Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

47 1.3K 8
Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Chất hữu cơ có một vai trò rất quan trọng đối với đất đai và cây trồng, đó là chỉ tiêu biểu thị đất khác với đá và mẫu chất hình thành đất, biểu thị độ phì nhiêu đất, sự màu mỡ của đất và có nhiều tính chất lý hóa tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất giàu hữu cơ và giàu mùn thì có khả năng trao đổi, hấp thu cao, làm cho đất tăng khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng, có tính đệm cao, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa – khử xảy ra bình thường, không gây thiệt hại cho cây trồng. Sự mất hữu cơ trong đất kéo theo hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng như thoái hóa vật lý, chế độ nước, lượng và chất của dung tích hấp thu, mức độ dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng. Đó là những nguyên nhân hàng đầu làm giảm độ phì nhiêu và mất sức sản xuất của đất. Đất xám bạc màu là một trong những loại đất có nhiều đặc tính xấu không thuận lợi cho canh tác, ở Việt Nam đất xám bạc màu có diện tích 1.791.021ha, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, nhóm đất này phổ biến ở vùng đồi núi, ngoài ra còn gặp ở vùng giáp ranh giữa đồi núi với đồng bằng và vùng phù sa cũ. Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, có diện tích tự nhiên 246,06 km 2 . Huyện nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, phía bắc giáp huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn, phía tây là huyện Tân Yên, Yên Thế, phía nam là thành phố Bắc Gianghuyện Yên Dũng, phía đông giáp xã Bảo Sơn, Thanh Lâm, Phương Sơn của huyện Lục Nam. Đây là một vùng có đất đai đa dạng, trong đó đất xám bạc màu chiếm diện tích chủ yếu và phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Theo kết quả nghiên cứu của viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 2000, diện tích đất xám bạc màu của 1 huyện chiếm hơn 60% diện tích đất nông nghiệp và phân bố rải rác ở hầu hết các xã trong huyện. Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo sét, nghèo chất hữu cơ, dự trữ dinh dưỡng kém, khả năng trao đổi cation thấp, giữ nước kém, rửa trôi mạnh, đất xám bạc màutốc độ khoáng hóa chất hữu cơ rất nhanh nên khả năng cải tạo đất bằng vật liệu hữu bị hạn chế. Đất xám thường gặp ở các địa hình có độ dốc vùa phải, thích ứng cao với nhiều loại cây trồng, dễ canh tác, dễ cơ giới hóa vì đất nhẹ, có tầng đế cày cứng, chế độ nước và không khí tốt, dễ thoát nước. Các nguyên tố dinh dưỡng trong đất xám hầu hết từ thấp đến rất thấp vì hàm lượng chất hữu cơ nhìn chung thấp, hơn nữa thành phần cơ giới nhẹ, bị rửa trôi mạnh cũng là nguyên nhân làm cho dinh dưỡng càng thấp hơn sau quá trình canh tác. Để đưa ra hướng cải tạo đất bạc màu tốt nhất với các vật liệu hữu cơ sẵn có trên địa bàn huyện chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Xác định tốc độ phân hủy của một số loại tàn thực vật trong đất xám dưới tác động của một số yếu tố canh tác từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hàm lượng và chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất 1.2.2 Yêu cầu - Xác định tốc độ phân hủy của các loại tàn thực vật - Xác định được tỷ lệ phân hủy của các loại tàn thực vật 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Các nghiên cứu về tính chất cơ bản của đất xám bạc màu ở Việt Nam 2.1.1 Tính chất lý học - Theo Trần Văn Chính (2006) và Hội Khoa Học Đất (2000). Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, Kết cấu kém hoặc không có kết cấu, dễ bị chặt bí, rất nghèo các chất dinh dưỡng và thường bị khô hạn [3]. Kết quả nghiên cứu một số phẫu diện đất xám bạc màu đặc trưng phân bố ở các vùng khác nhau ở Việt Nam. Đỗ Nguyên Hải và Kazuhico Egashira, đã xác định thành phần cấp hạt, phân bố của chúng trong các phẫu diện cho thấy. Trong tầng mặt hàm lượng sét đều thấp (2,2-8,6%) trừ trường hợp hình thành trên phù sa cổ thì hàm lượng sét đạt 10,1% do được kế thừa lượng sét cao hơn từ nền phù sa bồi đắp ban đầu [4]. Trong đất xám bạc màu trên phù sa cổ có tỉ lệ cấp hạt cát trung bình và mịn từ 40-50%, cấp hạt sét 21-27% và có sự gia tăng hàm lượng sét theo chiều sâu phẫu diện. Đất xám bạc màu trên granit có tỉ lệ cấp hạt thô ở tầng mặt cao (83-86%) [8], [12]. Tuy nhiên theo chiều sâu phẫu diện, tỉ lệ cấp hạt thô giảm dần. Độ bền đoàn lạp của đất xám bạc màu rất thấp và có sự khác biệt giữa các loại hình canh tác [9].Về thành phần khoáng sét, Kaolinit là khoáng sét chiếm vai trò chủ đạo trong nhóm đất xám bạc màu. Trong đất xám bạc màu glây còn có Vermiculit và Ilit, nhưng số lượng không đáng kể. Với Kaolinit là chủ yếu, khả năng hấp thụ trao đổi cation của đất xám bạc màu rất kém [13]. - Đất xám bạc màu có cấu trúc kém, dễ bị dí chặt nên dung trọng của đất tầng mặt khá lớn và biến động rộng, từ 1,44 g/cm 3 ở đất rừng đến 1,53 g/cm 3 ở đất trồng cao su [9]. Theo Trần Văn Chính đất có dung trọng 1,30- 3 1,50 g/cm 3 , tỷ trọng 2,56-2,70 g/cm 3 , độ xốp 43-45%, sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0-31,0%, độ ẩm cây héo 5-7% [3] - Khả năng giữ nước trong đất xám bạc màu bị ảnh hưởng bởi thảm thực vật, ở những nơi còn có rừng hoặc trồng những cây có khả năng che phủ tốt thì khả năng giữ ẩm cao hơn so với những vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Nước hữu hiệu 22-24%, độ thấm nước đất mặt 68mm/giờ, lớp đất sâu 25mm/giờ [3]. Cùng với khả năng trao đổi cation hàm lượng mùn và sét ở tầng mặt thấp làm cho khả năng giữ nước, giữ phân kém nên đất xám bạc màu thường bị suy kiệt dinh dưỡng trong quá trình canh tác. Mùn làm có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước, đồng thời tăng tính thấm nước của đất, hạn chế nước chảy trên bề mặt, làm giảm quá trình rửa trôi xói mòn đất [1] - Chế độ nhiệt trong đất xám bạc màu: Trong đất xám bạc màu mùn là nhân tố điều hòa nhiệt độ, tránh được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của đất ảnh hưởng cho cây [1]. 2.1.2 Tính chất hóa học Một số tính chất hóa học của đất xám bạc màu được thể hiện trong bảng 2.1 - Đất xám bạc màuphản ứng chua vừa đến rất chua (pH KCl phổ biến từ 3,0-4,0), nghèo cation kiềm trao đổi (Ca 2+ , Mg 2+ < 2 meq/100g đất), độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp, đất xám bạc màu Đông Nam Bộ có pH thấp (pH H20 từ 4,5-5,0; pH KCl =4,0) [6] - Tổng số cation trao đổi trong khoảng 3,8-8,9 lđl/100g đất, ở mức rất thấp CEC trong thành phần sét tuy có cao hơn, song cũng chỉ dưới 16 lđl/100g đất sét [6] - Hàm lượng mùn đất mặt từ nghèo đến rất nghèo (0,50-1,50%), mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N < 10). - Các chất dinh dưỡng các hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo (N: 0,03-0,09%; P 2 O 5 : 0,03-0,05%; K 2 O: 0,01-0,21%). Đất xám bạc 4 màu phát triển trên granit rất nghèo dinh dưỡng, trong khi đất xám bạc màu ở các địa hình thấp, ít bị rửa trôi và có quá trình tích lũy mùn thì hàm lượng mùn và đạm tầng mặt cao hơn. Các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều giảm theo chiều sâu phẫu diện [6] Bảng 2.1: Tính chất hóa học của một số loại đất xám bạc màu Các chỉ tiêu/đơn vị tính Xám glây Mộc Hóa Xám bạc màu Củ Chi Xám bạc màu Tràng Bảng pH KCl 3,91 4,04 4,18 C-hữu cơ (%) 1,29 0,93 0,61 N tổng số (%) 0,116 0,116 0,055 P 2 O 5 tổng số (%) 0,047 0,041 0,040 K 2 O tổng số (%) 0,324 0,054 0,029 S tổng số (%) 0,026 0,015 0,016 Mg tổng số (%) 0,343 0,297 0,683 Ca tổng số (%) 42,00 35,00 28,00 N dễ tiêu (mg/100g đất) 5,10 3,600 1,400 P 2 O 5 dễ tiêu (mg/100g đất) 0,184 0,105 0,105 K + (mg/100g đất) 7,38 3,750 3,30 CEC (lđl/100g đất) 1,52 0,830 0,59 Ca 2+ (lđl/100g đất) 0,86 0,160 0,16 S hòa tan (ppm) 113,00 12,00 25,00 Na + (lđl/100g đất) 0,336 0,057 0,079 Al 3+ (lđl/100g đất) 0,090 0,061 0,108 Nguồn: Nguyễn Xuân Trường 2.2 Chất hữu cơ trong đất xám bạc màu 2.2.1 Chất hữu cơ trong đất trong đất xám bạc màu Chất hữu cơ là một bộ phận cấu thành đất, là nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu của đất, là phần quý giá nhất của đất, là kho dự trữ dinh dưỡng cho cây trồng. Số lượng, thành phầntính chất của chất hữu cơ có ảnh hưởng 5 lớn đến quá trình hình thành đất và các tính chất lý, hóa, sinh học xảy ra trong đất.[1]. Theo Michael Pidwirny trường đại học Okanagan, đất bao gồm 4 thành phần cơ bản: Khoáng vật, nước, không khí, chất hữu cơ. Trong đó, khoáng vật chiếm khoảng 45%, nước chiếm khoảng 25%, không khí 25%, và chất hữu cơ 5%. Chất hữu cơ của đất bao gồm: Mùn (80%), rễ cây (10%), sinh vật sống (10%) [18] Những nghiên cứu về mùn đất trong thế kỉ XIX đã bắt đầu có hệ thống cả về tính chất, cấu tạo cũng như vai trò của chúng đối với dinh dưỡng cây trồngđộ phì nhiêu đất. Shoreya và các đồng nghiệp (1908-1911) đã nghiên cứu các hợp chất mùn như chất béo, axít hữu cơ, hydrat cacbon, hợp chất hữu cơ chứa N, P…[18], Ode (1922) đã hệ thống hóa hợp chất mùn thành 4 nhóm cụ thể sau: - Cacbon hữu cơ - Axít humic - Axít hymatomelanic - Axít fulvic 2.2.2 Nguần gốc chất hữu cơ trong đất xám bạc màu Chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ tàn tích sinh vật, bao gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật đất (trong đó xác thực vật chiếm tới 4/5 tổng số chất hữu cơ của đất) và từ các sản phẩm phân giải và tổng hợp được của vi sinh vật [3] Đối với đất trồng trọt thì chất hữu cơ trong đất còn do con người bổ sung vào đất các nguồn hữu cơ khác như phân chuồng, phân bắc, phân xanh, phân rác, bùn ao, . [1], [3] 2.2.2 Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất Chất hữu cơ và mùn có vai trò rất quan trọng trong quá tình tạo thành đất, hình thành phẫu diện đất, khả năng hấp phụ của đất và tạo ra cấu trúc đất 6 [3]. U.Springer (1953) đã chứng minh vai trò quan trọng của hợp chất hữu cơ – khoáng đối với sự hình thành đất. Chất hữu cơ của đất là một trong bốn hợp phần cơ bản của đất: Phần khoáng, phần chất hữu cơ, phần không khí đất và dung dịch đất. Chất hữu cơ không có sẵn trong khoáng vật và đá mẹ mà nó được hình thành với quá trình hình thành đất. Nguần cung cấp chất hữu cơ cho đất và trên bề mặt là xác động, thực vật, chúng tạo ra hơn 80% tổng lượng chất hữu cơ trong đất. Các đất có thành phần cơ giới nhẹ: Đất cát thì khả năng trao đổi cation có thể từ 66-96% do mùn. Do tính chất hấp phụ và trao đổi cation lớn của mùn mà tính đệm của đất lớn. Mechlic (1960) đã nghiên cứu 20 loại đất khác nhau của vùng nhiệt đới, ở các đất nghèo cát, nghèo sét thì CEC phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn như đất đen chiếm tới 60%. Các loại đất phù sa như đất trồng lúa có hàm lượng sét cao (>35%) khoáng sét chủ yếu là montmorilonite hoặc Illit thì CEC được quyết định bằng khoáng sét chiếm tới 85% giá trị [18] Pagel (1962) đã nghiên cứu 60 mẫu đất Việt Nam cho thấy phần lớn đất có sản phẩm feralit như đất phù sa chua có sản phẩm feralit, nhóm đất đồi núi có quá trình feralit và keo sét chủ yếu là kaolinit thì dung tích hấp thu thấp và phụ thuộc chủ yếu vào chất hữu cơ. Chất mùn có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất. Chất mùn kết gắn phân tử cơ học lại với nhau tạo thành các đoàn lạp có độ bền với xói mòn và các ngoại lực khác tác động vào đất. Hàm lượng chất hữu cơ và độ bền cấu trúc đất có liên quan chặt chẽ với nhau. Hàng năm bổ sung xác hữu cơ thực vật đã duy trì có hiệu quả độ bền cấu trúc, ở đất không cacbonnat chứa hàm lượng mùn thấp hơn 3,4% thì cấu trúc đất bị suy giảm nhiều hơn so với đất chứa 4,3% mùn có cấu trức bền. Đất chua nhiều Al trao đổi độc hại đối với cây trồng, chất mùn làm giảm rõ rệt Al linh động do cơ chế tạo phức. 7 Qua quá trình phản đạm hóa, rửa trôi và bốc hơi, cây trồng chỉ sử dụng được 30-40% đạm dẽ tiêu. Một trong những biện pháp sử dụng được N là sử dụng phụ phẩm hữu cơ vùi vào trong đất. Vùi rơm rạ vào đất đã thúc đẩy vi khuẩn và tảo cố định đạm và do vậy đã làm giàu đạm hữu cơ cho đất, từ đó tăng năng suất cây trồng [14]. Trong đất lúa ngay cả khi bón phân thì 50-80% N là từ chất hữu cơ đất (Broadbent, 1974). Tàn cây trồng có ý nghĩa lớn trong việc trả lại dinh dưỡng cho đất, chẳng hạn rơm rạ chứa khoảng 0,6% N, 0.1% P, 1.5% K, 5% Si, 1% S và 40%C. Khối lượng rơm rạ khoảng 3 đến 10 tấn/ha là một nguần dinh dưỡng đáng kể. 2.3 Những nghiên cứu về sử dụng vật liệu hữu cơ trong đất xám bạc màu ở Việt Nam 2.3.1 Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong đất xám bạc màu rất cao, nếu không có biện pháp bổ sung phân hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu của đất sẽ giảm sút rất nhanh. Theo Nguyễn Vy (1998) các chất hữu cơ bón vào đất Việt Nam phân giải nhanh, bình quân 9 tháng đến 1 năm gần như đã phân giãi hết. Theo Nguyễn Văn Sức (1995), khi đưa vật liệu hữu cơ vào đất thì hoạt động sinh khối đều tăng so với đối chứng, điều đó chứng tỏ chất hữu cơ rất cần thiết cho hoạt động vi sinh vật (VSV), đó là nguyên nhân chủ yếu để VSV góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất thông qua việc khoáng hoá và mùn hoá chất hữu cơ trong đất [35] Khi vùi các tàn thực vật vào đất, kết hợp với phân vô cơ thường làm sự phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn nhờ hoạt động của vi sinh vật được tạo thuận lợi [24]. Theo bà Đoàn Thị Chải cho rằng một trong những biện pháp đơn giản nhất để bón phân cho đất là “ăn miếng, trả miếng” thông qua biện pháp xử lý phân hữu cơ trong nông nghiệp. Nghĩa là, sau khi thu hoạch cây 8 trồng nào thì dành phần thân, lá, thậm chí cả bộ rễ của cây đưa vào ủ thành phân hữu cơ để bón trả ruộng, thay vì đốt rơm vừa làm ô nhiễm môi trường vừa lãng phí tài nguyên rơm rạ bà con nên sớm dập rơm rạ ngập chìm dưới nước để rơm rạ nhanh chóng phân hủy, thành nguồn phân hữu cơ tại chỗ phục vụ cho sản xuất. Khi rơm đốt cháy thành tro có nhiều kali nhưng một số chất bị đốt cháy hết, nhất là mùn không còn nữa dẫn đến khi bón tro bếp không đạt được yêu cầu về sự tơi xốp cho đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy khi bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0,3 tấn lạc xuân, 0,6 tấn thóc, 0,4 tấn ngô hạt/ha. Theo Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng. Kết quả vùi rơm rạ (Miền Bắc gọi là cày vặn rạ) hay vùi các loại cây phân xanh đã được các nhà Nông hóa nghiên cứu trên nhiều loại đất ở Miền Bắc từ trước ngày giải phóng Miền nam. Kết quả nghiên cứu đã khuyến cáo rằng, vùi rơm rạ tươi hay phân xanh trên đất màu thì không gây độc cho cây . Nhưng trên đất ngập nước liên tục mà thời gian vùi ngắn thì rất dễ gây ngộ độc cho cây[24], [33]. Theo Vũ Tiến Khang và công sự (2005) và Nguyễn Thành Hối (2008) cũng một lần nữa chứng minh rằng nếu vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước liên tục, do điều kiện yếm khí nên tiến trình phân giải diễn ra rất chậm. Vùi đến 90 ngày mà vẫn còn 37% số rơm rạ chưa được phân giải. Trong thực tế tỷ lệ 63% số rơm rạ được gọi là đã phân giải cũng chỉ ở trong giai đoạn bán phân giải (thí nghiệm trong chậu) và khoảng 17-20% (thí nghiệm ngoài đồng). Trong lúc đó nếu vùi rơm rạ tươi trong vụ Hè thu tốc độ phân hủy 9 nhanh hơn trong vụ đông, ở ruộng ngập nước, làm lúa Hè Thu, tốc độ phân hủy diễn ra khá nhanh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong cơ cấu cây trồng có lúa nhằm nâng cao độ phì nhiêu đất, giảm sử dụng phân khoáng khi mà giá phân bón ngày càng tăng. Các nghiên cứu được tiến hành trên các loại đất: bạc màu, cát biển, đất phù sa [PS sông Hồng, sông Dinh (Khánh Hoà), sông Cửu Long (trên nền phèn-tại Cần Thơ)] đối với 2 cơ cấu trong hệ thống cây trồng có lúa: (1) Lúa xuân-Lúa mùa-Ngô đông (Bắc Giang, Hà Tây, Nghệ An) và (2) Lúa đông xuân-Lúa xuân hè-Lúa hè thu (Khánh Hoà, Cần Thơ). Vùi phụ phẩm nông nghiệp đã cải thiện độ phì nhiêu đất (hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân và kali dễ tiêu, dung tích hấp thu, thành phần cơ giới, độ xốp, độ ẩm, vi sinh vật tổng số, vi sinh vật phân giải xenlulô, vi sinh vật phân giải lân và vi sinh vật cố định đạm), đã tăng năng suất 6-12% so với không vùi [36]. Vùi phụ phẩm nông nghiệp có thể thay thế lượng phân chuồng cần bón cho cây trồng trong cơ cấu có lúa; giảm được 20% lượng phân đạm, lân và 30% lượng phân kali mà năng suất vẫn không giảm so với không vùi phụ phẩm, nếu vùi rơm rạ cho lúa thì cũng cần bón thêm 20 kg vôi + 1 kg urê /1 tấn rơm rạ tươi khi gặt. Vùi kỹ sau 20- 25 ngày có thể cấy. Vùi rơm rạ cho ngô đông cần thêm chế phẩm vi sinh vật +20 kg vôi + 1 kg urê / 1 tấn rơm rạ tươi khi gặt [35], [36]. 2.3.2 Sử dụng các loại cây phân xanh cải tạo đất xám bạc màu Trong hệ thống canh tác bảo vệ đất truyền thống, ngoài việc sử dụng các biện pháp công trình như mương, bờ, ruộng bậc thang thì các biện pháp sinh học luân được áp dụng. Phổ biến nhất là cây bờ lô, hàng rào xanh, tận dụng rơm rạ, lá xanh cỏ rác để phủ đất làm tốt ruộng, việc trồng cây họ đậu trồng xen canh gối vụ với cây lương thực rất phổ biến ở nhiều vùng, như 10 [...]... vậy, OC%, N%, P205% và K20% trong các loại tàn là tương đối cao 4.4 Kết quả phân tích tốc độ phân hủy tàn thực vật 4.4.1 Tốc độ phân hủy tàn đư thực vật trong điều kiện ruộng nước Kết quả nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn thực vật trong điều kiện ruộng nước được thể hiện ở bảng 4.3 Bảng 4.3: Tốc độ phân hủy tàn thực vật trong điều kiện ruộng nước Đơn vị tính: % bị phân hủy Công thức Chất hữu cơ... thấy tốc độ phân hủy của tàn trong vụ hè nhanh hơn tốc độ phân hủy ở vụ đông xuân 32 2 Trong vụ hè Trong điều kiện ruộng nước tốc độ phân hủy của dây lạc nhanh hơn tốc độ phân hủy rơm, trong thời gian 150 ngày tốc độ phân hủy của dây lạc của CT4 đã đạt tới 90% trong khi đó tốc độ phân hủy của rơm mới đạt được 81,1% Trong vụ hè ở điều kiện ruộng trồng cạn tốc độ phân hủy của dây lạc cũng nhanh hơn tốc. .. Khi tiến hành nghiên cứu tốc độ phân hủy của rơm trong 2 vụ thì tốc độ phân hủy của rơm ở vụ hè nhanh hơn tốc độ phân hủy của rơm trong vụ đông xuân thể hiện ở Hình 4.6, tốc độ phân hủy của rơm trong vụ hè thời gian 180 ngày là 95,7%, trong vụ đông xuân là 90,7% Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tốc độ phân hủy của các loại tàn thực vật trong điều kiện ruộng nước nhanh hơn trong điều kiện... gian: đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Phạm vi thời gian: Tháng 04/2011 đến tháng 04/2012 Thực hiện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 3.3 Nội dung nghiên cứu - Xác định các yếu tố tự nhiên có liên quan đến tốc độ phân hủy của một số tàn thực vật trong đất xám bạc màu (tính chất đất, thời tiết) tại các cơ quan chức năng - Đặt các thí nghiệm về tốc độ phân hủy chất hữu cơ được vùi trong. .. nhiệt độ tương đối cao và lượng mưa không quá ít nên hoạt đông của vi sinh vật diễn ra mạnh hơn nên làm cho tốc độ phân hủy của vụ hè mạnh hơn vụ đông 4.4.2 Tốc độ phân hủy tàn thực vật trong điều kiện ruộng cạn Kết quả nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn thực vật trong điều kiện ruộng cạn được thể hiện ở bảng 4.4 Bảng 4.4: Tốc độ phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ruộng cạn 25 Đơn vị tính: % bị phân. .. còn nếu muốn giữ lại hàm lượng hữu cơ trong đất lâu giúp cải tạo tính chất đất thì sử dụng loại có tốc độ phân hủy chậm là rơm Đây là cơ sở để tiến hành các biện pháp cải tạo nâng cao hàm lượng mùn trong đất PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua các thí nghiệm Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chúng tôi đưa ra một số kết luận... sánh tốc độ phân hủy của rơm trong vụ hè và vụ đông xuân trong điều kiện ruộng nước Qua đồ thị 4.4 cho thấy tốc độ phân hủy của rơm trong vụ hè nhanh hơn trong vụ đông xuân Trong vụ hè trong 6 tháng (180 ngày) tốc độ phân hủy của rơm ở CT4 gần như hoàn toàn nhiều, cũng trong khoảng thời gian này tốc độ phân hủy của vụ đông xuân là 97,6% Như vậy tốc độ phân hủy trong vụ hè nhanh hơn vụ đông nhiều, do trong. .. tốc độ phân hủy của rơm và cúc dại, ở giai đoạn 150 ngày tốc độ phân hủy của dây lạc ở CT4 là 87,2% trong khi tốc độ phân hủy của rơm là 78,3% và của cúc dại Thái Lan là 79,1% 3 Trong vụ đông xuân vùi rơm, tốc độ phân hủy trong điều kiện ruộng nước nhanh hơn trong điều kiện ruộng cạn, ở thời gian 150 ngày CT4 có tốc độ phân hủy lần lượt là 77,3 và 71,9% 4 Trong tất cả các thí nghiệm công thứctốc độ. .. 33 thực vật khác nhau trong đất xám bạc màu để xác định loại tàn nào có tốc độ phân hủy tốt nhất, loại tàn nào được giữ lại trong đất nhiều nhất có khả năng làm tăng hàm lượng các nguyên tố dinh ng trong nhiều nhất, đặc biệt là chất hữu cơ của đất, cải tạo được những tính chất xấu của đất xám bạc màu TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1 Lê Thanh Bồn (2009) Bài giảng Khoa học đất Trường... sét trong một số phẫu diện đất xám bạc màu ở Việt Nam Tạp chí Khoa Học Đất, số 21 34 4 Vũ Thị Hòa, Luyện Hữu Cử, Nguyễn Hữu Thành, Lê Thái Bạt Nghiên cứu tình hình chất hữu cơ i một số loại hình sử dụng đấthuyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Tạp chí khao học đất số 31.2009 5 Hội Khoa Học Đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 6 Kỷ yếu hội thảo hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các . (lđl/100g đất) 0,86 0 ,160 0 ,16 S hòa tan (ppm) 113,00 12, 00 25,00 Na + (lđl/100g đất) 0,336 0,057 0,079 Al 3+ (lđl/100g đất) 0,090 0 ,061 0,108 Nguồn: Nguyễn. N tổng số (%) 0, 116 0, 116 0,055 P 2 O 5 tổng số (%) 0,047 0,041 0,040 K 2 O tổng số (%) 0,324 0,054 0,029 S tổng số (%) 0,026 0,015 0, 016 Mg tổng số (%)

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan