1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn dung sai kỹ thuật đo tại trường trung tâm kỹ thuật thực hành thuộc trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

107 879 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 5,88 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, trắc nghiệm khách quan đang ngày càng được quan tâm và được sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Giáo dục nói chung và tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU THỊ LAN

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 0 2 6

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LƯU THỊ LAN ANH

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT

THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp Hồ Chí Minh, năm 2013

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THỊ LAN ANH

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT

THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Hướng dẫn khoa học: TS VÕ THỊ XUÂN

Tp Hồ Chí Minh, 2013

Trang 4

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Họ & tên: LƯU THỊ LAN ANH Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 05/ 07/ 1982 Nơi sinh: Hà Nam Quê quán: Lý Nhân – Hà Nam Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghệ NITECH

Địa chỉ liên lạc:173, Đường số 6, Khu phố 1, P.Linh Xuân, Q.Thủ

Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp

Môn thi tốt nghiệp: MAT LAP, Vi mạch, Kỹ thuật số

2 Trình độ ngoại ngữ: Anh văn B1

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TN ĐẠI HỌC

Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 7/2006 – 9/2008 Công ty TNHH Hải Đức Phó phòng kỹ thuật 10/2008- nay Công ty TNHH Thương Mại và

Công Nghệ NITECH

Trưởng phòng kinh doanh

Xác nhận của cơ quan TP.HCM, Tháng 3 năm 2013 ( Ký tên, đóng dấu) Người khai ký tên

Lưu Thị Lan Anh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2013

Người cam đoan

Lưu Thị Lan Anh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực hiện luận văn, người nghiên cứu xin gửi lời

cảm ơn chân thành đến:

 PGS.TS Võ Thị Xuân, cố vấn Cao học trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật

Tp.HCM là cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy trong suốt thời gian qua Cô đã cung cấp những tài liệu, kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho người nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện luận văn

 Quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ đề cương đã nhận xét, góp ý cho quá trình nghiên cứu

 Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Phương pháp và lý luận dạy kỹ thuật , lớp cao học khóa 19A(2011- 2013) đã cung cấp những kiến thức nền tảng và kinh nghiệm quý báu cho học viên

 Quý tác giả của các tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng để tham thảo trong quá trình nghiên cứu đề tài

 Các Anh , Chị học viên lớp Cao học Giáo dục và Phương pháp khóa 19A đã cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập

 Cám ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn

Trang 7

Trong những năm gần đây, trắc nghiệm khách quan đang ngày càng được quan tâm và được sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Giáo dục nói chung và trong Giáo dục Nghề nghiệp nói

riêng Hoạt động này không chỉ nhằm đánh giá khách quan kết quả đạt được của

học sinh mà còn hướng vào việc cải thiện thực trạng; đề xuất những phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, qua đó điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Để đáp ứng nhu cầu trên, người nghiên cứu đã thực hiện luận văn tốt nghiệp

với tên đề tài: “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn

Dung Sai Kỹ Thuật Đo tại trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành thuộc Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM”

Trong điều kiện hạn chế về thời gian, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được

giới hạn trong phạm vi: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật Đo

Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương này có nội dung:

- Một số thuật ngữ cơ bản

- Đại cương về kiểm tra đánh giá

- Đại cương về TNKQ

- Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương này có nội dung:

- Giới thiệu Trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành

- Giới thiệu chương trình, nội dung môn học

- Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá môn học

Chương 3: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

Kết quả nghiên cứu của đề tài:

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

Biên soạn được 358 câu sắp xếp thành 4 hình thức câu trắc nghiệm Thông qua phương pháp nghiên cứu lấy ý kiến chuyên gia, phân tích và thử nghiệm đạt được 104 câu, các câu hỏi trong ngân hàng trắc nghiệm đã đảm bảo những tiêu chuẩn về nội dung cũng như hình thức của câu trắc nghiệm

Trang 8

To meet demand, authors has been conducting research thesis titled: “Building

objective test question bank for subject Tolerance measurement techniques at the Technical Practice College in University of Technical Education Ho Chi Minh City”

In terms of time limitations, the research objectives of the research are limited in scope:Building objective test question bank for subject Tolerance measurement techniques at the Technical Practice College

The main content of the thesis includes three chapters:

Chapter 1: The theoretical basis for the research problem

Contents:

- Some basic terms

- A basic of test and evaluation / A basic of test and evaluation in brief

- A basic of objective test

- The process of construction of objective test question bank

Chapter 2: The practical basic:

- Introduction to the technical practice college

- Introducing to the program subjects

- The reality of the test and evaluate method subject

Chapter 3: Building objective test question bank

Results of project:

During the research, I have achieved the following results:

- Compiled 358 questions are arranged into four type of test questions After consulting experts and testingachieve 104 question , objective test questions meet the standards in both content and form

Trang 9

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài Lý lịch khoa học……… i

Lời cam đoan……… ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt iv

Mục lục vi

Danh mục bảng biểu ix

Danh mục hình xi

Danh mục chữ viết tắt xiii

Phần A MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1.Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

3.1.Đối tượng nghiên cứu 2

3.2.Khách thể nghiên cứu 3

4.Giả thuyết nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 3

5.1.Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết 3

5.2.Phương pháp chuyên gia 3

5.3.Phương pháp thử nghiệm 3

5.4.Phương pháp thống kê toán học 3

6.Giới hạn nghiên cứu 4

7.Phân tích công trình liên hệ 4

8.Kế hoạch nghiên cứu 7

PHẦN B: NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CHTN 8

1.1 Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ 8 1.1.1 Kiểm tra 8

1.1.2 Đánh giá 8

Trang 10

1.1.3 Trắc nghiệm 9

1.1.4 Trắc nghiệm khách quan 9

1.1.5 Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 9

1.2 Đại cương về kiểm tra đánh giá 9

1.2.1 Mục đích của kiểm tra đánh giá 9

1.2.2 Mối quan hệ giữa KT & ĐG với các thành tố trong QTDH 10

1.3 Đại cương về trắc nghiệm 11

1.3.1 Phân loại các phương pháp trắc nghiệm 11

1.3.2 Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 12

1.3.3 Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo các dạng CHTNKQ 13

1.3.4 Ưu nhược điểm TNKQ 17

1.3.5 Phân tích câu trắc nghiệm 18

1.3.6 Phân tích độ mồi nhử 22

1.4 Quy trình xây dựng NHCHTNKQ 23

1.4.1 Phân tích nội dung môn học 23

1.4.2 Xác định mục tiêu dạy học 24

1.4.3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học 26

1.4.4 Soạn thảo câu trắc nghiệm 27

1.4.5 Tổ chức kiểm tra thử nghiệm 27

1.4.6 Xử lý kết quả và điều chỉnh câu trắc nghiệm 28

1.4.7 Lập ngân hàng câu hỏi cho môn học 28

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG 30

2.1 Giới thiệu trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành 30

2.2 Giới thiệu chương trình, nội dung môn học 33

2.2.1 Giới thiệu chương trình 33

2.2.2 Đề cương chi tiết môn học 35

2.3 Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá môn Dung Sai tại bộ môn CKM 38

Chương 3: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 46

3.1 Phân tích nội dung môn học, xác định kiến thức cần đánh giá 46

3.2 Xác định mục tiêu dạy học 48

3.3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học 51

3.4 Soạn thảo câu trắc nghiệm 54

3.5 Lấy ý kiến tham khảo của chuyên gia về các câu hỏi 54

3.6 Tổ chức kiểm tra thử nghiệm 60

3.6.1 Mục đích thử nghiệm 60

Trang 11

3.6.2 Nội dung thử nghiệm 60

3.6.3 Đối tượng thử nghiệm 60

3.6.4 Tiến hành quá trình thực nghiệm sư phạm 60

3.7 Xử lý kết quả và điều chỉnh câu trắc nghiệm 62

3.7.1 Thống kê và xử lý số liệu thực nghiệm 62

3.7.2 Phân tích kết quả xử lý: 62

3.7.3 Điều chỉnh các câu trắc nghiệm có độ phân cách kém 72

PHẦN C: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81

2.Tự đánh giá những đóng góp của đề tài 81

2.1 Về mặt lý luận 81

2.2 Về mặt thực tiễn 82

3 Hướng phát triển của đề tài 83

4 Kiến nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Tài liệu trong nước 85

Các trang web 87

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Cách tính độ phân cách (phân biệt) của câu hỏi TN 21

Bảng 2.2 Bảng tỉ lệ % các trường CĐ, TC có NHCHTN môn Dung Sai 39

Bảng 2.3 Bảng tỉ lệ % sử dụng các phương pháp KTĐG môn Dung Sai 40

Bảng 2.4 Bảng khảo sát việc thực hiện các bước làm câu hỏi TNKQ 42

Bảng 2.5 Bảng tỉ lệ % mức độ nhận thức của GV về hiệu quả khi sử

dụng NHCHTNKQ môn Dung Sai

44

Bảng 2.6 Bảng tỉ lệ % mức độ nhận thức của GV về sự cần thiết của

ngân hàng câu hỏi TNKQ

45

Bảng 3.5 Bảng phân bố tần số các dạng câu hỏi trắc nghiệm 54

Bảng 3.6 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về mục tiêu từng bài học 55

Bảng 3.7 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về cách đặt vấn đề trong từng CH 56

Bảng 3.8 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về các phương án trả lời của từng

CH

57

Bảng 3.9 Bảng hiệu quả đánh giá kiến thức của bộ câu hỏi 58

Bảng 3.10 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về việc sử dụng NHCH trong giảng

dạy và học tập

59

Bảng 3.11 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về quy trình xây dựng câu hỏi 60

Bảng 3.12 Bảng các lớp và số lượng học sinh tham gia thực nghiệm 61

Trang 13

Bảng 3.16 Bảng phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 01 65

Bảng 3.17 Bảng phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 02 66

Bảng 3.18 Bảng phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 03 66

Bảng 3.19 Bảng phân bố tần số độ khó của câu trắc nghiệm 67

Bảng 3.20 Bảng phân bố tần số độ khó ở các dạng câu trắc nghiệm 67

Bảng 3.22 Bảng phân bố tần số độ phân cách của câu trắc nghiệm 70

Bảng 3.23 Bảng phân bố tần số độ phân cách của các dạng câu TN 70

Bảng 3.24 Bảng kết quả đánh giá mồi nhử các câu TN lựa chọn 72

Bảng 3.25 Bảng phân tích các câu trắc nghiệm có độ phân cách kém 73

Bảng 3.26 Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu trắc nghiệm 80

Bảng 3.27 Bảng tổng hợp số lượng câu trắc nghiệm lưu trữ 81

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa KT&ĐG với các thành tố khác trong QTDH 11 Hình 1.2 Phân loại các phương pháp trắc nghiệm 12 Hình 1.3 Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học 25

Hình 2.2 Biểu đồ tỉ lệ % các trường Cao Đẳng, Trung Cấp có

NHCHTNKQ môn Dung Sai

40

Hình 2.3 Biểu đồ tỉ lệ % sử dụng các phương pháp KTĐG 41 Hình 2.4 Biểu đồ khảo sát việc thực hiện các bước làm CHTNKQ 43 Hình 2.5 Biểu đồ tỉ lệ % mức độ nhận thức của GV về hiệu quả khi sử

dụng NHCHTN môn Dung Sai

Trang 17

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và

sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp GD&ĐT đã có một số tiến bộ

mới Cụ thể trong Nghị quyết của chính phủ “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”quan điểm chỉ đạo có đề cập đến:“Mở rộng quy mô đào tạo phải đi đôi với nâng cao chất lượng; thực hiện công bằng đi đôi với đảm bảo hiệu quả đào tạo; phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo”

Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo, giáo dục ở nước ta ngoài việc không ngừng

mở rộng quy mô, còn thường xuyên nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Điều

đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo mà không thay đổi hệ thống kiểm tra - đánh giá thì cũng không thể đạt được kết quả mong muốn Việc kiểm tra - đánh giá kiến thức và kĩ năng của người học là một bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học; khâu mang tính chất quyết định việc đánh giá thành quả học tập của học sinh; đồng thời giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học Việc kiểm tra – đánh giá kiến thức một cách hệ thống, toàn diện, đúng đắn và chính xác sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin kịp thời về diễn biến của quá trình dạy học; về khả năng tiếp thu của học sinh

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,…việc nghiên cứu đổi mới và phát triển các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khoa học, tính

Trang 18

Xuất phát từ thực trạng trên người nghiên cứu thực hiện đề tài : ‘‘Xây dựng

ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo tại trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành’’ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong

việc tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá đồng thời góp phần vào việc đánh giá đúng chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của HS đáp ứng nhu cầu xã hội

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật

Đo tại Trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành thuộc Trường Đại Học Sư Phạm

Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm; quy trình xây dựng ngân

hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc xây dựng ngân hàng câu hỏi môn

học Dung Sai Kỹ Thuật Đo

Nhiệm vụ 3: Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn học Dung Sai Kỹ

Thuật Đo

Nhiệm vụ 4: Thử nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả câu hỏi trắc nghiệm đã

xây dựng

Nhiệm vụ 5: Lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 19

Đối tượng nghiên cứu là ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo

3.2 Khách thể nghiên cứu

Chương trình đào tạo nghề ngành Khai Thác Sửa Chữa Thiết Bị Cơ Khí

Nội dung và mục tiêu môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo

Các Văn bản pháp lý quy định về quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra đánh giá

4 Giả thuyết nghiên cứu

Việc xây dựng được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo một cách khoa học và áp dụng thử nghiệm đạt kết quả sẽ tạo được một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho trường Trung Học Thực Hành Ngân hàng câu hỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; định hướng quá trình giảng dạy của giáo viên

và quá trình học tập của học sinh để từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, internet,…; các tài liệu là cơ sở lý luận để

xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá cho môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo

5.2 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm môn học Dung Sai

Kỹ Thuật Đo và chuyên gia trắc nghiệm về ngân hàng câu hỏi đã được biên soạn

5.3 Phương pháp thử nghiệm

Từ các câu hỏi trong ngân hàng đã được biên soạn, đưa vào thử nghiệm ở một

số lớp; tiến hành phân tích đánh giá tính khả thi của câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng khi áp dụng vào thực tiễn

5.4 Phương pháp thống kê toán học

Thống kê, tổng hợp phân tích các số liệu của quá trình nghiên cứu:

Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo tại một

số trường CĐ, TC trên địa bàn TP HCM

Ý kiến các giáo viên về ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của môn học

Trang 20

Thử nghiệm các câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn; phân tích độ khó, độ phân cách và phân tích mồi nhử của các câu trắc nghiệm

6 Giới hạn nghiên cứu

Trong đề tài này, người nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật Đo 2 tín chỉ (30 tiết) cho trường Trung học Kỹ thuật thực hành Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm gồm 358 câu với các dạng: trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm lựa chọn, ghép hợp và điền khuyết Đối tượng là học sinh trung học chuyên nghiệp với số HS dự kiến là 95

7 Phân tích công trình liên hệ

 Hoàng Thị Hằng (2010), Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá cho môn học Âu phục nam tại trường Trung học kỹ thuật thực hành thuộc trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM

Đề tài này thực hiện hai nội dung: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho

môn học Lý thuyết Âu phục Nam và biên soạn bộ công cụ đánh giá kỹ năng gồm một số bảng kiểm tra đánh giá quy trình cho môn học Thực tập Âu phục Nam -

ngành Công nghệ May và Thời trang tại trường Trung học kỹ thuật thực hành Kết quả đạt 205 câu hỏi trắc nghiệm, sắp xếp thành 4 hình thức câu trắc nghiệm thông dụng Đánh giá câu trắc nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, thử nghiệm và phân tích Bộ câu hỏi trắc nghiệm đã đảm bảo những tiêu chuẩn về nội dung cũng như hình thức của câu trắc nghiệm tiêu chuẩn

 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 10, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM

Dựa vào kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận về trắc nghiệm và quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ tác giả đã phân tích nội dung sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 10 và soạn thảo câu trắc nghiệm Đưa các câu hỏi vào thực nghiệm tại hai trường THPT Lê Quý Đôn và THPT Tam Phú thành phố Hồ Chí Minh và phân tích độ khó, độ phân cách, độ mồi nhử của câu trắc nghiệm Kết quả đã có 400 câu trắc nghiệm được mã hóa và lưu vào ngân hàng câu hỏi

 Đỗ Văn Trường (2011), Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá

kiến thức và ngân hàng đề thi kỹ năng cho nghề điện công nghiệp theo tiêu chuẩn nghề kỹ năng, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM

Trang 21

Dựa trên cở sở nghiên cứu về trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí tác giả đã hệ thống được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa hai loại trắc nghiệm làm cơ sở cho việc biên soạn và phân tích các câu hỏi trắc nghiệm tiêu chí

Tác giả nghiên cứu quy trình XDNH đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng Phân tích các cơ sở thực tiễn của việc xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng cho modul Thực hành trang bị điện theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề

Biên soạn, thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện ngân hàng đề thi đánh giá kiến thức và kỹ năng cho modul Thực hành trang bị điện theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề

 Trần Thị Quỳnh Như (2012) Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm môn Kỹ

thuật vi xử lý trường Trung học kỹ thuật thực hành

Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá, trắc nghiệm khách quan, các thông số của câu trắc nghiệm

Đã xác định cách thức tiến hành xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, cách đánh giá câu trắc nghiệm một cách khoa học

Xây dựng được hệ thống câu hỏi áp dụng tại trường TH kỹ thuật thực hành Tiến hành thực nghiệm để xác định các thông số cho một số câu hỏi

Hiệu chỉnh và hệ thống hóa câu hỏi thành ngân hàng câu trắc nghiệm với các thông số: độ khó, độ phân cách, tính mồi nhữ

Kết quả đạt được

Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm môn kỹ thuật vi xử lý 307 câu, trong đó đã thử nghiệm 120 câu, tính toán, phân tích các thông số câu trắc nghiệm Ngân hàng câu trắc nghiệm môn kỹ thuật vi xử lý sẽ được đưa vào sử dụng và tiếp tục

hoàn thiện hơn

Trang 22

Tìm hiểu cơ sở thực tiễn kiểm tra đánh giá môn vật lí lớp 11 tại các trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bom

Phân tích mục tiêu và nội dung của môn vật lí lớp 11 để thiết kế dàn bài trắc nghiệm và biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn học

Kết quả đạt được

Xác định được 148 nội dung kiến thức (148 mục tiêu) ở 29 bài học cần được kiểm tra thông qua bảng quy định hai chiều; từ đó soạn thảo 390 câu hỏi trắc nghiệm theo 3 mức độ nhận thức: Biết: 129 câu, Hiểu: 79 câu, Áp dụng:184 câu Kết quả phân loại câu trắc nghiệm theo dạng câu hỏi:

390 câu hỏi được biên soạn ở 2 dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 lựa chọn: 294 câu Trắc nghiệm điền khuyết: 96 câu

Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi tại trường THPT Ngô Sĩ Liên, dùng phần mềm EXCEL đề nhập và xử lý số liệu bằng lý thuyết cổ điển

 Hoàng Thị Hảo(2012) Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá

kết quả học tập môn toán lớp 12

Kết quả đã đạt được

Góp phần làm sáng tỏ khái niệm, cách biên soạn câu hỏi TNKQ

Nghiên cứu được thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp

12 tại trường THPT Thủ Đức, từ đó xác định được một số nguyên nhân còn tồn tại Biên soạn được 260 câu hỏi trắc nghiệm cho môn toán giải tích lớp 12 Sau quá trình thử nghiệm trong điều kiện thực tiễn và trên cơ sở của phân tích câu hỏi trắc nghiệm bằng lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại, các câu hỏi đã được phân tích, xác định độ khó, độ phân cách và phân tích các mồi nhử Kết quả thu được 235 câu hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm; 3 câu có độ phân cách âm và

22 câu có độ phân cách kém; sẽ được lưu lại để điều chỉnh và thử nghiệm sau

Trang 23

Tháng 9/2012

Tháng 10/2012

Tháng 11/2012

Tháng 12/2012

Tháng 01&

02/2013

Tháng 03/2013

Trang 24

1.1.2 Đánh giá

Theo GS Trần Bá Hoành: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.[10 – Tr5]

Theo TS Nguyễn Văn Tuấn: Đánh giá là xác định mức độ của trình độ kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.[30 – Tr9]

Trang 25

Theo GS Dương Thiệu Tống: Đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng huấn về phía học sinh.[27 – Tr362]

1.1.3 Trắc nghiệm

Theo GS Trần Bá Hoành: Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo

để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh ( chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu,…) hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh [10 – Tr36]

Như vậy, trắc nghiệm trong giáo dục là một công cụ, một phương pháp để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được trong một đơn vị kiến thức cụ thể

Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, trắc nghiệm được dùng để đánh giá kết quả học tập hay năng lực của học sinh sau một khoá học, môn học hay một thời gian học,

1.1.4 Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm

theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất

cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm vài từ.[12 – Tr37]

1.1.5 Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

Theo(Millman, 1984)cho rằng ngân hàng câu hỏi thi là một tập hợp các câu hỏi thi nào đó dễ sử dụng để tổ hợp thành đề thi

Năm 1981, Choppin đưa ra định nghĩa chặt chẽ hơn: đó là tập hợp các câu hỏi được tổ chức và phân loại theo nội dung và được xác định các đặc tính độ khó,

độ tin cậy, tính giá trị…

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là tập hợp một số lượng tương đối lớn các câu hỏi trắc nghiệm Trong đó mỗi câu hỏi đã được định cỡ, tức là được gắn với các phần nội dung xác định và các tham số xác định (độ khó, độ phân biệt) [23 – Tr62]

1.2 Đại cương về kiểm tra đánh giá

1.2.1 Mục đích của kiểm tra đánh giá

Trang 26

Mục đích cơ bản: Là xác định số lượng và chất lượng của quá trình giảng dạy

và học tập Nhằm kích thích giáo viên dạy tốt và học sinh tích cực tự lực để đạt kết quả tốt trong việc học

Mục đích cụ thể:

- Đối với học sinh Giúp học sinh đào sâu kiến thức, hệ thống hóa khái quát

hóa những kiến thức Giúp học sinh phát hiện những lỗ hổng về tri thức và kịp thời bổ sung Mức độ tri giác, tính tích cực và khả năng tự lực được nâng cao Rèn được thói quen tìm hiểu sâu tài liệu, phân tích và giải quyết vấn đề

- Đối với giáo viên Nhận biết được tình hình học tập của từng học sinh và của

toàn thể lớp học Phát hiện được những bất cập trong nội dung giảng dạy cũng như các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp để bổ sung và sửa đổi

- Đối với nhà trường, phụ huynh và các cơ quan giáo dục: Dựa trên cơ sở

của kiểm tra - đánh giá có thể theo dõi đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh Căn cứ vào đó mà bổ sung hoàn thiện

và phát triển chương trình giảng dạy Qua kiểm tra và đánh giá giúp cho phụ huynh biết rõ sự học tập của con em mình vì vậy mà có mối liên hệ giữa nhà

trường và gia đình chặt chẽ hơn

1.2.2 Mối quan hệ giữa KT & ĐG với các thành tố trong QTDH

Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học Kiểm tra và đánh giá có mối liên hệ khăng khít với nhau Đó là mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, trong đó kiểm tra là phương tiện, còn đánh giá là mục đích Không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra và ngược lại không thể kiểm tra mà không kèm theo đánh giá

Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá với các thành tố trong QTDH

Kiểm tra và đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó mang tầm quan trọng rất lớn vì không có kiểm tra và đánh giá thì quá trình dạy học không hoàn tất Đồng thời kiểm tra đánh giá còn là một biện pháp nâng cao việc dạy và học của giáo viên và học sinh.Theo lí luận dạy học, kiểm tra và đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học Nhưng trong thực tiễn dạy học kiểm tra và đánh giá được sử dụng trong suốt quá trình dạy học,

Trang 27

Chức năng so sánh: Kiểm tra và đánh giá giúp so sánh giữa kết quả thực hiện

được với mục đích yêu cầu đề ra Nói cách khác, đánh giá giúp giáo viên xem xét những mục tiêu đề ra cho học sinh đã phù hợp chưa

Chức năng phản hồi: Kiểm tra đánh giá hình thành mối liên hệ nghịch trong

quá trình dạy học tác động trực tiếp đến giáo viên và học sinh Nhờ có chức năng này mà giáo viên dần điều chỉnh quả trình dạy học ngày một tối ưu

Chức năng dự đoán: Căn cứ vào kết quả kiểm tra và đánh giá có thể dự đoán

sự phát triển của người học

1.3 Đại cương về trắc nghiệm

1.3.1 Phân loại các phương pháp trắc nghiệm

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ

HỌC SINH

KIỂM TRA MỤC TIÊU

Trang 28

Hình 1.1 Là bảng phân loại các phương pháp đánh giá thành quả học tập theo cách thực hiện việc đánh giá

Hình 1.2: Phân loại các phương pháp trắc nghiệm [23 – Tr23]

1.3.2 Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

Sử dụng trong giảng dạy

Là phương tiện được giáo viên sử dụng để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

của học sinh Là phương tiện dạy học có tác dụng định hướng và điều chỉnh quá trình dạy học của giáo viên

Sử dụng trong học tập

Định hướng quá trình học tập của học sinh đến những mục tiêu mong đợi Khuyến khích học sinh trong quá trình tự học; học sinh có thể chủ động tìm kiếm các tài liệu hoặc tham khảo ý kiến với người khác để thu thập kiến thức, tự kiểm tra kiến thức của mình

Sử dụng để kiểm tra, đánh giá

Trang 29

Ra đề thi/ đề kiểm tra để đánh giá một cách khách quan, chính xác mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh Từ đó, đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy của giáo viên và cơ quan đào tạo

Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Như vậy, việc sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trình giáo dục – đào tạo đã mang lại những lợi ích to lớn.Trong đó và quan trọng nhất nâng cao chất lượng và hiệu quả cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; định hướng quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường

1.3.3 Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo các dạng CHTNKQ

1.3.3.1 Trắc nghiệm đúng – sai (Yes/no question)

Hình thức:

Hình thức trắc nghiệm Đúng - Sai là một câu khẳng định gồm một hoặc nhiều mệnh đề, học sinh đánh giá nội dung của câu ấy đúng hay sai Học sinh trả lời bằng cách đánh dấu chéo “X” vào phiếu trả lời với chữ Đ (đúng) hoặc S (sai)

Đối với câu đúng, mọi chi tiết của nội dung trong câu trắc nghiệm phải phù hợp với tri thức khoa học Còn đối với câu sai chỉ cần một chi tiết không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc nghiệm đó được đánh giá là sai

Loại trắc nghiệm này có ưu điểm là dễ soạn, ít mắc sai lầm về kỹ thuật; hình thức trắc nghiệm gọn gàng, ít tốn giấy, ngoại trừ hình vẽ; thời gian trả lời của học sinh khá nhanh.Một phút có thể trả lời 3-4 câu trắc nghiệm

Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm như xác suất may rủi cao 50%; dễ tiết lộ kết quả trong câu trắc nghiệm; dễ có các câu trắc nghiệm không có giá trị

Quy tắc biên soạn:

Tránh trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa hoặc giáo trình

Nội dung câu trắc nghiệm sai chỉ cần một yếu tố sai Không nên có nhiều yếu

tố sai vì học sinh có cơ hội dễ dàng phát hiện ra câu sai

Tránh dùng các từ mơ hồ và các từ tiết lộ kết quả: các từ “thường thường”,

“đôi khi”, “có thể”, “một vài” thường là câu đúng Còn các từ : “tất cả”, “không bao giờ”, “luôn luôn” thường là câu sai

Trang 30

Tránh câu có cấu trúc quá dài gồm nhiều chi tiết phức tạp làm rối học sinh Tránh dùng những câu phủ định nhất là phủ định kép

Trong bài trắc nghiệm, số lượng câu đúng tương đương với số lượng câu sai

để giữ kết quả đồng đều khi học sinh đoán mò

Thứ tự câu đúng và câu sai được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, không theo một quy luật nào

Độ khó của câu trắc nghiệm phù hợp với trình độ của học sinh

Loại câu trắc nghiệm đúng – sai thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự kiện (mốc lịch sử, địa danh, tên nhân vật…) Cũng có thể dùng đối với các định nghĩa, khái niệm, các công thức, các kiến thức có quan hệ nhân quả…

1.3.3.2 Trắc nghiệm lựa chọn (Multiple choise question)

Hình thức :

Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất Loại này thường có hai phần:

Phần đầu được gọi là phần dẫn hay phần gốc: nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi

Phần lựa chọn: là các phương án để chọn thường được dấnh dấu bằng các chữ cái a, b, c, d hoặc các số 1, 2, 3, 4 Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu, còn gọi là câu mồi

Phần gốc dù là câu trả hỏi hay câu bỏ lửng đều phải là điểm tựa cho cho việc lựa chọn kết quả trả lời Các giải đáp trong phần lựa chọn có sức hấp dẫn tương đương đòi hỏi học sinh suy luận Trắc nghiệm nhiều lựa chọn cũng có thể đặt dưới dạng hình vẽ

Loại trắc nghiệm này có ưu điểm là xác suất may rủi thấp hơn so với trắc nghiệm đúng - sai Nếu câu trắc nghiệm là 4 lựa chọn thì tỉ lệ may rủi là 25%, phân biệt được một cách khá chính xác học sinh giỏi và học sinh kém

Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm là mất nhiều thời gian công sức soạn thảo; tốn giấy và mất nhiều thời gian trả lời so với trắc nghiệm đúng - sai; kết quả trắc nghiệm nằm sẵn ở phần trả lời học sinh có thể nhận ra Tái nhận bao giờ cũng

dễ dàng hơn tái hiện; học sinh nào có óc sáng kiến có thể tìm ra những câu trả lời

Trang 31

hay hơn phương án đúng đã cho, nên họ có thể không thỏa mãn hay cảm thấy khó chịu

Quy tắc biên soạn:

Các câu trắc nghiệm phải hoàn toàn độc lập với nhau

Các trắc nghiệm gồm phần gốc và phần lựa chọn có cấu trúc câu văn gọn gàng, tránh câu quá dài gồm nhiều chi tiết phức tạp làm rối trí học sinh

Nếu phần gốc là câu lững, thì phần gốc và phần lựa chọn phải ăn khớp với nhau theo đúng cú pháp

Trong phần gốc, tránh những từ để lộ kết quả

Phần trả lời thường là 4 lựa chọn, thống nhất các câu trong bài trắc nghiệm

Độ dài các yếu tố trả lời phải tương đương

Phần lựa chọn chỉ có một kết quả đúng mà thôi Trường hợp xét các kết quả đều có phần đúng ít nhiều, thì trong phần dẫn phải ghi rõ "hơn cả", "nhất"

Trong phần lựa chọn yếu tố lựa chọn đúng được đặt ở vị trí ngẫu nhiên

Hạn chế yếu tố trả lời: Hai câu trên đều đúng, hoặc Hai câu trên đều sai

1.3.3.3 Trắc nghiệm ghép hợp (Matching question)

Hình thức:

Loại câu trắc nghiệm này gồm các phần: Phần hướng dẫn là một câu cho biết yêu cầu ghép từng phần tử của một tập hợp các dữ liệu thứ nhất (ở cột bên trái) phù

hợp với 1 phần tử của tập hợp các dữ kiện thứ hai (ở cột bên phải)

Hai tập hợp các dữ kiện xếp thành hai cột có số lượng các phần tử không bằng nhau Các phần tử ở cột bên trái là những yếu tố để hỏi, còn các phần tử ở cột bên phải là những yếu tố lựa chọn để trả lời Số lượng các phần tử ở cột bên phải bao giờ cũng nhiều hơn số phần tử ở cột bên trái, thông thường nhiều gấp đôi

Các dữ kiện ghép hợp có thể là từ với từ, từ với số, từ với kí hiệu hoặc hình vẽ,

từ với công thức và ngược lại

Câu trắc nghiệm ghép hợp có những ưu điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn vì

nó là một hình thức của trắc nghiệm nhiều lựa chọn Xác suất may rủi để trả lời bằng cách đoán mò rất thấp, không đáng kể

Tuy nhiên, có một nhược điểm là rất khó biên soạn câu trắc nghiệm ghép hợp.Tốn giấy và thời gian cho cả việc biên soạn và trả lời

Trang 32

Quy tắc biên soạn:

Mỗi câu trắc nghiệm phải có phần chỉ dẫn rõ mối quan hệ Mỗi tập hợp các phần tử, tức là mỗi cột đều phải có tiêu đề

Các phần tử trong cùng một cột phải cùng loại, hoặc cùng tính chất (tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài)

Các phần tử một cột được xếp theo thứ tự 1,2,3… cột phải đánh ký hiệu a,b,c,

Mỗi câu ghép hợp trung bình có 3 phần tử hỏi ứng với 6 - 10 phần tử lựa chọn trả lời

Một phần tử ở cột bên trái chỉ ghép với một phần tử ở cột bên phải Nếu không được thì điều này phải ghi chú

Tránh các câu phủ định

Số từ ở hai cột không như nhau, thường chỉ nên từ 5 đến 10 từ

Tất cả các phần tử của một câu hỏi ghép hợp nên nằm trong cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn hay gặp khó khăn khi phải lật qua lật lại nhiều lần

1.3.3.4 Trắc nghiệm điền khuyết (Completion question)

Quy tắc biên soạn:

Không nên soạn câu trắc nghiệm điền khuyết có nhiều chỗ chừa trống làm cho câu văn tối nghĩa

Chỗ điền khuyết đặt ở giữa câu hoặc ở cuối câu

Nội dung điền khuyết phải là kiến thức cơ bản, tránh hỏi những chi tiết vụn vặt

Trang 33

Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn nhất hoặc cụm từ mang tính đặc trưng (người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm)

Các khoảng chừa trống điền khuyết nên có chiều dài đồng đều

Câu trắc nghiệm không quá dài, lời văn phải sáng sủa, từ ngữ phải rõ ràng, có cấu trúc đúng ngữ pháp và hợp với điền khuyết để câu văn có ý nghĩa (thí sinh phải biết các chỗ trống phải điền hoặc câu trả lời phải thêm vào dựa trên căn bản nào) Hạn chế dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, vì những câu

đó thường có ý nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh cụ thể

1.3.4 Ưu nhược điểm TNKQ

Ưu điểm:

Có khả năng khảo sát toàn bộ chương trình

Đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao khi tổ chức chấm thi

Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới trong tổ chức kiểm tra, thi và chấm thi Giúp học sinh rèn luyện tư duy độc lập, khả năng phán đoán, phản ứng nhanh nhạy và tính quyết đoán trong tình huống có vấn đề

Tránh được tình trạng học tủ, học đối phó Đồng thời học sinh phải thật sự nắm vững kiến thức thì mới nhận được câu trả lời đúng trong hàng loạt những câu có vẻ đúng

Nhược điểm:

Rất khó soạn được những câu trắc nghiệm có giá trị đồng đều Đồng thời bộ

câu hỏi thường không quan tâm đúng mức đến các kĩ năng phân tích và tổng hợp

Học sinh có khuynh hướng đoán mò, nhất là loại trắc nghiệm khách quan đúng

- sai

Hạn chế việc rèn luyện kỹ năng viết, trình bày một vấn đề Đồng thời hạn chế phát triển cho học sinh tư duy lập luận logic, tư duy sáng tạo

Không thể đánh giá được sự diễn tiến của tư duy, chỉ khảo sát được kết quả của

tư duy mà thôi

Để tạo nên tình huống, trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn đưa ra số câu trả lời sai gấp 3, 4 lần câu trả lời đúng Những câu trả lời sai lại phải có vẻ ngoài hợp lí Trắc nghiệm khách quan vô tình đã tạo môi trường học thông tin sai cho học sinh;

đó là nguyên tắc phản giáo dục đối với trẻ em

Trang 34

Tóm lại phương pháp trắc nghiệm khách quan nên dùng trong những trường hợp: [29 – Tr36]

Khi số thí sinh rất đông

Khi muốn chấm bài nhanh, có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài

Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận khi thi

Khi muốn đề thi có độ an toàn cao về nội dung và đảm bảo tính bí mật

Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học đối phó và giảm thiểu sự may rủi

1.3.5 Phân tích câu trắc nghiệm

Việc phân tích các câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc làm rất cần thiết và hữu ích cho người soạn thảo trắc nghiệm Nó giúp cho người soạn thảo:

Biết được những câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ

Lựa ra các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém

Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn

và cần sửa đổi như thế nào cho tốt hơn

Một bài trắc nghiệm, sau khi đã được sửa đổi trên căn bản của sự phân tích các câu trắc nghiệm, có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm

có cùng số câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích

Việc phân tích câu trắc nghiệm là phân tích độ khó, độ phân cách (hay độ phân biệt) của câu trắc nghiệm

1.3.5.1 Độ khó của câu trắc nghiệm

Độ khó P của câu trắc nghiệm bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu hỏi trên tổng số thí sinh tham gia làm câu hỏi đó:

Trang 35

Sd: Số người trả lời đúng câu hỏi thứ i

n: Tổng số người làm bài trắc nghiệm

Giá trị độ khó thay đổi từ 0% đến 100% hoặc từ 0 đến 1 Người ta xác định độ khó dựa vào việc thử nghiệm câu hỏi trắc nghiệm trên các đối tượng thí sinh phù hợp Mức độ khó của một câu trắc nghiệm được xác định theo 3 mức :

ĐK = 0 ÷ 24%: Câu hỏi quá khó;

ĐK = 25% ÷ 75%: Câu hỏi có độ khó chấp nhận được;

ĐK = 76% ÷ 100%: Câu hỏi quá dễ

Trong tài liệu Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ chức đánh giá kiến thức nghề, các tác giả Nguyễn Đức Trí và Hoàng Anh đưa ra 4 mức độ khó của câu trắc nghiệm:

ĐK = 0 ÷ 24%: Câu hỏi quá khó;

ĐK = 25% ÷ 50%: Câu hỏi có độ khó trung bình;

ĐK = 51% ÷ 75%: Câu hỏi dễ

ĐK = 76% ÷ 100%: Câu hỏi quá dễ

Hai cách phân loại trên cơ bản giống nhau Cách phân loại thứ hai chỉ chi tiết hơn

mà thôi

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:

Theo các chuyên gia đo lường, một bài trắc nghiệm được gọi là tốt sẽ bao gồm các câu hỏi có mức độ khó trung bình hay mức độ khó vừa phải Muốn xác định được khái niệm này cần phải lưu ý đến xác suất làm đúng câu hỏi bằng cách chọn

hú họa hay là tỷ lệ may rủi Tỷ lệ may rủi thay đổi theo từng loại câu trắc nghiệm:

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:

100% + % may rủi

Độ khó vừa phải của câu i =

2

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm đúng – sai:

Câu trắc nghiệm đúng – sai có độ khó vừa phải là câu có 50% số thí sinh làm đúng câu ấy và 50% số thí sinh làm sai Câu hỏi thuộc loại này có hai lựa chọn do

đó sự may rủi làm đúng câu hỏi là 50% Đó là tỷ lệ may rủi kỳ vọng Như vậy, độ

Trang 36

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn:

Với câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn thì tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 100/4 tức là 25% Vậy độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại này là: (100 + 25) / 2 % = 62.5% Đối với các câu hỏi thuộc loại “trả lời tự do” như loại điền khuyết thì độ khó vừa phải là 50%

Một bài trắc nghiệm được gọi là tốt sẽ bao gồm các câu hỏi có mức độ khó trung bình hay mức độ khó vừa phải Do vậy, khi phân tích các câu hỏi người ta thường phải loại những câu quá khó vì không ai làm đúng hoặc những câu quá dễ vì

ai cũng làm đúng

Độ khó vừa phải câu hỏi thuộc loại “trả lời tự do” như loại điền khuyết thì tỷ

lệ may rủi là 0% Vậy độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm điền khuyết là: 100/2= 50%

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm Ghép hợp 3-6:

 Độ khó câu trắc nghiệm xấp xỉ độ khó vừa phải: câu trắc nghiệm vừa sức

với trình độ học sinh lớp làm trắc nghiệm

Trang 37

1.3.5.2 Độ phân biệt (phân cách) của câu trắc nghiệm

Độ phân biệt của câu trắc nghiệm là: “khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt năng lực khác nhau của học sinh: giỏi, trung bình, kém” [24 - 60]

Độ phân biệt của câu trắc nghiệm hoặc một đề trắc nghiệm liên quan đến độ khó Một đề trắc nghiệm có độ phân biệt tốt thì nó phải bao gồm nhiều câu hỏi có độ khó

ở mức trung bình Khi ấy điểm số thu được của nhóm thí sinh sẽ có phổ trải rộng

Một phương pháp đơn giản để tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm đã được các chuyên gia đo lường giới thiệu:

Dựa vào tổng điểm thô của từng thí sinh người ta tách từ đối tượng thí sinh ra một nhóm giỏi bao gồm 27% thí sinh đạt điểm cao từ trên xuống, và nhóm kém bao gồm 27% thí sinh đạt điểm kém từ dưới lên

Gọi C là số thí sinh làm đúng câu hỏi thuộc nhóm giỏi (nhóm cao), T là số thí sinh làm đúng câu hỏi thuộc nhóm kém (nhóm thấp), n là số lượng thí sinh của một trong hai nhóm nói trên (27% tổng số) Ta có biểu thức tính độ phân biệt D của câu hỏi như sau:

Bảng 1.1 Cách tính độ phân cách (phân biệt) của câu hỏi trắc nghiệm

đúng của nhóm giỏi

Tỷ lệ phần trăm làm đúng của nhóm kém

Ý nghĩa độ phân biệt D

Căn cứ vào kinh nghiệm với rất nhiều loại trắc nghiệm ở lớp học, các chuyên gia đã

đưa ra một thang đánh giá chỉ số phân biệt.[27 – Tr159]

Trang 38

Như vậy, khi lựa chọn hoặc đánh giá các câu trắc nghiệm người ta căn cứ vào độ phân biệt của các câu trắc nghiệm ấy Độ phân biệt càng cao thì càng tốt Với hai bài trắc nghiệm tương tự nhau, bài trắc nghiệm nào có độ phân biệt trung bình cao nhất thì bài trắc nghiệm ấy sẽ là bài tốt nhất, đáng tin cậy nhất

1.3.6 Phân tích độ mồi nhử

Riêng đối với câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn còn phải quan tâm đến độ lôi cuốn vào các phương án trả lời sai, đó là mồi nhử của câu trắc nghiệm

Ta có thể làm cho câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn bằng cách xem xét tần số của đáp

án sai trong mỗi câu hỏi

Để phân tích các mồi nhử của câu TN, ta có thể thực hiện theo quy trình sau đây:

Bước 1: Sau khi đã chấm điểm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta

xếp đặt các bài làm của học sinh theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp

Bước 2: Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có

điểm từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm

từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP `

Bước 3: Ghi tần số đáp ứng của học sinh trong mỗi nhóm cho mỗi lựa chọn (a,

b, c, d…) trong mỗi câu TN, đồng thời ghi độ khó và độ phân cách cho mỗi câu TN

Bước 4: Căn cứ vào các chỉ số về độ khó và độ phân cách của các câu trắc

nghiệm, lựa ra những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có

độ phân cách âm hoặc quá thấp, đây là những câu kém cần phải xét lại để loại đi hay để sửa chữa cho tốt hơn

Bước 5: Xem xét lại toàn bộ câu TN kém, nhất là những câu trắc nghiệm loại

có nhiều lựa chọn, trong đó có câu trả lời đúng và số còn lại là những mồi nhử theo nguyên tắc cơ bản sau đây:

Với câu đúng thì số học sinh trả lời câu đúng của nhóm cao nhiều hơn nhóm thấp Với câu sai thì số học sinh nhóm cao chọn phải ít hơn số học sinh nhóm thấp

Trang 39

1.4 Quy trình xây dựng NHCHTNKQ

Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực nhận thức của người

học, một việc vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất lượng, có thể mô tả qua lưu đồ (Flowchart) sau:

1 Phân tích nội dung môn học

3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm

2 Xác định mục tiêu môn học

4 Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm

5 Lấy ý kiến chuyên gia

6 Tổ chức thử nghiệm

7 Phân tích câu hỏi trắc nghiệm

8 Lập ngân hàng CHTN

Trang 40

hay giải nghĩa Những thông tin ý tưởng và kỹ thuật cần được ứng dụng hay chuyển dịch sang một tình huống hay một hoàn cảnh mới Như vậy việc phân tích nội dung môn học, ta có thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tìm ra những ý tưởng chính yếu của môn học ấy

Bước 2: Lựa chọn những từ, nhóm chữ, và cả những ký hiệu (nếu có), mà học sinh

sẽ phải giải nghĩa được

Bước 3: Phân loại hai dạng thông tin được trình bày trong môn học (hay chương

sách): (1) những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và (2) những khái niệm quan trọng của môn học

Bước 4: Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng

ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới

1.4.2 Xác định mục tiêu dạy học

Xác định: mục tiêu chung, mục tiêu của các phần, chương, bài… Sau đó cần liệt kê các mục tiêu cụ thể liên quan đến các năng lực cần đo lường đối với từng phần của môn học.Tùy thuộc mức độ quan trọng của từng mục tiêu tương ứng với từng phần mà quyết định là cần bao nhiêu câu hỏi cho cả bài cũng như từng phần

* Các loại mục tiêu

B S Bloom và những người cộng tác với ông ta cũng xây dựng nên các cấp

độ của các mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom (Bloom)[24 -

Tr19]

, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản

nhất đến phức tạp nhất như sau:

1) Biết (Knowledge): là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây Đây là cấp độ

thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức

2) Hiểu (Comprehension): là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu Kết quả học

tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật

3) Áp dụng (Application): là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn

cảnh cụ thể mới Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây

4) Phân tích (Analysis): là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó

sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó Kết quả học tập ở đây thể hiện

Ngày đăng: 28/10/2016, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w