1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

33 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

- 4 - PHẦN A : MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực hướng tới các chuẩn trình độ quốc gia, khu vực và thế giới đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tạo năng lực hoà nhập với thị trường lao động trong khu vực và quốc tế. Muốn đào tạo được nguồn nhân lực cho nhu cầu thời đại mới thì cần phải đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo. Kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục và đào tạo đòi hỏi bảo phải đảm bảo tính khách quan thì quá trình đào tạo mới có kết quả tốt. Hiện nay, trắc nghiệm là hình thức kiểm tra được đánh giá mang tính khách quan nhất và đang được áp dụng rộng rãi trong giáo dục chuyên nghiệp cũng như giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện và hình thức KTĐG hiện nay tại trường CĐN Bạc Liêu chưa theo chuẩn, chủ yếu theo lối cho thi tự luận. Xuất phát từ thực trạng trên và bản thân là một GV dạy nghề, người nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu” nhằm đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, góp phần trực tiếp vào - 5 - việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tại trường Cao Đẳng Nghề Bạc Liêu. 2. MỤC TIÊU- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1.1. Mục tiêu của đề tài Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số khái niệm và cơ sở lý luận về TNKQ xem đây là những luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. - Khảo sát thực trạng việc KTĐG môn Dung sai kỹ thuật đo tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu. - Biên soạn và thử nghiệm bộ câu hỏi TN môn Dung sai kỹ thuật đo tại trường CĐN Bạc Liêu. - Phân tích, điều chỉnh hoàn thiện và lưu trữ bộ câu hỏi. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học Dung sai kỹ thuật đo. 3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo mà người nghiên cứu đề xuất để giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học. - 6 - 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng kiểm tra, đánh giá môn học Dung sai kỹ thuật đo cho ngành cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu. 4.2. Khách thể nghiên cứu Nội dung và việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh môn học Dung sai kỹ thuật đo cho ngành cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5.2. Phương pháp thử nghiệm 5.3. Phương pháp khảo sát, điều tra 5.4. Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu 5.5. Phương pháp chuyên gia 6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ Biên soạn bộ câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc liêu. - 7 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TN KHÁCH QUAN 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Trên Thế giới Giới thiệu một số lĩnh vực khoa học TN trên thế giới. Điều đó cho thấy, TN có cơ sở lý luận vững chắc với bề dày lịch sử lâu đời, nhiều ưu điểm vượt trội nên được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng, TN có thể vận dụng vào đo lường đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy cần được nghiên cứu và nhân rộng tại Việt Nam. 1.1.2. Ở Việt Nam Sự ra đời của hình thức TNKQ ở Việt Nam và một số công trình nghiên cứu. Hầu hết các đề tài đã góp phần làm sáng tỏ các khái niệm, cách biên soạn, cách đánh giá và quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi TN môn Dung sai kỹ thuật đo. Nên qua sự tìm hiểu này sẽ giúp người nghiên cứu có được sự hiểu biết sâu sắc hơn và đầy đủ hơn về đề tài của mình. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Trắc nghiệm 1.2.2. Trắc nghiệm khách quan 1.2.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 1.3. TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM 1.3.1. Đặc điểm cơ bản của TNKQ - 8 - TN với tính cách là một công cụ để khảo sát trình độ học tập của HS người ra đề cần quan tâm đến hai đặc điểm cơ bản của một đề thi là tính tin cậy và tính giá trị. 1.3.1.1. Tính tin cậy 1.3.1.2. Tính giá trị 1.3.1.3. Mối quan hệ tính tinh cậy và tính giá trị Tính giá trị của bài TN liên quan đến mục tiêu của sự đo lường, còn độ tin cậy liên quan đến sự vững chãi của điểm số. Để đảm bảo cho một bài TN thành quả học tập có chất lượng, cần phải xem xét cả tính giá trị và tính tin cậy. 1.3.2. Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi TN Ba mục đích chính là để giảng dạy, học tập và KTĐG. 1.3.2.1. Sử dụng để giảng dạy Ngân hàng câu hỏi TN được dùng để: Đổi mới phương pháp giảng dạy, chuẩn hóa kiến thức môn học, dạy nhận thức và tư duy bậc cao. 1.3.2.2. Sử dụng để học tập Căn cứ vào ngân hàng câu hỏi TN môn học, học phần để lập kế hoạch tự học và tổ chức học, để nắm vững nội dung chuẩn xác và đạt mục tiêu MH đề ra. 1.3.2.3. Sử dụng để kiểm tra đánh giá Ra đề thi đánh giá tiếp thu MH của HS, Đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, hạn chế tiêu cực trong thi cử. 1.3.3. Ưu và nhược điểm của TNKQ 1.3.3.1. Ưu điểm - 9 - - Trong thời gian ngắn có thể KT được một phạm vi kiến thức rộng. Tránh được tình trạng quay cóp, học tủ, học đối phó. - Đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao khi tổ chức chấm thi. Cùng một nội dung có thể xây dựng các bài TN, các câu hỏi phong phú và đa dạng. - Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới trong tổ chức KT, thi và chấm thi. - Gây hứng thú và tính tích cực trong học tập cho HS - Rèn luyện tư duy độc lập và khả năng phán đoán của HS. 1.3.3.2. Nhược điểm - Không phát triển được tư duy sáng tạo cho HS do câu hỏi chỉ đề cập một vấn đề, một kiến thức. - Hạn chế trong việc đánh giá kết quả nhận thức thái độ của HS. Đòi hỏi GV công phu ra đề, đồng thời phải có trình độ chuyên môn nhất định, có nhiều kinh nghiệm và phải có thời gian. - Hạn chế rèn luyện kỹ năng viết, tư duy lập luận logic, trình bày một vấn đề, khả năng diễn đạt ý tưởng. 1.3.4. Các hình thức câu TN và nguyên tắc soạn thảo Trong một bài TN có thể có nhiều hình thức câu TN, nhưng loại trắc nghiệm thông dụng nhất là: 1.3.4.1. Loại câu trắc nghiệm đúng – sai 1.3.4.2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn 1.3.4.3. Trắc nghiệm ghép hợp 1.3.4.4. Trắc nghiệm điền khuyết Trình bày khái niệm, ưu nhược điểm, qui tắc biên soạn và - 10 - cách cho điểm của từng loại trắc nghiệm. 1.3.5. Phân tích câu trắc nghiệm Việc phân tích câu TN là phân tích về ba phương diện của câu trắc nghiệm là độ khó, độ phân cách và các mồi nhử của câu trắc nghiệm đó. 1.3.5.1. Độ khó của câu trắc nghiệm Mức độ khó một câu TN được xác định theo 3 mức: - Độ khó = 0 ÷ 24% : Câu hỏi quá khó; - Độ khó = 25% ÷ 75% : độ khó chấp nhận được; - Độ khó = 76% ÷ 100% : Câu hỏi quá dễ. Độ khó vừa phải của câu TN: Để có thể kết luận một câu TN là dễ, khó hay vừa sức HS, trước hết ta phải tính độ khó của câu TN ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải của loại câu TN này. 1.3.5.2. Độ phân cách của câu trắc nghiệm Đó là khả năng phân biệt được HS giỏi với HS kém khi trả lời câu TN, nghĩa là làm sao cho một câu TN có khả năng phân cách cao. Bảng 1.2 : Ý nghĩa của chỉ số phân cách Chỉ số phân cách D Đánh giá câu trắc nghiệm D ≥ 0.4 Độ phân cách rất tốt 0.3≤ D ≤ 0.39 Độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn 0.2≤ D ≤ 0.29 Độ phân cách chấp nhận được D ≤ 0.19 Độ phân cách kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn - 11 - 1.3.5.3. Phân tích các mồi nhử của câu trắc nghiệm Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của mỗi câu TN, ta có thể làm cho câu TN trở nên tốt hơn bằng cách xem xét tần số của các đáp ứng sai cho mỗi câu hỏi. 1.3.6. Đánh giá bài trắc nghiệm Để đánh giá một bài TN ta sử dụng các thông số sau đây : - Điểm trung bình của bài trắc nghiệm - Độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm - Độ khó của bài trắc nghiệm - Độ phân cách của bài trắc nghiệm - Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm - Sai số tiêu chuẩn của đo lường của bài trắc nghiệm 1.4. QUI TRÌNH BIÊN SOẠN NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Để các câu hỏi trong bộ đề trắc nghiệm có hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần phải thực hiện các bước sau: Bước1: Phân tích nội dung môn học Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá Bước 3: Lập dàn bài trắc nghiệm Bước 4: Biên soạn các câu trắc nghiệm Bước 5: Lấy ý kiến tham khảo về các câu TN Bước 6: Thử nghiệm và phân tích các câu hỏi Bước 7: Lập ngân hàng câu hỏi cho môn học - 12 - Sơ đồ qui trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Hình 1.1: Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TN 2. Xác đ ịnh mục ti êu KTĐG 3. L ập d àn bài tr ắc nghiệm 4. Biên so ạn các câu TN 5. L ấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm 6. Th ử nghiệm v à phân tích các câu hỏi C ần sửa Không đ ạt Loại bỏ Đ ạt Nhu cầu Lưu tr ữ, sử dụng 7. L ập ngân h àng câu hỏi cho môn học 1. Phân tích n ội dung môn học - 13 - 1.5. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÂU HỎI TNKQ Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của hệ thống câu hỏi TNKQ đã đạt tiêu chuẩn vào trong quá trình dạy học, GV cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1 : Chọn lựa câu trắc nghiệm - Bước 2 : Đưa câu trắc nghiệm vào nội dung dạy học - Bước 3 : Tổ chức quá trình dạy học - Bước 4 : Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm 1.6. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI - Tâm lý lứa tuổi học sinh học nghề: - Công nghệ thông tin: - Cơ sở vật chất: - Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy: - Năng lực giảng viên: - Sự quan tâm của Ban giám hiệu trường: KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 là cơ sở lý thuyết cho việc tiến hành xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo một cách đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Ngoài cơ sở lý luận, cần xem xét đến cơ sở thực tiễn của đề tài, người nghiên cứu sẽ phân tích cụ thể trong chương 2 của luận văn [...]... chuyên gia, bộ câu hỏi TN đã thể hiện được tính cấp thiết và tính khả thi của nó Cùng với phương pháp thử nghiệm và kiểm nghiệm kết quả thực tế đã phản ánh được tính hiệu quả của các câu hỏi biên soạn được - 31 - PHẦN C : KẾT LUẬN 1 Kết luận Trong quá trình thực hiện đề tài: Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu , người... cầu về bộ đề thi TN cho các môn học, đa số các GV ủng hộ việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho bộ môn - Việc thiết kế xây dựng bộ câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ thuật đo là một việc làm có ý nghĩa, đặc biệt trong giai đo n hiện nay, khi mà việc đánh giá chất lượng dạy nghề đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngành, các cấp và của chính phủ - 21 - Chương 3 BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO 3.1... việc sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm khách quan - Xác định cách thức tiến hành xây dựng câu TN - Xây dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo áp dụng tại trường CĐN Bạc Liêu - Lấy ý kiến của chuyên gia về bộ câu hỏi TN Tiến hành thử nghiệm để xác định các thông số cho bộ câu hỏi * Kết quả của đề tài - Phân tích nội dung và xác định được 62 mục tiêu kiến thức... phạm phần nào minh họa được tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ thuật đo tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu Việc biên soạn bộ câu hỏi TN cho môn học Dung sai kỹ thuật đo đã góp phần vào việc áp dụng hình thức TNKQ trong kiểm tra đánh giá các môn học lý thuyết trong đào tạo nghề Điều đó đã chứng minh được rằng TNKQ quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá mang tính hiệu quả... hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực tiễn việc kiểm tra đánh giá cho thấy, tại Trường CĐN Bạc Liêu hiện nay: - Trường chưa có bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo để sử dụng trong KTĐG Hầu hết GV sử dụng hình thức kiểm tra tự luận thường xuyên, bên cạnh đó cũng có hình thức trắc nghiệm và phương pháp tự luận kết hợp - Trường. .. ghép hợp : 19 câu - Trắc nghiệm điền khuyết : 34 câu 3.2.5 Lấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm Sau khi biên soạn 240 câu trắc nghiệm môn học Dung sai kỹ thuật đo, người nghiên cứu đã in ra 240 câu hỏi, đáp án và tóm tắt qui trình biên soạn cùng với phiếu lấy ý kiến của GV về nội dung cũng như cách trình bày của bộ câu hỏi - 25 - Qua thống kê các ý kiến của các chuyên gia về bộ câu hỏi TN, người... GIÁ MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CĐN BẠC LIÊU Địa chỉ: 68-Tôn Đức Thắng-Khóm 7-Phường 1-Tp Bạc Liêu- Tỉnh Bạc Liêu Điện thoại : 0781 3 822358 Email : caodangnghe.bl@gmail.com 2.1.1 Lịch sử của trường 2.1.2 Chức năng – Nhiệm vụ của trường 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 2.1.4 Hiện trạng đội ngũ Giáo viên, nhân viên 2.2 GIỚI THIỆU MÔN HỌC DUNG SAI KỸ THUẬT... 69,20% Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Hình 2.3: Biểu đồ tầm quan trọng việc đánh giá chính xác kết quả học tập môn Dung sai Kỹ thuật đo Số liệu trên cho thấy việc đánh giá chính xác kết quả học tập môn Dung sai kỹ thuật đo là rất quan trọng - 16 - - Về tầm quan trọng của môn Dung sai Kỹ thuật đo đối với chương trình đào tạo ngành cơ khí : tất cả 13 giáo viên đều cho là rất quan. .. tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của mình Ngoài ra, bộ câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ thuật đo còn được xem như đổi mới việc kiểm tra đánh giá 3 Hướng phát triển của đề tài - Tiếp tục xây dựng biên soạn thêm câu hỏi ở mức độ vận dụng, phát triển bộ câu hỏi thành ngân hàng câu hỏi TN và ngân hàng đề thi TN cho môn học Dung sai kỹ thuật đo nhằm bảo đảm cho việc sử dụng lâu dài trong việc kiểm... Người nghiên cứu đã biên soạn được 240 câu hỏi và tiến hành thử nghiệm và phân tích theo đúng qui trình biên soạn Sau khi biên soạn, tham khảo ý kiến chuyên gia và điều chỉnh sơ bộ người nghiên cứu đã thử nghiệm và phân tích Kết quả đạt được là bộ câu hỏi TN môn Dung sai kỹ thuật đo gồm 218 câu, trong đó có : 29 câu TN Đúng- Sai, 140 câu TN nhiều lựa chọn, 31 câu TN điền khuyết và 18 câu TN ghép hợp Qua . là một GV dạy nghề, người nghiên cứu thực hiện đề tài: Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu nhằm đổi. sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. - Khảo sát thực trạng việc KTĐG môn Dung sai kỹ thuật đo tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu. - Biên soạn và thử nghiệm bộ câu hỏi TN môn Dung sai kỹ thuật. đề tài chỉ Biên soạn bộ câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc liêu. - 7 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TN KHÁCH QUAN 1.1. LỊCH

Ngày đăng: 01/04/2015, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w