Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
2,32 MB
Nội dung
I. TỔNG QUAN I.1. Khái quát về vùng nguyên liệu và sản lượng chôm chôm Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Bảng diện tích, sản lượng chôm chôm ở một số nước: Nước Diện tích(ha) Sản lượng(tấn) Ghi chú Thái Lan 60.000 478.500 Số liệu 1986 Indonesia 43.000 148.000 Số liệu 1984 Maylaysia 20.000 Ko có số liệu Số liệu 1984 Singapore 700 Ko có số liệu Số liệu 1981 Úc Mới trồng Ko có số liệu Trồng kinh doanh Một số nước khác cũng trồng nhưng diện tích chưa nhiều. Việt Nam không có trong bảng này vì chưa có số liệu cung cấp cho PAO. Ở Việt Nam, chôm chôm thường được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ, với diện tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước. Trong đó, tỉnh Đồng Nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất. Tính đến giữa tháng 12 năm 2006, tỉnh Đồng Nai có khoảng 12.000 ha chôm chôm. Sau đó là tỉnh Bến Tre có 4.200 ha, tỉnh Vĩnh Long có 1.069 ha trồng chôm chôm. Hiện nay diện tích và sản lượng chôm chôm ở Việt Nam và thế giới lớn hơn những con số đã thống kê của nhiều năm trước, do số liệu chưa cung cấp nên chưa thống kê được rõ diện tích và sản lượng thực tế hiện nay. I.2. Nguồn gốc Chôm chôm có tên khoa học là Nephelium Lappaceum thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaseae. Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở Úc châu và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đấtkhông ngập nước. Do đó, ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai ,nam Trung Bộ,và DB. Sông Cửu Long. I.3. Phân loại Trong loài chôm chôm người ta phân biệt 3 loại phụ: - Var.lappceum đặc điểm chủ yếu là lá phình ra ở nữa phía trên, gân chính có lông thưa, dài, gân phụ rất cong. - Var.pallens lá phình ra ở giữa và ở nữa dưới gân chính nhẵn, không có lông, gân phụ chỉ hơi cong. - Var.xanthioides gân chính chỉ có lông ngắn. Một số giống chôm chôm được trồng chủ yếu ở miền Nam Việt Nam: - Chôm chôm Java: có nguồn gốc từ Indonesia, gồm có loại gai ngắn và dai. Loại gai ngắn được trồng phổ biến hơn vì vận chuyển chậm héo, quả màu đỏ, ngọt, thơm, mọng nước, thịt quả tróc. Loại gai dài có màu đỏ nhat, quả hơi hẹp, phẩm chất kém hơn. Đặc tính chính là cùi không dính với hạt nhưng khi bóc ra bao giờ cũng dính theo vỏ ngoài của hạt làm giảm chất lượng khiawn tươi cũng như khi chế biến. Quả nặng khoảng 30- 40g. - Chôm chôm Xiêm: quả rất to, khi chín màu đỏ sẫm, ăn rất ngọt, thịt giòn, tróc nhưng quả dễ bị ép. - Chôm chôm nhãn: nguồn gốc ở Indonesia, quả có mùi nhãn, quả tròn, kích thước nhỏ hơn các giống khác, hai bên có rảnh dọc kéo dài từ đỉnh quả xuống đáy quả giống như hai phần úp lại; vỏ dày, cứng, gai ngắn khi chín có màu xanh vàng hay đỏ; thịt dày nhiều nước rất ngọt, tróc vỏ. Quả nhỏ, nặng khoảng 15- 20g. - Chôm chôm ta: quả tròn nhỏ, khi chín có màu vàng đến nhạt, thịt quả mỏng, không tróc, ngọt có vị chua, hương vị không ổn định. Không trồng nhóm này với quy mô công nghiệp. I.4. Đặc tính thực vật Cây cao trung bình khoảng 10- 15m, có cây cao đến 25m. Tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng tán cây thay đổi tùy giống. Hoa chôm chôm có 3 loại cùng trên một cây: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỷ lệ các loại hoa trên cây thay đổi tùy giống, tùy mùa. Khoảng 3 ngày sau khi hoa nở hoàn toàn thì quả phát triển. I.5. Thành phần hóa học của quả Phân tích thành phần dinh dưỡng trên 100g phần ăn được cho thấy: Thành phần hóa học Khối lượng trong 100g Nước 82,1 g Protein 0,9 g Chất béo 0,3 g Tro 0,3 g Glucoza 2,8 g Fructoza 9,9 g Acid citric 0.31 g Niacin 0,5 g Canxi 15 mg Kali 140 mg Fe 0,1-2,5 mg Vitamin C 70 mg Thiamin 0,01 mg I.6. Thu hoạch Từ khi nở hoa cho đến lúc chín, cần khoảng 100- 120 ngày ở miền Nam. Mùa quả chín từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi chùm đậu quả khoảng 20 trái. Mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái, nếu chăm sóc có kĩ thuật có thể cho 2 mùa trái. Khi quả chín, màu sắc vỏ và của gai thay đổi. Màu sắc ở vỏ và ở gai thường không giống nhau. Vỏ thường đỏ, vàng, da cam; gai thường đỏ nhưng đầu gai có thể màu vàng, xanh. Chính xác hơn có thể dựa vào thành phần sinh hóa của nước trong cùi. Chất hoà tan trong cùi là 17-21%. Ðộ chua (TA) tính bằng axit xitric khoảng 0,55% và pH từ 4,0 đến 5,0. Không nên hái quả chín vì vỏ quả sẽ có màu đỏ bầm, cùi quả bị đục, khô và cứng hơn bình thường, phẩm chất kém. Xác định thời gian chín chính xác khó vì trên một cây, từ quả chín trước nhất đến quả chín sau cùng cách nhau đến một tháng. Thu hoạch một lần, cả cây hoặc cả vườn khi quả có độ chín khác nhau tiết kiệm được lao động nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và thường người ta thu hoạch nhiều lượt, quả chín hái trước. Ở Việt Nam, hái cả chum còn ở Thái Lan và Philippin có nơi hái và bán từng quả riêng lẻ để có sự đồng đều cần thiết. Một vườn chôm chôm thường hái làm nhiều lần, cách nhau 3- 7 ngày tuỳ giống, tùy yêu cầu của thị trường . I.7. Bảo quản Ở nhiệt độ 25 0 C, khi bảo quản trong môi trường tự nhiên trọng lượng quả chôm chôm giảm đi nhanh vì mất nhiều nước. Đặc biệt, diện tích của các gai quả rất lớn so với thể tích. Trọng lượng mất đi sau 5-8 ngày từ 22% - 25% tùy giống chôm chôm. Nhiệt độ càng cao, trọng lượng mất đi càng nhiều. Bảo quản trong túi polyetylen (PE) trọng lượng mất đi ít hơn, nhưng nếu nhiệt độ vẫn cao thì hoạt đông gây hư, thối của vi sinh vật rất mạnh. Nếu không đóng gói và để ở nhiệt độ tự nhiên khoảng 72h hoặc ít hơn quả sẽ mất nước và đen lại. Ở nhiệt độ 8 0 C bảo quản được 6 ngày. Để trong túi PE kín kết hợp ở nhiệt độ thấp có thể bảo quản được 18 ngày, nếu tăng nồng độ CO 2 trong túi tới 7%và ở nhiệt độ 8 0 C thì quả không còn thở nữa và có thể bảo quản tới 30 ngày. Trong thực tế nên bảo quản ở nhiệt độ 10 0 C trong túi PE có đục lỗ, quả còn tốt sẽ không đổi màu sau 10 ngày và 12 ngày trong túi PE kín. I.8. Một số ứng dụng Chôm chôm ngoài việc ăn tươi còn có thể chế biến đồ hộp như cùi ngâm trong nước đường, với những giống hạt nhỏ, vỏ mỏng, cùi dày, thịt chắc, khi chế biến giữ được màu sắc hương vị, hoặc có thể chế biến thành xirô. Hạt chôm chôm khi rang lên có thể ăn được nhưng vị hơi đắng và gây ngủ do đó dùng làm nguyên liệu để chế biến socholate. Hạt chôm chôm cũng có thể ép lấy dầu, dầu chôm chôm ăn được hoặc dùng trong công nghiệp. Chôm chôm cũng có công dụng về mặt y dược, quả có thể dùng làm thuốc giun, rễ nấu với nước làm nước hạ sốt, lá dùng để đắp lên chỗ sung và vỏ cây dùng để trị bệnh sưng lưỡi. Gỗ nặng, rắn, bền có thể dùng làm vật liệu xây dựng tuy nhiên dễ nứt. II. SẢN PHẨM, BÁN THÀNH PHẨM Trái chôm chôm chủ yếu sản xuất là dùng để tiêu thụ ăn tươi trong nước và xuất khẩu. Nhưng thời gian qua, khi gặp trở ngại do ế hàng, chợ không thể tồn trữ lâu được, từ đó người trồng chôm chôm có suy nghĩ chế biến trái chôm chôm để tiêu thụ. II.1. Sản phẩm II.1.1. Chôm chôm nước đường II.1.1.1. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Tiêu chuẩn Việt Nam: Đồ hộp quả chôm chôm nước đường TCVN 3806- 83, có hiệu lực từ 1- 7- 1984 Tiêu chuẩn này áp dụng cho đồ hộp quả chôm chôm nước đường, dùng cho xuất khẩu, chế biến từ chôm chôm chín tươi tốt, vào hộp sắt cùng với nước đường, ghép kín và thanh trùng. YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Phải dùng những nguyên vật liệu sau đây để sản xuất chôm chôm nước đường. a) Chôm chôm chín tươi, màu quả từ vàng đến đỏ tươi, không bị dập thối, men mốc, sâu đục, xanh non hoặc chín nẫu, độ khô không dưới 14%; b) Đường kính: loại 1 theo TCVN 1695 – 75; c) Axit xitric: dùng cho thực phẩm; d) Clorua canxi: dùng cho thực phẩm. 2. Chôm chôm nước đường phải được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt . 3. Các chỉ tiêu cảm quan của chôm chôm nước đường phải theo đúng các yêu cầu quy định trong bảng 1. Bảng 1 Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1. Hình thái Sạch, không có tạp chất. Thịt quả mềm không nhũn nát. Kích thước của các quả trong mỗi hợp tương đối đồng đều. Đường kính lớn của quả không nhỏ hơn 22 cm. 2. Màu sắc Trắng, đục tự nhiên của chôm chôm, cho phép có màu phớt hồng. 3. Mùi vị Có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng của chôm chôm chín, ngập trong nước đường, đã qua nhiệt, không có mùi vị lạ 4. Chất lượng nước đường Trong, có lẫn bột thịt quả 5. Tạp chất Không được có 4. Các chỉ tiêu lý hóa của chôm chôm nước đường phải theo đúng các yêu cầu quy định trong bảng 2. Bảng 2 Tên chỉ tiêu Mức 1. Khối lượng cái so với khối lượng tịnh, tính bằng phần trăm, không nhỏ hơn 52 2. Hàm lượng chất khô của nước đường đo bằng chiết quang kế ở 20 0 C, tính bằng phần trăm, không nhỏ hơn 16 3. Hàm lượng axit chung, tính chuyển ra axit xitric bằng phần trăm, không nhỏ hơn 0,5 4. Hàm lượng kim loại nặng Theo TCVN 3572 – 81 5. Các chỉ tiêu vi sinh vật a) Không được có vi sinh vật gây bệnh và các hiện tượng hư hỏng, chứng tỏ có vi sinh vật hoạt động. b) Phải theo đúng các quy định khác của nhà nước. Khi chưa có quy định đó, cho phép thỏa thuận trong hợp đồng giữa bên sản xuất và bên nhận hàng. 6. Chôm chôm nước đường trước khi xuất xưởng phải được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của bên sản xuất chấp nhận. Bên sản xuất phải bảo đảm cho chôm chôm nước đường sản xuất ra theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng. PHƯƠNG PHÁP THỬ Để tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm phải áp dụng TCVN 165 – 64, TCVN 280 – 68; TCVN 1976 – 77, TCVN 1977 – 77, TCVN 1978 – 77, TCVN 1979 – 77 và TCVN 3216 – 79. VÀO HỘP, BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN. - Chôm chôm nước đường được đóng trong hộp sắt ghép kín. Hộp sắt phải theo TCVN 166 – 64. - Vào hộp, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản chôm chôm nước đường phải theo TCVN 167 – 64. II.1.1.2. Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất chôm chôm nước đường II.1.1.2.1. Quy trình công nghệ Nguyên liệu Xử lý nguyên liệu Xếp hộp rót nước đường (đóng hộp) Bài khí - Ghép kín Thanh trùng - Làm nguội Bảo ôn – dán nhãn Thành phẩm II.1.1.2.2. Thuyết minh quy trình a) Yêu cầu về nguyên liệu Nguyên liệu quả dùng để chế biến nước quả cần hàm lượng cao các chất đường, axit hữu cơ, tannin, chất thơm, chất màu; dịch quả cần có màu sắc và hương vị hấp dẫn. Quả đưa vào chế biến cần tươi tốt, không bầm dập, sâu thối, có độ chín thích hợp. Nếu quả chưa đủ độ chín thì màng tế bào cứng, dịch bào ít, nên nhiều phế liệu và sẽ cho dịch quả có hàm lượng đường thấp, hàm lượng axit quá cao, màu sắc kém hấp dẫn và hương vị kém thơm, ngon. Chô chôm đưa vào sản xuất cần có đường kính 30mm. b) Xử lý nguyên liệu Lựa chọn, phân loại ngắt cuống rửa bóc vỏ, lấy hạt ngâm CaCl 2 rửa lại Bóc vỏ, lấy hạt: chôm chôm sau khi lựa chọn, phân loại, ngắt cuống, rửa người ta bóc vỏ, bỏ hạt để lấy cùi nguyên vẹn. Trước tiên dung dao nhọn nay ở đầu núm quả, sau đó dung tay bóc vỏ sao cho vừa miệng ống lấy hạt. Ống lấy hạt là ống thép mỏng hình côn, có đường kính 16- 17mm. Khi lấy hạt ra phải giữ được cùi của chôm chôm nguyên hình không bị vỡ, dập nát. Ngâm dung dịch CaCl 2 . Cùi quả vừa bóc xong thả ngay vào dung dịch canxi clorua 0,5% trong khoảng 10-15phút để tăng độ cứng. Nếu chưa kịp vào hộp, cùi chôm chôm cần ngâm để tránh mất màu trắng đẹp do tiếp xúc với không khí. Nếu không có CaCl 2 có thể dùng dung dịch NaCl 1% nhưng quả kém dòn hơn. Trước khi xếp hộp, vớt chôm chôm ra khỏi dung dịch, rồi rửa lại bằng nước sạch. c) Xếp hộp rót nước đường Quả trước khi xếp hộp cần để ráo nước, và kiểm tra lại lần cuối cùng để loại bỏ những quả hay miếng quả không đủ qui cách trong quá trình xử lý còn sót lại. Khối lượng quả khi xếp hộp chiếm 55-80% khối lượng tịnh của đồ hộp. Sau khi thanh trùng, tỉ lệ cái trong hộp giảm đi (6-21% ) do dịch quả khuếch tán vào nước đường. Người ta thường đóng hộp quả nước đường trong hộp sắt hoặc lọ thủy tinh. Những loại quả có màu mạnh và độ acid cao nên đóng trong lọ thuỷ tinh hoặc hộp sơn vecni. Và thường thì sử dụng hộp sắt trắng để đựng chôm chôm. Hộp đã xếp quả, đem rót nước đường. Chuẩn bị nước đường như sau: dùng đường trắng tinh khiết hoà tan trong nước nóng, rồi đun sôi dung dịch, và pha acid citric nếu có, sau đó lọc cho trong. Có thể làm trong nước đường bằng anbumin thực phẩm (4g anbumin/100 kg đường) hoặc lòng trắng trứng (của 4 quả/100kg đường). Hoà tan anbumin vào nước lạnh hoặc đánh kỹ lòng trắng trứng, rồi đổ vào dung dịch nước đường (đang ở nhiệt độ 50 o C), sau đó đun sôi hỗn hợp. Khi đun nóng, protit bị đông tụ và nổi lên mặt dung dịch ở dạng bọt, kéo theo tạp chất trong nước đường. Người ta hớt bọt rồi lọc dung dịch thì được nước đường rất trong. Khi rót hộp, nước đường cần có nhiệt độ 80-85 o C, và nên rót cách miệng hộp 7- 10mm. Nếu rót đầy quá, khi thanh trùng, nắp có thể bị hở (với hộp sắt) hoặc bị bật (với lọ thuỷ tinh). [...]... nông nghiệp,… - Phân bón làm từ vỏ chôm chôm II.2 Bán thành phẩm II.2.1 Nước màu chôm chôm II.2.1.1 Nguyên liệu - Quả đưa vào chế biến cần tươi, không bầm dập, sâu thối, có độ chín thích hợp Lột kĩ vỏ trước khi đưa vào chế biến II.2.1.2 Cách chế biến nước màu chôm chôm Có 3 cách chế biến: Cách thứ nhất: Khoảng 12-15 kg trái chôm chôm lột vỏ, bỏ hột thật kỹ, lấy cơm để vào rổ, bên dưới có cái thau hứng... trộn đều - Cho vào nồi, đun lửa riu riu, nếu lửa lớn sẽ làm chôm chôm bị cháy, khét - Giai đoạn cuối: sau khi thấy chôm chôm bắt đầu săn lại, hơi căng ra, hơi ướt thì cho một nửa ống vani vào Trộn đều rồi nhấc ra khỏi bếp liền Để nguội, cho vào tủ lạnh Ngoài ra còn có một số sản phẩm thành phẩm đặc trưng cho từng vùng như: dầu ép từ hạt chôm chôm, vỏ chôm chôm làm phân bón hữu cơ hỗ trợ sản xuất trong... Máy bóc vỏ chôm chôm Máy bóc vỏ chôm chôm Nguyên tắc làm việc của thiết bị: đổ chôm chôm nguyên liệu vào bộ phận cấp liệu, từng trái chôm chôm sẽ theo băng chuyền và máng dẫn đưa tới bộ phận cắt và tách vỏ Ở đầu ra, phần thịt và vỏ được tách riêng và đưa ra ngoài Điều đặc biệt là lưỡi dao chỉ cắt đúng tới phần vỏ, không hề phạm vào phần thịt nên khi ra khỏi máy, phần thịt trái chôm chôm không bị... làm nóng sản phẩm để diệt vi sinh vật Tia tử ngoại có tác dụng sát trùng là làm đông tụ protid và phá hủy hệ thống men của vi sinh vật II.1.2.3.3 Thiết bị sản xuất Chiết rót Trong nhiều dây chuyền sản xuất đồ hộp, các sản phẩm cho vào bao bì đã được cơ khí hóa Nhưng đa số các loại rau, quả, cá, thịt còn phải cho vào hộp bằng thủ công Công nhân cho sản phẩm vào hộp phải thực hiện đầy đủ các quy định... sát vào máy 8 Bàn đạp Hình 3.9 Máy ghép nắp bán tự động Hình 3.10 Máy ghép nắp tự động II.1.2 Nước chôm chôm II.1.2.1 Sơ lược về nguyên liệu trong sản phẩm II.1.2.1.1 Đường Đường được sử dụng trong quá trình chế biến là đường saccharose là một disaccarit được bổ sung vào nước chôm chôm với các mục đích sau: + Tăng độ ngọt sản phẩm + Trong quá trình đun nóng thì dịch sẽ xảy ra hiện tượng caramen hóa, các. .. 100 - 200 mg/kg sản phẩm Đồng : 5 - 80 mg/kg sản phẩm Chì : không có Kẽm : vết Đảm bảo các chỉ tiêu về thành phần hóa học, chủ yếu như nồng độ đường, acid, muối Về cảm quan Lớp vecni phải nguyên vẹn, phải đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo những qui định của từng loại sản phẩm b) Tiêu chuẩn ngành (Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở sản xuất đồ hộp)... máy rót để rót vào hộp II.1.3 Kẹo chôm chôm II.1.3.1 Nguyên liệu Xác chôm chôm, nước cốt dừa, cơm dừa, mạch nha, mè, đậu phộng, đường cát trắng, nước màu chôm chôm, II.1.3.2 Quy trình thực hiện Cân 3 kg xác chôm chôm hòa 1 kg đường cát trắng, nước cốt dừa 2 trái, 1 trái cơm dừa cứng cạy xắt mỏng, 0,5 kg mạch nha, đậu phộng rang và mè 0,5 kg; xào khoảng 1 tiếng đồng hồ có 1 mẫu mứt chôm chôm ngọt, ngon,... với nhiệt độ thấp và thời gian dài Nên tránh bảo quản nước quả ở nhiệt độ gần 00C làm cho không khí dễ hoà tan vào nước quả và nước quả mau bị đục i) Pha chế: Để tăng hương vị sản phẩm, người ta thường pha chế nước đường hoặc trộn lẫn một số loại nước quả với nhau để được sản phẩm giàu vitamin hơn Quá trình pha chế nên tiến hành trước khi lọc để loại bỏ những cặn kết tủa, hoặc trộn lẫn các loại nguyên... áp suất và thời gian phù hợp cho từng loại sản phẩm - Thiết bị xử lý nhiệt phải được trang bị đầy đủ dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất và thời gian, đảm bảo sản phẩm được xử lý nhiệt theo yêu cầu Làm nguội sản phẩm - Sản phẩm sau khi xử lý nhiệt phải được làm nguội nhanh bằng nước lạnh hoặc bằng luồng không khí thổi cưỡng bức - Nước lạnh dùng làm nguội sản phẩm phải sạch, đáp ứng yêu cầu qui định của... bị sản xuất nước chôm chôm II.1.2.3.1 Quy trình công nghệ Thuyết minh quy trình Những chất có giá trị thực phẩm cao nhất trong quả như gluxit, axit hữu cơ, vitamin,… đều tập trung ở dịch quả Sản phẩm nước quả đóng hộp có chứa đầy đủ và cân đối các chất đó nên có giá trị thực phẩm cao Đồ hộp nước quả dùng để uống trực II.1.2.3.2 tiếp là chủ yếu; ngoài ra còn có thể sử dụng đồ hộp nước quả để chế biến . tồn trữ lâu được, từ đó người trồng chôm chôm có suy nghĩ chế biến trái chôm chôm để tiêu thụ. II.1. Sản phẩm II.1.1. Chôm chôm nước đường II.1.1.1. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Tiêu chuẩn. thể chế biến thành xirô. Hạt chôm chôm khi rang lên có thể ăn được nhưng vị hơi đắng và gây ngủ do đó dùng làm nguyên liệu để chế biến socholate. Hạt chôm chôm cũng có thể ép lấy dầu, dầu chôm chôm. hộp quả chôm chôm nước đường TCVN 3806- 83, có hiệu lực từ 1- 7- 1984 Tiêu chuẩn này áp dụng cho đồ hộp quả chôm chôm nước đường, dùng cho xuất khẩu, chế biến từ chôm chôm chín tươi tốt, vào hộp