Trong những năm gần đây Bắc Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầucủa cả nước về những thành tựu đạt được trong đầu tư phát triển các khucông nghiệp KCN, các KCN trên địa bàn tỉnh đã và đa
Trang 1Mục Lục
CHƯƠNG I:MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN 8
1.1 K HU CÔNG NGHIỆP 8
1.1.1 Khái niệm: 8
1.1.2 Phan loại KCN: 8
1.1.3 Đặc điểm của khu công nghiệp: 8
1.1.4 Vai trò của khu công nghiệp: 9
1.2 Đ ẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN 12
1.2.1 Định nghĩa: 12
1.2.2 Nội dung 13
1.2.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng 13
1.2.2.1.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật 13
1.2.2.1.1.1 Cơ sở hạ tầng trong hàng rào: 13
1.2.2.1.1.2 Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào: 14
1.2.2.1.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội: 15
1.2.2.2 Phát triển sản xuất kinh doanh: 15
1.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển 16
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư KCN 17
1.2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của đầu tư phát triển KCN 17
1.2.4.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 17
1.2.4.1.2 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 17
1.2.4.1.3 Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy 18
1.2.4.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 18
1.2.4.1.5 Trình độ và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN 18
1.2.4.1.6 Khả năng đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư 19
1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp 19
Trang 21.2.4.2.1 Chỉ tiêu GO tăng thêm/Vốn đầu tư và GDP tăng thêm/Vốn đầu tư 19
1.2.4.2.2 Chỉ tiêu sản xuất đầu tư(ICOR) 19
1.2.4.2.3 Chỉ tiêu số lao động tăng thêm do đầu tư khu công nghiệp 20
1.2.4.2.4 Chỉ tiêu GO/GDP 23
1.2.4.2.5 Chỉ tiêu công bằng xã hội 23
1.2.4.2.6 Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước 23
1.2.4.2.7 Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế 23
1.2.4.2.8 Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế…) hoặc vùng lãnh thổ 24
1.2.4.2.9 Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ) 24
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư 26
1.2.5.1 Vị trí địa lý, Các dịch vụ cho khu công nghiệp 26
1.2.5.2 Vị trí kinh tế xã hội 26
1.2.5.3 Kết cấu hạ tầng 26
1.2.5.4 Thị trường 27
1.2.5.5 Vốn đầu tư nước ngoài 27
1.2.5.6 Yếu tố chính trị 27
1.2.5.7 Chính sách và pháp luật 27
1.2.5.8 Nguồn nhân lực 28
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA 29
1.1 K HÁI QUAN CHUNG VỀ TỈNH B ẮC N INH 29
1.1.1 Tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển KCN 29
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
1.1.2.1 Kinh tế 30
1.1.2.2 Xã hội 31
1.1.3 Đánh giá những thuận lợi khó khăn 32
1.1.3.1 Thuận lợi 32
Trang 31.1.3.2 Khó khăn 33
1.2 T HỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CỦA B ẮC N INH 33
1.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển KCN 33
1.2.1.1 Công tác quy hoạch 34
1.2.1.2 Công tác xúc tiến đầu tư 36
1.2.1.3 Công tác cải cách thủ tục hành chính 38
1.2.1.4 Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào KCN 38
1.2.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN 40
1.2.2.1 Đầu tư CSHT 40
1.2.2.2 Đầu tư nguồn nhân lực 43
1.2.2.3 Đầu tư phát triển SXKD trong KCN 45
1.2.3 Tình hình quản lý hoạt động đầu tư tại các KCN Tỉnh BN 47
1.2.3.1 Mô hình tổ chức của BQL các KCN 47
1.2.3.2 Qui trình đầu tư vào các KCN 49
1.2.4 Tình hình cụ thể tại một số KCN tiêu biểu tại BN 49
1.2.4.1 Các KCN Thành phố Bắc Ninh 49
1.2.4.1.1 KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn 49
1.2.4.1.2 KCN đô thị VSIP Bắc Ninh 50
1.2.4.1.3 KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh 50
1.2.4.1.4 KCN Đại Kim (KCN Công nghệ cao Bắc Ninh) 50
1.2.4.2 Các KCN Thị xã Từ Sơn 51
1.2.4.2.1 KCN Hanaka 51
1.2.4.2.2 KCN Từ Sơn 51
1.2.4.2.3 KCN Tiên Sơn 52
1.2.4.3 Các KCN huyện Quế Võ 52
1.2.4.3.1 KCN Quế Võ 1 52
1.2.4.3.2 KCN Quế Võ 2 53
1.2.4.3.3 KCN Quế Võ 3 53
Trang 41.2.4.4 Các KCN huyện Yên Phong 54
1.2.4.4.1 KCN Yên Phong 1 54
1.2.4.4.2 KCN Yên Phong 2 54
1.2.4.5 Các KCN huyện Thuận Thành 54
1.2.4.5.1 KCN Thuận Thành 1 54
1.2.4.5.2 KCN Thuận Thành 2 55
1.2.4.6 KCN Gia Bình 55
1.3 Đ ÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN 56
1.3.1 Các kết quả đạt được 56
1.3.1.1 Về quy mô hoạt động của KCN 56
1.3.1.2 Công tác xúc tiến thu hút đầu tư 57
1.3.1.3 Hiệu quả hoạt động 59
1.3.1.3.1 Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN 59
1.3.1.3.2 Thu hút lao động và giải quyết việc làm 60
1.3.1.4 Tổng quan 61
1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới đầu tư phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh .61 1.3.2.1 Hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh 62
1.3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển KCN ở Bắc Ninh 63
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN BẮC NINH 66
1.1 P HƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 66
1.1.1 Mục tiêu tổng quát 66
1.1.1.1 Mục tiêu về kinh tế 66
1.1.1.2 Mục tiêu xã hội 66
1.1.2 Mục tiêu cụ thể về thu hút đầu tư nước ngoài 67
1.1.2.1 Cơ cấu vốn thực hiện 68
1.1.2.2 Phát triển các khu cụm công nghiệp 68
1.1.2.3 Định hướng ngành 69
Trang 51.1.2.4 Định hướng vùng 69
1.1.2.5 Định hướng đối tác 70
1.1.2.5.1 Đối với các đối tác cụ thể như sau 70
1.1.2.5.1.1 Nhật Bản 70
1.1.2.5.1.2 Hàn Quốc 70
1.1.2.5.1.3 Đài Loan 71
1.1.2.5.1.4 Châu Âu, Hoa Kỳ 71
1.2 G IẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 71
1.2.1 Hoàn thiện chính sách và cải cách hành chính 72
1.2.1.1 Thống nhất quan điểm về KCN 72
1.2.1.2 Các chính sách kinh tế và thể chế pháp luật và môi trường đầu tư 72
1.2.1.3 Không ngừng hoàn thiện Bộ máy của Ban quản lý các KCN 74
1.2.2 Nâng cao tính đồng bộ và hiện đại của cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật 74
1.2.2.1 Giải quyết các vấn đề về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng 75
1.2.2.2 Quy hoạch, thúc đẩy việc hình thành các KCN mới 77
1.2.2.3 Tập trung nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN 81
1.2.2.4 Các biện pháp về phát triển khoa học, công nghệ, thông tin 83
1.2.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường 84
1.2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư 85
1.2.3.1 Cải thiện nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư 85
1.2.3.2 Tăng cường hoạt động maketing tại địa phương 86
1.2.3.3 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển KCN 87
1.2.4 Đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực cho KCN 88
1.2.5 Một số giải pháp khác 90
LỜI KẾT 91
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
“Đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nềntảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” là mộttrong những chiến lược trọng tâm định hướng cho cả quá trình trong giai đoạndài đến năm 2020 Để đạt được mục tiêu CNH-HĐH trước tiên đảng và nhànước phải coi trọng phát triển công nghiệp Công nghiệp được coi là ngànhchủ đạo của nền kinh tế, điều này được thể hiện ở vai trò của nó trong việc:Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế ,tác động vào sản xuất nôngnghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, cung cấp hàng tiêu dùng cho đờisống nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và là một hình mẫu về
tổ chức sản xuất
Một trong các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp là chúng ta phải quyhoạch và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất nhằm huyđộng và phát huy những thế mạnh của vùng vừa tạo đà thu hút vốn và khoahọc kỹ thuật bên ngoài
Trong những năm gần đây Bắc Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầucủa cả nước về những thành tựu đạt được trong đầu tư phát triển các khucông nghiệp (KCN), các KCN trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quantrọng vào phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Tuy nhiên mô hình khu công nghiệp vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định
Do đó chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu:“Đầu tư phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh_thực trạng và giải pháp” để tìm ra những
hạn chế bất cập và các giải pháp kèm theo, nhằm hoàn thiện công tác đầu tưphát triển các khu công nghiệp, từ đó tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh, gópphần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước
Đề án gồm có ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển KCN
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BắcNinh thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển KCN trênđịa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trang 7Trong khuôn khổ của đề án, với hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biếtthực tiễn, bài làm này không tránh khỏi những thiếu sót Bởi vậy, chúng emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn và các
bạn Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths.Trần Thị
Mai Hoa đã giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này.
Trang 8CHƯƠNG I:MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
1.1.2 Phân loại KCN:
Nhóm 1: Các khu công nghiệp mang tính truyền thống
Loại hình này mang một số đặc trưng như sau: KCN là một khu vựcđược quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ, có phạm vi ảnh hưởng sangcác vùng lân cận, xung quanh Nó được công ty xây dựng cơ sở hạ tầng và sửdụng vào mục đích kinh doanh, công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kĩthuật và xã hội của toàn bộ khu trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
Nhóm 2: Khu chế xuất
KCX là “ KCN tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuấtkhẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuấtkhẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủhoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập”
Nhóm 3 : Các khu công nghệ cao
KCNC là “ khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao vàcác đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu,triển khai Khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranhgiới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ quyết định thành lập Trong KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất
1.1.3 Đặc điểm của khu công nghiệp:
Trang 9Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuấtcông nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư(gọi chung là doanh nghiệp KCN) KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn
vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụgắn liền với sản xuất công nghiệp
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạtầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đườngxá; hệ thống điện nước, điện thoại Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN
sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khácthuê lại
Về tổ chức quản lý: Trên thực tế các KCN đều thành lập hệ thống Banquản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thựchiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanhtrong KCN Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhều Bộ như:
Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng
1.1.4 Vai trò của khu công nghiệp:
KCN có vai trò tiên phong trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dânKCN được coi là nơi thử nghiệm chính sách kinh tế mới tốt nhất đặc biệt
là các chính sách kinh tế đối ngoại và là đầu tầu tiên phong trong sự nghiệpphát triển nền kinh tế quốc dân
KCN là trọng điểm kinh tế của địa phương, đóng góp nguồn thu cho ngânsách, mở mang các ngành nghề mới, tạo việc làm cho người lao động… CácKCN được xây dựng sẽ hình thành lên các khu dân cư, khu đô thi mới kéotheo những dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu cho cả sản xuất và tiêu dung
KCN đem lại rất nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội:
KCN được thành lập, hoạt động và quản lý tốt, thu hút được nhiều nhàđầu tư và vốn đầu tư tạo ra những khoản thu lớn từ việc bán quyền sử dụngđất, cho thuê nhà xưởng, các khoản thu từ thuế…
Trang 10KCN phát triển sẽ tạo điều kiện dẫn dắt công nghiệp phụ trợ, các dịch vụcần thiết từ dịch vụ công nghiệp, tài chính, ngân hàng, cung cấp nguyên liệuđến dịch vụ lao động trong KCN Đồng thời, việc thu hút lao động tạo nênkhu dân cư tập trung, hình thành các đô thị, thành phố công nghiệp, giúp phân
bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương
Phát triển các KCN tập trung là một biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệuquả vốn đầu tư Đối với các nước đang phát triển, do thiếu vốn nên chưa chophép cùng một lúc hoàn thiện toàn bộ hệ thống CSHT Vì vậy việc xây dựng
và phát triển các KCN sẽ góp phần tập trung nguồn lực vốn rất hạn hẹp vàomột số khu vực trọng điểm có nhiều lợi thế hơn các khu vực khác trên địa bànlãnh thổ
Phát triển các KCN còn là điều kiện để thắt chặt mối liên kết kinh tế giữacác doanh nghiệp trong và ngoài KCN Trong KCN tập trung, các doanhnghiệp ít nhiều có liên quan với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạonên mối liên kết, hợp tác kinh tế bền chặt giữa các doanh nghiệp thành một thịtrường tập trung làm cho các chi phí giao dịch cũng giảm đi Mặt khác cácdoanh nghiệp có thể tận dụng các nguyên, phụ liệu của nhau để hạ giá thànhsản phẩm
KCN phát triển kéo theo các ngành dịch vụ phục vụ đời sống cũng pháttriển, hình thành lên các khu dân cư tập trung, các khu đô thị mới và hàng loạtcác ngành dịch vụ sẽ ra đời như chợ, siêu thị, các dịch vụ bưu điện, du lịch…Điều đó chứng tỏ phát triển các KCN có tác dụng lan tỏa sang các khu vựcphụ cận, các vùng lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế theo cơ chế tác động
“vết dầu loang”, thúc đẩy các ngành kinh tế của một vùng và cả quốc gia.KCN là nơi tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả những thànhtựu của khoa học công nghệ
Trang 11Các KCN là nơi tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả nhấtnhững thành tựu của khoa học công nghệ, áp dụng vào quá trình sản xuất,kinh doanh và dịch vụ Bởi với một địa bàn tương đối rộng, được quy hoạchtheo kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài của nền kinh tế, với hệ thốngCSHT tương đối hiện đại, đồng bộ cùng với những ưu đãi mà Nhà nước giànhcho các KCN trong nhập khẩu vật tư, thiết bị, nguồn vốn, lãi suất…sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho các KCN có thể tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, hiện đạitrên thế giới và tận dụng được lợi thế của các nước đi sau để rút ngắn dầnkhoảng cách về khoa học công nghệ với các nước khác đặc biệt là các nướcphát triển.
Việc tiếp nhận tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo ưu thế nổi trội của cácKCN mà các khu vực kinh tế khác ít hoặc không có cơ hội
Tạo việc làm cho người lao động:
Mở mang KCN để tạo nhiều hơn chỗ làm việc là một trong những mụctiêuquan trọng của các nước đang phát triển
Các KCN vừa là nơi du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tậpkinh nghiệm quản lý, vừa là môi trường tạo ra những người quản lý có trình
độ, có bản lĩnh, có kinh nghiệm và những công nhân có tay nghề cao, ý thức,tác phong công nghiệp do được tiếp cận với dây chuyền công nghệ tiên tiến.Ngoài ra trong môi trường làm việc có kỷ luật lao động cao sẽ buộc các nhàquản lý và người lao động phải tự rèn luyện và không ngừng học hỏi để nângcao trình độ chuyên môn của mình
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
KCN hình thành và phát triển sẽ góp phần làm chuển dịch cơ cấu kinh tế
từ nông nghiệp sang công nghiệp, làm tăn tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch
vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp của cả nước và địa phương có KCN
Trang 12Các KCN phát triển sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trênthị trường trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu,tăng nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp nhằm tái mở rộng sản xuất, đổi mớitrang thiết bị, tích lũy thêm kinh nghiệm trong quản lý và điều hành sản xuấtkinh doanh, làm cho các doanh nghiệp làm ăn càng ngày càng hiệu quả.
KCN được hình thành và phát triển cũng đem lại lợi ích cho cả nướcnhận đầu tư và nhà đầu tư bởi mục tiêu của nhà đầu tư là giảm chi phí tăng lợinhuận
KCN hình thành và phát triển sẽ là cầu nối nền kinh tế trong nước hộinhập với nề kinh tế thế giới
Việc hình thành các KCN có tác dụng làm thúc đẩy sự phát triển kinh tếtrong nước, phát huy tác dụng lan tỏa, dẫn dắt của KCN KCN còn là nơi sảnxuất hàng hóa xuất khẩu hướng ra thị trường thế giới, là cửa ngõ khai thôngnền kinh tế trong nước với bên ngoài, góp phần đẩy nhanh quá trình tham giavào phân công lao động quốc tế và hội nhập nền kinh tế thế giới
1.2 Đầu tư phát triển KCN
1.2.1 Định nghĩa:
Đầu tư phát triển: là hoạt động sử dụng cácc nguồn lực tài chính,nguồnlực vật chất,nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa vàkiến trúc hạ tầng,mua sắm trang thiét bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và,bồidưỡng đào tạo nguồn nhân lực,thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền vớihoạt động của các tài sản này nhăm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sởđang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế-xã hội,tạo ra việc làm vànâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội
Trang 13Đầu tư phát triển KCN: Đầu tư phát triển KCN là tổng thể các hoạtđộng về huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triểncác KCN trong phạm vi không gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định,gắn với sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế , xã hộivùng Đó là quá trình tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, dịch
vụ trong KCN, do cộng đồng các chủ thể doanh nghiệp trong nước, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia các dự án ĐTPT theo cơcấu hợp lý và quy hoạch thống nhất Hình thành và phát triển KCN là quátrình tập hợp nhiều dự án đầu tư được thực hiện liên tục trong một thời giandài, từ khi chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đến khi xây dựng hoànchỉnh, đồng bộ các công trình hạ tầng đó, từ việc xác định và thu thút các
dự án đầu tư sản xuất đến khi các dự án này được vận hành với toàn diện tíchcủa KCN được sử dụng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội như dự kiến
1.2.2 Nội dung
1.2.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng
1.2.2.1.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật
1.2.2.1.1.1 Cơ sở hạ tầng trong hàng rào:
Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trongviệc triển khai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và quản lýthuận lợi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêucầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng Nhà nước ta chủtrương khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nướcngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN
Trang 14Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, ngoài những khó khăn vềvốn đền bù giải phóng mặt bằng là công việc tốn kém, mất nhiều thời gian
và tiền bạc của Nhà đầu tư Không ít KCN tuy có khả năng thu hút đượcnhiều nhà đầu tư nhưng khó khăn trong việc đền bù, giải toả nên không xâydựng được các công trình hạ tầng và bàn giao mặt bằng sản xuất cho các nhàđầu tư Tại các điều kiện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, việc đầu tưxây dựng hạ tầng đem lại hiệu quả kinh doanh thấp và có nhiều rủi ro, do khảnăng thu hút vốn đầu tư chậm Do vậy, cần có phương thức thích hợp để hỗtrợ việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cần thiết ở những nơi khó khăn
Lợi ích kinh tế xã hội chung của việc phát triển các KCN là cải thiệnmôi trường đầu tư, giảm chi phí đầu tư trong đó có việc giảm thuế đất đểthu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy các KCN, bổ sung nguồn vốn cho xãhội tạo việc làm Tuy giá cho thuê lại đắt, cao và phí phục vụ do doanhnghiệp phát triển hạ tầng ổn định với sự thoả thuận của Ban quản lý KCNcấp tỉnh Nhưng nhìn chung mức này còn cao so với ngoài KCN
Đối với KCN, việc xây dựng cơ sở hạ t ầng kỹ thuật trong hàng ràoKCN là để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư
có thể tiến hành xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian,tiền bạc, tạp trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình
1.2.2.1.1.2 Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bao gồm các công trình như hệthống cấp nước, cấp điện, giao thông, thông tin lien lạc
Trang 15Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng ràng KCN là yếu tố quan trọng để hấpdẫn các nhà đầu tư Các công trình này cần phải đấu nối với các công trìnhbên ngoài KCN Nhưng thực tế hiện nay là nhiều KCN triển khai xây dựng
hạ tầng và thu hút đầu tư nhưng phải mất hàng năm để liên hệ với nhiều
cơ quan Nhà nước và đôi khi phải tự bỏ tiền để công ty một số công trìnhngoài hàng rào Tình trạng đó còn tồn tại là do thiếu phân công trách nhiệm
rõ ràng, nhiều công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn Do vậy không tỷ lệ lấpđầy các KCN còn hạn chế, mất cơ hội đầu tư Do vậy vấn đề này cũngcần được đặc biệt quan tâm để có thể thúc đẩy sự phát triển của các KCNhơn nữa
1.2.2.1.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội:
Là hệ thống nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, chợ,khu vui chơi giải trí…để đảm bảo cuộc sống của người lao động làm việc tạicác KCN Quá trình đầu tư phát triển các KCN sẽ có tác động lan tỏa đến sựphát triển KT-XH của vùng, tạo nên hiện tượng di dân, tập trung lao động ởnhững vùng tập trung các KCN Vì vậy đầu tư CSHT xã hội là quan trọng đểđảm bảo cuộc sống của người lao động làm việc tại các KCN
1.2.2.2 Phát triển sản xuất kinh doanh:
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN là việc các doanhnghiệp thuê lại đất trong KCN của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, xâydựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để tiến hành sản xuất kinh doanh
Đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN là loại đầu tư cho đối tượng vậtchất, tài sản thực như máy móc thiết bị, nhà xưởng…là điều kiện tiên quyết,
cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế
Trang 161.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển
Vốn trong nước: Vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn Nhà nước, vốn của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nguồn vốn của các Doanh nghiệpngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng do các KCN ngày càng hấpdẫn các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt sau khi có Luật doanh nghiệp Mặtkhác do các KCN được quy hoặch để phát triển lâu dài, việc thuê đất trongcác KCN do không phải đền bù, giải toà, cơ sở hạ tầng có sẵn, thủ tục đơngiản, thuận lợi Vốn Nhà nước (Ngân sách Nhà nước) được sử dụng vàoviệc đền bù giải toả có vốn tư nhân thường là đầu tư vào các công trình cơ
sở hạ tầng hay sản xuất kinh doanh
Vốn nước ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI Đây lànguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nướcnghèo mà cả đối với các nước công nghiệp phát triển Nguồn vốn FDI cóđặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn khác là việc tiếp nhận nguồn vốnnày không gây nợ cho nước tiếp nhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư.Nhà nước đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư đivào hoạt động có hiệu quả Chính điều này đã kích thích các doanh nghiệpFDI hoạt động có hiệu quả Mặt khác, qua thực tế phát triển KCN cho thấyphần lớn các Dự án đầu tư vào KCN được thực hiện bằng nguồn vốn FDI.Điều này nói lên rằng quá trình thu hút đầu tư vào KCN cần chú ý quantâm đến nguồn vốn này
Trang 171.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư KCN
1.2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của đầu tư phát triển KCN
1.2.4.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành cáchoạt động của các công cuộc đầu tư, bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn
bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máymóc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy địnhcủa thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt mà cụ thểtrong đầu tư phát triển khu công nghiệp đó là số vốn chi cho xây dựng cơ sở
hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị …
1.2.4.1.2 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đốitương xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm,hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong
dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tụcnghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay
F = Ivb + Ivr - C - Ive
Trong đó:
F: giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ
Ivb: vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy độngchuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ)
Ivr: vốn đầu tư được thực hiện ở kỳ nghiên cứu trong kỳ
C: chi phí trong kỳ không làm tăng giá trị tài sản cố định
Ive: Vốn đầu tư chưa được huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dởdang cuối kỳ).s
Trang 18Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sảnxuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động và sử dụng để sản xuất
ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghitrong dự án đầu tư
1.2.4.1.3 Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy:
Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu qui hoạch và điều kiệnhoạt động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khảnăng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu vàthị trường tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu) Mức độ sử dụng đất KCN đo bằng
tỉ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích KCN.1.2.4.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh:
Kết quả sản xuất kinh doanh tại KCN được phân định theo từng lĩnhvực hoạt động (kinh doanh hạ tầng, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch
vụ công nghiệp), hoặc phản ánh tổng hợp kết quả chung với các chỉ tiêu tổnghợp sau: Số dự án vận hành cùng tổng số vốn thực hiện trong năm; Tổnggiá trị sản xuất, doanh thu sản xuất và sản xuất; kim ngạch nhập khẩu vật tưthiết bị , tổng năng lực sản xuất mới tăng; Tổng chi phí vật chất đầu vàođược sản xuất trong nước dùng cho sản xuất trong KCN; Giá trị tăng chế biếncông nghiệp; lợi nhuận và các khoản thu nhập của xã hội (nộp thuế; quỹ xãhội); Tổng số lao động (trực tiếp và gián tiếp) làm việc trong các KCN với
số tiền lương, trợ cấp có tính chất lương và ngoài lương của lực lượng laođộng đó
1.2.4.1.5 Trình độ và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN:
Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trongnước, trong KCN
Trình độ công nghệ của từng ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệpFDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến)
Kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN
Trang 19 Thông tin về công nghệ (tài liệu hướng dẫn sử dụng, các bí quyết công nghệ)
Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ
Xuất xứ của công nghệ (năm và nước sản xuất)
Qui mô và tỉ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)trong doanh thu theo ngành của các các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệptrong nước
1.2.4.1.6 Khả năng đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư:
Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của khu công nghiệp đốivới các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể bằng các chỉ tiêu: mức độ bảođảm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạtđộng của các doanh nghiệp trong KCN.
1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp:
Để xem xét thành quả hay mức độ thành công của các công cuộc đầu tư,của một ngành của một tỉnh hay của cả nước ; ngoài chỉ tiêu kết quả đầu tưngười ta còn phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đầu tư để tính
1.2.4.2.1 Chỉ tiêu GO tăng thêm/Vốn đầu tư và GDP tăng thêm/Vốn đầu tư :
Vốn đầu tư : là số vốn đầu tư của một dự án, của nhiều dự án đầu tư haycủa cả một tỉnh, một nước trong một năm hoặc một thời kì nhất định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu giátrị hàng hoá và dịnh vụ Chỉ tiêu này, càng cao thì chứng tỏ công cuộc đầu tưcàng thành công
1.2.4.2.2 Chỉ tiêu sản xuất đầu tư (ICOR):
Chỉ tiêu ICOR phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư với mức gia tăngGDP Nếu bỏ qua độ trễ của vốn đầu tư thì chỉ tiêu ICOR được tính:
Trang 20Qua công thức trên cho ta thấy ICOR là mức vốn đầu tư cần thiết để làmtăng thêm một đơn vị GDP.
1.2.4.2.3 Chỉ tiêu số lao động tăng thêm do đầu tư khu công nghiệp:
Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếpcho dự án và số lao động co việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việclàm gián tiếp) các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòihỏi của dự án đang xem xét
Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thựchiện dự án như sau:
Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạtđộng bình thường của dự án
Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả
về đầu ra và đầu vào Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờthực hiện dự án đang xem xét
Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là
số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án
Trong khi tạo việc làm cho 1 số lao động thì sự hoạt động của dự án mớicũng có thể làm cho 1 số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụkhác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi sản phẩm của các dự
án mới, phải thu hẹp sản xuất trong số các lao động làm việc trong dự án, cóthể có 1 số người là người nước ngoài Do đó số lao động của đất nước cóviệc làm nhờ việc thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián
Vốn đầu tư Mức tăng GDP ICO
R =
Trang 21tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở sản xuất liênquan và cố người nước ngoài làm việc cho dự án.
Số lao động có việc làm trên 1 đơn vị vốn đầu tư
Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tưcũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự
án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ).Tiếp đó tính đến các chỉ tiêu sau đây:
Số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp
Trong đó:
: số lao động có việc làm trực tiếp của dự án
: số vốn đầu tư trực tiếp của dự án
Toàn bộ số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy
đủ:
Trong đó
: Toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp
Trang 22 : Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liênđới.
: Số lao động có việc làm gián tiếp
: số vốn đầu tư gián tiếp
Trang 231.2.4.2.4 Chỉ tiêu GO/GDP:
Trong đó: GO giá trị sản xuất
GDP = GO - chi phí trung gian
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của vốn đầu tư, nói trung nó có giá trị cànggần 1 càng tốt Nếu gần 1, tức sẽ giảm tối thiểu các chi phi trung gian khôngcần thiêt, những kết quả thu được từ đầu tư chính là sự gia tăng giá trị cho xãhội
1.2.4.2.5 Chỉ tiêu công bằng xã hội:
Chỉ tiêu này xem xét mức độ bình đẳng của người dân trong xã hội, mức
độ phân phối thu nhập từ công cuộc đầu tư
Trên đây là một vài chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh hiệu quả đầu tư trong khucông nghiệp Muốn tính hiệu quả đầu tư chính xác ta nên kết hợp chúng vớinhau
1.2.4.2.6 Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước:
Thu cho ngân sách nhà nước bao gồm các khoản: thu từ thuế, phí, lệ phí;thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức,
cá nhân; thu viện trợ của nước ngoài và các khoản thu khác Trong những nămqua thu cho ngân sách từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có sựgia tăng đáng kể
1.2.4.2.7 Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự
án sản xuất ra trên thị trường quốc tế
Phương pháp xác định chỉ tiêu này như sau:
Xác định P(FE)
Trang 24Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (vốn đầu tư, nguyên vậtliệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho người lao động trong nước…)phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu hay thế nhập khẩu giá trị đầu vàonày tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng hiện tại và
tỷ giá hối đoái điều chỉnh
So sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị đầu vào trong nước nếu tỷ số này
>1 là sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh quốc tế Công thức tính toan
có dạng sau:
IC: chỉ tiêu biểu thị khả năng cạnh tranh quốc tế
DR: các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặcthay thế nhập khẩu
1.2.4.2.8 Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế…) hoặc vùng lãnh thổ:
Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cưhoặc vùng lãnh thổ Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định nhómdân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA) của dựán
Tiếp đến xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư
và vùng lãnh thổ thu được cuối cùng tính chỉ tiêu tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗinhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ởnăm hoạt động bình thường của dự án So sánh tỷ lệ này của các nhóm dân cưhoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng
do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong nước
1.2.4.2.9 Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ):
Trang 25Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội của dự án làxem xét tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước xácđịnh chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án cho biết mức độ đóng góp của
dự án vào các cân thanh toán của nên kinh tế đất nước
Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau:
Bước 1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án đangxem xét (thu, chi ngoại tệ trực tiếp)
Bước 2: Xác định các khoản thu chi ngoại tệ từng năm của dự án liên đới(thu, chi ngoại tệ gián tiếp)
Bước 3: Xác định tổng chênh lệch thu chi ngoại tệ (trực tiếp và gián tiếp)từng năm và cả đời dự án theo công thức sau đây:
Và
Trong đó:
P(FE)ipv: tổng chênh lệch thu chi ngoại tệ cả đời dự án tính theo mặt
bằng hiện tại
i=1,2,…,n – các năm của đời dự án
j=1,2,…,n – tổ hợp các dự án đang xem xét và các dự án liên đới
Nếu P(FE)>0 là dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ của
Trang 26 Bước 5: Xác định toàn bộ số ngoại tệ tiết kiệm ở bước 3 và bước 4 Nếu kếtquả >0, dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước Nếukết quả làm nhỏ hơn 0 thì dự án bội chi ngoại tệ.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
1.2.5.1 Vị trí địa lý, Các dịch vụ cho khu công nghiệp:
Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển
Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động
Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tận dụngđược các đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện
mở rộng
Dịch vụ ở khu công nghiệp phải đầy đủ như dịch vụ nhà ở, trườnghọc, chợ, ngân hàng…là một trong những yếu tố tạo nên ưu thế cạnhtranh trong việc thu hút đầu tư vào các KCN
1.2.5.2 Vị trí kinh tế xã hội:
Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tê, vừa là trung tâm chính trị
Do đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, độingũ lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi do vậy, hiện nay ở nước ta cácKCN, KCX chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiện
có sẵn, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư
1.2.5.3 Kết cấu hạ tầng:
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư vào KCN,KCX
Trang 27Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì mối quan tâm là vị trí thìvới các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạn tầng: điện, nước,công trình công cộng, đường xá cầu cống…tác động trực tiếp đến giá thuê đất,ảnh hưởng đến quyết điịnh của nhà đầu tư.
1.2.5.4 Thị trường:
Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào KCN, KCX là tậndụng thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn vào hoạt động sinh lợi tránhtình trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhâncông rẻ và thị trường rộng lớn
1.2.5.5 Vốn đầu tư nước ngoài:
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào một quốc gia có tỷ lệlớn là vào KCN, vì thế hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng rấtlớn đến nguồn vốn đầu tư vào KCN
1.2.5.6 Yếu tố chính trị:
Quan hệ chính trị tốt đẹp, ổn định sẽ là dấu hiệu tốt cho việ mở rộng quan
hệ hợp tác kinh tế thông thường những tác động này thể hiện ở:
Việc dành cho các nước kém phát triển các điều kiện ưu đãi về vốn nhưvốn ODA, các khoản cho vay ưu đãi…
Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ
Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các chính phủ cho phép các tổchức, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia
1.2.5.7 Chính sách và pháp luật:
Trang 28Những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanhnhư chính sách tài chính, thuế, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính
sách xuất nhập khẩu,hệ thống pháp luật linh hoạt… có ảnh hưởng đến hành vi
kinh doanh của các nhà đầu tư.
Một địa phương với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, mời gọi đầu
tư KCN sẽ được nhiều nhà đầu tư lựa chọn như:chính sách về đất đai cơ
chế giảm giá cho thuê đất công nghiệp tại các KCN theo hướng tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, đồng thời đảm bảolợi ích của doanh nghiệp thuê đất công nghiệp, thuê hạ tầng KCN để sản xuấtkinh doanh trong KCN ,chính sách thuế và ưu đãi tài chính, đẩy mạnh hoạtđộng xúc tiến thương mại: tổ chức tốt hoạt động xúc tiến thương mại, tranh thủcác điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN có điều kiện tiếp cận thịtrường
1.2.5.8 Nguồn nhân lực:
Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn đầu tư khu công nghiệp không thểvận hành KCN mà không có sức lao động đặc biệt với tính chất KCN đòi hỏinguồn lao động lớn ổn định
Không chỉ đòi hỏi số lao động yếu tố giá cả sức lao động(tiền lương)cũng là yếu tố chi phối lớn đến quyết định đầu tư khu công nghiệp đó là lý do
vì sao KCN thường tập trung nhiều ở vùng quê với nguồn lao động dồi dào,tiền công tương đối rẻ so với lao động thành thị
Trang 29CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quan chung về tỉnh Bắc Ninh
1.2.6 Tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển KCN:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, có diện tích: 822,7 km2 ,dân số 105 800người(2010), nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề vớithủ đô Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăngtrưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh
tế cao, giao lưu kinh tế mạnh
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Là cầu nối giao lưu kinh tế,văn hóa với các tỉnh, thành phố trênVới vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiềuthuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt cho việc xâydựng các KCN:
Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A,quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sôngĐuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và
du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước
Trang 30Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứhai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xãhội, giá trị lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giaocông nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước Hà Nội sẽ là thịtrường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản,vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh cũng làđịa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lướigia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiệnđại hoá
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nôngsản và dịch vụ du lịch
Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa
Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chínhvới Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng
1.2.7 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.7.1 Kinh tế:
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bắc Ninh hiện nay là một trong nhữngtỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền bắc cũng như của cả nước.Năm 2010, Bắc Ninh tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tínhchung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3% Năm 2011trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăngtrưởng lên đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước
Trang 31Về tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp: Công nghiệp Bắc Ninh duy trìtốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua Đến năm2010,giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.880,6 tỷ (so với giá
cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô côngnghiệp đứng thứ 9 cả nước Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăngtrưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nướcsau TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (tính cảdầu thô, khí đốt)
Về thu ngân sách: năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7100 tỷ,lànăm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã cóđóng góp ngân sách cho TW:
Năm 2011,GDP bình quân đạt 2125USD/1 người, là một trongnhững tỉnh dẫn đầu miền Bắc
Năm 2011 Bắc Ninh đạt kim ngạch xuất khẩu là 7414 triệu USD
và là một trong những tỉnh xuất siêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 22.000 tỷ đồng
Nếu như năm 2007 Bắc Ninh đứng thứ 22 về năng lực cạnh tranh cấptỉnh, năm 2008 đứng thứ 16, năm 2009 đứng thứ 10 và năm 2010 vươn lênđứng thứ 6 thì đến năm 2012 Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh đứng thứ 2 cả nước
Hiện nay Bắc Ninh đã và đang xây dựng 15KCN tập trung qui mô lớn vàhàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ Số vốn FDI của Bắc Ninh đứng thứ 7 cảnước và thứ 2 vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc Bắc Ninh có tiếng với việcthu hút các nhà đầu tư lớn như Canon,SamSung,Nokia,ABB
1.2.7.2 Xã hội:
Trang 32Dân số và nguồn lao động có chất lượng cao là yếu tố thuận lợi lớn cho
sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp nói chung cũng như pháttriển khu công nghiệp nói riêng Bắc Ninh có trình độ dân trí khá cao, có độingũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn khá; đội ngũ công nhân cótrình độ tay nghề cao; đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hànghoá, năng động với cơ chế thị trường Ngoài ra còn có khả năng thu hút đượcđội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao của Hà Nội
Là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, Bắc Ninh có 62 làng nghề vớihơn 200 ngành nghề như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội -
Từ Sơn), làng gốm sứ Phù Lãng, làng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê vàĐồng Kỵ, làng giấy Phong Khê, tranh vẽ dân gian Đông Hồ, tơ tằm VọngNguyệt cùng với hệ thống các cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch
đã tạo hình ảnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại đảm bảo cho sựphát triển ổn định và lâu dài
Bắc Ninh còn là vùng đất có nền văn hoá phong phú, nơi hội tụ của khotàng văn hoá nghệ thuật đặc sắc truyền thống văn hoá Kinh Bắc, cộng vớinhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hoá, lễ hội, dulịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề
1.2.8 Đánh giá những thuận lợi khó khăn
1.2.8.1 Thuận lợi:
Thứ nhất, không gian thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là mộttrong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằmphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá củatỉnh Bắc Ninh Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểmdân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoànhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhấtđịnh với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Trang 33 Thứ hai, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, hiếu học, khéo tay, đây là độingũ đội đông đảo cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp trênđịa bàn tỉnh.
Thứ ba, các cơ chế chính sách của tỉnh đã có sự thông thoáng, môi trườngđầu tư được cải thiện đang từng bước thu hút các nhà đầu tư trong vàngoài nước
1.3 Thực trạng đầu tư phát triển khu công nghiệp của Bắc Ninh
1.3.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển KCN:
Các KCN Bắc Ninh đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoàinước, có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thu hút nhiều lao động có trình độ kỹthuật và tay nghề cao, có thương hiệu và uy tín trong khu vực và trên thế giớinhư: Samsung, Canon, ABB, Nokia,… Từ đó, xây dựng được hình ảnh đặctrưng của mỗi KCN, kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác, tạo lập KCNchuyên ngành và công nghiệp hỗ trợ
Lũy kế đến nay có 527 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng
ký 4,1 tỷ USD, thuê 1.152ha đất công nghiệp Suất đầu tư đạt 7,73 triệu USD/
dự án và 3,56 triệu USD/ha…
Trang 34Việc thu hút vốn đầu tư phát triển KCN Bắc Ninh chịu sự tác động củanhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau và nó ảnh hưởng không nhỏđến khả năng thu hút vốn Cụ thể như sau:
1.3.1.1 Công tác quy hoạch:
Đến nay Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các KCN đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt 15 KCN, tổngdiện tích 7.525 ha (6.541ha KCN và 984 ha đô thị) Hiện tại 4 KCN đã đi vàohoạt động là Tiên Sơn, Quế Võ I, Đại Đồng-Hoàn Sơn, Yên Phong I; 3 KCNmới khởi công xây dựng là VSIP, Quế Võ II, IGS; một số KCN đã được phêduyệt quy hoạch chi tiết, đang chuẩn bị khởi công như Thuận Thành II, YênPhong II, Quế Võ III, Từ Sơn, Gia Bình
Quy hoạch và xây dựng các Khu công nghiệp Bắc Ninh góp phần tạo lập
và phân bố không gian kinh tế thể hiện trong việc phân bố các Khu côngnghiệp tập trung xung quanh tỉnh lỵ và khu vực thuận tiện về giao thông, cơ
sở hạ tầng sẵn có Nó đảm bảo hấp thu và phát huy lợi thế tập trung tạo ra lợithế vượt trội hơn so với các vùng miền khác trong tỉnh, hấp dẫn thu hút đầu tưtập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ
Các Khu công nghiệp phía Bắc sông Đuống quy hoạch và xây dựngnhằm kêu gọi và xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn, mà trọng tâm là ngànhcông nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến công nghệ cao;thu hút nhiều lao động có kỹ thuật cao Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng
đô thị hiện đại, hệ thống hạ tầng đồng bộ kết nối với mạng lưới các Khu côngnghiệp xây dựng mô hình Đô thị công nghiệp trong tương lai
Trang 35Khu vực phía Nam Sông Đuống có điều kiện phát triển nông nghiệp theohướng hàng hoá cao sản Để khắc phục sự phát triển kinh tế không đồng đềugiữa các vùng trong tỉnh, Bắc Ninh đã quy hoạch xây dựng một số Khu côngnghiệp phía Nam sông Đuống (03 Khu) phục vụ chủ yếu để làm đòn bẩy kíchthích và hỗ trợ nông nghiệp phát triển Các Khu công nghiệpphía Nam sôngĐuống quy hoạch và xây dựng nhằm kêu gọi ngành công nghiệp chế biếnnông sản, vật liệu xây dựng; thu hút nhiều lao động có kỹ thuật trung bình vàthấp Từng bước đô thị hoá, chỉnh trang đô thị hoá nông thôn, kiến tạo bộ mặtnông thôn mới.
Để có được sự liên kết hạ tầng, góp phần tạo lập và phân bố không giankinh tế công tác quy hoạch các Khu công nghiệp Bắc Ninh luôn được đi trướcmột bước, lựa chọn các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệsạch; xác định những dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng tạo lập ngànhcông nghiệp mũi nhọn với một số nhà sản xuất chính có thương hiệu khu vực
và toàn cầu, thiết lập hệ thống công nghiệp phụ trợ, trước hết là công nghiệpđiện tử, cơ khí chính xác, sau là vật liệu mới, chế biến công nghệ cao Đồngthời, quy hoạch mang tính tổng thể, các Khu công nghiệp gắn liền với Khu đôthị, dịch vụ đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong vàngoài hàng rào Khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững của các Khucông nghiệp
Từ nhận thức, việc quy hoạch các Khu công nghiệp sẽ là nhân tố kíchthích sự phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hệ thống hạ tầng xãhội khác ngoài hàng rào, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã tham
mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án Quy
hoạch phát triển các Khu công nghiệp Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới,
đồng thời để làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch và quản lý phát triểncông nghiệp, các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan
Trang 36Đề án đã thể hiện được việc thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật ở chỗ vị trícác Khu công nghiệp đều nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xãhội tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch chuỗi Khu côngnghiệp, đô thị dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch Quốc gia nhưtuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38; theo đó, hệ thống các tuyến đườnggiao thông Tỉnh lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các Khu công nghiệp,Khu đô thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn như các tuyếnđường Tỉnh lộ: 295, 295B, 286, 271, Đại Đồng - Cống Bịu đặc biệt là nhiềunút giao liên thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 18 được đầu tư xây dựng tạo lợithế cho các Khu công nghiệp; do đó, đã cơ bản bảo đảm được sự gắn kết hệthống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp vềgiao thông Đây cũng là thành công bước đầu của Bắc Ninh về sự gắn kết này.Hơn nữa, các Khu công nghiệp đã khẳng định vai trò rất quan trọng tácđộng và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các Khu đô thị củatỉnh Bắc Ninh Chính hạt nhân từ các Khu công nghiệp đã hình thành các khu
đô thị mới, cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đưa mạng lưới đô thị củatỉnh ngày càng mở rộng và phát triển Cụ thể là năm 2008, tỉnh lỵ Bắc Ninh đãđược công nhận trở thành đô thị loại 3, bên cạnh đó nhiều Khu đô thị mới đãđược đưa vào quy hoạch theo mô hình gắn kết các Khu công nghiệp với khu
đô thị và khu dịch vụ như các Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ: VSIP, ĐạiKim, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Yên Phong II…và một số Khu đô thị mới, thị trấn,thị tứ, trung tâm xã cũng được thiết lập và phê duyệt làm cơ sở phát triểnCNH, HĐH nông thôn
1.3.1.2 Công tác xúc tiến đầu tư:
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được xác định ngay từ công tác quyhoạch các KCN, là bước cụ thể hoá chủ trương về phát triển KCN, đồng thờihội tụ những lợi thế để biến thành nguồn lực xây dựng các KCN
Trang 37Theo số liệu từ Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh, đến hết tháng 6 nămnay, các KCN tập trung của tỉnh đã thu hút 356 dự án sản xuất kinh doanh, vớitổng vốn đăng ký đầu tư hơn 2.900 triệu USD Trong 6 tháng đầu năm, BắcNinh tiếp đón, trao đổi với 10 đoàn khách trong và ngoài nước đến tìm hiểuđầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã cấp 25 Giấy chứng nhận đầu tư cho 9
dự án trong nước và 16 dự án nước ngoài, tổng vốn đăng ký 211, 9 triệu USD,đạt gần 60% tổng vốn thu hút so kế hoạch năm
Việc sắp xếp các nhà đầu tư cũng được coi trọng, mỗi KCN được bố trímột vài tập đoàn đầu tư có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao, thương hiệukhu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác, tạo lậpKCN chuyên ngành và xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho KCN Đã có 15quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Ninh, các dự án FDI lớn gần đây chủyếu đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông công nghệ cao của các tậpđoàn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Foxconn(Đài Loan), ABB (Thuỵ Điển) tạo hình ảnh sinh động của các KCN BắcNinh Đồng thời là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn
mà trọng tâm là công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biếncông nghệ cao
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư còn được tính toán, điều chỉnh hợp lýgiữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài bảo đảm sự hỗ trợ, tương tác,thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững các KCN Trong tổng số các dự
án được cấp phép có 205 dự án trong nước và 151 dự án vốn nước ngoài Các
dự án đầu tư trong nước tập trung chủ yếu giai đoạn đầu khởi công xây dựngcác KCN, quy mô vừa và nhỏ vào các lĩnh vực chế biến lương thực, thựcphẩm góp phần giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội và tiền đề thu hút dự
án FDI giai đoạn sau
Trang 38Thực tiễn đã chứng minh, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới ảnhhưởng đến Việt Nam, các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh vẫn đứng vững.Các dự án đầu tư trong nước vào lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm tiêuthụ tại thị trường trong nước vẫn tăng sản lượng đã bổ trợ việc làm cho các dự
án FDI vào lĩnh vực điện tử gặp nhiều khó khăn trong đầu ra dẫn đến cắt giảmnhân công hoặc tạm ngừng sản xuất để cơ cấu lại sản phẩm, điều chỉnh thịphần Sự tương trợ này giúp cho các KCN Bắc Ninh luôn ổn định, phát triển,
an ninh trật tự xã hội trong và ngoài vùng phụ cận KCN được giữ vững
1.3.1.3 Công tác cải cách thủ tục hành chính:
Với một vị trí thuận lợi và những đổi mới trong chính sách tạo lập, cảithiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xúc tiến đầu tư, cùng với việc thựchiện tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, đơn giản, thông thoáng Bắc Ninhđang trở thành một điểm hẹn lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Xây dựng, ban hành và sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban qua từng thời
kỳ theo đúng Nghị định của Chính phủ, Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh.Tiến hành phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Ban quản lý, phân định rõ chứcnăng, nhiệm vụ các phòng, đơn vị trực thuộc và chi tiết nhiệm vụ đến từng vịtrí cán bộ, công chức, viên chức của Ban
Xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của Ban Hiện đã hoàn thành việcnâng cấp theo phiên bản mới ISO 9001:2008 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định, quy trình giảiquyết thủ tục hành chính cho phù hợp với tình hình hoạt động mới Tham giathực hiện các giai đoạn I, II và III Đề án 30 - Rà soát thủ tục hành chính củatỉnh, đơn giản hoá 40% thủ tục hành chính tại Ban Duy trì tốt hoạt động của
bộ phận “một cửa” - nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan, được khách hàng đánh giá cao Công khai các thủ tục hành chính
và kết quả giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của Ban quản lý
1.3.1.4 Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào KCN:
Trang 39 Các Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế như mức thuế và thờigian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân theo Luật Doanh nghiệp, Luậtkhuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài.
Khuyến khích thông qua hỗ trợ kinh phí để tổ chức dạy nghề và đào tạocán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức và trình độ quản lý trong nước
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được vay vốn tại cácngân hàng hoạt động kinh doanh tại Việt nam
Các doanh nghiệp đầu tư trong nước sẽ được vay vốn để phát triển sảnxuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triểncủa Nhà nước như Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Hỗtrợ phát triển khoa học và công nghệ và các Quỹ bảo lãnh tín dụngkhác
Theo đà phát triển trên Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh BắcNinh có xu hướng tăng lên.Tính đến đầu năm nay chỉ số PCI của BắcNinh xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố chứng tỏ môi trường đầu tư của KCNBắc Ninh ngày càng thu hút các nhà đầu tư
Lần đầu tiên được lọt vào nhóm Rất tốt; Là tỉnh dẫn đầu khu vực đồngbằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về môi trườngkinh doanh; là tỉnh duy nhất thuộc nhóm 10 tỉnh tốt nhất liên tục thănghạng, kể từ khi xếp hạng chỉ số PCI
Bắc Ninh là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng nằm trongnhóm 10 tỉnh tốt nhất
So sánh về điểm số và thứ hạng với các tỉnh, thành phố trong khu vựcnhư sau:
Trang 40Có 3/9 chỉ số thành phần nằm trong nhóm 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ sốthành phần: Tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh (xếp thứ 3); Đàotạo lao động ( xếp thứ 6); chi phí thời gian ( xếp thứ 8).
1.3.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN:
1.3.2.1 Đầu tư CSHT:
Tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 Dự án đầu tư xây dựng hạtầng, tổng vốn đầu tư 865 triệu USD, trong đó, có 9 KCN đang triển khai xâydựng và đi vào hoạt động với vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 516,37 triệu USD,vốn đầu tư thực hiện 184,51 triệu USD và cho thuê 1.217,67 ha đất côngnghiệp