1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

28 5,1K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP ,SỬ DỤNG,ATLAT ĐỊA LÍ ,VIỆT NAM , DẠY HỌC,MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

- Theo công văn số 8065/BGD&ĐT-GDTrH ngày 14-9-2009 của BGD&

ĐT “v/v sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam”:

“Năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc triển khaichương trình và sách giáo khoa phổ thông mới Để phù hợp với chương trình vàsách giáo khoa mới, năm 2009 Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dụctái bản cuốn Atlát Địa lí Việt Nam trên cơ sở chỉnh lí và bổ sung cuốn Atlat Địa

lí Việt Nam đã sử dụng từ năm 1994 đến năm học 2008-2009 các nội dung nhưsau:

1 Thay đổi hệ thống số liệu mới trên toàn cuốn Atlát để cập nhật;

2 Điều chỉnh nội dung một số trang bản đồ trong Atlát;

tế, nâng cao đời sống nhân dân Đồng thời giúp học sinh biết cách khám phánhững điều mới lạ bên ngoài vũ trụ, rất thích hợp với tâm lí học trò thích vươn

xa hơn, lên cao hơn, phát hiện những điều kì lạ hơn …

Riêng ở bậc trung học sơ sở (THCS), mỗi môn học đều yêu cầu nhữngphương pháp giảng dạy thích hợp Phương pháp đặc trưng của môn Địa lí là sửdụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học Việc giảng dạy kênh chữ đãquen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng từ những

Trang 2

năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó khăn

bỡ ngỡ, nhất là đối với học sinh lớp 9 Việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam đểđọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồtrong Atlat là rất cần thiết, đó là một trong những phương tiện để dạy kênh hìnhhiệu quả, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu,từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí; đồng thời tránh đượcphương pháp diễn giải dài dòng, dễ gây nhàm chán cho các em Hơn thế nữatrong Atlat thể hiện khá đầy đủ, chi tiết những kiến thức địa lí cơ bản, thông tintổng hợp và hệ thống, cần thiêt đối với học sinh THCS Màu sắc trong Atlat đẹp,

dễ bắt mắt, giúp giáo viên thuận tiện trong đổi mới phương pháp dạy, hỗ trợ họcsinh tự học tập và nghiên cứu

Để tạo nên tập Atlat địa lí Việt Nam không phải giản đơn một sớm mộtchiều, đó là công sức của bao nhiêu nhà địa lí Việt Nam, làm việc rất khoa họcmới có được một tài liệu địa lí rất quan trọng này để dùng trong nhà trường Do

đó chúng ta cần nghiên cứu kĩ phương pháp sử dụng Atlat trong dạy học mônĐịa lí chắc chắn sẽ thu được kết quả cao Trái lại, nếu không sử dụng Atlat sẽlãng phí một nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, một kho tàng kiến thức địa lí,hạn chế phương pháp tư duy lozic, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giảng dạy

và học tập môn Địa lí

2 Cơ sở thực tiễn

Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rấtchú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí,những thiết bị đang được sử dụng rộng rãi là: bản đồ treo tường, mô hình, lược

đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa Những nămgần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã cung cấp chongành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như: máy vi tính, máychiếu đa năng, băng - đĩa hình, hình ảnh trên mạng intente…giúp cho việc giảngdạy nâng cao hiệu quả, do đó việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình đã bị nhiềugiáo viên xem nhẹ

Nhưng nếu ta chỉ chú trọng sử dụng các phương tiện hiện đại như máychiếu, vi tính, mải trình chiếu, học sinh không thể đủ điều kiện tiếp cận đượcnhững phương tiện này khi ra khỏi lớp, khả năng tư duy độc lập sẽ bị hạn chế.Song khi biết sử dụng Atlat trong dạy học môn Địa lí lại rất hấp dẫn học sinh vàđem lại hiệu quả cao, giúp cho các em chủ động tiếp thu những kiến thức theonội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc, sử dụng tiện lợi, vì trong đó có đủnhững thông tin cần thiết cho học sinh Khi sử dụng quen Atlat thì lúc tiếp xúcvới bản đồ to các em rất thông thạo, không phải bỡ ngỡ mày mò đọc bản đồ.Hơn nữa trên thực tế đại bộ phận học sinh xuất thân từ những gia đình kinh tếchưa thể đáp ứng để mua sắm những phương tiện hiện đại cho con học tập mônĐịa lí Nhưng nếu con em muốn mua một cuốn Atlat và biết sử dụng để học tậpvẫn đạt hiệu quả thì hầu hết các gia đình sẵn sàng đầu tư Điều quan trọng làngười thầy phải hướng dẫn học trò biết cách sẳ dụng Atlat mới tạo được kết quảmong muốn

Trang 3

Khi học sinh biết cách khai thác Atlat địa lí Việt Nam sẽ rất tiện lợi vàhiệu quả; dù đi đâu, ở vị trí nào các em cũng có thể đem theo và sử dụng đượcAtlat để tra cứu các tư liệu dễ dàng, không phải dùng đến các bản đồ cồng kềnh,hay những dụng cụ tài liệu phức tạp, các em vẫn có thể tiếp thu được nhiều kiếnthức mới của môn Địa lí

Hiện tại còn một số giáo viên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việcgiảng dạy môn Địa lí, chưa chú trọng sử dụng nó trong việc giảng dạy, khônghướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Hoặc có người chỉ thông báo cho học sinhxem thêm trong Atlat, không hướng dẫn cụ thể xem cái gì và xem như thế nào?dẫn đến hiệu quả chưa cao Có học sinh khi đi thi tốt nghiệp THCS vẫn còn rấtloay hoay không biết sử dụng Atlat như thế nào để tìm ra các số liệu dùng chobài làm, trong khi các tư liệu đó đã có sẵn trong Atlat, được phép sử dụng trongphòng thi

Đối với học sinh lớp 9 các em đã làm quen bộ môn Địa lí từ lớp 6, vì vậyviệc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách thành thạo là việc làm rất quantrọng và cần thiết, tạo được thói quen làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học chocác em

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu

và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quảkhả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm, xin trao đổi với các bạnđồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quảcao hơn

II PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài này đi sâu nghiên cứu phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9.

Trong chương trình Địa lí lớp 9 có nhiều nội dung, nhưng trong đề tài này chỉ đề cập một số nội dung chính sau:

1 - Đọc và tìm hiểu các nội dung trên bản đồ, biểu đồ của Atlat

2- Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để tìm hiểu kiếnthức địa lí về dân cư

3- Phân tích bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tìnhhình phát triển của các ngành kinh tế nước ta

4- Phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhậnđịnh về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta

5 - Phân tích hình ảnh trong Atlat địa lí Việt Nam để khắc sâu kiến thứccủa bài học

PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH SỬ DỤNG

ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

Trang 4

I – TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9.

1 Bố cục của Atlat địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009 có thể khái quát như sau:

a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: hành chính, hình thể, địa chấtkhoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và các loại đất chính, thực vật

và động vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc

b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế: kinh tế chung, nông nghiệp chung,nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, các ngành côngnghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch

c/ Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng

- Vùng Bắc Trung Bộ

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên

- Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Các vùng kinh tế trọng điểm

* Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP

so với cả nước

* Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:

- Yếu tố tự nhiên: địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinhvật…

- Yếu tố kinh tế, xã hội: dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùngkinh tế

* Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:

- Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau

- Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu

đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, côngnghiệp…

- Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế,hoạt động văn hoá…

2 Tầm quan trọng của Atlat địa lí Việt Nam

Do bố cục của Atlat rất phong phú, khoa học nên có thể giúp cho việcdạy học môn Địa lí 9 đạt hiệu quả:

- Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thìphương pháp sử dụng Atlat rất phức tạp, vì Atlat là phương tiện để phục vụ chonội dung bài giảng, mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụthể và rất phong phú, mang đặc trưng của bộ môn Đây là một hệ thống hoànchỉnh các bản đồ, biểu đồ có nội dung liên quan mật thiết với nhau và bổ sungcho nhau, được sắp xếp theo trình tự chương trình và nội dung sách giáo khoavới ba phần chính là: Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, Địa lí các vùng

- Atlat địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí chocác bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8; lớp 9 và cả các lớp của THPT.Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau,

Trang 5

đối với học sinh lớp 9, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlat phải thành thạo và đượcrèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học Có như vậy khi lên cấp trênmới nhanh chóng sử dụng nó trong học tập, nghiên cứu kiến thức mới của bộmôn, giành thêm nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các môn khác nữa.

- Trong chương trình Địa lí lớp 9 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồtrong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, songlại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài (sẽ trình bày cụ thể trongphần sau) vì vậy khi giảng dạy môn Địa lí lớp 9 ta nên tích cực hướng dẫn chohọc sinh phương pháp sử dụng Atlat để khai thác kiến thức qua từng trang bản

đồ của Atlat là rất cần thiết để các em có thể vận dụng sau này khi học lên cấptrên hay tiếp xúc với bản đồ, biểu đồ ngoài thực tế dễ dàng

II - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9.

Muốn sử dụng Atlat để dạy học môn Địa lí lớp 9 đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chuẩn bị kĩ bài, phân tích từng chi tiết của trang Atlat có liên quan đến kiến thức mới, đặt các tình huống có thể học sinh thắc mắc, tìm biện pháp giải quyết, phương pháp tiến hành như sau:

1 – Đọc và tìm hiểu các nội dung trên bản đồ, biểu đồ của Atlat địa lí Việt Nam

1.1- Mỗi trang bản đồ trong Atlat là hình ảnh thu nhỏ của trangbản đồ giáo khoa Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ trongAtlat thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng Ngôn ngữđược dùng trong Atlat là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, kýhiệu, tỷ lệ của bản đồ nên khi đọc bất cứ trang nào của Atlat, giáo viên cầnhướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải củatrang đó Để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn,giáo viên yêu cầu các em kĩ các kí hiệu ở trang đầu của Atlat, càng thuộc nhiều

ký hiệu càng dễ học tập, không phải lục tìm lại những kí hiệu đã học nữa

Một số loại kí hiệu chính cần nắm vững là:

* Ký hiệu về công nghiệp

 : Nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện

: Khai thác than đá

* Ký hiệu về các yếu tố tự nhiên:

Thí dụ:

Sông Kênh đào

* Ký hiệu khoáng sản:

Thí dụ: Sắt : ;; Than: ; Đồng:

* Ký hiệu khác:

Thí dụ: : Cảng biển

Trang 6

 : Sân bay

* Các chữ viết tắt:

Thí dụ: BĐ: Bán đảo; Đ: Dãy; QĐ: Quần đảo; K:Kênh…

Một số kí hiệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản…

* Tóm lại:

Hệ thống ký hiệu bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam bao gồm cả màu sắc, chữ viết, hình tượng… nó rất phong phú và đa dạng, không những thể hiện về vị trí, số lượng mà còn thể hiện cả tính chất của sự vật, hiện tượng địa lý.

1.2- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nàophải đọc :

- Tên bản đồ để hình dung ra nội dung của bản đồ

- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó

- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiệntrên bản đồ, biểu đồ trong Atlat Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của

tự nhiên hay xã hội theo từng nội dung của bài học (sẽ trình bày cụ thể trong cácmục sau)

1.3- Đọc các biểu đồ trong Atlat giáo viên hướng dẫn học sinh đọc:

- Tên biểu đồ để hình dung ra nội dung của nó;

- Đọc các kí hiệu phần chú giải để biết mục đích thể hiện của biểu đồ

- Phân tích các số liệu ghi trên biểu đồ, so sánh các số liệu để nhận xét kếtluận theo nội dung bài học (sẽ trình bày cụ thể trong các mục sau)

2- Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư

2.1- Thí dụ 1- Bài 1: “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

a- Khi dạy bài 1, bên cạnh các kiến thức ghi ở kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 Atlat để có các tư liệu hữu ích, giúp cho bài học thêm sinh động, yêu cầu các em tiến hành như sau:

+ Đọc tên bản đồ “Dân tộc” để biết bản đồ này thể hiện các dân tộc của

nước ta

+ Màu sắc chỉ các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ

+ Địa giới hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Bảng thống kê các dân tộc Việt Nam

b- Sau khi quan sát, phân tích bản đồ, cho học sinh rút ra kết luân:

+ Các dân tộc Việt Nam: Nước ta có nhiều (54) dân tộc cùng chung sống

gắn bó mật thiết với nhau

+ Phân bố các dân tộc: các dân tộc ở nước ta phân bố không đều, dân tộc

Việt đông nhất, phân bố rất rộng, trên khắp các vùng trong cả nước, sống chủyếu ở vùng đồng bằng

Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13,8% dân số, sống chủ yếu ở miềnnúi và trung du

2.2- Thí dụ 2- Sử dụng bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy và học từ

bài 2 đến bài 5 SGK) về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta.

Trang 7

Yêu cầu học sinh đọc và phân tích:

+ Đọc tên bản đồ “Dân số” để biết bản đồ này thể hiện dân số nước ta + Màu sắc chỉ mật độ dân số từng nơi

+ Địa giới hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Các đô thị để xem xét sự phân bố dân cư giữa các vùng

Mỗi bài phân tích những chi tiết cần thiết, tuỳ theo yêu cầu nội dung của bài Cụ thể là:

a- Bài 2: “Dân số và gia tăng dân số”: cho phân tích bản đồ “Dân số” và

biểu đồ “Dân số Việt Nam qua các năm” trang 15 Yêu cầu học sinh cần phântích kĩ màu sắc chỉ mật độ của các khu vực dân cư, các số liệu về số triệu ngườicủa từng năm, nhận xét sự gia tăng dân số, tỉ số giới tính, cơ cấu dân số theo độtuổi, ảnh hưởng của sự gia tăng đó? So sánh mật độ dân số giữa các vùng đồngbằng và trung du miền núi, vùng ven biển Từ đó rút ra quy luật phân bố dân cưnước ta và kết luận:

+ Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ giữa thế kỷ XX đến nay (năm

1960 có khoảng 30,2 triệu người Năm 1989 có 64,41 triệu người Năm 1999 có76,3 triệu người Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người Năm 2007 có 85,17triệu người) gây khó khăn về chất lượng cuộc sống và các vấn đề xã hội

+ Dân số Việt Nam đang chuyển dần sang giai đoạn tỉ suất sinh trưởngtương đối thấp Gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng Cơ cấu dân số trẻ

+ Tỉ số giới tính đang thay đổi do chiến tranh kéo dài nên nữ cao hơnnam, nay cuộc sống hoà bình sẽ kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng

+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệngười trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động đang tăng lên

b- Bài 3: “Phân bố dân cư và các loại hình dân cư”

- Cho học sinh đọc tên bản đồ trang 15 là “Dân số”, quan sát màu sắc chỉmật độ dân số từng vùng, quy mô dân số đô thị, phân tích mật độ dân số, chú ý

so sánh dân số giữa miền núi với đồng bằng và đô thị, quy mô các đô thị, tìmhiểu nguyên nhân của sự chênh lệch dân số, rút ra kết luận:

+ Nước ta có mật độ dân số cao, phân bố không đều, tập trung đông ởvùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt mật độ dân

số ở các thành thị rất cao (do điều kiện sống có nhiều thuận lợi); thưa thớt ởmiền núi nhất là vùng Tây Nguyên (do địa hình phức tạp, giao thông khó khănđời sống thấp)

+ Các đô thị nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, phân bố tập trung ởđồng bằng và ven biển

c- Bài 4: “Lao động và việc làm Chất lượng cuộc sống”

- Phân tích bản đồ trang 15 “Dân số” và biểu đồ “Cơ cấu lao động đanglàm việc phân theo khu vực kinh tế ” Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ýphân tích màu sắc thể hiện dân số từng khu vực, so sánh giữa thành thị với nôngthôn; các số liệu thể hiện tỉ lệ % dân số trong từng ngành; liên hệ các bài đã họctìm thuận lợi khó khăn về kinh tế, đời sống; sau đó nhận xét và rút ra kết luận:

Trang 8

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong nôngnghiệp, lâm nhiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao Thuận lợi cho phát triển kinh tế,nhưng gây sức ép lớn về việc làm Nếu không đủ việc làm, dư thừa lao động dễnảy sinh các tệ nạn xã hội.

+ Lực lượng lao động ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị do dân số tậptrung chủ yếu ở nông thôn

+ Lao động trong công nghiệp, xây dựng, dịch vụ còn thấp Nguyên nhânchính là do dân số sống chủ yếu ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp chiếm đa số,lao động qua đào tạo nghề còn thấp Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi

+ Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên

d- Bài 5: “Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999”.

- Phối hợp biểu đồ “Tháp tuổi” trong SGK Địa lí lớp 9 và tháp tuổi trongbiểu đồ “Tháp dân số” trang 15 Atlat Cần phân tích kĩ hình dạng tháp tuổi từchân lên đỉnh, hình dạng tháp tuổi nói lên điều gì? Màu sắc và các số liệu về tỉ lệ

% của nam – nữ trong các năm 1989; 1999 và 2007 thể hiện trên biểu đồ Cơcấu dân số theo độ tuổi, giới tính; tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi, giải thích xuhướng phát triển dân số trong tương lai Từ đó suy ra những thuận lợi, khó khăn,biện pháp giải quyết vấn đề dân số. Qua phân tích rút ra kết luận:

+ Nước ta có kết cấu dân số trẻ, độ tuổi thấp chiếm tỉ lệ cao, độ tuổi càngcao chiếm tỉ lệ càng thấp, do hậu quả chiến tranh kéo dài và chất lượng cuộcsống chưa cao

+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta rất thuận lợi về lực lượng lao độngdồi dào, nhưng thực tế nền kinh tế đang phát triển, nảy sinh khó khăn về sắp xếplao động không phù hợp, thiếu việc làm nên dư thừa lao động, thu nhập thấp,phát sinh nhiều tệ nạn xã hội

+ Muốn giải quyết khó khăn trên phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, đổimới công tác giáo dục, đào tạo nhiều lao động có tay nghề cao để tiến hànhCông nghiệp hoá đất nước, tạo nhiều việc làm Tăng cường xuất khẩu lao động

để nâng cao thu nhập cá nhân và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước

+ Xu hướng thay đổi cơ cấu theo giới tính giữa nam và nữ của nước tatương đối cân bằng

3- Phân tích bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tình

hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta (trang 8; 9; 1; 18; 19; 20; 21;

Phần I - Các nhân tố tự nhiên (sử dụng nhiều trang Atlat):

- Phân tích bản đồ “Các nhóm và các loại đất chính” trang 11: giáo viênhướng dẫn học sinh nghiên cứu kĩ màu sắc các nhóm đất, vị trí từng nhóm đất,

tỷ lệ loại đất nào chiếm nhiều nhất Đọc tên từng loại đất, một số phẫu đất, cácsông ngòi, tìm hiểu vai trò của đất, sau đó rút ra kết luận:

Trang 9

+ Đất là tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất không thể thay thế được củangành nông nghiệp.

+ Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miềnDuyên hải Trung Bộ, phù hợp trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày

+ Đất feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việcphát triển các cây công nghiệp dài ngày như: chè, cà fê, cao su, hồ tiêu…

- Phân tích bản đồ “Thực vật và động vật” trang 12: cần quan sát kĩ màusắc chỉ các thảm thực vật, hình tượng các loài động vật, biểu tượng khu dự trữsinh quyển và vườn quốc gia, các sông hồ Từ đó rút ra kết luận:

+ Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng, là cơ sở thuầndưỡng, lai tạo nên giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi cao vớiđiều kiện sinh thái nước ta Bên cạnh đó còn tạo nên phong cảnh thiên nhiên kìthú giúp cho việc phát triển ngành du lịch

- Phân tích bản đồ “Các hệ thống sông” trang 10, chú ý tìm hiểu màu sắcchỉ lưu vực các sông, hồ, chiều dài các sông; biểu đồ tỉ lệ lưu vực các hệ thốngsông và lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng, sông MêCông, đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam Tìm hiểu thêm thực tế về những thuậnlợi, khó khăn do sông ngòi gây ra, biện pháp khắc phục Qua đó rút ra kết luận:

+ Tài nguyên nước của nước ta rất phong phú do có hệ thống sông ngòichằng chịt và nhiều đầm hồ, nguồn nước ngầm phong phú, thuận lợi cho việctưới tiêu trong nông nghiệp, giao thông đường thuỷ Nhưng lại có lũ lụt, hạn hánảnh hưởng đến nông nghiệp

+ Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp, tạo ranăng suất cây trồng cao Bên cạnh đó phải tăng cường giữ vệ sinh nguồn nước,phòng tránh ô nhiễm môi trường

- Phân tích bản đồ trang 9 “Khí hậu”: cần quan sát và phân tích kĩ cácmiền khí hậu Bắc – Nam; các vùng khí hậu; hướng và tần suất gió (chú ý mũitên màu đỏ thể hiện chế độ gió mùa mùa hạ, mũi tên màu xanh thể hiện chế độgió mùa mùa đông)

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, tìm hiểu nhiệt độ - lượng mưatrung bình năm và những tháng điển hình của từng vùng… từ đó suy ra tácđộng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Qua đó rút ra kết luận theo sơ đồsau:

Trang 10

b- Khi dạy bài 8: “Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, cho phân tích

bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 18 và “Nông nghiệp” trang 19 Atlat: yêu cầu

học sinh tìm hiểu ranh giới từng vùng nông nghiệp, màu sắc thể hiện hiện trạng

sử dụng đất ở các vùng, so sánh tỉ lệ các loại đất sử dụng trong nông nghiệp, đất

trồng cây công nghiệp; kí hiệu chỉ các sản vật thể hiện sự chuyên môn hoá các

vùng; số liệu về chăn nuôi, cây công nghiệp, lúa phối hợp với biểu đồ và bảng

số liệu SGK học sinh có thể thấy được giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp,

lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) phát hiện được sự tăng

trưởng của các ngành qua các năm đó Tìm trên bản đồ: diện tích lúa, hoa màu,

cây công nghiệp và sản lượng lúa các tỉnh; diện tích trồng lúa so với diện tích

trồng cây lương thực; số lượng gia súc; gia cầm các tỉnh; tỷ lệ diện tích gieo

trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã được sử dụng; sự phân

bố một số loại cây, con chủ yếu ở nước ta

- Phân tích biểu đồ “Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành

trong nông nghiệp” Tìm hiểu về tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam, qua

đó rút ra một số kết luận:

+ Ngành trồng trọt: tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng

cây lương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản

đồ, đang được phát triển với đa dạng cây trồng, chiếm 70% giá trị sản xuất và cơ

cấu giá trị sản xuất…

Lúa là cây lương thực chính, được trồng ở khắp nơi, tập trung chủ yếu 2

đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, chiếm 60,8% giá trị sản xuất

ngành trồng trọt

Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả

nước, tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, chiếm 22,7% giá trị sản

xuất ngành trồng trọt

Nước ta có tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả, do

điều kiện tự nhiên nên trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị cao, chiếm

Đặc điểm 2: phân hoá rõ

rệt theo chiều Bắc-Nam, theo độ cao, theo gió.

Đặc điểm 3: các tai biến

thiên nhiên.

Thuận lợi: cây trồng sinh trưởng, phát triển

quanh năm, năng suất cao, nhiều vụ trong năm.

Khó khăn: sâu bệnh, nấm mốc phát triển,

mùa khô thiếu nước.

Khó khăn: bão lụt, gây hạn hán, tổn thất lớn về người và của.

Thuận lợi: nuôi trồng gồm cả giống cây ôn

đới giống cây nhiệt đới.

Khó khăn: miền Bắc vùng núi cao có mùa

đông rét đậm, rét hại, mùa hè có gió Lào khô nóng.

Trang 11

16,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông CửuLong là vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta.

+ Ngành chăn nuôi: trâu bò được chăn nuôi chủ yếu ở trung du, miền núi

để lấy sức kéo Lợn được nuôi tập trung ở 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và sôngCửu Long - là nơi có nhiều lương thực và đông dân Gia cầm phát triển nhanh ở

+ Các tài nguyên đó giúp nước nhà phát triển các ngành công nghiệp mộtcách vững chắc, không bị lệ thuộc vào nước ngoài Bên cạnh đó còn xuất khẩuthu lại nguồn vốn lớn, tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế của đấtnước

* Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em cần lĩnh hội, đỡ phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, biểu đồ của Atlat, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.

3.2- Thí dụ 2:- Dùng Atlat địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân

bố lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (Bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản”)

- Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai thác kiếnthức qua các bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat Cụ thể là:

a- Phần 1 “Lâm nghiệp”: yêu cầu học sinh quan sát kĩ màu sắc chỉ tỉ lệrừng, biểu đồ giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của từng tỉnh và diện tíchrừng cả nước qua các năm 2000; 2005; 2007 Tác động của rừng đến lâm, nôngnghiệp? Qua đó rút ra kết luận:

+ Tài nguyên rừng nước ta đang cạn kiệt, do khai thác bừa bãi và nạn phárừng bừa bãi, làm cho độ che phủ thấp ảnh hưởng đến sản xuất lâm, nôngnghiệp

+ Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh trong cả nước thấp + Cần tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và trồng rừng

b- Phần 2 “Ngành thuỷ sản”:

Trang 12

- Căn cứ vào màu sắc biểu thị giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trịsản xuất nông, lâm, thuỷ sản Quan sát các các ngư trường Từ đó cho học sinhphân tích các hoạt động về thuỷ sản của nước ta.

- Phân tích các biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôitrồng của các tỉnh năm 2007, quan sát số liệu chỉ sản lượng thuỷ sản cả nướcqua các năm 2000; 2005; 2007 Liên hệ kiến thức đã học, tìm thuận lợi và khókhăn của ngành thuỷ sản Qua đó rút ra kết luận:

+ Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển củangành thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ; do có bờ biển dài, bốn ngưtrường lớn, sông ngòi chằng chịt, nhiều đầm hồ

+ Tuy nhiên do trình độ kĩ thuật thấp, quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn ít,đánh bắt không khoa học, nên môi trường một số tỉnh suy thoái, nguồn lợi thuỷsản giảm mạnh

3.3- Thí dụ 3:- Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta (bài 11– 12 SGK Địa lí 9 )

a- Bài 11 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp”

- Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn chohọc sinh biết sử dụng bản đồ “Công nghiệp chung” trang 21 Atlat, bản đồ “Địachất và khoáng sản” trang 8; cách thực hiện như sau: học sinh đọc kỹ bản đồ,biểu đồ, tìm hiểu về các nhóm ngành công nghiệp, hình ảnh sản xuất côngnghiệp, các trung tâm công nghiệp trong phần chú thích Các mỏ khoáng sản, vịtrí mỏ… đồng thời khai thác kiến thức trên lược đồ SGK, thấy rõ đặc điểm phânhoá công nghiệp nước ta Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinhnhanh chóng nhận xét và rút ra kết luận:

+ Sự phân bố tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ đã tạo nên thế mạnhkhác nhau cho các vùng Do nguồn tài nguyên phong phú tạo nên nền côngnghiệp đa ngành

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng lớn, tạo cơ sở phát triểnnhững ngành công nghiệp trọng điểm

+ Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tậptrung theo từng khu vực, từng vùng như: đồng bằng sông Hồng và Đông Nam

Bộ

b- Bài 12: “Sự phát triển và phân bố công nghiệp”: cho học sinh phân

tích bản đồ “Các ngành công nghiệp trọng điểm” trang 22 Trong mỗi bản đồnhóm ngành lại tìm hiểu kĩ kí hiệu biểu diễn từng ngành công nghiệp Xác địnhtrên bản đồ được một số ngành công nghiệp trọng điểm Cần phân tích kĩ cácbiểu đồ thể hiện giá trị, sản lượng, tỉ trọng của 3 nhóm ngành công nghiệp nănglượng, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng Qua đó họcsinh có thể nhận biết và rút ra kết luận:

+ Nước ta có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực đang phát triểnmạnh dựa trên thế mạnh về tài nguyên và lao động, đáp ứng nhu cầu trong nước

và xuất khẩu

Trang 13

+ Cơ cấu đủ các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sảnxuất của các ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn

+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu than ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềmlục địa phía Nam

+ Công nghiệp điện gồm các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đang pháttriển mạnh cung cấp điện năng cho đất nước

+ Các ngành công nghiệp nặng như: cơ khí luyện kim, điện tử, hoá chất,vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thựcthực phẩm…đang phát triển

+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh và HàNội

3.4- Thí dụ 4: - Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta:

- Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23; 24; 25 để học sinh tìm hiểu sự phân

bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:

a- Bài 14: “Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông”.

Cho học sinh phân tích bản đồ “Giao thông” trang 23 quan sát kĩ mạnglưới đường sắt, đường ôtô, đường biển, cảng biển, cảng sông, đường bay, sânbay quốc tế và trong nước…

Qua phân tích rút ra kết luận về mạng lưới giao thông và đầu mối giaothông vận tải chính ở nước ta gồm:

+ Giao thông đường bộ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vận tải nhiều hànghoá và hành khách nhất

+ Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hoá cao

cả trong nước và quốc tế

+ Các tuyến bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ

+ Mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khácrất khăng khít, góp phần đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá đất nước

b- Bài 15: “Thương mại và du lịch”.

- Phần I: Cho học sinh phân tích bản đồ “Thương mại”trang 24

+ Ngành nội thương: chú ý phân tích kĩ kí hiệu chỉ tổng mức bán lẻ hànghoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh tính theo đầu người Trong biểu đồphân tích các số liệu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dich vụ tiêu dùng.Rút ra kết luận: cả nước là thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú và đadạng, mạng lưới lưu thông hàng hoá có ở các địa phương Nhưng tập trungâmccs vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sôngHồng Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm thương mại lớn nhất

cả nước

+ Ngành ngoại thương: phân tích kí hiệu biểu thị xuất nhập khẩu của cáctỉnh; biểu đồ cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu – nhập khẩu cả nước năm2007; biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hoá qua các năm; bản đồ xuất nhập khẩuhàng hoá Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ Rút ra kết luận: các mặt hàngxuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, sau

Trang 14

đó đến công nghiệp nặng và khoáng sản rồi đến hàng nông lâm thuỷ sản Nhậpkhẩu nhiều máy móc thiết bị Nước ta đang mở rộng các mặt hàng và thị trườngxuất khẩu.

- Phần II : Cho học sinh phân tích bản đồ “Du lịch” trang 25 chú ý quansát các kí hiệu về trung tâm du lịch, điểm du lịch và tài nguyên du lịch; biểu đồthể hiện khách và doanh thu du lịch Qua đó rút ra kết luận:

+ Tài nguyên du lịch của nước ta phong phú như: di sản văn hoá thế giới,

di sản thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề truyềnthống…

+ Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta,tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốcgia, vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu

từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007 tăng lên nhanh chóng

Qua các phân tích trên ta thấy rằng: khi tìm hiểu một số kiến thức vềkinh tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếpthu kiến thức chủ động hơn so với cách học thụ động trước đây Học sinh tự tìmhiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cáchmáy móc, tầm nhìn khoa học của các em được mở rộng hơn

* Như vậy qua việc khai thác kiến thức trên bản đồ, biểu đồ, học sinh

nhận thức kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở đã mã hoá các thông tin bằng ký hiệu, màu sắc, kích thước làm cho học sinh say mê học môn Địa lí hơn.

4- Phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta.

Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùng kinh tế Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành các bước như sau:

- Trước hết phải xác định vị trí, ranh giới của vùng Dựa vào bản đồ trongAtlat xác định vị trí: phía bắc, phía nam, phía đông, phía tây giáp đâu?

- Xác định đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinhvật…

- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh

tế của vùng

- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng So sánh với cácvùng để tìm nét nổi bật, thế mạnh của vùng đó

- Tìm hiểu tình hình dân cư, đời sống văn hoá – xã hội

4.1 Thí dụ1: - Phân tích bản đồ “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,

vùng Đồng bằng sông Hồng” và biểu đồ trang 26 dạy bài 17 và 18

a- Bài 17: “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”.

Ngày đăng: 03/04/2013, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w