Ngoàiăn tươi, quả dứa chế biến thành dứa hộp và nước dứa, là những mặt hàng xuấtkhẩu lớn.. Qua bài tiểu luận này nhómchúng tôi mong sẽ mang đến bạn đọc những kiến thức tổng quát, sâu sắc
Trang 1Đề tài:
Nhóm : 1
Thành viên : Đặng Minh Hoàng 2005100014
Quách Minh Khánh 2005100244 Nguyễn Vũ Khánh Trang 2005100393 Cao Phương Uyên 200510001
TP Hồ Chí Minh, tháng 05/2013
Trang 2Mục lục
Trang
Tra
Lời mở đầu 3
I Tổng quan về trái dứa 4
1 Giới thiệu về trái dứa 4
2 Vùng nguyên liệu và sản lượng 7
2.1.Tình hình sản xuất dứa ở thế giới 7
2.2 Tình hình sản xuất dứa tại Việt Nam 9
3 Thu hoạch và bảo quản 9
3.1 Thu hoạch 9
3.2 Bảo quản 10
3.3 Chỉ tiêu chất lượng của dứa tươi 10
4 Các dòng sản phẩm và bán chế phẩm từ dứa 11
II Công nghệ sản xuất đồ hộp dứa ngâm nước đường 12
1 Yêu cầu nguyên liệu 12
2 Quy trình công nghệ 18
3 Chỉ tiêu chất lượng đồ hộp dứa 38
4 Quy chuẩn Việt Nam 39
III Tận dụng phế liệu trong sản xuất đồ hộp dứa 46
Kết luận 50
Tài liệu tham khảo 51
Trang 3BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
STT Họ và tên MSSV Đánh giá Điểm
1 Đặng Minh Hoàng 2005100014 Tích cực 8.5
2 Quách Minh Khánh 2005100244 Tích cực 8.5
3 Nguyễn Vũ Khánh Trang 2005100393 Trung bình 7.5
4 Cao Phương Uyên 2005100017 Tốt 9
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, dứa là một trong những sản phẩm đứng hàng đầu về các loại quả
và sản phẩm từ dứa được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường thế giới nóichung và tại Việt Nam nói riêng Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiềuđường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loạivitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C, đặc biệt trong cây và quả dứa có chất
Trang 4Bromelin là một loại men thủy phân protein có thể chữa được các bệnh rốiloạn tiêu hóa, tụ huyết và làm vết thương mau thành sẹo Trong công nghiệp,chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm Ngoài
ăn tươi, quả dứa chế biến thành dứa hộp và nước dứa, là những mặt hàng xuấtkhẩu lớn Xác bã quả dứa sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phânbón Thân lá dứa làm bột giấy Chính vì lẽ đó mà dứa được mệnh danh là
“vua hoa quả” rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây.Và đây cũng chính
là lí do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài về “dứa” Qua bài tiểu luận này nhómchúng tôi mong sẽ mang đến bạn đọc những kiến thức tổng quát, sâu sắc hơn
về dứa và một trong những sản phẩm phổ biến được người tiêu dùng ưachuộng trên thị trường hiện nay Nội dung đề tài gồm có 3phần:
- Phần 1: Tổng quan về dứa
- Phần 2: Công nghệ sản xuất đồ hộp dứa ngâm đường
- Phần 3: Tận dụng phế liệu trong sản xuất đồ hộp dứa
Trong quá trình thực hiện, đề tài còn có những thiếu sót rất mong nhận được ýkiến đóng góp từ cô và các bạn đọc Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Nhóm sinh viên thực hiện
I TỔNG QUAN VỀ TRÁI DỨA
1 Giới thiệu về trái dứa
I.1 Giới thiệu chung
Dứa (thơm hay khóm), tên khoa học Ananas comosus (Lim.) Merr hay là
Ananas sativus sehult Dứa là một loại quả nhiệt đới có nguồn gốc từ các
quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ Ngày nay dứa được trồng hầuhết ở các nước trên thế giới có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
Dứa tuy đứng hàng thứ 10 về sản lượng nhưng được coi là một trongnhững cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu về chất lượng, hương vị, và được mệnhdanh là “vua hoa quả” rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây
Trang 5Dứa có tất cả khoảng 60 – 70 giống, có thể chia làm 3 loại giốngchính:
- Nhóm Hoàng Hậu (Queen):
Quả tương đối nhỏ, mắt lồi, chịu được vận chuyển, thịt quả vàng đậm,giàu hương thơm, vị chua ngọt đậm đà Dứa hoa, dứa tây, dứa Victoria thuộcloại nhóm này Loại này được trồng nhiều nhất trong 3 nhóm ở Việt Nam
- Nhóm Cayenne:
Quả lớn nhất, mặt phẳng và nông, thịt quả kém vàng và nhiều nước, ítngọt, kém thơm hơn dứa Queen Dứa Độc Bình, dứa tây thuộc loại này Dođặc tính mắt nông, phù hợp với chế biến công nghiệp (dễ dàng loại mắt đồngloạt với hiệu suất thu hồi cao) nên loại Cayenne được trồng ở hầu hết cácvùng lớn trên thế giới (Thái Lan, Hawai, Philippine…)
- Nhóm Tây Ban Nha (Spanish):
Trái lớn hơn dứa Queen, mắt sâu, thịt quả vàng nhạt, có chỗ trắng, vịchua, ít thơm nhưng nhiều nước hơn dứa hoa Dứa ta, dứa mật, thơm thuộcloại này
Một số loại dứa được trồng tại Việt Nam:
• Dứa hoa Phú Thọ: thuộc nhóm Queen, trồng được nơi đất chua xấu Lá
có nhiều gai và cứng, quả nhỏ, thịt quả vàng đậm, thơm, ít nước, giòn
• Dứa Na hoa: lá ngắn và to, quả to hơn dứa hoa Phú Thọ, phẩm chấtngon, năng suất cao
• Dứa Cayen: lá chỉ có ít gai ở đầu mút lá, lá dài cong long máng, quả to,khi chưa chín quả màu xanh đen, khi chín chuyển màu da đồng Quả nhiềunước, thịt vàng ngà, mắt dứa to và nông, vỏ mỏng, thích hợp với đónghộp Dứa Cayen trồng phổ biến ở Tam Điệp, Ninh Bình…
• Dứa ta thuộc nhóm Red Spanish: chịu bóng rợp, có thể trồng xen trongvườn quả, vườn cây lâm nghiệp…
Trang 6• Dứa ta (Ananascomosus var spanish hay Ananascomosus sousvar - red
spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác Quả tonhưng vị ít ngọt
• Dứa mật (Ananascomosus sousvar - Singaporspanish) có quả to, thơm,
ngon, trồng nhiều ở NghệAn và Thanh Hóa
• Dứa tây hay dứa hoa (Ananascomosus queen), trồng nhiều ở các đồi
vùng Trung du Quả bé nhưng thơm, ngọt
• Dứa không gai (Ananascomosus cayenne) được trồng ở Nghệ An,
Quảng Trị, Lạng Sơn Cây không ưa bóng Quả to hơn các giống trên
Thành phần hóa học của dứa:
Dứa có khoảng 72- 88% nước, 8- 5% đường, 0.3- 0.8% acid, 0.25- 0.5%protein, khoảng 0.25% muối khoáng Đường trong dứa chủ yếu là saccarose(70%), còn lại là glucose Acid chủ yếu của dứa là acid citric (65%), còn lại làacid malic (20%) acid tatric (10%), acid succinic (3%) Đặc biệt trong dứa cóbromelin Bromelin là một enzyme thuỷ phân protein có nhiều dược tính quý,chứa trong toàn bộ cây dứa nhưng phân bố nhiều nhất là trong lõi trắng (gấp 8đến 20 lần trong nạc dứa) sau đến vỏ dứa Dứa tây chứa nhiều Bromelin hơndứa ta Quả dứa có vitamin C 15- 55mg%, vitamin A 0.06mg%, vitamin B10.09mg%, vitamin B2 0.04mg% Thành phần hóa học trong dứa, cũng nhưcác loại rau quả khác, thay đổi theo giống, độ chín, thời vụ, địa điểm và điềukiện trồng trọt
Bảng1: Thành phần hóa học của một số giống dứa
Giống dứa, nơi
trồng
Độkhô(%)
Đườngkhử (%)
Saccarose(%)
Độacid(%)
pH
Dứa hoa Tuyên
Trang 7(Nguồn: Bảo quản và chế biến rau quả Nguyễn Văn Tiếp)
1.2 Điều kiện sinh thái
- Khí hậu:
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, ưa nhiệt độ cao Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 20– 30oC Giống Cayenne chịu lạnh kém hơn giống Queen và các giống địaphương Ở nhiệt độ cao trên 32oC có thể làm cháy lá và vỏ quả, nhất là giốngCayenne
Về lượng mưa, cây dứa có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600-700mm/năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiềutới 3500-4000 mm/ năm Dứa không chịu được ngập úng, lượng mưa hàngnăm 1200-1500mm là thích hợp Về ánh sáng, cây dứa yêu cầu ánh sángnhiều nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ Thiếu ánh sáng câymọc yếu, quả nhỏ, không ngọt Ngược lại nếu ánh sáng quá mạnh kèm theonhiêt độ cao lá sẽ bị vàng hoặc đỏ, lúc này cần che mát cho dứa
- Đất:
Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đấtcần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước
Trang 8tốt trong mùa mưa Đất nhiều sét, thoát nước chậm, cây dứa sinh trưởngkém và dễ bị bệnh Thoát nước và tơi xốp là 2 yêu cầu quan trọng nhất đốivới đất trồng dứa Về độ pH, cây dứa nói chung thích hợp với đất chua, độ
pH từ 4.5 đến 5.5, kể cả trên đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4 dứa vẫnsống tốt, các giống dứa tây nhóm Hoàng hậu (Queen), giống Tây Ban Nha(Spanish) chịu chua khá hơn giống Cayen
Ở nước ta, dứa trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, phù
sa cổ, đất bạc màu ở phía Bắc, đất xám ở miền Đông Nam Bộ và đất phèn
ở đồng bằng sông Cửu Long Tuy vậy, nếu không được bón phân đầy đủ,nhất là phân hữu cơ, năng suất quả sẽ không cao
2 Vùng nguyên liệu và sản lượng
2.1 Tình hình sản xuất dứa ở thế giới
Năm 2007, trên thị thế giới sản xuất dứa đạt 18,9 triệu tấn (theoFAOSTAT 2009 - http://www.faostat.fao.org/ )
So với năm 2002, sản lượng đã tăng 19% Thái Lan, Philippines vàIndonesia là những nước sản xuất chính mặt hàng dứa đã chế biến (như nước
ép dứa và dứa đóng hộp) cho thị trường xuất khẩu Một thị trường xuất khẩuthường bao gồm 80% dứa đóng hộp và nước ép và 20% mặt hàng dứa tươi
Ấn Độ và Trung Quốc là những nhà xuất khẩu lớn nhưng những nước này cóthị trường nội địa lớn và không cung cấp nhiều hàng cho xuất khẩu Nướcxuất khẩu lớn nhất mặt hàng dứa tươi là Costa Rica với 47% thị phần xuấtkhẩu của cả thế giới Những nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng dứa tươi làPhilippines, bờ biển Ngà, Ecuador, Panama, Ghana và Honduras
Trên thị trường EU dứa tươi cũng là một trong những mặt hàng hoa quảtươi đang tăng trưởng nhanh nhất Tổng lượng tiêu dùng dứa tươi năm 2007
đã là 693 nghìn tấn, tăng gấp đôi so với năm 2003 (tăng trung bình 21% mỗinăm) Đức và Anh là hai thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực
Bảng 2: Tiêu dùng dứa tươi, năm 2003 – 2007 (Đơn vị: nghìn tấn)
Trang 9Đức 55 96 137
n.a không có số liệu
2.2 Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam
Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ PhúThọ đến Kiên Giang Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước.Năm 2007, sản lượng dứa của tỉnh Tiền Giang đạt 161.300 tấn Tiếp theo
là Kiên Giang (85.000 tấn), Ninh Bình (47.400 tấn), Nghệ An (30.600 tấn)…Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn Nhiều địa phương xâydựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp - NinhBình), hoặc ở Kiên Giang, Tiền Giang đều có những nhà máy chuyên sảnxuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa
3 Thu hoạch và bảo quản
3.1 Thu hoạch
- Thời vụ thu hoạch :
Dứa thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 (vụ chính) hằng năm Tuy nhiên
nó còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của các nước
Đối với Việt Nam thu hoạch theo 2 vụ sau:
+ Vụ chính từ tháng 5 đến tháng 8 cho chất lượng năng suất sản lượngcao
Trang 10+ Vụ dứa xử lí thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau Vụ này cóđược là nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý Vụ nàythường cho năng suất thấp và chất lượng nguyên liệu kém hơn vụ chính.
- Chuẩn bị thu hoạch :
Thường dứa chín nhanh và tập trung, vì vậy giai đoạn thu hoạch cần có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện vận chuyển, lực lượng lao động, nơi cấtgiữ, bảo quản, để giảm hư hỏng mất mát sau thu hoạch
- Thu hoạch:
Thu hoạch dứa cũng cần căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Nếu để tiêu thụ tại chỗ thì khi quả có màu vàng hoe rồi mới thu
- Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch thì vỏ quả đã chuyển từ màuxanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng
- Dứa cho chế biến công nghiệp có 1- 3 hàng mắt phía cuống có màuvàng
- Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳngkhông làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn Không thu hoạch vào ngày cómưa hoặc nắng gắt Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùngdao cắt, không được bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả
- Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: Thu hoạch xong, phân loại sơ bộ,chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-12oC đối với dứa còn xanh,7-8oC đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho 85-90% có thể bảo quảnđược 2-3 tuần
3.3 Chỉ tiêu chất lượng của dứa tươi
Trang 11Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, tất cả cáchạng dứa phải:
- Nguyên vẹn, có hoặc không có chồi, ngọn
- Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng không phù hợp cho sửdụng
- Sạch và không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắtthường
- Không bị hư hại bởi côn trùng
- Không chứa côn trùng ảnh hưởng đến mã quả
- Không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi mới được đưa ra khỏithiết bị bảo quản lạnh
- Không có mùi vị lạ
- Kể cả chồi ngọn, không được có lá chết hoặc khô
- Không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp hoặc cao
- Không thâm nâu phía trong
- Không bị dị hình
4 Các dòng sản phẩm và bán sản phẩm từ dứa
Sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm của dứa như:
- Dứa đồ hộp ngâm nước đường
- Nước dứa cô đặc
- Sản xuất thức ăn gia súc
- Tinh sạch emzyme bromelin
II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP DỨA NGÂM NƯỚC ĐƯỜNG
1 Yêu cầu nguyên liệu
1.1 Dứa
• Thường sử dụng là giống dứa Queen (dứa hoa ) trong sản xuất đồ
Trang 12• Dứa hoa chín từ nửa quả trở lên.
Vì vậy, ta nên chọn nguyên liệu đạt độ chín kỹ thuật
Phương pháp bảo quản
Dứa khi thu mua về thường có độ chín khác nhau do đó cần phânloại, thông thường dứa được phân thành 2 nhóm:
Nhóm đem vào sản xuất ngay: khi dứa đã chín từ 2 mắt trở lên
và có độ brix 9 -120
Nhóm còn lại đem lưu kho: dứa còn xanh
Yêu cầu kho: kho phải sạch, thoáng, không bị ứ nước Dứa trướckhi lưu kho được phân làm 4 loại và chất thành từng đống riêngbiệt, dứa được xếp lên pallet cách mặt đất 15cm, đống dứa caokhoảng 1m rồi ủ với khí đá (CaC2) CaC2 khi được dùng để ủphải nhuyễn, được gói trong giấy kín, nhúng ướt một đầu rồi đểđều lên bề mặt đống dứa, mỗi tấn dứa dùng khoảng 0.5 kg CaCl2.Sau đó dùng tấm bạc phủ kín đống dứa lại, thời gian ủ: 1 đêm 2ngày
Vai trò của dứa đối với sản phẩm:
• Chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến có ảnh hưởng quyết địnhđến chất lượng đồ hộp
• Thành phần của dứa trong sản phẩm giúp giải khát, giúp tiêu hóatốt, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Bảng 3 : Điều kiện giao nhận, vận chuyển, bảo quản dứa
Nguyên liệu Giao nhận Vận chuyển Bảo quản
Trang 13- Cân và kiểm traphẩm chất (xácđịnh độ tươi,phân định phẩmcấp và tình trạng
hư hỏng.)
- Tránh xây sát,dập nát
- Vệ sinh sạch sẽphương tiện vậnchuyển
- Phương tiệnvận chuyển phảiche chắn để tránhbụi bặm và thờitiết xấu
Nếu chưa kịp sử
lý nguyên liệu sẽđược bảo quảntrong kho:
-Nhiệt độ 0–
150C
- Độ ẩm 80 –90%
- Tránh ánh sángmặt trời
1.2 Nước
Bảng 4 : Tiêu chuẩn nước dùng trong chế biến đồ hộp
0,3mg/l0,2mg/l1,2 – 2,5mg/l0,5mg/l0,1 – 0,3mlKhông cóKhông có0,1mg/l0,05mg/l2,00mg/l
Trang 14<85 mg/L
<300 mg/L
6 – 10 mg/L0
3 – 6 mg/L
<0,1 mg/L0
00
<500 mg/L
<100 mg/L0
1.3 Đường
Đường được sử dụng trong quá trình chế biến là đường tinh luyện ( theoTCVN 6958 : 2001 )
Mục đích:
+ Tăng độ ngọt, màu sắc, mùi vị
+ Ức chế, kìm hãm hoạt động của một số vi sinh vật khi bảo quản
Bảng 5: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6958 - 2001), đường tinh luyện
Hàm lượng đường khử % khối lượng (m/m) < 0,03
Trang 15• Bảo quản:
Trong thời gian bảo quản chất lượng đường suy giảm: đóng cục,
độ màu của đường tăng, vi sinh vật…
Biện pháp: bảo quản trong kho khô ráo,thoáng khí, nhiệt độtrong kho 25 – 300C Kê cao, sắp xếp có hàng lối khoa học để lấy
sử dụng lần lượt, độ ẩm không khí 70 – 80%
• Yêu cầu : đường kính trắng, khô, sạch, không có vị và mùi lạ, chophép hơi ẩm ẩm nhưng không có mùi rượu
1.4 Acid ctric
Chức năng sử dụng: Chất điều chỉnh độ axit
Bảng 6: Chỉ tiêu acid dùng trong thực phẩm
Bảng 7: Chỉ tiêu cảm quan quy định theo TCVN 5516 – 1991
1 Hình dạng bên ngoài
và màu sắc
Các tinh thể không màu hay bột trắng vón cục.Đối với các acid citric hạng 1 cho phép hơi có ánhvàng Dung dịch acid trong nước cất có nồng độ20g/l phải trong suốt
3 Mùi Dung dịch acid trong nước cất có nồng độ 20g/l
Trang 16phải trong suốt
5 Tạp chất cơ học Không cho phép
• Acid citric dùng cho thực phẩm sử dụng theo TCVN 3215-79 và tiêuchuẩn CODEX (192-1995) được xếp vào nhóm bảo quản và điều chỉnh
độ chua với lượng dùng cao nhất sử dụng theo GMP ( thực hành sảnxuất tốt)
- Tiêu chuẩn phụ gia Mỹ: được công nhận là GRAS không có hạn chế về điềukiện sử dụng của nó khác với thực hành sản xuất tốt hiện nay
2 Quy trình công nghệ
2.1 Sơ đồ quy trình
Nguyên liệu dứa
Xếp hộp
Ghép míBài khí
Thanh trùngLàm nguộiBảo ôn
Sản phẩm
Rót nước đường
Trang 172.2 Thuyết minh quy trình:
Bước 1: Nguyên liệu dứa:
Cả 3 giống dứa hoa, dứa ta, dứa độc bình đều có thể dùng để chế biến dứanước đường, nhưng dứa hoa cho sản phẩm tốt hơn cả Để có sản phẩm giá trị,năng suất lao động cao, tỉ lệ phế liệu thấp, nên dùng quả dứa có hình trụ, kíchthước lớn (nhưng đường kính lõi dứa không quá to)
Dứa đưa vào chế biến đồ hộp phải có độ chín vừa phải:
- Dứa hoa chín từ nửa quả trở lên
- Dứa ta chín từ một mắt (một hàng mắt ở sát cuống đã hoe vàng)đến nửa quả
Nếu dùng dứa chưa đủ độ chín, sản phẩm có màu sắc kém (thường lá trắngbệch), ít thơm và hao tốn đường nhiều hơn Nếu dùng dứa quá chín thì màusắc và hương vị cũng kém
Lựa chọn, phân loại :
Mục đích:
Chọn và phân loại dứa nguyên liệu theo kích thước độ chín và loại bỏ nhữngquả bị hư hỏng quá mức trước khi đưa vào sản xuất là rất cần thiết vì nó tạođiều kiện thuận lợi trong quá trình lưu kho và sản xuất được dễ dàng hơn.Dứa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn là dứa có:
+ Hàm lượng chất khô: min 9%
+ Hàm lượng axit: min 0.3%
Cách thực hiện:
Chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-12oC đối với dứa cònxanh, 7-8oC đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho 85-90% có thể bảoquản được 2-3 tuần
Nhóm sản xuất liền khi dứa chín từ 2 mắt trở lên
Nhóm còn lại được lưu kho: trước khi lưu kho dứa được phân thành 4 loại:
Loại 1: dứa nặng hơn hoặc bằng 800g
Loại 2: khối lượng dứa nhỏ hơn 800g nhưng lớn hơn hoặc bằng650g
Loại 3: khối lượng dứa nhỏ hơn 650g nhưng lớn hơn hoặc bằng550g
Loại 4: khối lượng dứa nhỏ hơn 550g nhưng lớn hơn 350g
Cân xác định được khối lượng dứa để đưa vào sản xuất, từ khối lượng ban
Trang 18sau khi chế biến.
Lưu kho dứa sau khi phân loại xong được xếp lên các pallet thành từng đống,mỗi đống dứa cao khoảng 1m Khí đá được gói kín trong giấy, nhúng ướt 1đầu và đặt đều lên bề mặt đống dứa rồi phủ kín bằng tấm bạc, sau 2 ngày 1đêm thì đưa vào sản xuất nhưng phải kiểm tra độ brix Độ brix đạt từ 9-110 vàdứa chín từ 2 mắt trở lên (hàng đứng) thì đưa vào sản xuất đồ hộp Đối vớinhững quả dứa chưa đạt độ brix và còn xanh thì ủ lại thêm khoảng 1 đêm.Công đoạn này công nhân lựa chọn khi dứa chạy qua băng chuyền
chất khô Chỉ tiêu này được kiểm soát bằng máy chiết quang kế
+ Hàm lượng axit của nguyên liệu Xác định bằng phương pháp chuẩn độaxit
Bước 2: Bẻ hoa, cắt đầu
Mục đích:
Loại bỏ phần đầu và cuống để thuận lợi cho quá trình gọt vỏ và đột lõi, loại
bỏ phần không ăn được, hư, thối
Cách thực hiện:
- Bẻ hoa
Trong khi phân loại dứa, đồng thời bẻ hoa và cuống, tránh làm bầm dập dứa,lẫn lộn sắp hạng và độ chín của dứa
Trang 19Hình 2: Dứa sau khi bẻ hoa
- Chặt hai đầu
Dùng dao sắt cắt hai đầu dứa
Mỗi đầu quả cắt đi dầy khoảng 1-1,5cm có thể đem ép nước
Hai mặt cắt ở hai đầu dứa phải bằng phẳng, trực giao với lõi
và song song nhau để khi đột lõi không bị lệch tâm
Trang 20Bước 4 : Đột lõi
• Mục đích: loại bỏ phần lõi dứa là vì:
- Có giá trị dinh dưỡng thấp
- Đặc biệt thuận lợi cho quá trình gọt vỏ
- Làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm
Cách thực hiện:
Máy đột lõi gồm có giá đỡ, bàn đạp, hệ thống đòn bẩy, bàn đỡ, cánh gạt vàdao đột Dao đột là ống hình trụ rỗng làm bằng thép không rỉ, có đường kính18-22mm (tuỳ theo độ lớn của lõi dứa mà sử dụng dao đột có đường kínhtương ứng) lắp thẳng đứng vào giá đỡ
Cần đặt quả dứa chính xác để khi đột khỏi lệch tâm Ống dao đột phải sắc đểvết cắt được nhẵn
Năng suất của máy khoảng 15-20 quả/phút
Tỉ lệ phế liệu 3-6%
Thiết bị đột lõi
Trang 21Nguyên lý hoạt động
Máy đột lõi là loại máy bán tự động Khi động cơ điện hoạt động, thông qua
bộ truyền đai thì dao đột sẽ quay tròn theo hướng chiều kim đồng hồ Quakính định vị, người công nhân đặt quả dứa vào dao đột sao cho phần lõi dứatrùng với vị trí của dao rồi đẩy quả dứa mạnh vào phía trong thân máy Khi đódao đột sẽ xuyên dọc quả dứa, lõi dứa được giữ lại trong ống và đưa ra ngoài
ở cửa tháo phế liệu, còn quả dứa sẽ được lấy ra mà không còn phần lõi
Bước 5 : Gọt vỏ:
Mục đích: Nhằm loại bỏ phần vỏ xanh của quả Thông thường công đoạn này
được tiến hành qua 2 lần gọt vỏ
Cách thực hiện:
Gọt sơ bộ (Gọt thủ công): gọt 1 lớp mỏng vỏ xanh bên ngoài đồng thời loại
bỏ phần hư thối để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Gọt lần 2: dùng máy gọt bán tự động nhằm loại bỏ tối đa phần vỏ xanh bênngoài đồng thời tạo quả dứa có hình dáng tròn đều, đúng kích cỡ yêu cầu,tăng năng suất
Yêu cầu:
Dứa gọt xong không được sót vỏ xanh vỏ gọt đều đặn không dập thịt quả.Dứa đã gọt vỏ xong không được xếp chồng lên nhau mà xếp riêng từng quảlên băng chuyền để chuyển sang bộ phận cắt mắt
Tỉ lệ vỏ 25-27%
Trang 22độ khoảng 1000 vòng/phút nhờ một động cơ điện Hệ thống chuyển độnggồm một con xỏ gắn vào một trục chuyển dịch nhờ con lăn và rãnh trượt.Đặt quả dứa đã đột lõi vào con xỏ Khi trục chuyển dịch, con xỏ kéo theo quảdứa lao về phía cơ cấu gọt Khi qua cơ cấu gọt, 3 lưỡi dao phẳng khía trên vỏdứa 3 rãnh theo chiều dọc quả có độ sâu bằng chiều dày lớp vỏ cần gọt, sau
đó ống dao tách vỏ thành 3 mảnh Quả dứa đã gọt vỏ đi ra cuối máy phần vỏrơi xuống máng phế liệu theo băng tải đến máy cắt và ép lấy nước còn phầnquả đã gọt vỏ nằm trong trục ống và ra ngoài qua cửa tháo liệu
Bước 6 : Sửa mắt (chích mắt)
Mục đích: