Tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong điều kiện ruộng cạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 28)

Kết quả nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong điều kiện ruộng cạn được thể hiện ở bảng 4.4

Đơn vị tính: % bị phân hủy

Công thức Chất hữu

Ngày sau vùi

0 60 120 150 180 Vụ hè (từ 04/2011 đến 10/2011) CT 1 Vùi rơm 0 30,2 60,4 70,1 100,0 CT 2 0 30,1 64,3 75,1 100,0 CT 3 0 34,3 65,5 76,8 100,0 CT 4 0 25,6 49,9 71,9 95,7 CT 1 Vùi dây lạc 0 39,5 68,2 76,7 100,0 CT 2 0 40,9 70,1 80,2 100,0 CT 3 0 48,3 72,4 82,4 100,0 CT 4 0 49,8 79,9 87,2 100,0 CT 1 Vùi cúc dại Thái Lan 0 33,9 55,7 73,1 100,0 CT 2 0 36,2 62,2 74,8 100,0 CT 3 0 37,0 65,0 75,3 100,0 CT 4 0 39,5 68,4 79,1 100,0 Vụ đông xuân (từ 01/2012 đến 03/2012) CT 1 Vùi rơm 0 20,3 39,3 59,3 80,2 CT 2 0 21,1 41,4 61,4 83,0 CT 3 0 23,5 45,3 65,3 84,4 CT 4 0 20,6 39,9 61,9 90,7

Kết quả phân tích trong bảng 4.4 cho thấy, trong vụ hè tốc độ phân hủy của dây lạc là mạnh nhất sau đó tới cúc dại Thái Lan và rơm bị phân hủy chậm nhất.

Trong các thí nghiệm, CT4 là công thức có tốc độ phân hủy mạnh nhất sau đó tới CT3, CT2 và thấp nhất là công thức đối chứng CT1 trong cả vụ hè và vụ đông.

Trong vụ hè độ phân hủy rơm và lạc sau 180 ngày gần như hoàn toàn, sau 150 ngày ở CT4 đạt 78,3% với rơm và 87,2% đối với dây lạc trong khi đó cúc dại thái lan phân hủy được 79,1%. Ở công thức đối chứng tỷ lệ này đạt tương ứng là 70,1, 76,7 và 73,1%.

Trong vụ đông xuân tốc độ phân hủy của rơm chậm hơn so với vụ hè trong thời gian 180 ngày là 90,7%, còn ở công thức đối chứng là 80,2%

Hình 4.5: So sánh tốc độ phân hủy của CT4 vùi rơm, dây lạc, cúc dại Thái Lan trong vụ hè ở điều kiện ruộng cạn

Qua hình 4.5 cho thấy tốc độ phân hủy của dây lạc nhanh hơn so với rơm và cúc dại Thái Lan, ở thời gian 150 ngày tốc độ phân hủy của dây lạc ở CT4 là 87,2%, cúc dại Thái Lan là 79,1%, rơm là 78,3%. Dây lạc có tốc độ phân hủy nhanh hơn có thể vì hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng khác có trong dây lạc lớn hơn nên sự hoạt động của các VSV tham gia khoáng hóa dây lạc cũng mạnh hơn so với rơm và cúc dại Thái Lan.

Hình 4.6: So sánh tốc độ phân hủy của CT4 vùi rơm trong vụ đông xuân và vụ hè trong điều kiện ruộng cạn

Khi tiến hành nghiên cứu tốc độ phân hủy của rơm trong 2 vụ thì tốc độ phân hủy của rơm ở vụ hè nhanh hơn tốc độ phân hủy của rơm trong vụ đông xuân thể hiện ở Hình 4.6, tốc độ phân hủy của rơm trong vụ hè thời gian 180 ngày là 95,7%, trong vụ đông xuân là 90,7%

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tốc độ phân hủy của các loại tàn dư thực vật trong điều kiện ruộng nước nhanh hơn trong điều kiện ruộng cạn, tốc độ phân hủy trong vụ hè nhanh hơn trong vụ đông xuân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 28)