó hoặc tham số có hiệu lực/chi phí nâng cao giá trị chỉ

số cao

+ Theo tiếp cận này, có thể cho rằng thực chất của nâng cao năng lực cungứng dịch vụ đào tạo của trường đại học là (theo thứ tự độ quan trọng):

Một là, nâng cao sức mạnh các năng lực cốt lõi và vị thế sức mạnh kinh

doanh tương đối của hệ thống cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học

Hai là, nâng cao năng lực cung ứng giá trị thực tế và vị thế cạnh tranh thị

trường của hệ thống cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học

Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh động và phát triển định vị giá trị trên thị

trường ngày càng cao của hệ thống cung ứng dịch vụ đào tạo của trường đại học

1.3.2 Tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Dựa vào quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 65 / 2007 / QĐ-BGDĐT Ngày 01 tháng 11 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có thể đưa ra các tiêu chí đánh giánâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại họckhối Kinh tế - Quản trị kinh doanh

- Tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo qui định của Điều lệtrường đại học và được cụ thể hóa trong qui chế về tổ chức và hoạt động của nhàtrường.Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạtđộng của nhà trường.Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộquản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng.Tổ chức Đảng và các tổ

Trang 34

chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động hiểu quả và hằng năm được đánh giátốt; các hoạt động tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo qui định củapháp luật.Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc

bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt độngđánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.Có cácchiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với địnhhướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách và biện pháp giám sát,đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường.Thực hiện đầy đủ chế độ định

kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy

đủ các báo cáo của nhà trường

- Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chươngtrình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo được xâydựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức,hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo qui định;có mục tiêu rõ ràng,

cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thế kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩnkiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhânlực của thị trường lao động.Chương trình đào tạo chính qui và giáo dục thườngxuyên được thiết kế theo qui định, đảm bảo chất lượng đào tạo và định kỳ bổ sung,điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiếnphản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục vàcác tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương hoặc cả nước

- Hoạt động cung ứng dịch vụ đào tạo

Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập củangười học theo qui định.Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theoniên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển qui trình đào tạo theo niên chếsang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi chongười học.Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạycủa giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phươngpháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực học, tựnghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học

Phương pháp và qui trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, đảm bảongiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo,

Trang 35

hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa cáchình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích lũy của người học về kiến thứcchuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.Kết quảhọc tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và

an toàn Văn bằng , chứng chỉ được cấp theo qui định và được công bố trên trangthông tin của nhà trường Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường,tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.Có

kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kếhoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhânviên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ vàphù hợp điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổnhiệm rõ ràng, minh bạch.Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán

bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong vàngoài nước Đội ngũ cán bộ quản lý có phẫm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyênmôn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao

Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứukhoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệtrung bình sinh viên/giảng viên.Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn đượcđào tạo của nhà giáo theo quy định Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảmbảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin họcđáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn vàđược định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việcgiảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

- Người học

Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình đào tạo, kiểm tra đánh

giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Người họcđược đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khỏe theo quy định y tế họcđường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và đượcđảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường Người học được tham gia đánhgiá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánhgiá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp Người học có khả

Trang 36

năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp Trong năm đầu sau khi tốtnghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.

Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứmạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.Hoạt động nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ của trường đại học có những đóng góp mới cho khoa học,

có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương và cả nước Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệcủa trường đại học gắn với đào tạo, gắn với các viện nghiên cứu khoa học, cáctrường đại học khác và các doanh nghiệp Kết quả của các hoạt động khoa học vàcông nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn nhân lực của trường

- Hoạt động hợp tác quốc tế.

Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua cácchương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảngviên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vậtchất, trang thiết bị của trường đại học Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứukhoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứukhoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoahọc và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bốcác công trình khoa học chung

- Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếngViệt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của các bộ, giảng viên và ngườihọc Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học

và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động vănhóa, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định

Trang 37

Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theoquy định Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981-85.Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định Có quy hoạch tổng thể

về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường

- Tài chính và quản lý tài chính

Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồntài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cáchoạt động khác của trường đại học.Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tàichính trong trường đại học được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quyđịnh Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các

bộ phận và các hoạt động của trường đại học

1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối KT - QTKD

1.4.1 Yếu tố môi trường hội nhập Đào tạo đại học quốc tế

Đối với nhiều nhà nghiên cứu GDĐH Việt Nam, toàn cầu hóa là sự hòa hợpcác nền văn hóa và kinh tế ở các hình thức khác nhau Toàn cầu hóa cũng là mộtquá trình trong đó một quốc gia mở rộng cánh cửa của mình để bước ra một thế giớirộng lớn hơn đồng thời để thế giới bước vào đất nước mình Chính sách mở cửa này

có 2 tác động, tích cực và tiêu cực: “Chúng ta có thể tận hưởng luồng gió mát lành

để cải thiện sức khỏe mình; tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận hậu quả là sẽ cónhững luồng gió độc làm suy yếu cơ thể của chúng ta”

Tổ chức Thương mại Thế giới và Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ(GATS) thuộc WTO được thành lập vào ngày 15/4/1994 nhằm mục đích tự do hóathương mại thế giới, bao gồm các lĩnh vực dịch vụ, như kinh doanh, truyền thông,tài chính và giáo dục Đối với GDĐH, tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việctăng khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh toàn cầu bằng cách tháo bỏ các ràocản, ví dụ như các quy định về cấp phép và tạo điều kiện tiện lợi hơn cho sự dichuyển của các nhà cung cấp xuyên biên giới

Nói tóm lại, nếu không có các điều khoản hạn chế trong biểu cam kết củaGATS, "GDĐH sẽ được từng bước chuyển đổi từ một dịch vụ công sang dạnghàng hóa có thể mua bán được mở ra để cạnh tranh" Hệ thống GDĐH sẽ cónguy cơ bị đồng nhất, vì vậy mà không làm tròn trách nhiệm của mình trongviệc bảo tồn và nuôi dưỡng sự phát triển của nền văn hóa quốc gia (Butana,2007; Powar, 2005) Việc kiểm soát chương trình giảng dạy, hiện đang thuộc

Trang 38

trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, cũng có thể bị ảnh hưởng khi thương mại đangđược tự do hóa không ngừng.

Hiệp định Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(TRIPS) cũng liên quan đến dịch vụ đào tạo Hiệp định này đòi hỏi các nước thamgia phải tuân thủ các cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với tất

cả các tác phẩm văn học, sách giáo khoa, khoa học, giáo trình và các tác phẩm khácđược thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bàinói khác; tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, công trình khoa học Như vậy hiệpđịnh TRIPS tác động đến khả năng tiếp cận các nguồn tài liệu đào tạo của cả nhàcung ứng dịch vụ đào tạo và người sử dụng dịch vụ đào tạo Hiệp định TRIPS cóthể làm tăng thêm gánh nặng về chi phí cho các nhà cung ứng dịch vụ đào tạo, làmột trong những nguyên nhân khiến cho giá thành dịch vụ đào tạo tăng lên, và xéttheo một khía cạnh nào đó, TRIPS có thể có những cản trở đối với khả năng tiếpcận dịch vụ đào tạo ở một số nơi và một số nhóm hàng nhất định

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và Hiệp định Những vấn

đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là hai định chế pháp

lý cơ bản nhất của WTO liên quan đến dịch vụ đào tạo Chúng tạo ra những cơ hộinhưng cũng không ít thách thức đối với sự phát triển dịch vụ đào tạo của các trườngđại học khối ngành KT và QTKD ở Việt Nam

1.4.2 Yếu tố môi trường vĩ mô quốc gia

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, LuậtGiáo dục năm 2005, báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng(2001) và Chiến lượcphát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 đã chỉ ra những định hướng phát triển giáo

dục Việt Nam trong 10 năm tới, đó là : Giáo dục là quốc sách hàng đầu; Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo hướng xã hội chủ nghĩa; Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân Như vậy, có thể

thấy Đảng và Nhà nước đã tạo cơ sở cho các trường đại học khối KT& QTKD pháttriển cung ứng dịch vụ đào tạo theo hướng mở rộng quy mô cung ứng, nâng caochất lượng dịch vụ đào tạo, đa dạng hóa các hình thức, phương thức cung ứng dịch

vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và gia tăng của xã hội Tuy nhiên do đặcthù riêng, các yếu tố về chính sách, pháp luật,nền tảng văn hóa -xã hội quốc gia,trình độ và nền kinh tế quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng lựccung ứng dịch vụ đào tạo tại các trường đại học khối KT&QTKD

Trang 39

- Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học (điều 12)

Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượngđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho

giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để hình thành một số cơ sở giáo dục đại học

chất lượng cao.;Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ; cấm lợi dụng các hoạtđộng giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi: Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí

để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ; Cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viênthực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nângcao chất lượng đào tạo;Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng

và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ;Thực hiện chính sách ưu tiên đối vớiđối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đối tượng theo học cácngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiệnbình đẳng giới trong giáo dục đại học

Việc đưa ra chính sách này đã thúc đẩy sự phát triển cung ứng dịch vụ đàotạo, khuyến khích việc đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ đào tạo, đa dạnghóa các phương thức, hình thức cung ứng dịch vụ đào tạo nhằm tăng khả năng tiếpcận dịch vụ đào tạo đại học của các đối tượng trong xã hội

Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam các chính sách liên quan đến đãi ngộnhân tài quốc gia chưa thực sự hợp lí Mức lương của giáo viện trong nước thấp hơncủa giảng viên ở các cơ sở giáo dục nước ngoài có thể làm trầm trọng thêm các vấn

đề ngoài lề tác động tiêu cực đến chất lượng giảng dạy, và làm cho các cơ sở giáodục công lập mất đi những giảng viên có trình độ cao Thực trạng thiếu hụt giảngviên đã được đăng tải trên tạp chí Vietnam News ("Bùng nổ trường đại học", 2008):

"Những thách thức dễ làm nản lòng nhất chính là sự thiếu hụt trầm trọng giảng viên

và giáo sư” Tình hình ngày càng tồi tệ hơn đối với các cơ sở giáo dục tư nhân ".Ngoài ra, tình trạng giảng viên, nghiên cứu viên, hoặc sinh viên tốt nghiệp ở lạinước ngoài hoặc chuyển đến sống ở một đất nước phát triển hơn, nơi họ có thể nhậnđược lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn (hiện tượng chảy máu chất xám)(Bubtana, 2007; Knight, 2002a; Powar, 2005; Varghese, 2007) cũng là một vấn đềđáng được quan tâm

Pháp luật Trong lĩnh vực luật pháp, Việt Nam đã thực hiện nhiều thay đổi,

cho phép thành lập các cơ sở giáo dục tư nhân, như là cách để làm dịu áp lực khỏi

Trang 40

nhu cầu học đại học đang gia tăng không ngừng và cũng tạo môi trường cạnh tranh

từ đó thúc đẩy việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tại các trường đại học

Quy định Các vấn đề liên quan đến quy định là cái được quan tâm nhất trong

bảo đảm chất lượng Việt Nam đang có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng một quytrình kiểm định cho các hệ thống GDĐH, tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ chính vàgần như chỉ thực hiện ở các trường đại học công lập thông qua việc tự đánh giá vàđánh giá ngoài trong 5 năm qua (Nguyen, Oliver, & Priddy) Tuy nhiên, vẫn cònnhiều mối quan tâm khác được bày tỏ trên các phương tiện truyền thông về chấtlượng của các cơ sở giáo dục tư nhân và xuyên biên giới đang hoạt động tại ViệtNam Theo Ashwill (2005), "việc thiếu khung quy định và hệ thống kiểm định đãgây ra mất niềm tin của công chúng dành cho các trường tư nhân"

Nền tảng văn hóa quốc gia

Cung ứng dịch vụ đào tạo chịu sự chi phối và cũng đồng thời phản ánhnhững dặc trưng, những tính chất truyền thống và hiện đại của nền văn hóa quốcgia, dân tộc, đặc biệt là trong việc hình thành hệ thống các loại hình trường, các cơ

sở cung ứng dịch vụ đào tạo Một dân tộc có truyền thống hiếu học, bề dày văn hóalịch sử luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục quốc gia qua đó thúcđẩy sự phát triển cung ứng dịch vụ đào tạo

Trong số các mối bận tâm của Việt Nam về việc gia tăng GDXBG trong mộtmôi trường tự do hóa thương mại là vấn đề ngôn ngữ giảng dạy, sự đa dạng về tưtưởng, đa dạng về văn hóa, tự do về học thuật, sự đa dạng về các cơ sở giáo dục vàcác phương thức truyền đạt, và công tác quản lý và quản trị của GDĐH Tác độngcủa GDXBG đã được chú ý vào năm 2004 khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)xây dựng các quy định dành cho các cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tạiViệt Nam (ví dụ như, RMIT, một trường đại học của Úc) phải có chương trìnhgiảng dạy giáo dục chính trị cho các sinh viên Việt Nam

Trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia

Một mặt, trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội tạo điều kiện, nguồn

lực cho việc hình thành và phát triển cung ứng dịch vụ đào tạo Mặt khác trình độ

và nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triểncủa các loại hình trường, lớp (cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo) Phần lớn các nước

có dịch vụ đào tạo đại học được xem là tốt nhất trên thế giới đều là nước phát triển

Kinh tế là điều kiện vật chất để phát triển dịch vụ đào tạo; kinh tế quyết địnhquyền lực, mục tiêu, nội dung và phương thức cung ứng dịch vụ đào tạo; kinh tế

Ngày đăng: 01/04/2015, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w