1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thép Việt-Ý trong giai đoạn 2011-2015

53 843 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 6,9 MB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 4 KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 Bảng 1: Ma trận SWOT 16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý 17 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý GIAI ĐOẠN 2011- 2015 42 3.2.Sứ mệnh, tầm nhìn của công ty cổ phần thép Việt –Ý 43 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên CTy Công ty CP Chính phủ DN Doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng thu nhập Quốc dân GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị NPP Nhà phân phối NCC Nhà cung cấp ODA Hỗ trợ phát triển chính thức SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng Công Ty TW Trương Ương VIS Công Ty Cổ phần thép Việt - Ý VSA Hiệp hội thép Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế Giới SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia đều phải đối mặt với những cơ hội và thách thức khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó, đặc biệt hơn nữa việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã góp phần làm cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng ngày càng trở thành một chủ đề nóng trong các cuộc tranh luận. Đối mặt với bối cảnh mới, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ ra thị trường nước ngoài, mở rộng và phát triển sản xuất, khẳng định hình ảnh của mình; bên cạnh đó cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn về giá cả cũng như chất lượng dịch vụ, đó là các rào cản vô hình và hữu hình từ phía chính phủ, là mức độ khó tính của người tiêu dùng, Để giải quyết tất cả những vấn đề đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trước hết phải nắm bắt được môi trường xung quanh mình (môi trường vĩ mô, môi trường ngành) cũng như hiểu rõ chính môi trường nội tại. Hiểu rõ môi trường chưa đủ mà cần phải biết cách để khai thác hết những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, đồng thời đề ra những cách thức biện pháp thích hợp nhằm tạo được hướng phát triển lâu dài. Những hành động trên được thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ trong một bản chiến lược kinh doanh. Như vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, nó chi phối gần như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo định hướng phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp thép hàng đầu của Việt Nam trong thời gian gần đây, công ty cổ phần thép Việt-Ý (VIS) đã và đang đóng góp những thành tích không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và Tổng công ty Sông Đà. Tuy nhiên với bối cảnh hiện tại, công ty cần tìm ra những hướng đi mới nhằm giữ vững và nâng cao vị thế trong tương lai. Với mong muốn đó, bản thân em là một sinh viên kinh tế với kiến thức tích lũy và kinh nghiệm có được khi SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý, đã chọn chuyên đề tốt nghiệp: “Phân tích và định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thép Việt-Ý trong giai đoạn 2011-2015”. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như kế hoạch tổng thể dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới những mục tiêu lâu dài. Phương thức tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp các doanh nghiệp dễ dàng hình dung ra công việc cần làm để hoạch định chiến lược và thấy được lợi ích của chiến lược với phương diện là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh luôn biến động như ngày nay cho thấy được hạn chế của cách tiếp cận truyền thống do nó không có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Theo cách tiếp cận hiện đại, chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh nghiệp dự định hay đặt kế hoạch thực hiện. Cách tiếp cận hiện đại giúp cho doanh nghiệp dễ dàng ứng phó linh hoạt trước những biến động của môi trường kinh doanh và phát huy tính sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có trình độ, khả năng dự báo được những điều kiện để thực hiện chiến lược và đánh giá được giá trị của các chiến lược đột biến. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất: - Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà Đặc trưng của chiến lược kinh doanh của một DN: - Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra những mục tiêu và xác định hướng phát triển của DN trong thời kỳ dài hạn (3 năm, 5 năm). - Tính mục tiêu: Chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản, những phương hướng kinh doanh của từng DN trong từng thời kỳ và những chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra. - Tính phù hợp: Điều này đòi hỏi các DN khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá được đúng thực trạng hoạt động SXKD của mình. Đồng thời phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh để phù hợp với những biến đổi của môi trường. - Tính liên tục: Chiến lược kinh doanh phải được phản ánh trong suốt quá trình liên tục từ khâu xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá đến điều chỉnh chiến lược. 1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có các loại chiến lược kinh doanh khác nhau.  Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh: - Chiến lược kinh doanh dự kiến: là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp. Chiến lược này được xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn của một doanh nghiệp do người lãnh đạo, quản lý đưa ra. - Chiến lược kinh doanh hiện thực: là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế khi tổ chức thực hiện.  Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh: - k: là chiến lược kinh doanh tổng thể nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường. SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà - Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược.  Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh: - Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị trường trong nước. - Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.  Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh: - Chiến lược kinh doanh kết hợp, bao gồm: kết hợp phía trước, kết hợp phía sau, kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc. - Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm. - Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá theo chiều ngang, đa dạng hoá hoạt động theo kiểu hỗn hợp. - Chiến lược kinh doanh đặc thù: liên doanh, liên kết, thu hẹp hoạt động, thanh lý. 1.1.3. Các chiến lược đặc thù Theo quan điểm của Fred R. David (2003): chiến lược kinh doanh được chia làm 4 nhóm chiến lược sau:  Nhóm chiến lược kết hợp theo chiều dọc - Chiến lược kết hợp về phía trước: Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các nhà phôi phối và bán lẻ. - Chiến lược kết hợp về phía sau: Tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của các NCC. - Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: Tìm ra quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh.  Nhóm chiến lược chuyên sâu - Chiến lược thâm nhập thị trường: Tìm kiếm thị trường tăng lên cho SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà các sản phẩm hiện tại và các dịch vụ trong các thị trường hiện có qua những nỗ lực tiếp thị nhiều hơn. SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà - Chiến lược phát triển thị trường: Đưa các sản phẩm và dịch vụ hiện có vào các khu vực mới. - Chiến lược phát triển sản phẩm: Tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có.  Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động - Chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng tâm: thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhưng có liên hệ với nhau. - Chiến lược đa dạng hoá hoạt động kiểu hỗn hợp: thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mới không có sự liên hệ với nhau. - Chiến lược đa dạng hoá hoạt động theo chiều ngang: thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ liên hệ theo khách hàng hiện có.  Nhóm chiến lược khác - Chiến lược liên doanh: hai hay nhiều hơn các Cty hình thành một Cty độc lập vì những mục đích hợp tác. - Chiến lược thu hẹp hoạt động: củng cố lại thông qua cắt giảm chi phí và tài sản có để cứu vãn doanh thu và lợi nhuận đang sụt giảm. - Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động: bán đi một chi nhánh hoặc một phần Cty. - Chiến lược thanh lý: bán tất cả tài sản hữu hình và vô hình. - Chiến lược tổng hợp: theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc. 1.1.4. Vai trò của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau: - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. - Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà - Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. 1.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 1.2.1. Xác định tầm nhìn, nhiệm vụ kinh doanh Tầm nhìn: là một thông điệp ngắn gọn nhằm định hướng hoạt động của DN trong suốt một thời gian dài. Nó thể hiện ước mơ, khát vọng mà DN muốn đạt tới và hướng mọi thành viên trong DN đến một điểm chung trong tương lai. Nhiệm vụ kinh doanh: là khái niệm chỉ mục đích, lý do, ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Nhiệm vụ kinh doanh được coi là bản tuyên ngôn đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của DN đối với xã hội, làm sáng tỏ vấn đề “việc kinh doanh của của DN nhằm mục đích gì ?” 1.2.2. Phân tích môi trường hoạt động Một cách chung nhất, phân tích môi trường hoạt động là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau ( môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ, nhà cung ứng, nhà phân phối, ) và xác định các cơ hội hoặc các đe dọa đối với doanh nghiệp của họ. Phạm vi và nội dung phân tích môi trường bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành và phân tích môi trường nội bộ tổ chức. 1.2.2.1.Phân tích môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. (1). Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố kinh tế, văn hóa, địa lý, luật pháp, chính trị, chính sách của Nhà nước, kỹ thuật, công nghệ. (2). Môi trường tác nghiệp là những yếu tố ngoại cảnh nhưng có liên quan đến doanh nghiệp. Nó bao gồm: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, người tiêu dùng, nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế, các đơn vị sắp gia nhập hay rút lui khỏi ngành. 1.2.2.2.Phân tích môi trường bên trong hay môi trường nội bộ Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Việc phân tích về nội bộ đòi hỏi phải thu thập, xử lý nhũng SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà thông tin về tài chính, nhân sự, nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Xác định các mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ thể mà DN mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định mục tiêu của DN là một bước rất quan trọng trong tiến trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược ở bước sau. 1.2.4. Xây dựng các phương án chiến lược Đây là giai đoạn kết hợp của quá trình hình thành chiến lược. Các chiến lược được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và mối đe dọa tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra. Các phương án chiến lược này sẽ được lựa chọn, chắt lọc để có những phương án tối ưu và khả thi nhất. 1.2.5. Lựa chọn phương án chiến lược Dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các phương án chiến lược đã dự kiến với mục đích nhằm tìm ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp để thực hiện. Chiến lược được lựa chọn phải là chiến lược tối ưu hoặc chí ít cũng phải là phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp. 1.2.6. Tổ chức thực hiện chiến lược Tổ chức thực hiện chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Tổ chức thực hiện có ý nghĩa là huy động đội ngũ quản trị viên và công nhân tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Tổ chức thực hiện chiến lược thường được xem là giai đoạn khắn khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược, việc thực hiện chiến lược đòi hỏi tính kỷ luật cao, sự tận tụy và đức hy sinh của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. 1.3. Một số mô hình được sử dụng trong phân tích chiến lược kinh doanh 1.3.1. Mô hình PEST - Phân tích môi trường vĩ mô Mô hình PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. SV: Nghiêm Xuân Tùng Lớp: Quản lý kinh tế 50B [...]... ngy 26/12/2003 v vic chuyn i b phn DN Nh nc thnh Cty c phn, nh mỏy thộp Vit - í v phũng Th trng thuc Cty Sụng 12 c chuyn i thnh Cty c phn Thộp Vit í (VIS) Ngy 11/02/1004, Cty ó tin hnh i hi c ụng ln u Ngy 20/02/2004, Cty nhn giy phộp ng ký kinh doanh v chớnh thc hot ng theo mụ hỡnh Cty c phn Cty c phn Thộp Vit í hot ng theo giy chng nhn ng ký kinh doanh s 0503000036 do S K hoch v u t tnh Hng Yờn cp... 2008-2010 mc dự chu nh hng ln t cuc khng hong kinh t cng nh tỏc ng xu ca nn kinh t v mụ v cỏc yu t bt li khỏc, Cụng ty vn liờn tc t c mc tng trng cao sn lng sn xut, sn lng tiờu th, mc thu nhp u ngi tng lờn khụng ngng v mc rt tt so vi mt bng chung trong ngnh cng nh Tng cụng ty Trong nm 2011, mc dự gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2010, nhng Công ty cổ phần thép Việt ý (VIS) đã thực hiện hoàn thành xuất... chin lc kinh doanh cho cỏc doanh nghip Nm lc lng cnh tranh chớnh trong quỏ trỡnh hot ng ca DN m ụng a ra ú l: Nh cung cp, khỏch hng, i th cnh tranh tim n, sn phm thay th v i th cnh tranh trong ngnh Hỡnh 2: Mụ hỡnh 5 lc lng cnh tranh Ngun: Chin lc cnh tranh theo lý thuyt Michael E Porter - TS Dng Ngc Dng Sau õy, ta s i phõn tớch tng lc lng xem xột xem tng yu t nh hng nh th no ti hot ng kinh doanh ca... trng ngnh kinh doanh, doanh nghip thng xỏc nh rừ nhng c hi v nguy c t mụi trng bờn ngoi, nhng im mnh v im yu t trong ni SV: Nghiờm Xuõn Tựng Lp: Qun lý kinh t 50B Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: PGS.TS on Th Thu H b t chc lm cn c cõn nhc v xõy dng cỏc nh hng v phng ỏn chin lc Phõn tớch SWOT cung cp nhng thụng tin hu ớch cho vic kt ni cỏc ngun lc v kh nng ca cụng ty vi mụi trng cnh tranh m cụng ty ú hot... www.vis.com.vn Km24+500-Quc l 5-Xó Giai Phm-H.Yờn MT.Hng Yờn 2.1.1 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty Tri qua hn 40 nm xõy dng v trng thnh vi nhng n lc ht mỡnh trong lao ng v sỏng to, lu danh vi nhng cụng trỡnh ln nh: Thy in Hũa Bỡnh, YALY, Sấ SAN Tng Cụng Ty Sụng ó sm khng nh sc mnh vn lờn ca mt tp on kinh t mnh trong c nc Xut phỏt t nh hng phỏt trin ca cụng ty trong xu th hi nhp khu vc cng nh... tr Kinh t Xó hi-Vn húa Cụng ngh Ngun: T xõy dng 1.3.1.1 Mụi trng kinh t Bao gm cỏc yu t: tc tng trng ca nn kinh t, t l lói sut, lm phỏt, t giỏ hi oỏi, t l tht nghip v chớnh sỏch ti chớnh - tin t Cỏc yu t ca mụi trng kinh t cú th mang li c hi hoc th thỏch i vi hot ng ca mt doanh nghip 1.3.1.2 Mụi trng vn húa - xó hi Vn húa - xó hi nh hng mt cỏch chm chp song cng rt sõu sc n hot ng kinh doanh ca mi doanh. .. t chc Cụng ty c phn Thộp Vit - í I HI NG C ễNG HI NG QUN TR BAN KIM SOT P TC HC X LC P PR P TB CN TRM KH P P P TNG GIM C VT KH TC XN T KT K CC PHể TNG GIM C X C IN X CN CN NNG P KD B QL DA CN TY BC Ngun: Cụng ty c phn Thộp Vit - í SV: Nghiờm Xuõn Tựng Lp: Qun lý kinh t 50B Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: PGS.TS on Th Thu H 2.1.3 Kt qu hot ng sn xut kinh doanh ca Cụng ty c phn Thộp Vit-í trong nhng nm... th trng Trong xu th ton cu húa nn kinh t hin nay, s phỏt trin nhanh chúng mi lnh vc k thut - cụng ngh u tỏc ng trc tip n hot ng sn xut kinh doanh ca mi doanh nghip cú liờn quan 1.3.2 Mụ hỡnh 5 lc lng cnh tranh - Phõn tớch mụi trng ngnh SV: Nghiờm Xuõn Tựng Lp: Qun lý kinh t 50B Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: PGS.TS on Th Thu H Michael Porter, nh kinh t hc ngi M ó a ra mụ hỡnh 5 lc lng cnh tranh trong. .. trng trong nc, c bit v giỏ c Trong ú, thng mi trong khu vc th trng thộp khỏ ln L cụng c c s dng thng xuyờn trong vic iu tit cung cu trong nc, chớnh sỏch thu v cỏc cam kt quc t l yu t quan trng tỏc ng ngnh v kh nng cnh tranh ca doanh nghip trong ngn v di hn Ba cam kt ln nht ngnh thộp ang tham gia l CEPT/AFTA vi khu vc ASEAN, ACFTA vi ASEAN+Trung Quc; WTO vi cỏc nc trờn th gii Vic hi nhp sõu rng vo nn kinh. .. lao ng trong Cụng ty t 9.496.000 ng/ngi/thỏng, tng vt 58,27% so vi KH nm v tng 292.18% so vi nm 2008, mc tng trng bỡnh quõn 123,4%/ nm 2.2 Phõn tớch mụi trng v mụ 2.2.1 Mụi trng kinh t Trong bi cnh Vit Nam ngy cng hi nhp sõu rng vo nn kinh t th gii, tham gia WTO, l thnh viờn ca khi ASEAN, tham gia AFTA v APEC, thc hin cú hiu qu Hip nh thng mi vi M, ký kt hip nh i tỏc kinh t Vit Nam - Nht Bn giai on . Đoàn Thị Thu Hà CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý 2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Thép Việt – Ý Tên công ty : Công ty cổ phần Thép Việt - Ý Tên giao. VỀ CHIẾN LƯỢC 4 KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 Bảng 1: Ma trận SWOT 16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý 17 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. lược kinh doanh cho công ty cổ phần thép Việt-Ý trong giai đoạn 2011-2015 . CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w