MỤC LỤC
Khu thí nghiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Nếu đất quá khô thì phải tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho đất. - Đối với thí nghiệm vùi lạc và cúc dại Thái Lan chỉ tiến hành trong vụ hè, riêng cúc dại Thái Lan chỉ tiến hành thí nghiệm trên đất ruộng cạn vì cúc dại Thái Lan là loại cây phát triển rất mạnh trên đất ẩm. - Các tàn dư thực vật được cắt nhỏ, cho vào túi vải màn, vùi xuống lớp đất sâu khoảng 5cm.
- Khoảng 2-3 ngày theo dừi thớ nghiệm một lần để bổ sung thờm nước cho đất lúa nước nếu chậu thí nghiệm bị cạn và tưới nước cho chậu thí nghiệm cho cây trồng cạn không để đất bị khô quá để đảm bảo độ ẩm cho đất. - Định kỳ 30-60 ngày lấy túi vải màn lên rửa sạch đất, đem sấy khô chất hữu cơ còn lại, cân để xác định khối lượng bị phân hủy. - Phân tích đạm tổng số (N%) sử dụng phương pháp Kjeldha – phá hủy chất hữu cơ chứa nitơ bằng H2SO4 đậm đặc với xúc tác là K2SO4, CuSO4 và bột Se, nitơ trong dung dịch công phá được định lượng bằng chưng cất.
- pHKCl: Đo pH trực tiếp trong dung dịch huyền phù với tỷ lệ đất:KCl là 1:5 bằng máy đo pH. - Xác định OC% theo phương pháp Wallkley - Black - Xác định đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl - Lân tổng số bằng phương pháp so màu. - Kali tổng số bằng phương pháp quang kế ngọn lửa 3.4.6 Xác định tỷ lệ phân hủy.
Tỷ lệ phân hủy được tính bằng tỷ lệ khối lượng tàn dư bị phân hủy trong thời trong thời gian làm thí nghiệm.
Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ thấp dưới 200C rất ít xảy ra, bắt đầu từ tháng 4 nhiệt độ tăng và đạt đến đỉnh điểm vào tháng 6, 7, từ tháng 9 nhiệt độ giảm dần. Vì vậy, điều kiện thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm tương đối ấm áp, lượng mưa tương đối nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động mạnh hơn giúp cho tốc độ phân hủy tàn dư thực vật diễn ra nhanh hơn. Thời gian làm thí nghiệm từ tháng 11 đến tháng 4, nền nhiệt độ tương đối thấp, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất nhiệt độ trung bình chỉ nằm trong khoảng 15-200C, lương mưa trong các tháng này rất ít chỉ nằm trong khoảng 7,5-10,5mm.
Như vậy, điều kiện thời tiết trong thời làm thí tương đối lạnh, lượng mưa không nhiều, với điều kiện như vậy thì sự hoạt động của vi sinh.
Như vậy ta thấy chính vì đất có phản ứng chua nên bón vôi làm tăng hiệu quả hoạt động của VSV phân hủy hữu cơ lên rất nhiều. Qua đồ thị 4.3 cho thấy tốc độ phân hủy của rơm và dây lạc trong cùng điều kiện đất ruộng nước, tốc độ phân hủy của dây lạc nhanh hơn rơm nhiều, ở giai đoạn 150 ngày tốc độ phân hủy của dây lạc ở CT4 là 90%, rơm 81,1%, dây lạc có tốc độ phân hủy nhanh hơn rơm có thể vì hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng khác có trong dây lạc lớn hơn nên sự hoạt động của các VSV tham gia khoáng hóa dây lạc cũng mạnh hơn. Qua đồ thị 4.4 cho thấy tốc độ phân hủy của rơm trong vụ hè nhanh hơn trong vụ đông xuân.
Trong vụ hè trong 6 tháng (180 ngày) tốc độ phân hủy của rơm ở CT4 gần như hoàn toàn nhiều, cũng trong khoảng thời gian này tốc độ phân hủy của vụ đông xuân là 97,6%. Như vậy tốc độ phân hủy trong vụ hè nhanh hơn vụ đông nhiều, do trong vụ hè có nền nhiệt độ tương đối cao và lượng mưa không quá ít nên hoạt đông của vi sinh vật diễn ra mạnh hơn nên làm cho tốc độ phân hủy của vụ hè mạnh hơn vụ đông.
Kết quả phân tích trong bảng 4.4 cho thấy, trong vụ hè tốc độ phân hủy của dây lạc là mạnh nhất sau đó tới cúc dại Thái Lan và rơm bị phân hủy chậm nhất. Trong các thí nghiệm, CT4 là công thức có tốc độ phân hủy mạnh nhất sau đó tới CT3, CT2 và thấp nhất là công thức đối chứng CT1 trong cả vụ hè và vụ đông. Dây lạc có tốc độ phân hủy nhanh hơn có thể vì hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng khác có trong dây lạc lớn hơn nên sự hoạt động của các VSV tham gia khoáng hóa dây lạc cũng mạnh hơn so với rơm và cúc dại Thái Lan.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tốc độ phân hủy của các loại tàn dư thực vật trong điều kiện ruộng nước nhanh hơn trong điều kiện ruộng cạn, tốc độ phân hủy trong vụ hè nhanh hơn trong vụ đông xuân.
Trong thí nghiệm đối với đất ruộng nước, thí nghiệm vùi rơm tiến hành trong 2 vụ, thí nghiệm vùi lạc chỉ tiến hành trong vụ hè, qua 2 thí nghiệm cho thấy, hàm lượng OC% và N% tăng nhẹ ở tất cả các công thức, CT4 là công thức có hàm lượng tăng lên nhiều nhất lần lượt là 1,35% đối với rơm và 1,29% đối với dây lạc, sau đó đến CT3, CT2, cuối cùng là CT1 tăng lên ít nhất. Trong thí nghiệm với đất ruộng cạn, thí nghiệm vùi rơm tiến hành trong 2 vụ, thí nghiệm vùi dây lạc và cúc dại Thái Lan chỉ tiến hành trong vụ hè.
Trong điều kiện ruộng nước tốc độ phân hủy của dây lạc nhanh hơn tốc độ phân hủy rơm, trong thời gian 150 ngày tốc độ phân hủy của dây lạc của CT4 đã đạt tới 90% trong khi đó tốc độ phân hủy của rơm mới đạt được 81,1%. Trong vụ đông xuân vùi rơm, tốc độ phân hủy trong điều kiện ruộng nước nhanh hơn trong điều kiện ruộng cạn, ở thời gian 150 ngày CT4 có tốc độ phân hủy lần lượt là 77,3 và 71,9%. Trong tất cả các thí nghiệm công thức có tốc độ phân hủy nhanh nhất là CT4 công thức này là công thức có bổ sung thêm vôi và chế phẩm vi sinh vật sau đó tới công thức chỉ sử dụng chế phẩm VSV rồi mới tới công thức chỉ bón vôi.